1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Sinh viên trường Đại học Thương mại học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay

30 12 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 378 KB

Nội dung

Sinh viên trường Đại học Thương mại học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay Sinh viên trường Đại học Thương mại học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay Sinh viên trường Đại học Thương mại học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay Sinh viên trường Đại học Thương mại học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay Sinh viên trường Đại học Thương mại học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

BÁO CÁO TỔNG HỢP

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN HỌC PHẦN

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Vấn đề 2: Sinh viên trường Đại học Thương mại học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay.

Giảng viên hướng dẫn: Ngô Thị Minh Nguyệt Thực hiện: nhóm 9

Lớp học phần: 2121HCMI0111

HÀ NỘI, 04/2021

Trang 2

BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN

81 Trần Yến Nhi Thành viên Làm mục 3,

viết mở đầu kết luận

Tham gia thảo luận nhiệt tình, ý thức làm bài tốt

82 Lê Thị Nhung Thành viên Làm mục 1 Tham gia thảo luận nhiệt

Tham gia thảo luận nhiệt tình, ý thức làm bài tốt

Trang 3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC

******************

BIÊN BẢN HỌP NHÓM THẢO LUẬN LẦN 1

Lớp học phần: 2121HCMI0111 – Tư tưởng Hồ Chí Minh

Nhóm: 8

I Thời gian, địa điểm

1 Thời gian: 8h ngày 28/02/2021

2 Địa điểm: phòng họp online trên phần mềm Trans

II Nội dung buổi họp

1 Thành phần:

- Trần Yến Nhi

- Lê Thị Nhung

- Hoàng Thu Phương

- Lê Anh Phương (Thư ký)

- Nguyễn Thị Phương

- Nguyễn Thị Mai Phương

- Tô Minh Phương

- Nguyễn Thị Phượng (Nhóm trưởng)

- Phạm Thị Quyên

- Cao Diễm Quỳnh

2 Nội dung thảo luận:

Thực hiện đề tài phụ (vấn đề 2: Sinh viên trường Đại học Thương mại học tập và

làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay)

- Các thành viên trong nhóm cùng phân tích, nêu ý kiến xây dựng đề tài

- Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ:

Trang 4

1 Phân tích được nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức: vai trò, chuẩn mực,các nguyên tắc xây dựng đạo đức (GV đánh giá cao nếu nhóm chỉ ra được sự sángtạo của Hồ Chí Minh về các chuẩn mực đạo đức cách mạng so với đạo đức truyền

thống) => Lê Anh Phương, Lê Thị Nhung, Cao Diễm Quỳnh

2 Thực trạng đạo đức của sinh viên trường Đại học Thương mại (ưu điểm, hạnchế) (bám sát theo 4 chuẩn mực: Trung với nước, hiếu với dân; Cần, kiệm, liêm,chính, chí công vô tư; Thương yêu con người, sống có tình có nghĩa; Tinh thần

quốc tế trong sáng) => Nguyễn Thị Mai Phương, Tô Minh Phương, Phạm Thị

Quyên

3 Giải pháp nhằm nâng cao đạo đức cho sinh viên trường Đại học Thương mạitrong giai đoạn hiện nay (Lưu ý: đây là giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh.Các nhóm nghiên cứu xem học tập và làm theo Bác trong từng chuẩn mực đạo

đức thì sinh viên phải thế nào) => Trần Yến Nhi, Hoàng Thu Phương, Nguyễn

Thị Phương, Nguyễn Thị Phượng

- Các thành viên trong nhóm tự lựa chọn công việc phù hợp

- Thư ký ghi chép lại công việc và theo dõi tiến độ làm việc của các thành viên

- Thời gian hoàn thành đề tài phụ: 20h ngày 19/03/2021

Trang 5

Mục lục

BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN 2

BIÊN BẢN HỌP NHÓM THẢO LUẬN LẦN 1 3

Vấn đề 2: Sinh viên trường Đại học Thương mại học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay 6

