1 soá bieän phaùp reøn kó naêng laøm taäp laøm vaên mieâu taû ôû hoïc sinh lôùp 4 saùng kieán kinh nghieäm một số biện pháp rèn kĩ năng làm tập làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4 i đặt vấn đề quá trì

12 15 0
1 soá bieän phaùp reøn kó naêng laøm taäp laøm vaên mieâu taû ôû hoïc sinh lôùp 4 saùng kieán kinh nghieäm một số biện pháp rèn kĩ năng làm tập làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4 i đặt vấn đề quá trì

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Quá trình dạy học là một quá trình tư duy sáng tạo – người giáo viên là một kĩ sư của tâm hồn, hơn nữa còn là một nhà làm nghệ thuật. Và việc dạy học ngày nay luôn dựa trên cơ sở phát hu[r]

Trang 1

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG LÀM TẬP LÀM VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 4 I ĐẶT VẤN ĐỀ

Quá trình dạy học là một quá trình tư duy sáng tạo – người giáo viên là một kĩ sư của tâm hồn, hơn nữa còn là một nhà làm nghệ thuật Và việc dạy học ngày nay luôn dựa trên cơ sở phát huy tính tích cực chủ động của học sinh Chính vì thế nó đòi hỏi người giáo viên phải luôn có sự sáng tạo, tự cải tiến phương pháp dạy học của mình nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy học Mỗi môn học ở Tiểu học đều góp phần hình thành và phát triển nhân cách của trẻ, cung cấp cho trẻ những kiến thức cần thiết Phân môn Tập làm văn ở Tiểu học có nhiệm vụ rất quan trọng là rèn kĩ năng nói và viết Thế nhưng hiện nay, đa số các em học sinh lớp 4 đều rất sợ học phân môn Tập làm văn vì không biết nói gì ? viết gì ? Ngay cả bản thân giáo viên đôi khi cũng không tự tin lắm khi dạy phân môn này so với các môn học khác Do đó khi đứng lớp tôi luôn chú ý đến việc rèn luyện kĩ năng làm Tập làm văn cho học sinh lớp tôi phụ trách Sau đây, tôi xin trình bày một vài kinh nghiệm nhỏ của mình trong quá trình rèn kĩ năng làm Tập làm văn cho học sinh cả lớp.

II NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN 1 Thuận lợi:

- Hiện nay nhiều phụ huynh rất quan tâm đến việc học tập của con em mình nên đã có sự chuẩn bị đầy đủ về sách vở, đồ dùng học tập cho học sinh khi đến lớp Bên cạnh đó, một số phụ huynh còn tìm thêm sách tham khảo, tài liệu học tập để học

Trang 2

- Nội dung chương trình Tập làm văn giúp học sinh biết và có thể vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống hoặc ngược lại.

- Qua các tiết học Tập làm văn, học sinh có điều kiện tiếp cận với vẻ đẹp của con người, thiên nhiên từ đó giáo dục và phát huy lòng yêu nước, yêu cái đẹp, cái thiện ở học sinh.

2 Khó khăn:

- Sĩ số lớp khá đông.

- Học sinh còn nhỏ tuổi nên vốn từ chưa nhiều, các em chưa hiểu hết nghĩa của từ nên cách diễn đạt còn nhiều sai sót.

- Một số học sinh chưa biết vận dụng các biện pháp so sánh, nhân hoá, trí tưởng tượng của mình vào bài văn nên nội dung bài văn chưa phong phú lắm.

- Do cuộc sống, do nhu cầu mưu sinh nên một số ít phụ huynh chưa quan tâm đúng mức đến việc học của con em mình mà phó mặc cho các em tự học.

- Một số học sinh thiếu tính kiên trì chỉ làm cho có, cho xong việc - Một số em chép văn mẫu có sẵn.

