SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỚNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỚNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỚNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỚNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỚNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỚNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỚNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỚNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
Giáo viên hướng dẫn: Ngô Thị Minh Nguyệt Lớp học phần: 2114HCMI0111
Nhóm : 10
Trang 2HÀ NỘI, T4 - 2020 BẢNG ĐÁNH GIÁ THẢO LUẬN NHÓM 10
81 Hoàng Thu Trang Phần I đề tài 2
82 Lê Thùy Trang Phần I đề tài 1
83 Nguyễn Huyền
Trang
Mở đầu + Kết luận +Word đề tài 2
85 Nguyễn Thùy Trang Phần II đề tài 1
89 Đinh Thế Tuấn Phần III đề tài 2
90 Phan Thanh Tùng Phần III đề tài 1
Thư kí Nhóm trưởng
Trang 3CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc - BIÊN BẢN HỌP NHÓM LẦN 1
I Thời gian bắt đầu: 21 giờ, ngày 5 tháng 3 năm 2021
II Địa điểm: Họp online qua Zoom
III Thành viên tham gia:
1 Hoàng Thu Trang
2 Lê Thùy Trang
3 Nguyễn Huyền Trang
4 Nguyễn Thu Trang
5 Nguyễn Thùy Trang
- Nhóm trưởng phân công các công việc cần làm
- Thống nhất thời gian thực hiện và nộp các tài liệu thảo luận
V: Tiến trình cuộc họp
- Nhóm nghiên cứu và phân tích đề tài thảo luận
- Nhóm trưởng phân công công viêc
Trang 4Bảng phân công nhiệm vụ
ST
T
Cuộc họp kết thúc vào lúc: 22h cùng ngày
Hà Nội, ngày 5 tháng 3 năm 2021
Thư ký Nhóm trưởng
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU Error! Bookmark not defined NỘI DUNG Error! Bookmark not defined.
I PHÂN TÍCH NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC 7
1 Nguồn gốc tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh 7
2 Phạm vi bao quát của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh 8
3 Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức 9
II THỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI 18
1 Đặc điểm của sinh viên trường ĐH Thương mại trong giai đoạn hiện nay 18
2 Những phẩm chất đạo đức của sinh viên trường Đại học Thương Mại 19
III GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 22
1 Sự cần thiết của việc giáo dục rèn luyện đạo đức cho sinh viên 22
2 Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao đạo đức cho sinh viên trường Đại học Thương Mại 24
KẾT LUẬN 30
Trang 6Với tinh thần nghiêm túc, nhiệt tình và sự hướng dẫn tận tình của giảng viênNgô Thị Minh Nguyệt, thành viên nhóm 9 đã hoàn thành bài thảo luận và đưa đếnđộc giả Mặc dù vậy, không thể tránh khỏi sai sót Nhóm 9 rất mong nhận đượcphản hồi, góp ý từ độc giả để bài thảo luận được hoàn chỉnh hơn.