Mở Đầu 6

Nội dung 6

1.Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức: vai trò, chuẩn mực, các nguyên tắc xây dựng đạo đức 7

a) Vai trò xây dựng đạo đức trong Tư tưởng Hồ Chí Minh: 7

b) Tư tưởng Hồ Chí Minh về chuẩn mực đạo đức: 11

c) Nguyên tắc xây dựng chuẩn mực đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh: 13

d) Sự sáng tạo của Hồ Chí Minh về các chuẩn mực đạo đức cách mạng so với đạo đức truyền thống: 15

2 Thực trạng đạo đức sinh viên trường đại học Thương mại 17

b Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư 19

c Thương yêu con người, sống có tình có nghĩa 21

d Tinh thần quốc tế trong sáng 22

3.Giải pháp nhằm nâng cao đạo đức cho sinh viên trường Đại học Thương mại trong giai đoạn hiện nay 24

a.Trung với nước, hiếu với dân 24

b.Yêu thương con người 25

c.Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư 26

d Giải pháp tinh thần quốc tế trong sáng 28

Kết luận 29

Tài liệu tham khảo: 30

Trang 6

Vấn đề 2: Sinh viên trường Đại học Thương mại học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay

Mại, nhóm chúng em đã lựa chọn đề tài: “Sinh viên trường đại học Thương Mại học

tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay.” Với mong

muốn nâng cao hiểu biết và tầm quan trọng của việc am hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh

về đạo đức cho các bạn sinh viên chúng em đã đưa ra một số thực trạng và giải phápnâng cao đạo đức cho sinh viên đại học Thương mại trong giai đoạn hiện nay

Trang 7

Nội dung

1.Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức: vai trò, chuẩn mực, các nguyên tắc xây dựng đạo đức

a) Vai trò xây dựng đạo đức trong Tư tưởng Hồ Chí Minh:

- Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là cơ sở để đội ngũ cán bộ, đảng viên tu dưỡng, rèn luyện đạo đức.

Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là gốc của mỗi người, trước hết là cáccán bộ, đảng viên, khẳng định đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển của conngười, cũng giống như gốc của cây, ngọn nguồn của sông suối Người viết: “Cũngnhư sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn Cây phải có gốc,không có gốc thì cây héo Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dùtài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”

Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, đạo đức là nền tảng của người cách mạng Người cáchmạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng thì mới hoàn thành được nhiệm vụcách mạng vẻ vang là phục vụ Tổ quốc, phụng sự nhân dân Người chỉ rõ: “Làm cáchmạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nócũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ.Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa Người cách mạng phải có đạo đứccách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”

Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức tạo ra sức mạnh, là nhân tố quyết định sựthắng lợi của mọi công việc, phẩm chất, uy tín của mỗi con người Người cho rằng,mọi việc thành công hay thất bại, chủ yếu là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức cáchmạng hay không và “Tuy năng lực và công việc của mỗi người khác nhau, người làmviệc to, người làm việc nhỏ; nhưng ai giữ được đạo đức đều là người cao thượng”.Đạo đức cách mạng giúp người cách mạng đứng vững trong mọi hoàn cảnh, dù khókhăn hay thuận lợi Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: có đạo đức cách mạng thì khi gặpkhó khăn gian khổ, thất bại cũng không sợ sệt, rụt rè, lùi bước , khi gặp thuận lợi vàthành công vẫn giữ vững tinh thần gian khổ, chất phác, khiêm tốn, lo trước thiên hạ,vui sau thiên hạ, không kèn cựa về mặt hưởng thụ, không công thần, không quan liêu,không kiêu ngạo, không hủ hóa Đó là đạo đức cách mạng, là đạo đức mới, đạo đức vĩ

Trang 8

đại, nó không phải vì danh vọng của cá nhân, mà vì lợi ích chung của Đảng, của dântộc, của loài người.

Trong điều kiện Đảng cầm quyền, cán bộ, đảng viên là những người đi tiên phongtrong các phong trào, các hoạt động của đời sống xã hội, có vai trò và ảnh hưởng đếnviệc định hướng dư luận xã hội Do đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh trăn trở với nguy cơcán bộ, đảng viên, nhất là những người nắm giữ các cương vị lãnh đạo, quản lý trong

hệ thống chính trị xa rời cuộc sống, xa rời quần chúng, rơi vào căn bệnh chủ nghĩa cánhân - kẻ địch nguy hiểm của đạo đức, “căn bệnh gốc” gây nên tình trạng thoái hóa,biến chất của một bộ phận cán bộ, đảng viên Vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầuĐảng phải “là đạo đức, là văn minh”, phải tiêu biểu cho lương tâm, phẩm giá và trí tuệcủa dân tộc Trong Di chúc, Người căn dặn: “mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sựthấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư Phải giữgìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thậttrung thành của nhân dân”

- Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là cơ sở những chuẩn mực đạo đức cơ bản của con người Việt Nam hiện tại và tương lai

Mỗi một mô hình xã hội mới đòi hỏi phải có những con người mới cụ thể, vớinhững phẩm chất năng lực cụ thể để xây dựng và phát triển xã hội đó Sự nghiệp pháttriển kinh tế - xã hội của đất nước hiện tại và tương lai chắc chắn phải trải qua mộtquá trình khó khăn, gian khổ Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định rõ, muốn xây dựng chủnghĩa xã hội thì trước hết phải có những con người xã hội chủ nghĩa Đó là những conngười vừa có đức, vừa có tài, vừa “hồng”, vừa “chuyên” Riêng về khía cạnh đạo đức,

đó trước hết là những người có tinh thần yêu nước, thương dân, đặt lợi ích của đấtnước, của dân tộc lên trên hết, trước hết Đó là những người luôn luôn gắn bó vớinhân dân, yêu thương, kính trọng nhân dân và do đó được nhân dân yêu mến, quýtrọng, được dân tin, dân phục, dân yêu Đó phải là những con người có ý thức tráchnhiệm với công việc, có tinh thần lao động siêng năng, cần cù, lao động với năng suất

và chất lượng cao, tạo ra nhiều của cải cho xã hội Đó đồng thời phải là những conngười có tinh thần tiết kiệm, biết tiết kiệm sức người, sức của, tiết kiệm thời gian chođất nước và nhân dân

Trang 9

Sự phát triển đất nước hiện nay đòi hỏi những con người trong xã hội, trước hết làcán bộ nắm giữ các cương vị trong hệ thống chính trị, phải là những người không đểcác căn bệnh tiêu cực, như quan liêu, tham nhũng xâm nhập, khống chế, đồng thờidám đấu tranh chống các căn bệnh, tiêu cực đó Đó là những chuẩn mực đạo đức đượcChủ tịch Hồ Chí Minh chú trọng chỉ ra và quan trọng hơn là nêu gương thực hànhtrong thực tiễn đời sống Sinh thời, Người đã làm cuộc cách mạng về đạo đức khi sửdụng những khái niệm trong Nho giáo truyền thống nhưng với những nội hàm mới.Trước hết là phẩm chất “Trung với nước”, “Hiếu với dân” Chủ tịch Hồ Chí Minhchỉ rõ, người cách mạng phải đặt quyền lợi của Tổ quốc lên trên hết và trước hết.Trung với nước là tuyệt đối trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, trungthành với con đường đi lên của đất nước; là suốt đời phấn đấu cho Đảng, cho cáchmạng, như một lẽ sống tự nhiên, một nhu cầu luôn luôn thường trực và phải được đobằng kết quả cụ thể, bằng hiệu suất công việc thực tế Hiếu với dân là nội dung rất cơbản trong quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó có hiếu với cha mẹ mình vàrộng ra là tình họ hàng, rộng nữa là tình người đối với cộng đồng, với dân tộc Hiếuvới dân thể hiện ở chỗ gần dân, kính trọng dân, học tập dân, dựa vào dân và lấy dânlàm gốc, thương dân, tin dân, hết lòng, hết sức phụng sự nhân dân.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng hết sức coi trọng phẩm chất: cần, kiệm, liêm, chính,chí công, vô tư Người chỉ ra rằng cần, kiệm, liêm, chính là nền tảng của “đời sốngmới”, nền tảng của thi đua ái quốc; là chuẩn mực đạo đức cần phải có của con người,

là tiêu chí xác định “chất người” của mỗi người, bởi “Thiếu một đức, thì không thànhngười” Cần, kiệm, liêm, chính gắn bó mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau trong mộtchỉnh thể thống nhất, không thể thiếu một yếu tố nào Thực hiện được cần, kiệm, liêm,chính, thì sẽ tiến đến chỗ chí công, vô tư, biết đặt lợi ích chung lên trên lợi ích riêng,

lo lắng trước mọi người, hưởng thụ sau mọi người Người nhắc nhở: “Đem lòng chícông vô tư mà đối với người, đối với việc”, “khi làm bất kỳ việc gì cũng đừng nghĩđến mình trước, mà phải nghĩ đến đồng bào, đến toàn dân đã Ta có câu nói: “Có khónhọc thì mình nên đi trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau”; làm việc gì mình cũngnghĩ đến lợi ích chung trước và lợi ích riêng sau”

Chủ tịch Hồ Chí Minh còn quan tâm, chú trọng đến các chuẩn mực đạo đức khác làtình thương yêu con người và tinh thần quốc tế trong sáng trên lập trường của giai cấp

Trang 10

công nhân Đó không dừng lại ở lòng trắc ẩn, mà còn được nâng lên ở tầm cao, gắntình yêu thương với khát vọng giải phóng con người không phân biệt màu da, chủngtộc, giai cấp, tôn giáo khỏi những áp bức, bất công Tình yêu thương con người ởNgười vượt ra khỏi phạm vi một quốc gia, dân tộc, đến với nhân loại tiến bộ và thuhút sự ngưỡng mộ, cảm phục của nhân loại tiến bộ.

- Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là cơ sở để xây dựng những nguyên tắc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của con người Việt Nam hiện đại

Trên thực tế, trong xã hội Việt Nam hiện nay, tình trạng suy thoái, xuống cấp vềđạo đức xã hội trong một bộ phận dân cư không chỉ do thiếu sự nhận thức đúng đắn vàthống nhất về vị trí, vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội, về các chuẩn mực đạođức xã hội, mà còn có một phần nguyên nhân do chưa có sự tu dưỡng, rèn luyện đạođức đúng đắn và thống nhất trên cả phương diện lý thuyết và thực hành Nhiều lýthuyết đạo đức, bài học đạo đức đã được tuyên truyền, nhưng Cuộc vận động “Học tập

và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong những năm trước đây mới chỉ đạtđược phần nào kết quả, chưa đáp ứng đòi hỏi thực tiễn và yêu cầu, nguyện vọng củacán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân

Để hình thành được các chuẩn mực đạo đức, không phải là điều một sớm, mộtchiều, dễ dàng có được, mà phải trải qua một quá trình tu dưỡng, rèn luyện đạo đức

Đó chính là quá trình trên cơ sở đã nhận thức thấu đáo vị trí, vai trò của đạo đức, sựcần thiết phải tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, mỗi người trở thành chủ thể của quá trình

tự giáo dục đạo đức, tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức theo những chuẩn mực chung của

xã hội

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra cho chúng ta những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo quátrình tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của mỗi con người, Người đã nêu gương thực hànhnhững nguyên tắc đó trong quá trình chỉ đạo xây dựng nền văn hóa mới, nền đạo đứcmới của Việt Nam Đó là các nguyên tắc nói đi đôi với làm, phải nêu gương đạo đức;phải tu dưỡng đạo đức suốt đời

Người từng sớm khẳng định từ giữa những năm 20 của thế kỷ XX rằng: “Nóichung thì các dân tộc phương Đông đều giàu tình cảm, và đối với họ một tấm gươngsống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền” Người cũng thẳng thắnnhắc nhở các cán bộ, đảng viên: “Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên

Trang 11

trán chữ “cộng sản” mà ta được họ yêu mến Quần chúng chỉ quý mến những người có

tư cách, đạo đức Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người tabắt chước” Một nền đạo đức mới chỉ có thể được xây dựng trên một nền tảng rộnglớn, vững chắc, khi những chuẩn mực đạo đức mới trở thành hành vi đạo đức hằngngày của toàn xã hội

Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng Taphải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa Xuân và phầnxấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng” Để xây dựng một nền đạo đứcmới, cần phải kết hợp chặt chẽ giữa xây và chống Xây phải đi đôi với chống, chốngnhằm mục đích xây; phải bằng nhiều biện pháp kết hợp cả giáo dục, phê phán vàtrừng trị bằng pháp luật; phải kết hợp giữa quét sạch chủ nghĩa cá nhân và nâng caođạo đức cách mạng

Đồng thời, Người cũng nhắc nhở hết sức sâu sắc: “Đạo đức cách mạng không phảitrên trời sa xuống Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng

cố Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong” Đạo đức khôngphải là cái nhất thành bất biến, không phải là điểm đến, chỉ cần phấn đấu vươn tới mộtlần là xong xuôi, mà là quá trình tu dưỡng, rèn luyện suốt đời Một nền đạo đức mớichỉ có thể xây dựng trên cơ sở sự tự giác tu dưỡng đạo đức của mỗi người

Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời đã gần nửa thế kỷ, nhưng tư tưởng và tấm gươngđạo đức của Người vẫn có giá trị thời sự đối với sự nghiệp đổi mới đất nước hôm nay

và mai sau, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, là nềntảng tinh thần cho xây dựng nền đạo đức mới ở trong hiện tại và tương lai ở ViệtNam

b) Tư tưởng Hồ Chí Minh về chuẩn mực đạo đức:

Trung với nước hiếu với dân:

Đây là phẩm chất quan trọng nhất, bao trùm nhất và chi phối các phẩm chất khác

Từ khái niệm cũ "trung với vua, hiếu với cha mẹ" trong đạo đức truyền thống của

xã hội phong kiến phương Đông, Hồ Chí Minh đưa vào đó một nội dung mới, phảnánh đạo đức ngày nay cao rộng hơn là “Trung với nước hiếu với dân” Đó là một cuộccách mạng trong quan niệm đạo đức

Trang 12

“Trung với nước hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổquốc vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượtqua, kẻ thù nào cũng đánh thắng” Câu nói đó của Người vừa là lời kêu gọi hành động,vừa là định hướng chính trị-đạo đức cho mỗi người Việt Nam không phải chỉ trongcuộc đấu tranh cách mạng trước mắt, mà còn lâu dài về sau.

Yêu thương con người:

Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người rất toàn diện và độc đáo Hồ Chí Minh

đã xác định tình yêu thương con người là một trong những phẩm chất đạo đức cao đẹpnhất Người dành tình yêu thương rộng lớn cho những người cùng khổ Những ngườilao động bị áp bức bóc lột, Người viết: "Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tộtbậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồngbào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành"

Hồ Chí Minh yêu thương đồng bào, đồng chí của Người, không phân biệt họ ởmiền xuôi hay miền ngược, là trẻ hay già, trai hay gái không phân biệt một ai, khôngtrừ một ai, hễ là người Việt Nam yêu nước thì đều có chỗ trong tấm lòng nhân ái củaNgười

Tình yêu thương của Người còn thể hiện đối với những người có sai lầm khuyếtđiểm Với tấm lòng bao dung của một người cha, Người căn dặn, chúng ta: "Mỗi conngười đều có thiện và ác ở trong lòng ta, phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi conngười nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của ngườicách mạng Đối với những người có thói hư tật xấu, từ hạng người phản lại Tổ quốc

và nhân dân, ta cũng phải giúp họ tiến bộ bằng cách làm cho cái phần thiện trong conngười nảy nở để đẩy lùi phần ác, chứ không phải đập cho tơi bời"

Trong Di chúc, Người căn dặn Đảng: Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau,nhắc nhở mỗi cán bộ, đảng viên luôn luôn chú ý đến phẩm chất yêu thương con người

Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư:

Theo Hồ Chí Minh thì: Cần tức là lao động cần cù, siêng năng; lao động có kếhoạch, sáng tạo, có năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lườibiếng, không ỷ lại, không dựa dẫm Phải thấy rõ "lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, lànguồn sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta"

Trang 13

Kiệm tức là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của của dân, củanước, của bản thân mình; phải tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ, nhiều cái nhỏ cộng lạithành cái to; "không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi", không phô trương hìnhthức, không liên hoan, chè chén lu bù.

Liêm tức là "luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân"; "không xâm phạmmột đồng xu, hạt thóc của Nhà nước, của nhân dân" Phải "trong sạch, không thamlam" "Không tham địa vị Không tham tiền tài Không tham sung sướng Không hamngười tâng bốc mình Vì vậy mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ hoá"

Chính, "nghĩa là không tà, thẳng thắn, đứng đắn" Đối với mình: không tự cao, tựđại, luôn chịu khó học tập cầu tiến bộ, luôn tự kiểm điểm để phát triển điều hay, sửađổi điều dở của bản thân mình

Đối với người: không nịnh hót người trên, không xem khinh người dưới, luôn giữthái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết thật thà, không dối trá, lừa lọc

Đối với việc: để việc công lên trên, lên trước việc tư, việc nhà

Chí công vô tư, Người nói: "Đem lòng chí công vô tư mà đối với người, với việc"

“Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đisau”; phải "lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ"

Tinh thần quốc tế trong sáng.

Đó là tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản, mà Hồ Chí Minh đã nêu lên bằng mệnh đề

"Bốn phương vô sản đều là anh em"; là tinh thần đoàn kết với các dân tộc bị áp bức,với nhân dân lao động các nước, mà Hồ Chí Minh đã dày công vun đắp bằng hoạtđộng cách mạng thực tiễn của bản thân mình và bằng sự nghiệp cách mạng của cả dântộc; là tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam với tất cả những người tiến bộ trênthế giới vì hòa bình, công lý và tiến bộ xã hội, vì những mục tiêu lớn của thời đại làhoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xãhội, là hợp tác và hữu nghị với tất cả các nước, các dân tộc

c) Nguyên tắc xây dựng chuẩn mực đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh:

Nói đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức

- Nói đi đôi với làm:

Trang 14

+ Là nét đẹp đạo đức trong truyền thống dân tộc được Hồ Chí Minh nâng lên tầmcao mới, Người coi đây là nguyên tắc quan trọng nhất trong xây dựng nền đạo đứcmới.

+ Nói đi đôi với làm đối lập hoàn toàn với thói đạo đức giả, nói một đằng làm mộtnẻo, nói nhiều làm ít, thậm chí nói mà không làm

+ Trong tác phẩm “Đường cách mệnh”, khi đề cập tư cách của một người cáchmệnh, Hồ Chí Minh yêu cầu “Nói phải đi đôi với làm” Trong bài “Nâng cao đạo đứccách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”, người viết “đảng viên đi trước, làng nướctheo sau” Trong suốt cuộc đời mình, Hồ Chí Minh đã giáo dục mọi người và chínhNgười thực hiện điều đó nghiêm chỉnh nhất

- Nêu gương về đạo đức:

+ Là một nét đẹp của truyền thống văn hóa phương Đông Theo Hồ Chí Minh sựgương mẫu của cán bộ, đảng viên trong lời nói và việc làm trong lời nói và việc làmkhông chỉ là cách thức để giáo dục đạo đức cho quần chúng mà cho cả bản thân

+ Lời nói đi đôi với việc làm phải gắn liền với nêu gương đạo đức Hồ Chí Minhđòi hỏi cán bộ, đảng viên “Trước hết mình phải làm gương, gắng làm gương tronganh em, và khi đi công tác, gắng làm gương cho nhân dân Làm gương về cả ba mặt:tinh thần, vật chất, văn hóa” Người cũng nói “Trước mắt quần chúng, không phải ta

cứ viết lên trán chữ “cộng sản” mà được họ yêu mến Quần chúng chỉ yêu mến nhữngngười có tư cách, đạo đức Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước chongười ta bắt chước”

Xây đi đôi với chống

-Hồ Chí Minh cho rằng nguyên tắc xây đi đôi với chống là đòi hỏi của nền đạo đứcmới, “xây” tức là xây dựng các giá trị, các chuẩn mực đạo đức mới, “chống” là chốngcác biểu hiện, hành vi vô đạo đức, suy thoái đạo đức

- Để xây dựng nền đạo đức mới, cần phải kết hợp chặt chẽ giữa xây và chống.Trong đời sống hàng ngày, những biểu hiện tốt- xấu, đúng- sai, …thường đan xennhau Chính vì vậy xây phải đi đôi với chống, muốn xây phải chống, chống nhằm mụcđích xây, lấy xây làm chính

Tu dưỡng đạo đức suốt đời

Trang 15

-Theo Hồ Chí Minh, tu dưỡng đạo đức như một cuộc cách mạng trường kỳ, giankhổ, một nền đạo đức mới chỉ có thể xây dựng trên cơ sở tự giác tu dưỡng đạo đứccủa mỗi người.

- Hồ Chí Minh hằng quan tâm phải làm thế nào để mỗi người tự nhận thấy sâu sắcviệc trau dồi đạo đức cách mạng là một việc phải kiên trì, thường xuyên, liên tục.Người nêu rõ “Cải tạo cũng phải trường kỳ, gian khổ, vì đó là cuộc cách mạng trongbản thân mỗi người Bồi dưỡng tư tưởng mới để đánh thắng tư tưởng cũ, đoạn tuyệtvới con người cũ để trở thành con người mới không phải là một việc dễ dàng… Dùkhó khăn, gian khổ nhưng muốn cải tạo thì nhất định thành công”

- Đạo đức không phải thứ gì đó có tính chất “nhất thành bất biến” mà được hìnhthành, phát triển do môi trường giáo dục và sự rèn luyện, phấn đấu của bản thân mỗingười Từ thực tiễn, Người tổng kết sâu sắc: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời

sa xuống Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố Cũngnhư ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong” và “muốn cải tạo thế giới

và xã hội trước tiên phải tự cải tạo bản thân chúng ta”

d) Sự sáng tạo của Hồ Chí Minh về các chuẩn mực đạo đức cách mạng so với đạo đức truyền thống:

Trung với nước, hiếu với dân:

+ Từ thời phong kiến, khi nhà nước ra đời, dân tộc ta đã đề cao chữ “trung”, chữ

“hiếu” “Trung” khi đó là “trung quân ái quốc” (yêu nước và trung thành với vua)

“Hiếu” khi ấy là “hiếu với cha mẹ”

+ Trung thành với vua nghĩa là trung thành với người đứng đầu nhà nước khi ấy vàvới nhà nước do người đó xây dựng Tuy nhiên, tính từ sau Chiến thắng Bạch Đằngnăm 938 của Ngô Quyền đến khi nhà nước phong kiến sụp đổ hoàn toàn sau sự kiệnvua Bảo Đại thoái vị vào năm 1945, lịch sử Việt Nam đã trả qua nhiều triều đại lớnnhỏ như: nhà Đinh, nhà Tiền Lê, nhà Lý, nhà Trần, nhà Hồ, nhà Hậu Lê, nhà Nguyễn,

…Giữa sự chuyển giao giữa các triều đại vẫn thường xảy ra các cuộc chiến chính trị,thậm chí, có thời kì đất nước bị chia cắt thành hai miền (Thời vua Lê, chúa Nguyễn),nếu chỉ trung thành với người đứng đầu nhà nước khi đó và nhà nước do người đó xâydựng thì nhân dân vẫn là người chịu tổn thất của những cuộc tranh giành quyền lực

Ngày đăng: 17/05/2021, 11:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w