3 Nguyên nhân dẫn đến việc học sinh tiểu học không thích viết văn:

Theo tôi, học sinh của chúng ta không thích viết văn là do một số nguyên nhân sau:

- Các em đã có sự phát triển về trí tuệ, tâm hồn; các em thích quan sát mọi vật xung quanh; khả năng tư duy cụ thể của các em nhiều hơn khả năng khái quát hoá; các em rất nhạy cảm với vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước, các em dễ xúc động và bắt đầu biết mơ ước có trí tưởng tượng phong phú, thích nghi lại các vấn đề mà mình đã quan sát được Song do vốn sống và môi trường tiếp xúc của các em còn hạn chế nên vốn ngôn ngữ của các em chưa phong phú, sắp xếp ý chưa có hệ thống và diễn đạt còn thiếu mạch lạc

- Phần đông học sinh khi được hỏi các em có thích nghe phân tích cái hay, cái đẹp trong văn học không? Thì các em trả lời là “thích” nhưng hỏi các em có thích học văn không? Thì nhiều em đều trả lời “không thích” vì “khó học”.

- Học sinh thích đọc truyện tranh hơn đọc sách báo nên vốn từ để miêu tả ít, dùng từ thường thiếu sự chính xác hoặc câu văn quá ngắn gọn.

Trang 3

- Học sinh không biết tự lập dàn ý dẫn đến việc viết câu văn, đoạn văn không đủ ý cần diễn đạt Học sinh thiếu sự tưởng tượng, ít cảm xúc về đối tượng miêu tả, không biết vận dụng các biện pháp tu từ nên câu văn, đoạn văn thiếu hình ảnh, thiếu cảm xúc.

- Cách ngắt câu ở học sinh chưa chuẩn, khi diễn đạt còn bị lập từ, lập ý.

- Một số học sinh không dám mạnh dạn trình bày ý kiến vì sợ nói sai sẽ bị bạn chê cười.

- Sự hướng dẫn của sách giáo khoa chưa thật cụ thể, chưa dễ hiểu Sách giáo khoa chưa có nhiều đoạn văn mẫu phù hợp với địa phương để giới thiệu cho học sinh tham khảo.

III BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

Để giúp học sinh yêu thích và có hứng thú trong việc học và viết Tập làm văn người giáo viên cần rèn cho học sinh một số kĩ năng sau:

A) Định hướng văn bản:

 Học sinh biết nhận diện đặc điểm loại văn Thông qua gợi ý trong sách giáo khoa từ đó biết phân tích đề bài để xác định yêu cầu của đề (Bài văn thuộc thể loại gì? Nội dung bài văn là gì? Kiểu bài văn? Trọng tâm?).

VD: Khi đọc yêu cầu của đề bài học sinh phải biết phân tích đề

“ Tả 1 quyển sách giáo khoa mà em thích”: học sinh biết gạch chân 1 số từ quan trọng và biết chọn bất kì quyển sách giáo khoa nào mà mình thích để tả.

“ Tả quyển sách Toán của em”: học sinh phải biết chỉ được tả quyển sách Toán.

B) Rèn kĩ năng quan sát, tìm ý thông qua khung mạng ý nghĩa:

 Giáo viên cần giúp cho học sinh biết quan sát để làm Tập làm văn và quan sát tìm hiểu Khoa học có mục đích khác nhau:

+ Mục đích quan sát khoa học là tìm ra công dụng cấu tạo của sự vật, đặc điểm, tính chất của hiện tượng

+ Quan sát văn học là tìm ra màu sắc, âm thanh, hình ảnh tiêu biểu và cảm xúc của người đối với sự vật.

* Quan sát bằng nhiều giác quan:

- Quan sát bằng mắt: nhận ra màu sắc, hình khối, sự vật.

Trang 4

- Quan sát bằng tai: âm thanh nhịp điệu gợi cảm xúc - Quan sát bằng mũi: những mùi vị tác động đến tình cảm - Quan sát bằng vị giác và xúc giác: quan sát cảm nhận.

 Nhờ cách quan sát này mà các em ghi nhận được nhiều ý, giúp cho bài văn đa dạng, phong phú.

* Quan sát tỉ mỉ nhiều lượt: Muốn tìm ý cho bài văn học sinh phải quan sát kỹ, quan sát nhiều lần Học sinh cần xác định rõ trình tự quan sát và biết chọn lựa các trình tự quan sát khác nhau:

- Trình tự không gian: Quan sát từ trên xuống dưới hoặc từ dưới lên trên Từ trái sang phải hay từ ngoài vào trong

- Trình tự thời gian: Quan sát từ sáng đến tối, từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc.

- Trình tự tâm lý: Thấy nét gì nổi bật thu hút bản thân, gây cảm xúc thì quan sát trước.

 Giáo viên phải hướng dẫn học sinh tìm được những nét tiêu biểu của sự vật Không cần dàn đủ chi tiết về sự vật, chỉ cần ghi chép lại những đặc điểm mà mình cảm nhận sâu sắc nhất → Tạo ra hứng thú, cảm xúc giúp học sinh dễ dàng tìm từ, chọn ý → Giúp học sinh miêu tả sinh động và hấp dẫn

 Khung mạng ý nghĩa có thể được trình bày dưới nhiều hình thức khác nhau tùy theo nội dung từng bài Học sinh phải tự làm việc, tự quan sát, tự ghi chép là chính Giáo viên có thể gợi ý giúp các em phát hiện ra những nét đặc sắc.

+ Đối với đối tượng là học sinh khá giỏi: tôi để cho các em tự thảo luận suy nghĩ và viết ra các ý dưới dạng từ hay cụm từ xung quanh khung chủ đề.

VD: Cả nhóm học sinh sẽ cùng thảo luận làm khung mạng ý nghĩa tả cây hoa

Trang 5

+ Đối với đối tượng là học sinh trung bình – yếu: tôi sử dụng hệ thống câu hỏi để kích thích và định hướng cho học sinh phát triển ý Ở đây cần lưu ý câu hỏi phải có tính chất gợi mở, hướng đến việc khơi gợi sự quan tâm và kinh nghiệm riêng của các em.

VD: Học sinh quan sát “hoa hồng nhung” giáo viên có thể hỏi:

Em thấy màu sắc hoa hồng như thế nào?

Khi dùng tay sờ vào cánh hoa em cảm thấy thế nào?

Quan sát quanh mép lá em thấy lá hoa hồng có điểm gì đặc biệt?

C Lập dàn ý chi tiết:

Chương trình Tập làm văn lớp 4 không có tiết lập dàn ý chi tiết nên tôi hướng dẫn học sinh dựa vào dàn bài chung để đánh số thứ tự cho các ý tìm được trên khung mạng từ đó sẽ diễn đạt thành dàn ý chi tiết Tôi cũng lưu ý cho học sinh về trình tự chung của thể loại văn đang làm và hướng dẫn có tính chất mở.

VD: Đối với loại văn miêu tả thì lưu ý học sinh những chi tiết nào có ý giới

thiệu chung thì nói trước, ý nào miêu tả chi tiết cụ thể thì nói sau.

Tuy nhiên tôi luôn rèn cho học sinh hiểu trong những ý chung hoặc trong những ý cụ thể đó vấn đề nào đưa vào trước cũng được, miễn là phải đảm bảo đủ các nội dung cần diễn tả Tránh lối áp đặt như là cho sẵn một trật tự chi tiết cố định.

VD: Từ khung mạng ý nghĩa và dàn bài chung, học sinh thảo luận nhóm tự lập

dàn ý chi tiết tả cây hoa hồng Những từ ngữ đánh dấu: số (1) nằm trong phần mở bài, số (2) nằm trong phần thân bài, số (3) nằm trong phần kết bài.

Mở bài: Giới thiệu cây hoa hồng Trồng ở đâu? (trước cửa) Ai trồng? (mẹ

Thân bài:

* Tả bao quát:

- Cây cao khoảng nửa mét.

- Thân khẳng khiu bằng chiếc đũa ăn cơm.

Nhiều gai nhọn (2)

Trồng trước cửa (1)

Yêu thích, tỉa lá, tưới nước (3)

Trang 6

* Tả chi tiết:

- Cành đâm tua tủa, có nhiều gai nhọn như những chàng vệ sĩ.

- Lá hình bầu dục, lá non màu tim tím, lá già màu xanh đậm, mép có viền răng cưa.

- Nụ màu xanh mơn mởn, bằng đầu ngón tay út của em.

- Hoa mới nở to bằng chung uống trà, như ông mặt trời đỏ thắm - Cánh hoa đỏ tươi, mỏng mịn như nhung xếp chồng lên nhau - Hương thơm thoang thoảng quyến rũ ong bướm.

Kết bài: Nêu cảm nghĩ: yêu thích, tỉa lá, tưới nước để cây luôn xanh tốt.

Từ dàn ý chi tiết, tôi nghĩ học sinh có thể vận dụng thêm một số từ ngữ, hình ảnh gợi cảm xúc để viết thành bài văn hoàn chỉnh một cách khá dễ dàng.

D Rèn kĩ năng phát triển từ ngữ miêu tả :

Để rèn cho học sinh kỹ năng phát triển từ ngữ miêu tả tôi đã tích hợp việc dạy Tập làm văn trong những tiết Tập đọc Nếu nội dung bài đọc hoặc một số từ ngữ trong bài tôi thấy học sinh có thể vận dụng vào bài viết của mình, tôi sẽ nhấn mạnh với các em.

VD: Qua bài tập đọc “Sầu riêng” tôi sẽ nhấn mạnh cho học sinh những từ ngữ

miêu tả hình dáng thân cây sầu riêng: ”khẳng khiu”, “cao vút”,” thẳng đuột”… Từ đó học sinh có thể vận dụng những từ ngữ này khi miêu tả những loại cây khác.

VD: Trong bài tập đọc “Con sẻ” học sinh sẽ nhận ra một số từ ngữ giàu hình

ảnh dùng để miêu tả con vật như “vàng óng”, “nhúm lông tơ”, “lông dựng ngược”, “mõm há rộng đầy răng”…

Một hình ảnh sống động sẽ giúp bài viết miêu tả có được sự chú ý, thích thú từ người đọc Vì thế giáo viên nên giúp học sinh có thói quen sử dụng hình ảnh trong thể loại miêu tả, việc dùng hình ảnh này giúp chúng ta nhìn sự vật bằng một cái nhìn mới, tuy nhiên cũng cần tránh lạm dụng việc sử dụng hình ảnh.

Cùng với phân môn Tập đọc, phân môn Luyện từ và câu cũng có thể làm giàu vốn từ ngữ cho học sinh Việc tổ chức trò chơi cũng là một biện pháp sinh động để học sinh bồi dưỡng vốn từ.

Trang 7

E) Rèn kĩ năng làm văn miệng ở học sinh:

Chương trình Tập làm văn lớp 4 mới không có tiết làm bài miệng riêng nên tôi tích hợp dạy học sinh làm văn miệng trong những tiết kể chuyện có liên quan.

VD: Kể chuyện “ Kể câu chuyện em đã được đọc hay được nghe có nhân vật là

những đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em” Tôi chú ý sửa cho học sinh cách diễn đạt thành câu, thành đoạn chuyện, từ đó học sinh có sự hình dung sơ lược hình thức của một bài văn miêu tả.

F) Rèn kĩ năng viết:

Viết là một quá trình có nhiều giai đoạn đòi hỏi giáo viên phải thường xuyên rèn cho học sinh.

- Viết nháp ở nhà: học sinh sẽ tự chuẩn bị một bài, một đoạn viết nháp dựa trên dàn ý chi tiết đã có Chú ý nhắc nhở học sinh vận dụng các biện pháp tu từ đã học như so sánh, nhân hoá nhằm phát triển trí tưởng tượng sáng tạo ở học sinh.

VD: Chú mèo có cái đầu tròn như trái banh lông Đôi mắt tròn xoe, xanh biếc

như thuỷ tinh, đưa qua, đưa lại rất nhanh.

- Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc sửa bản viết nháp của mình theo hình thức nhóm đôi trong khoảng thời gian trước giờ vào học Học sinh sẽ trao đổi nhận xét và rút kinh nghiệm về bài viết của mình.

- Dựa vào bản viết nháp đã được sửa, học sinh sẽ viết lại bài hoàn chỉnh  Sơ đồ các giai đoạn trong 1 quá trình viết:

G) Rèn kĩ năng nhận xét phát hiện lỗi sai và học tập những điều bổ íchtrong bài viết:

Kĩ năng này là kĩ năng khá quan trọng thường được rèn nhiều trong tiết trả bài viết:

Giai đoạn trước khi viếtTrình bày & cho người khác đọc

Đánh giá / Viết lại

Viết nhápHội ý / Đọc lạiĐọc sửa và chọn lọc

Trang 8

Khi giáo viên ghi nhận loại ra lỗi điển hình, tiêu biểu lên bảng, học sinh sẽ thảo luận tìm ra cách chữa lỗi.