Trang 7NỘI DUNG
I PHÂN TÍCH NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC
1 Nguồn gốc tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
Những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, trước hết là chủ nghĩa yêu nước Việt Nam
Tư tưởng Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống cần cù lao động, anh dũngchiến đấu trong dựng nước và giữ nước, truyền thống đoàn kết, sống có tình, cónghĩa, nhân ái Việt Nam Trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Namthì chủ nghĩa yêu nước là dòng chủ lưu xuyên suốt lịch sử dân tộc
Tinh hoa văn hoá nhân loại: phương Đông và phương Tây
Cùng với chủ nghĩa yêu nước, Hồ Chí Minh còn chịu ảnh hưởng của văn hoáphương Đông Người cũng đã tiếp thu và kế thừa có phê phán tư tưởng dân chủ,nhân văn của văn hoá Phục hưng, thế kỷ Ánh sáng, của cách mạng tư sản phươngTây và cách mạng Trung Quốc
Trước khi đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã quan tâm nghiêncứu, tìm hiểu tư tưởng dân chủ tư sản Pháp, Mỹ, đặc biệt là tư tưởng Tự do, Bìnhđẳng, Bác ái, chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn (Trung Quốc) Người đã vậndụng và phát triển các trào lưu tư tưởng học thuyết ấy lên một trình độ mới phù hợpvới dân tộc và thời đại mới
Như vậy, trong quá trình hình thành phát triển tư tưởng của mình, Hồ Chí Minh
đã kế thừa có chọn lọc tinh hoa văn hoá phương Đông phương Tây, nâng lên mộttrình độ mới trên cơ sở phương pháp luận Mácxít – Lêninnít
Chủ nghĩa Mác - Lênin
Từ khi rời Tổ quốc (1911) cho đến năm 1917, Hồ Chí Minh đã đến nhiều nướcthuộc địa và nhiều nước tư bản đế quốc Trong khoảng thời gian đó, Hồ Chí Minh
Trang 8được bổ sung thêm những nhận thức mới về những gì ẩn dấu đằng sau các từ Tự
do, Bình đẳng, Bác ái mà vào trạc tuổi 13, lần đầu tiên Người đã nghe Khoảngcuối năm 1917, khi trở lại Pari, Hồ Chí Minh đã làm quen với nhiều nhà hoạt độngchính trị, xã hội của nước Pháp và nhiều nước trên thế giới Năm 1919, Hồ ChíMinh tham gia Đảng Xã hội Pháp (SFIO), một đảng tiến bộ lúc bấy giờ thuộc Quốc
tế II
Chủ nghĩa Mác - Lênin là nguồn gốc lý luận cơ sở chủ yếu nhất của sự hìnhthành phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh
Tài năng và hoạt động thực tiễn sáng tạo của Hồ Chí Minh
Lý luận tư tưởng bao giờ cũng là sản phẩm của con người, do con người sángtạo ra trên cơ sở nhận thức các nhân tố khách quan Ngay từ khi còn trẻ, Hồ ChíMinh đã có hoài bão lớn, có bản lĩnh kiên định, giàu lòng nhân ái và sớm có chícứu nước, tự tin vào mình Tư chất thông minh, tư duy độc lập, sáng tạo tính hamhiểu biết và nhạy bén với cái mới là những đức tính dễ thấy ở người thanh niênNguyễn Tất Thành Phẩm chất đó được rèn luyện, phát huy trong suốt cuộc đờihoạt động cách mạng của Người Nhờ vậy, giữa thực tiễn phong phú và sinh động,giữa nhiều học thuyết, quan điểm khác nhau, giữa biết bao tình huống phức tạp, HồChí Minh đã tìm hiểu, phân tích tổng hợp, khái quát hình thành những luận điểmđúng đắn và sáng tạo, hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh
2 Phạm vi bao quát của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
Những vấn đề đạo đức đã được Hồ Chí Minh xem xét một cách toàn diện:
- Đối với mọi đối tượng - từ công nhân, nông dân đến trí thức, văn nghệ sĩ; từcác cụ phụ lão đến phụ nữ, thanh thiếu niên nhi đồng; từ đồng bào các dân tộc đếnđồng bào các tôn giáo, các nhà tu hành Cùng với việc đề cập đạo đức công dân,Người đặc biệt quan tâm đến đạo đức của cán bộ, đảng viên Có thể nói đây là nộidung chiếm phần chủ yếu nhất trong tư tưởng đạo đức của Người
Trang 9- Trên mọi lĩnh vực hoạt động của con người - từ đời tư đến đời công, như sinhhoạt, học tập, lao động, chiến đấu lãnh đạo, quản lý
- Trên mọi phạm vi từ hẹp đến rộng - từ gia đình đến xã hội (làng xóm, phốphường, một tập thể, một đơn vị, một tổ chức ), từ giai cấp đến dân tộc, từ cácvùng - miền, địa phương đến cả nước, từ quốc gia đến quốc tế
- Trong cả ba mối quan hệ chủ yếu của mỗi người – đối với mình, đối vớingười, đối với việc Đối với người thì có quan hệ giữa cán bộ, đảng viên của Đảng
và Nhà nước với dân, quan hệ giữa cấp trên - cấp dưới, v.v
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đặc biệt được mở rộng trong lĩnh vực đạo đứccủa cán bộ, đảng viên, khi Đảng đã trở thành Đảng cầm quyền Hai mươi bốn nămtrên cương vị Chủ tịch nước, Người đã kiên trì giáo dục cán bộ, đảng viên về đạođức mới, đạo đức cách mạng Nếu quyền lực là sức mạnh để giữ vững những thànhquả cách mạng, để tổ chức và xây dựng chế độ xã hội mới, để phát triển kinh tế vàvăn hóa, để biến đất nước từ nghèo nàn, lạc hậu trở thành giàu mạnh, văn minh, thìquyền lực lại có mặt trái của nó là có thể làm tha hóa con người nắm quyền lực, cóthể đưa đến những tổn thất lớn cho cách mạng Người đã nhìn thấy điều này từ rấtsớm, không phải chỉ ở trong nước, mà còn ở nhiều nước, kể cả những nước xã hộichủ nghĩa khác Nhưng vấn đề về đạo đức mà Người đặt ra với cán bộ, đảng viênchính là nhằm ngăn chặn, khắc phục những hiện tượng tha hóa có thể hoặc đã xảy
ra, nhất là để chống lại những khuynh hướng sai lệch về quyền lực như quan liêu,cậy thế cậy quyền, lợi dụng quyền lực, lạm dụng quyền lực, say mê quyền lực,tham quyền cố vị, v.v , những tệ nạn có thể trở thành nguy cơ làm sụp đổ sựnghiệp của một người, thậm chí của cả một Đảng Cộng sản
3 Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
3.1 Quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức cách mạng
Đạo đức là nguồn gốc, là nền tảng tinh thần của xã hội, của người cách mạng
Trang 10Người coi đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người, như gốc củacây, như ngọn nguồn của sông suối Người cách mạng phải có đạo đức, không cóđạo đức thì dù có tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân Người từng nói
“Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn Cây phải
có gốc, không có gốc thì cây héo Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạođức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân Vì muốn giải phóngcho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát, mà tự mình không
có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủ hóa, xấu xa thì còn làm nổi việc gì”
Đạo đức là sức mạnh của con người Làm cách mạng là một việc lớn nên càngphải có sức mạnh Người viết: “Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hộimới là một sự nghiệp vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, mộtcuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ Sức có mạnh mới gánh được nặng và
đi được xa Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoànthành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”
Theo Hồ Chí Minh, có đạo đức cách mạng thì gặp khó khăn, gian khổ, thất bại,cũng không sợ sệt, rụt rè, lùi bước Khi cần, thì sẵn sàng hi sinh cả tính mạng củamình cũng không tiếc Có đạo đức cách mạng thì gặp thuận lợi và thành công vẫngiữ vững tinh thần gian khổ, chất phác khiêm tốn, “lo trước thiên hạ, vui sau thiênhạ”, lo hoàn thành nhiệm vụ cho tốt chứ không kèn cựa về mặt hưởng thụ; khôngcông thần, không quan liêu, không kiêu ngạo, không hủ hóa Hồ Chí Minh chỉ rõ
"tuy năng lực và công việc của mỗi người khác nhau, người làm việc to, người làmviệc nhỏ; nhưng ai giữ được đạo đức đều là người cao thượng"
Trên cơ sở xác định vai trò to lớn của đạo đức cách mạng, Người yêu cầu mỗicán bộ đảng viên phải không ngừng tu dưỡng rèn luyện phẩm chất đạo đức TheoNgười, yêu cầu đạo đức người cán bộ cần có là trung với nước, hiếu với dân; cần,kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; thương yêu con người, sống có tình nghĩa; tinhthần quốc tế trong sáng Người đặc biệt nhấn mạnh: “Đảng ta là một Đảng cầm
Trang 11quyền Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thực
sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch,phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân
Đạo đức là một đặc trưng cơ bản của xã hội xã hội chủ nghĩa, là sức mạnh trong
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, liên quan đến sự thành bại của cách mạng.Xác định được vai trò to lớn của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, Đảng ta đã chủtrương đẩy mạnh cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ ChíMinh, làm cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nhận thức ngày càng sâu sắc nhữngnội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội
Sự hấp dẫn đó được thể hiện qua đạo đức, lý tưởng cách mạng, nhân cách, lốisống gương mẫu của người cán bộ đảng viên Chính tấm gương đạo đức , lối sốngcao đẹp của từng cán bộ, đảng viên đã tạo nên nét riêng biệt, đực thù của chế độmới mà ở các chế độ khác không hề có, nhân dân không thấy được ở những conngười của chế độ cũ Chính tấm gương đạo đức cách mạng, nhân cách , lý tưởngcao đẹp, lối sống giản dị, gần gũi với nhân dân lao động đã tạo nên sức hấp dẫn củachế độ chủ nghĩa xã hội được nhân dân ta và nhân dân thế giới tin theo, ca ngợi, lànguồn cổ vũ, động viên cho toàn thể dân tộc Việt Nam và nhân dân thế giới trongcuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội
Phong trào cộng sản quốc tế trở thành lực lượng quyết định vận mệnh của loàingười không chỉ ở chiến lược chính sách và sách lược cách mạng vô sản, mà còn
do phẩm chất đạo đức cao quý làm cho cách mạng vô sản trở thành một sức mạnh
vô địch
Hồ Chí Minh là tượng trưng cho tinh hoa của dân tộc Việt Nam, cho ý chí kiêncường, bất khuất của nhân dân Việt Nam hàng ngàn năm lịch sử Tấm gương đạođức, nhân cách của Hồ Chí Minh có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với nhân dân ViệtNam và thế giới
Trang 123.2 Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng
Trung với nước, hiếu với dân:
“Trung với nước”, “hiếu với dân” được coi là nội dung cơ bản nhất, bao trùmnhất trong tư tưởng ĐĐCM của Người, thể hiện mối quan hệ giữa con người với Tổquốc và Nhân dân “Trung với nước” là trung thành với sự nghiệp dựng nước vàgiữ nước của dân tộc, phải đặt lợi ích của cách mạng, của Tổ quốc lên trên hết,trước hết và quyết tâm đấu tranh cho sự phồn vinh của đất nước, đem lại ấm no,hạnh phúc cho Nhân dân Do đó, theo Hồ Chí Minh, “trung với nước” cũng là
“trung với Đảng”, trung thành với mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng, với sựnghiệp cách mạng của dân tộc do Đảng lãnh đạo, đó là độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội
“Hiếu với dân” – theo Hồ Chí Minh là phải tôn trọng, yêu kính Nhân dân, gắn
bó máu thịt với Nhân dân, khẳng định sức mạnh to lớn của Nhân dân và phải coidân là gốc, nền tảng của sự nghiệp cách mạng Vì “dân” trong quan niệm của HồChí Minh, dân phải gắn liền với nước, dân là chủ của đất nước, dân có quyền quyếtđịnh vận mệnh quốc gia, “bao nhiêu quyền hành, lực lượng đều thuộc về dân” Vìvậy, hiếu với dân là phải một lòng, một dạ “phụng sự Nhân dân Nghĩa là làm đầy
tớ cho dân” Ở Người, lý luận luôn gắn chặt với thực tiễn, lời nói luôn đi đôi vớiviệc làm Cuộc đời của Người là minh chứng sinh động về tư tưởng tận trung vớinước, tận hiếu với dân
Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư:
Có thể nói đây chính là phẩm chất trung tâm của đạo đức cách mạng trong tưtưởng đạo đức của Hồ Chí Minh Người chỉ rõ: “Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu,Đông Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc Người có bốn đức: Cần, Kiệm,Liêm, Chính Thiếu một mùa, thì không thành trời Thiếu một phương, thì khôngthành đất Thiếu một đức, thì không thành người”
Trang 13Theo Hồ Chí Minh, “cần” là phải lao động cần cù, siêng năng, sáng tạo, năngsuất, hiệu quả cao, không lười biếng; “kiệm” là phải tiết kiệm sức lao động, thì giờ,tài sản, tiền bạc của dân, của nước, của bản thân mình, không xa xỉ, phô trương,hình thức…; “liêm” là phải luôn tôn trọng giữ gìn của công, không tham địa vị, tiềntài, danh vọng…; “chính” là không tà, thẳng thắn, đúng đắn, chân thành, khiêm tốn,không tự cao, tự đại, không dối trá, lừa lọc; việc thiện dù nhỏ mấy cũng làm, việc
ác dù nhỏ mấy cũng tránh Cần, kiệm, liêm, chính còn là thước đo trình độ vănminh, tiến bộ của một dân tộc Theo Người: “Một dân tộc biết cần, kiệm, biết liêm,
là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh tiếnbộ”
“Chí công vô tư” là đặt lợi ích của Đảng, của cách mạng, của Tổ quốc và củaNhân dân lên trên lợi ích của bản thân; lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vuicủa thiên hạ Cho nên, thực hành chí công vô tư cũng có nghĩa là kiên quyết quétsạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng Trước lúc đi xa, trong bản Dichúc để lại cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, Người vẫn căn dặn: “Đảng ta
là một Đảng cầm quyền Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đứccách mạng, thực sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư Phải giữ gìn Đảng tathật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thànhcủa Nhân dân”
Như vậy, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư có mối quan hệ mật thiết,khăng khít với nhau, tạo nên sự thống nhất trong phẩm chất đạo đức của ngườicách mạng Đây là phẩm chất được Người đề cập nhiều nhất, thường xuyên nhấtvới một nội dung mới rất cách mạng mà vẫn giữ được nền tảng của các khái niệmđạo đức cũ rất quen thuộc với mọi người Về thực chất, chí công vô tư là nối tiếpcần, kiệm, liêm, chính Cần, kiệm, liêm, chính sẽ dẫn đến chí công vô tư và ngượclại Người cho rằng những cán bộ đảng viên có đầy đủ đức tính nêu trên sẽ đứngvững trước mọi thử thách
Trang 14 Chuẩn mực đạo đức cũ trong xã hội phong kiến Trong chế độ phong kiến giaicấp quý tộc, phong kiến giữa vai trò thống trị về kinh tế, đạo đức phong kiến là đạođức giữa vai trò thống trị trong xã hội Thời kỳ phong kiến thần quyền và thế quyềnkết hợp chặt chẽ với nhau để duy trì sự thống trị của giai cấp phong kiến quý tộctrong xã hội Tuy nhiên trong xã hội cũ, một số triều đại như triều đại Lê ThánhTông… cũng đã thể hiện việc đặt nhân dân lên trên quyền lợi của vua quan Cònchuẩn mực đạo đức mới của chủ tịch Hồ Chí Minh “trung với Đảng, hiếu với dân”
đã có rất nhiều đổi mới tạo cho nhân dân có nhiều quyền hơn
Thương yêu con người, sống có tình nghĩa:
Nếu như trung với nước, hiếu với dân là phẩm chất của mỗi con người – côngdân đối với Tổ quốc, đối với Nhân dân, thì yêu thương con người là trách nhiệmcủa mỗi con người đối với con người Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng đây là phẩmchất cao đẹp nhất của con người Yêu thương con người trước hết là tình cảm dànhcho những người bị áp bức, bóc lột, những người cùng khổ Yêu thương con ngườicòn được thể hiện trong mối quan hệ hằng ngày với những người đồng chí xungquanh, trong cuộc sống bình thường Phải luôn nghiêm khắc với bản thân, nhưngrộng rãi độ lượng với người khác
Người từng dạy: “Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng Ta phải biếtlàm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu mấtdần đi, đó là thái độ của người cách mạng” Điều đặc biệt là ở Người, yêu thươngcon người luôn luôn gắn với niềm tin vào con người, tin vào lương tri, tin vào lòngdũng cảm, tin vào sức sáng tạo của họ trong hành trình con người tự giải phóng lấymình, để con người làm chủ xã hội, làm chủ bản thân mình
Trang 15Hình Bác hồ và bà con Cao Bằng (Tư liệu)
Tư tưởng phong kiến đạo đức phong kiến cũ bị chi phối nhiều bởi quan niệmNho giáo, Nho giáo cho rằng vua là thiên tử, là con trời, vua được trời cử xuống caitrị thiên hạ, ai chống lại vua là chống lại trời sẽ bị trừng phạt Nho giáo đưa ra quanniệm đạo đức như tam cương, tam tòng, thể hiện sự bất bình đẳng trong xã hội vàtrong gia đình Giai cấp phong kiến đưa ra những quan niệm đạo đức trái với lợi íchcủa nhân dân lao động là tư tưởng đằng cấp, trọng nam khinh nữ, thói đạo đức giả
tư tưởng gia trưởng Còn chuẩn chuẩn mực mới của chủ tịch Hồ Chí Minh là
“thương yêu con người, sống có tình nghĩa” thể hiện sự đùm bọc lẫn nhau, khôngcòn sự bất bình đẳng như xã hội cũ nữa Ta thấy chuẩn mực này đã giúp đất nước tathay đổi về mặt đạo đức rất nhiều
Tinh thần quốc tế trong sáng:
Tinh thần quốc tế trong sáng trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh được bắtnguồn từ bản chất quốc tế của giai cấp công nhân và tính ưu việt của chế độ xã hộichủ nghĩa, là một phẩm chất quan trọng trong tư tưởng đạo đức của Người Hồ ChíMinh coi cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới,
Trang 16cho nên theo Người: “Ai làm cách mệnh trong thế giới đều là đồng chí của dân AnNam cả Đã là đồng chí, thì sung sướng cực khổ phải có nhau” Đó là cơ sở bềnvững để xây dựng tình cảm cách mạng trong sáng, thuỷ chung giữa các dân tộc bị
áp bức và nhân dân lao động trên thế giới trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung,
vì nền độc lập của mỗi quốc gia dân tộc và quyền tự do, hạnh phúc của mỗi conngười
Tinh thần quốc tế trong sáng phải được thể hiện trong việc kết hợp chặt chẽgiữa chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế vô sản, gắn mục tiêucách mạng của mỗi nước với mục tiêu chung của thời đại: hoà bình, độc lập dântộc, dân chủ và tiến bộ xã hội Nhận thức rõ điều đó nên trong quá trình tìm đườngcứu nước cũng như sau này trở thành lãnh tụ của dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minhluôn coi trọng việc giáo dục chủ nghĩa quốc tế vô sản cho Nhân dân ta Người nhắcnhở: “Tinh thần yêu nước chân chính khác với tinh thần “vị quốc” của bọn đế quốcphản động Nó là một bộ phận của tinh thần quốc tế” Có thể nói, từ rất sớm, Người
đã chủ trương quan hệ với các quốc gia dân tộc và các tổ chức trên thế giới để thêmbạn, bớt thù Quan điểm dân tộc đã được thổi vào thời đại, đã vượt qua biên giớiquốc gia, hướng tới mục tiêu độc lập, dân chủ, hòa bình, hữu nghị và hợp tác
Chính sách đối ngoại cũ của chúng ta chưa được mạnh, quan hệ với các nướcláng giềng chưa được tốt, còn rất bị động và thù địch với nước ngoài Còn trongchuẩn mực đạo đức của Hồ Chí Minh, người không chỉ quan tâm đến vấn đề giáodục đạo đức, mà còn dành tâm huyết để xây dựng quan hệ giữa đất nước ta vớinước ngoài Mặc dù những khó khăn dồn dập do thù trong, giặc ngoài gây ra, Bácvẫn khuyên nhân dân ta cần giữ tinh thần quốc tế trong sáng, điều này giúp nước ta
có mối quan hệ tốt đẹp với nước bạn cũng như giúp nhân dân có được cái nhìnđúng đắn về quan hệ quốc tế, điều này có thay đổi rất nhiều so với những chuẩnmực cũ về quan hệ quốc tế
3.3 Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng