1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Gián án Giáo Dục Kỹ Năng Sống Cho học Sinh

10 2,8K 60

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 81,5 KB

Nội dung

GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG Kỹ năng sống là những kỹ năng tâm lý – xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại và thích ứng trong cuộc sống, giúp cho cá nhân vững vàng trước cuộc sống có nhiều thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội trong thực tại… Kỹ năng sống đơn giản là tất cả điều cần thiết chúng ta phải biết để có được khả năng thích ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống. 2. Kỹ năng sống có thể hình thành tự nhiên, học được từ những trải nghiệm của cuộc sống và do giáo dục mà có. Không phải đợi đến lúc được học kỹ năng sống một con người mới có những kỹ năng sống đầu tiên. Chính cuộc đời, những trải nghiệm, va vấp, thành công và thất bại giúp con người có được bài học quý giá về kỹ năng sống. Tuy nhiên, nếu được dạy dỗ từ sớm, con người sẽ rút ngắn thời gian học hỏi qua trải nghiệm, sẽ thành công hơn. 3. Kỹ năng sống cần cho suốt cả cuộc đời và luôn luôn được bổ sung, nâng cấp để phù hợp với sự thay đổi của cuộc sống biến động. Người trưởng thành cũng vẫn cần học kỹ năng sống. 4. Có nhiều cách phân loại kỹ năng sống. Dựa vào môi trường sống: - Kỹ năng sống tại trường học - Kỹ năng sống tại gia đình - Kỹ năng sống tại nơi làm việc Dựa vào các lĩnh vực tâm lý: - Kỹ năng nhận thức: Kỹ năng ra quyết định, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy tích cực, kỹ năng tư duy có phê phán… - Kỹ năng xã hội: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng từ chối, kỹ năng quyết đoán, kỹ năng hợp tác, kỹ năng xây dựng và duy trì các mối qaun hệ liên cá nhân, kỹ năng vận động… - Kỹ năng quản lý bản thân: Kỹ năng chế ngự stress; kỹ năng làm chủ cảm xúc tình cảm; kỹ năng nâng cao nội lực kiểm soát… 5. Trong các chương trình giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em ( từ 6 -> 15 tuổi), người ta nhắc đến những nhóm kỹ năng sống sau đây: 1 5. 1. Kỹ năng sống cho học sinh tiểu học. Nhóm kỹ năng nhận thức: • Nhận thức bản thân • Xây dựng kế hoạch • Xác định điểm mạnh, điểm yếu của bản thân • Khắc phục khó khăn để đạt mục tiêu • Tư duy tích cực và tư duy sáng tạo Nhóm kỹ năng xã hội: • Kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ • Kỹ năng giao tiếp không lời • Kỹ năng thuyết trình và nói trước đám đông • Kỹ năng diễn đạt cảm xúc và phản hồi • Kỹ năng từ chối • Kỹ năng hợp tác • Kỹ năng làm việc nhóm • Kỹ năng vận động và gây ảnh hưởng • Kỹ năng ra quyết định Nhóm kỹ năng quản lý bản thân: • Kỹ năng làm chủ cảm xúc • Phòng chống stress • Vượt qua lo lắng, sợ hãi • Khắc phục sự tức giận, ứng phó với căng thẳng • Quản lý thời gian • Nghỉ ngơi tích cực • Giải trí lành mạnh • Tìm kiếm và xử lý thông tin. • Dám nhận trách nhiệm. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN KỸ NĂNG SỐNG: MỤC TIÊU TIẾP CẬN KỸ NĂNG SỐNG TRONG GIÁO DỤC SỨC KHOẺ HỌC SINH Bản thân kỹ năng sống có tính hành vi. Các kỹ năng sống cho phép chúng ta chuyển dịch kiến thức (cái chúng ta biết), thái độ và giá trị ( cái chúng ta nghĩ/cảm thấy/tin tưởng) thành hành động ( cái cần làm và cách cần làm nó) theo xu hướng tích cực và mang tính chất xây dựng. Ngày nay nhiều thanh thiếu niên không có khả năng đáp ứng kịp thời những đòi hỏi và sự căng thẳng ngày càng tăng của xã hội vì thiếu sự hổ trợ cần thiết để 2 tăng cường và xây dựng các kỹ năng sống cơ bản. Điều đó có thể gây ra những tổn hại về mạt sức khoẻ và đạo đức của mồi người. Vì vậy mục tiêu của giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là: - Nâng cao kiến thức và hiểu biết về sức khoẻ giới tính. - Giúp học sinh hiểu và tự giải quyết những vấn đề sức khoẻ bản thân, phát triển ở họ những giá trị và những kỹ năng sống có khả năng đưa đến một phong cách sống lành mạnh, tích cực và có trách nhiệm. - Nâng cao khả năng tự đánh giá bản thân và tính tự trọng, tự tin ở học sinh, trong quan hệ với bạn bè cùng trang lứa và người lớn. - Biết coi trọng phụ nữ và các em gái, ngăn chặn những hành vi bất bình đẳng giới tính trong gia đình, nhà trường và cộng đồng. - Nâng cao sự hiểu biết của học sinh về những tác động xấu của tệ nạn xã hội với sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, chính trị của đất nước cũng như sự phát triển giống nòi của mỗi dân tộc. 3. LỢI ÍCH CỦA GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG Giáo dục kỹ năng sống cho thanh thiếu niên nói chung và các trường học nói riêng sẽ mang lại cho họ những lợi ích như sau đây: Lợi ích về mặt sức khoẻ - Giáo dục kỹ năng sống góp phân xây dựng hành vi sức khoẻ lành mạnh cho cá nhân và cộng đồng. - Giáo dục kỹ năng sữ giúp các em giải quyết được những nhu cầu để được phát triển. - Giáo dục kỹ năng sống tạo khả năng cho mỗi cá nhân có thể tự bảo vệ sức khoẻ cho mình và cho mọi người trong cộng đồng. - Giáo dục kỹ năng góp phần xây dựng môi trường sống lành mạnh, đảm bảo cho sự phát triển tốt về thể chất, tinh thần và xã hội. Lợi ích về mặt giáo dục - Giáo dục kỹ năng sống theo phương pháp dạy học tích cực, lấy học sinh làm trung tâm sẽ có những tác động tích cực đối với: - Quan hệ giữa thầy và trò, bạn và bạn - Hứng thú trong học tập. - Hoàn thành công việc của mọi cá nhân một cách sống sáng tạo và hiệu quả. - Đề cao chuẩn mực đạo đức cũng như vai trò chủ động, tự giác của học sinh, sinh viên trong quá trình học tập, tu dưỡng. Lợi ích về mặt văn hoá xã hội - Giáo dục kỹ năng sông thúc đảy những hành vi mang tính xã hội tích cực, góp phần xây dựng môi trường xã hội lành mạnh. - Giáo dục kỹ năng sống có giá trị đặc biệt đối với thanh thiếu niên lớn lên trong một xã hội văn hoá đa dạng, nền kinh tế phát triển và thế giới là một mái nhà chung. Lợi ích về kinh tế chính trị 3 - Giáo dục kỹ năng sống nhằm hình thành những phẩm chất mà các nhà khoa học, kinh tế và chính trị trong tương lai cần có. - Giáo dục kỹ năng sống giải quyết một cách tích cực nhu cầu và quyền của thanh thiếu niên, giúp họ xác định được nghĩa vụ của mình đối với bản thân, gia đình và xã hội, góp phần củng cố sự ổn định chính trị của quốc gia. 4. VÌ SAO CẦN TIẾP CẬN PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG? Phương pháp tiếp cận kỹ năng sống giúp cho mọi người phát triển các kỹ năng cá nhân và xã hội mà họ cần để giữ gìn bản thân an toàn, trở thành những người có trách nhiệm và có tình thần độc lập, sáng tạo. Tiếp cận kỹ năng sống cũng có khả năng làm chủ tình cảm và xúc cảm của mọi cá nhân. Phương pháp tiếp cận cá kỹ năng sống làm cho người ta hiểu rằng có một khoảng cách giữa kiến thức và hành vi của con người. Vì vậy, nếu chỉ chú ý tiếp thu kiến thức thì con người có thể nhận được những thông tin, nhưng lại có ít ảnh hưởng đến hành vi. Ngược lại nếu có được những kỹ năng sống thì sự tác động lên cuộc sống của họ sẽ rất tích cực. Khi những kỹ năng của mỗi người phát triển và nâng cao thì sự tự tin và tự trọng cũng sẽ tăng theo. Điều này rất quan trọng vì sự tự trọng là một nhân tố quan trọng trong việc quyết định hành vi của mỗi người, đặc biệt đối với việc duy trì lối sống lành mạnh và có trách nhiệm trước sức khoẻ bản thân và công đồng. 5. MỘT SỐ KỸ NĂNG SỐNG CẦN ĐƯỢC VẬN DỤNG TRONG GIÁO DỤC: 5.1 KỸ NĂNG GIAO TIẾP Kỹ năng giao tiếp giúp cho quá trình tương tác giữa các cá nhân, trong nhóm với tập thể đông đảo hơn. Kỹ năng giao tiếp giúp các nhân bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc và tâm trạng của mình, giúp người khác hiểu rõ mình hơn. Thái độ cảm thông với người khác cũng góp phần giúp họ giải quyết vấn đề mà họ gặp phải. Kỹ năng hợp tác và làm việc tập thể là yếu tố quan trọng trong kỹ năng giao tiếp, giúp đem lại hiệu quả cho nhóm và giúp cá nhân tăng cường sự tự tin và hiệu quả trong việc thương thuyết, sự lý tình huống và giúp đỡ người khác. Đối với học sinh kỹ năng giao tiếp nhằm giúp: - Biết được các kỹ năng cần thiết khi giao tiếp. - Có khả năng thực hành giao tiếp có hiệu quả. - Biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác. Dưới đầy là một số kỹ năng cần vận dụng khi giao tiếp: Mỗi quan hệ giữa các cá nhân. - Các mỗi quan hệ là bản chất của cụoc sống. Ở thanh thiếu niên thường có mối quan hệ với: - Những người lớn có vai trò quan trọng trong cuộc sống của họ: Cha mẹ, họ hàng, thầy cô giáo. - Bạn bè đồng lưa trong và ngoài trường học. - Những người mà họ gặp gở trong cuộc sống: Bạn bè của gia đình, những nhà lãnh đạo các tổ chức xã hội, người sống trong cộng đồng. 4 Thanh thiếu niên cần phải biết cách giao tiếp và đối sữ một cách phù hợp trong từng mối quan hệ để họ có thể phát triển tối đa tiềm năng sẵn có trong môi trường sống của mình. Thiết lập tình bạn Mỗi cá nhân cần có nhiều bạn bè để chia sẻ, bày tỏ, thổ lộ những điều mà mình quan tâm. Việc thiết lập tình bạn bắt đầu từ giai đoạn sớm nhất của cuộc đời, nhưng thanh thiếu niên cần phải nhận biết được tình bạn hình thành như thế nào và phải thiết lập và phát triển ra sao để cả hai bên cùng có lợi, đồng thời phải biết khước từ kiểu tình bạn có thể đưa họ đến những hành vi nguy hiểm như quan hệ tình dục bừa bãi, nghiện ma tuý, trôm cắp, cờ bạc… Sự thông cảm Bày tỏ sự cảm thông bằng cách tự đặt mình vào vị trí của người khác, đặc biệt khi thanh thiếu niên phải đương đầu với những vấn đề nghiêm trọng do hoàn cảnh hoặc do những hành vi cuả chính hành vi họ gây ra. Điều này có nghĩa là hiểu và coi hoàn cảnh của người khác như của chính mình và tìm cách giảm bớt gánh nặng bằng sự chia sẻ với họ hơn là lên án hoặc coi khinh họ. Do vậy, cảm thông cùng đồng nghĩa với việc hỗ trợ người đó để họ có thể tự quyết định và đứng vững trên đôi chân của mình một cách nhanh chóng nhất. Đứng vững trước sự lôi kéo của bạn bè Đứng vững trước sự lôi kéo giữa bạn bè có nghĩa là bảo vệ những giá trị và niềm tin của bản thân nếu phải đương đầu với những ý nghĩa và việc làm trái ngược của bạn bè. Bản thân phải dừng ngay những việc mà mình tin là sai lầm và phải có khả năng bảo vệ quyết định của mình dù điều này không được nhóm bạn đồng tình. Do vậy, khi cả nhóm bạn bè gây những ảnh hưởng và thói quen xấu thì việc phản đối, khước từ bạn bè là một kỹ năng rất quan trọng. Thương lượng Thương lượng là một kỹ năng quan trọng trong mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau. Nó liên quan đến tính kiên định, sự cảm thông cũng như khả năng đương đầu với sự đe doạ hoặc rủi ro tiềm tàng trong các mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau kể cả sức ép của bạn bè hoặc xác định rõ vị trí của cá nhân và thiết lập sự hiểu biết lẫn nhau. Giao tiếp hiệu quả Một trong những kỹ năng sống quan trọng là khả năng giao tiếp một cách có hiệu quả với mọi người. Việc này bao gồm cả kỹ năng lắng nghe và hiểu được người khác thực hiện việc giao tiếp của họ như thế nào cũng như hiểu được người ta giao tiếp với nhau ra sao. Để giao tiếp có hiệu quả cần vận dụng các kỹ năng giao tiếp bằng lời, giao tiếp không lời và kỹ năng lắng nghe. 5.2. KỸ NĂNG TỰ NHẬN THỨC Kỹ năng nhận thức giúp hiểu rõ bản thân mình: Đặc điểm, tính cách, thói quen, thái độ, ý kiến, cách suy nghĩ, cảm xúc, nhu cầu của chính mình, các mối quan hệ xã hội cũng như những điểm tích cực và hạn chế của bản thân. Tự nhận 5 thức là cơ sở rất quan trọng giúp cho việc giao tiếp hiệu quả và có tinh thần trách nhiệm đối với người khác. Tự nhận thức cũng liên quan đến kỹ năng xác định giá trị, thể hiện sự tự tin và tinh kiên định để giải quyết vấn đề, ra quyết định hiệu quả. Tự nhận thức cũng giúp bản thân đặt ra những mục tiêu phấn đấu phù hợp và thực tế. Đối với học sinh, kỹ năng này nhằm giúp: - Biết nhận thức và thể hiện bản thân mình. - Có thể đánh giá được mặt tốt và chưa tốt của những hành vi sức khoẻ bản thân. Một số kỹ năng tự nhận thức thường được vận dụng: Kỹ năng tự đánh giá Trước hết thanh thiếu niên cần nhận biết và hiểu rõ bản thân, những tiềm năng, tình cảm, cảm xúc cũng như vị trí của mình trong cuộc sống, mặt mạnh và mặt yếu của họ. Họ cũng có sự hiểu biết về bản sắc dân tộc và nền văn hoá mà từ đó họ đã được sinh ra. Đồng thời họ phải hiểu về các nguy cơ và các yếu tố thúc đẩy làm tăng nguy cơ (trong đó có yếu tố môi trường, bạn bè, phim ảnh, tình huống căng thẳng ) cũng như hiểu về những yếu tố mang tính bảo vệ (yếu tố tích cực của bạn bè, gia đình, xã hội). Khi các cá nhân tự nhận thức được khả năng của mình thì họ có khả năng sử dụng các kỹ năng sống khác một cách có hiệu quả và họ biết lửa chọn những gì phù hợp với bản thân, với xã hội mà họ đang sống. Lòng tự trọng Sự tự nhiên nhận thức đưa đến sự tự trọng khi con người nhận thức được năng lực tiềm tàng của bản thân và vị trí của mình trong công đồng. Tuy nhiên lòng tự trọng bị ảnh hưởng một cách mạnh mẽ bởi mối quan hệ của một cá nhân với những người khác. Những người lớn tuổi có ảnh hưởng như cha mẹ, các thành viên trong gia đình, thầy cô giáo và bạn bè có thể trợ giúp nhằm phát triển hoặc làm mất sự tự trọng của một cá nhân qua những quan hệ, tiếp xúc của họ đối với các cá nhân đó. Do đó, việc khuyến khích những mối quan hệ tích cực, lành mạnh là cần thiết đối với kỹ năng sống vì tự trọng liên quan đến hành vi đặc biệt là các hành vi liên quan đến sức khoẻ cá nhân công đồng. 5.3. KỸ NĂNG XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ Kỹ năng xác định giá trị là kỹ năng xác định những chuẩn mực về niềm tin, chính kiến về đạo đức, thái độ mà mình cho là quan trọng, là đúng đắn để hành động theo hướng đó. Kỹ năng xác định giá trị ảnh hưởng đến quá ra quyết định của mỗi người và cả quá trình tương tác trong giao tiếp với người khác. Cần lưu ý rằng mỗi người xuất thân từ những hoàn cảnh khác nhau, được giáo dục khác nhau và kinh nghiệm sống khác nhau cho nên có những suy nghĩ và thái độ khác nhau. Điều này sẽ giúp bản thân tôn trọng ý kiến của người khác, chấp nhận là người khác có những suy nghĩ khác biệt minh. Nhận thức được như vậy sẽ góp phần điều chỉnh hành vi của ta trong tương tác với người khác. 6 Đối với học sinh kỹ năng này nhằm giúp: - Hiểu rõ giá trị là những niềm tin, chính kiến, thái độ, định hướng cho hoạt động và hành vi của mỗi người. - Thấy rõ được ý nghĩa của việc hình thành kỹ năng xác định giá trị cho bản thân và biết tôn trọng giá trị của người khác. - Biết phân tích lợi, hại, được, mất của một hành vi mà cá nhân muốn thực hiện. 5.4. KỸ NĂNG RA QUYẾT ĐỊNH Trong cuộc sống mỗi ngày một người có thể phải ra nhiều quyết định. Tùy theo tình huống xảy ra, người ta phải lựa chọn ra một quyết định nhưng đồng thời cũng phải ý thức được các tình huống có thể xảy ra do sự lựa chọn của mình. Do đó cần phải cân nhắc thận trọng những quyết định, lường trước được những hậu quả trước khi ra quyết định của mình là đúng, hợp lý. Đối với học sinh kỹ năng này nhằm giúp: - Luyện kỹ năng suy nghĩ có phê phán, tư duy sáng tạo, kỹ năng giải quyết vấn đề một cách có cân nhắc cái lợi, cái hại của từng giải pháp để cuối cùng có được quyết địinh đúng đắn. - Nắm được các bước ra quyết định. - Thực hành được kỹ năng ra quyết định. Kỹ năng ra quyết định bao gồm: Tư duy phê phán Thanh thiếu niên lớn lên trong thế giới hôm nay phải đương đầu với nhiều vấn đề, nhiều tình huống trong cuộc sống đòi hỏi thường xuyên họ phải ra quyết định phù hợp, nếu không sẽ phải trả giá cho những quyết định sai lầm. Vì vậy, họ phải có khả năng phân tích một cách có phê phán môi trường sống của họ và những thông tin đa dạng, phức tạp tác động tới họ một cách dồn dập. Tư duy sáng tạo Cuộc sống của con người luôn tiếp cận với các sự việc mới, phương thức mới, ý tưởng mới, cách sắp xếp và tổ chức mới, đó chính là tư duy sáng tạo. Điều đó rất quan trọng trong kỹ năng sống bởi vì con người thường xuyên bị đặt vào những hoàn cảnh bất ngờ và không bình thương. Trong hoàn cảnh đó đòi hỏi phải có tư duy sáng tạo để có thể đáp ứng lại một cách phù hợp. Giải quyết vấn đề Chỉ có thể thông qua việc thực hành ra quyết định và giải quyết vấn đề thì thanh thiếu niên mới có thể xây dựng được những kỹ năng cần thiết để có những lựa chọn tốt nhất trong bất kỳ hoàn cảnh nào mà họ phải đương đầu. Sơ đồ các bước ra quyết định 7 5.5. KỸ NĂNG KIÊN ĐỊNH Kiên định: Là kỹ năng thực hiện bằng được những gì mình muốn hoặc từ chối bằng được những gì mình không muốn với sự tôn trọng có xem xét tới quyền và nhu cầu của người khác với nhu cầu và quyền của mình một cách hài hoà đúng mực. Đó là tính kiên định theo chiều hướng tích cực , ví dụ như: một cô gái từ chối sự tán tỉnh của người bạn trai cùng lớp hoặc của người đàn ông lớn tuổi hơn, hoặc một em bé thuyết phục mẹ để được tiếp tục đi học. Kiên định là sự cân bằng giữa hiếu thắng, vị kỷ và phục tùng, phụ thuộc. Thể hiện thái độ kiên định: - Cởi mở, thành thật với bản thân và người khác. - Biết lắng nghe ý kiến người khác. - Bày tỏ sự thông cảm đối với hoàn cảnh của người khác. - Tự trọng bản thân nhưng tôn trọng người khác. - Xử lý cảm xúc của mình. - Nói không và giải thích lý do. - Thực hiện ý kiến và mong muốn của mình mà không làm tổn hại đến quyền của người khác. - Tính hiếu thắng: Luôn chỉ nghĩ đến quyền và nhu cầu của bản thân mình, quên đi quyền và nhu cầu của người khác, luôn muốn mọi người phục tùng mình, bất kể điều đó đúng hay sai. Thể hiện thái độ hiếu thắng: - Buộc người khác làm điều mà họ không muốn làm. - Luôn đặt nhu cầu và quyền lợi của mình lên trên. - Thực hiện bằng được điều mình muốn bất kể là điều gì, thậm chí làm phương hại đến quyền lợi của người khác. Tính phục tùng: Thể hiện sự phụ thuộc, bị động tới mức coi quyền và nhu cầu của người khác là trên hết, quên mất quyền và nhu cầu của cá nhân mình bất kể điều đó là hợp lý. Thể hiện thái độ phục tùng - Chấp nhận, đồng ý nhưng trong lòng không muốn. - Luôn đặt nhu cầu của người khác lên trên. - Trong lòng giận dữ và khó chịu nhưng không nói ra. - Biện minh hành động của mình là vì người khác. 8 Xác định vấn đề Thu thập thông tin Liệt kê các giải pháp lựa chọn - Kết quả sự lựa chọn - Cảm giác - Gíâ trị Hành độngKiểm định lại hiệu quả của quyết định. Ra quyết định - Mơ hồ về ý nghĩ và điều mà mình làm. - Không có thái độ cương quyết. Đối với học sinh kỹ năng kiên định nhằm giúp: - Phân biệt được tính kiên định, phục tùng, hiếu thắng để ra quyết định đúng. - So sánh với quyền và nhu cầu của bản thân cũng như biết tôn trọng quyền và nhu cầu của người khác để lửa chọn thái độ và hành vi phù hợp. 5.6. KỸ NĂNG ĐẠT MỤC TIÊU Mục tiêu là điều chúng ta muốn thực hiện, muốn đạt tới. Mục tiêu có thể là sự mong muốn hiểu biết (muốn biết về một cái gì đó), một sự thay đổi về thái độ hay thay đổi một hành vi (làm được cái gì đó). Muốn thực hiện được mục tiêu phải có quyết tâm và đôi khi phải có cam kết (cam kết với người khác hoặc cam kết với chính mình). Những yêu cầu khi đặt mục tiêu - Mục tiêu phải thể hiện bằng ngôn từ cụ thể rõ ràng. Khi viết các mục tiêu tránh dùng các từ chung làm khó cho việc đánh giá kết quả thực hiện, tốt nhất là dùng các từ cụ thể, có thể lượng hoá được. - Mục tiêu phải có tính khả thi (thực tế). - Ai là người hỗ trợ, giúp đỡ mình thực hiện mục tiêu đó ? - Trong thời gian bao lâu có thể hoàn thành ? ngắn hạn (1 ngày-1 tuần), trung hạn (1 tháng-3 tháng), dài hạn (6 tháng-1 năm hoặc nhiều năm). - Ngày tháng hoàn thành. - Biểu diễn từng mốc thời gian thực hiện. - Thuận lợi, khó khăn. - Khẳng định, quyết tâm. - So sánh với kết quả cuối cùng. Đối với học sinh kỹ năng này giúp: - Xác định được những yêu cầu cần có khi đặt mục tiêu nào đó. - Thực hành lập kế hoạch để thực hiện mục tiêu. Để đạt hiệu quả cao trong giáo dục sức khoẻ cho học sinh ở tuổi vị thành niên phải tuỳ theo từng nội dung, từng tình huống cụ thể, công việc cụ thể mà vận dụng phối hợp các kỹ năng sống một cách linh hoạt, sáng tạo. Có thể nói ít trường hợp chỉ dùng một kỹ năng mà thành công. 9 10 . học kỹ năng sống. 4. Có nhiều cách phân loại kỹ năng sống. Dựa vào môi trường sống: - Kỹ năng sống tại trường học - Kỹ năng sống tại gia đình - Kỹ năng sống. TIẾP CẬN KỸ NĂNG SỐNG: MỤC TIÊU TIẾP CẬN KỸ NĂNG SỐNG TRONG GIÁO DỤC SỨC KHOẺ HỌC SINH Bản thân kỹ năng sống có tính hành vi. Các kỹ năng sống cho phép

Ngày đăng: 29/11/2013, 16:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w