VD: Tìm cách chữa lại cho câu văn có hình ảnh, sinh động hơn:

Chữa lại cho câu có đủ chủ ngữ – vị ngữ.

Lược bỏ bớt từ ngữ thừa trong câu cho câu ngắn gọn, diễn đạt súc tích hơn Tìm từ thay vào từ dùng sai để cho hợp nghĩa.

Giáo viên đọc 1 số bài viết tốt hoặc 1 số đoạn văn hay của học sinh trong lớp hoặc của một số tài liệu tham khảo Học sinh sẽ nhận xét bài văn, đoạn văn đó hay ở điểm nào? Vì sao? Qua đó phát triển khả năng tư duy nhận xét ở học sinh.

: Học sinh biết nhận xét câu văn “Lá bàng to hơn bàn tay người lớn và có

màu xanh đậm.” không hay bằng câu văn “Khi có một cơn gió nhẹ thổi qua, những chiếc lá bàng màu xanh như những chiếc quạt xinh xinh khẽ rung rinh vẫy chào chúng em.” vì câu văn thứ hai có hình ảnh so sánh giúp cho nội dung xúc tích hơn, giàu hình ảnh hơn, hấp dẫn người đọc hơn.

H) Hình thành và phát triển “ môi trường tư liệu ở lớp học” để giúp họcsinh có điều kiện dễ dàng sử dụng từ ngữ khi tìm ý và viết ý thành bài bằngcách:

Thu thập và trưng bày các bài văn mẫu ( của học sinh khá giỏi trong lớp hiện tại hoặc các năm trước ) theo từng thể loại trong lớp.

Phân tích điểm hay của các bài đọc tiêu biểu cho các thể loại văn bản trong chương trình giới thiệu thành bộ sưu tập và trưng bày.

Xây dựng từ điển lớp: giáo viên đưa ra hoặc hướng dẫn học sinh thu thập danh mục các từ mà các em đã biết theo chủ đề Tập làm văn trong sách giáo khoa.

Tập cho học sinh thói quen quan tâm đến các trường hợp sử dụng từ hay trong khi đọc, kể chuyện hay luyện từ và câu.

Tập cho học sinh sự ham thích đọc sách báo và có sổ tay để ghi lại những câu văn hay khi tình cờ đọc trên sách báo từ đó có kĩ năng vận dụng vào bài viết của mình.

I) Đối với học sinh yếu :

Trang 9

Các em vẫn được rèn các kĩ năng nói trên nhưng mức độ đòi hỏi không quá cao để tránh sự nhàm chán ở các em Trong giờ dạy nếu các em biết đặt 1 câu văn đầy đủ bộ phận hoặc có những nhận xét, câu trả lời tương đối phù hợp thì giáo viên phải có sự tuyên dương động viên các em kịp thời để các em phấn khởi, thích thú học tập Giáo viên phải đặt biệt quan tâm theo dõi để sửa chữa các lỗi ở bài viết của các em học sinh này Yêu cầu các em phải đạt được bài viết đủ ba phần của một bài văn miêu tả dù nội dung còn sơ sài, không hấp dẫn.

IV KẾT QUẢ

Trong năm học này, qua các lần kiểm tra định kỳ, điểm Tập làm văn trên trung bình của học sinh lớp tôi đã có sự tiến bộ khá tốt.

V KẾT LUẬN

Trên đây là một số biện pháp rèn kĩ năng làm Tập làm văn miêu tả ở học sinh lớp 4 mà tôi tích lũy được trong quá trình đứng lớp Quá trình rèn luyện này không thể diễn ra nhanh mà nó đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn nại của người giáo viên Nếu chúng ta rèn được cho học sinh tất cả các kĩ năng nói trên tôi tin tưởng rằng mỗi bài văn của học sinh sẽ là 1 tác phẩm súc tích, muôn màu muôn vẻ, vừa đáp ứng học tập và nâng cao, vừa tạo sự thích thú học tập cho học sinh vì các em được làm bài theo sở thích và năng lực của mình

Trang 10

Tân Phú, Ngày 27 tháng 03 năm 2007

Ngày đăng: 20/04/2021, 22:23

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan