Giải pháp và cách tổ chức thực hiện trong tiết tập làm văn miêu tả ở lớp 5 - Qua việc khảo sát chất lượng của học sinh tôi thấy được thực tế việc học tiết Tập làm văn của lớp, từ đó tôi
Trang 1I MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Tiếng Việt là một trong số các ngôn ngữ hết sức phong phú, đa dạng và có sức biểu cảm Từ ngữ Tiếng Việt tinh tế và giàu hình ảnh do đó nếu học sinh biết cách sử dụng từ ngữ trong viết văn sẽ giúp cho các em truyền đạt đến người đọc những nội dung thông tin một cách có hiệu quả nhất Chính vì vậy việc rèn kỹ năng
sử dụng Tiếng Việt cho học sinh là rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao
Trong chương trình Tiểu học, Tiếng Việt là môn học công cụ, với nhiệm
vụ cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về tiếng mẹ đẻ, rèn cho các
em sử dụng Tiếng Việt trong nghe, nói, đọc, viết Tập làm văn là một phân môn của môn Tiếng Việt, thông qua phân môn Tập làm văn, học sinh được rèn luyện
về khả năng dùng từ, đặt câu chính xác, từ đó các em có thể viết được bài văn hay, giàu tính nghệ thuật Nếu học sinh được rèn luyện kỹ năng viết văn thì các
em sẽ dễ dàng nhận thấy cái hay cái đẹp chứa đựng trong các yếu tố ngôn ngữ
Từ đó các em sẽ biết cách dùng từ đặt câu, chọn ý sao cho đúng và hay để miêu
tả hình ảnh, sự vật một cách sinh động
Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong quá trình dạy tiết tập làm văn viết ở lớp 5 là một phương pháp đã được đặt ra từ lâu trong sách giáo viên và sách học sinh Các giáo viên lớp 5 cũng đã được hướng dẫn về phương pháp dạy học tập làm văn qua nhiều chuyên đề hàng năm một cách cụ thể nhằm nâng cao chất lượng dạy học Mỗi giáo viên chúng ta đã có những cố gắng nhất định để thể hiện phương pháp dạy học tích cực trong giờ tập làm văn Qua giảng dạy nhiều năm, giáo viên đã tìm tòi, đúc rút ra một số kinh nghiệm giảng dạy tốt đóng góp cho phong trào chung
Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy chúng ta cũng chưa đạt được kết quả như mong muốn Biểu hiện cụ thể nhất hiện nay là học sinh lớp 5 chưa có ý thức học tập tốt bộ môn này Chưa thấy rõ nhu cầu phải nắm vững cách trình bày bài viết đúng với thể loại trong đề bài đã quy định Một số học sinh còn ỷ lại trong học tập, chưa năng động sáng tạo, luôn tiếp thu một cách thụ động như nhớ bài học trước cô nói gì, nhớ gì ghi cái ấy theo kiểu liệt kê sự việc Bài làm của các
em còn viết sai chính tả do phát âm địa phương, dùng từ đặt câu chưa chính xác, nhiều câu còn viết lan man, dùng dấu câu còn tuỳ tiện, việc lặp ý, lặp từ trong bài văn còn quá nhiều Bài văn chưa diễn đạt được một thể thống nhất từ đầu đến cuối
Với HS lớp 5, việc rèn kỹ năng làm văn miêu tả cho các em là cần thiết Học tốt văn miêu tả sẽ là điều kiện thuận lợi để các em học tốt các môn học khác
ở Tiểu học và học tiếp lên các lớp trên Việc giúp các em hoàn thành tốt bài văn miêu tả sẽ góp phần nâng cao năng lực cảm thụ văn học mà còn giúp các em khám phá được những cái đẹp qua việc xây dựng văn bản
Nhằm góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường nói chung, dạy cho HS lớp 5 học tốt văn miêu tả nói riêng, tôi
chọn đề tài: “Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho HS lớp 5.”
Trang 22 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Giúp học sinh có kĩ năng viết văn miêu tả thông qua việc tìm hiểu đề bài, phân tích và sửa chữa câu, từ dùng sai
3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Phân môn tập làm văn ở lớp 5 có nhiều thể loại nhưng đề tài này tôi chỉ trình bày một vài kinh nghiệm nhằm rèn luyện kĩ năng làm văn miêu tả cho HS lớp 5
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Phương pháp dạy thực nghiệm ở lớp - đối chứng chất lượng kiểm tra
- Phương pháp thống kê, tổng hợp, báo cáo
II NỘI DUNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG LÀM VĂN MIÊU TẢ CHO HS
LỚP 5
1 Cơ sở lí luận:
Mục tiêu của môn Tiếng Việt ở tiểu học là: Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi Thông qua việc dạy học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy, cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam trong xã hội chủ nghĩa
Về phân môn Tập làm văn ở lớp 5: Học sinh được học kiểu bài văn tả cảnh và tả người Đồng thời ôn tập văn kể chuyện, tả đồ vật, tả cây cối, tả con vật Trong đó có: 3 tiết trả bài văn tả cảnh, 3 tiết trả bài văn tả người, 1 tiết trả bài văn kể chuyện, 1 tiết trả bài văn tả đồ vật, 1 tiết trả bài văn tả cây cối, 1 tiết trả bài văn tả con vật Như vậy, trong cả năm học, học sinh được trả bài viết (10 tiết ) với từng bộ đề cụ thể dưới nhiều hình thức chữa lỗi như: Lỗi về chính tả, lỗi về từ, lỗi về câu, lỗi dùng dấu câu, lỗi đoạn văn
Nội dung dạy Tập làm văn nhằm hệ thống vốn kiến thức của các em đã học được trong môn Tiếng việt Phân môn tập làm văn đòi hỏi học sinh vận dụng được các kiến thức tổng hợp từ nhiều phân môn (Tập đọc, LTVC, Kể chuyện, Chính tả…) nên giáo viên phải thường xuyên nhắc nhở học sinh nắm vững những thao tác tập làm văn theo từng kiểu đề quy định trong chương trình, chịu khó suy nghĩ để có hiệu quả trong khi làm bài tập làm văn Bài văn của các
em là phản ánh kiến thức trình độ sử dụng Tiếng Việt Kỹ năng viết bao gồm kỹ năng dùng từ và đặt câu, vận dụng các biện pháp tu từ để diễn đạt ý tưởng một cách chính xác và hay về lập luận
2 Thực trạng của học sinh khi học tiết Tập làm văn:
Ngay từ đầu năm học, khi mới nhận lớp tôi đã có kế hoạch khảo sát chất lượng môn tập làm văn của lớp mình
Trang 3Tôi ra đề kiểm tra: Tả một cây bóng mát đã gắn bó với em nhiều kỷ niệm.
Kết quả bài viết của học sinh như sau: Học sinh viết bài tỏ ra hiểu đề, xong bố cục bài văn chưa rõ ràng Một số học sinh chưa xác định đúng đối tượng, mục đích miêu tả, trọng tâm miêu tả là gì Một số HS chưa có năng lực viết câu dẫn đến chưa có kĩ năng viết văn Một vài học sinh đã biết sử dụng biện pháp tu từ, xong chưa biết chọn từ chính xác để diễn đạt
Kết quả cụ thể là:
Tổng số học sinh Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành
3 Giải pháp và cách tổ chức thực hiện trong tiết tập làm văn miêu tả ở lớp 5
- Qua việc khảo sát chất lượng của học sinh tôi thấy được thực tế việc học tiết Tập làm văn của lớp, từ đó tôi đã định hướng được một số công việc sau:
+ Khi dạy giáo viên cần giúp học sinh nắm được lôgic giữa các tiết tập làm văn của các thể loại để làm bài Từ các bài văn tả cảnh, tả người mà các em được khai thác trong các tiết lý thuyết sẽ giúp các em nắm được cấu tạo của từng bài văn, giúp học sinh phân tích bài văn để hiểu được nghệ thuật quan sát
và miêu tả trong bài văn là thế nào Qua phân tích bài, giáo viên rèn cho các em hiểu thêm về cách quan sát và chọn lọc chi tiết, làm văn viết, trả bài viết trong một đề bài cụ thể Khác với học sinh lớp lớn, học sinh tiểu học còn ít vốn từ ngữ, tầm hiểu biết còn có phần hạn chế
Từ những nhận định trên, tôi mạnh dạn trình bày một số biện pháp nhằm rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 5 như sau:
Muốn làm tốt một bài tập làm văn, học sinh phải học và hiểu đầy đủ về phương pháp làm bài, đồng thời thực hành nhiều lần
Qua thực tiễn giảng dạy, tôi thấy có rất nhiều cách để rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho HS nhưng sau đây tôi chỉ đưa ra một vài giải pháp để rèn kĩ năng viết văn cho các em
3.1 Rèn kĩ năng tìm hiểu đề bài văn miêu tả cho HS:
Ở cấp Tiểu học, HS các lớp 4, lớp 5 được tập làm văn miêu tả theo những
đề bài cho trước với những yêu cầu nhất định Tìm hiểu đề là kỹ năng đầu tiên
mà HS phải tiến hành trong quá trình làm bài Kĩ năng này có vai trò định hướng khái quát, quyết định bài văn đáp ứng đúng hay sai, đúng toàn bộ hay chỉ đúng một phần yêu cầu của đề bài Trong quá trính tìm hiểu đề văn miêu tả, người viết cần xác định rõ những yêu cầu về đối tượng miêu tả, mục đích miêu tả, trọng tâm miêu tả và đối tượng tiếp nhận (người đọc) bài văn miêu tả Những yêu cầu này có thể được đề bài nêu ra một cách trực tiếp, đầy đủ, rõ rang, tường minh hoặc thể hiện một cách gián tiếp, không đầy đủ Vì thế, giáo viên vần phải có biện pháp thích hợp nhằn giúp HS rèn kỹ năng tìm hiểu đề, nghĩa là giúp HS biết cách xác định đúng, đủ các yêu cầu nói trên, tránh được sự lúng túng trong
Trang 4quá trình triển khai lời viết, dẫn đến viết xa đề, lạc đề Dưới đây là một số kinh nghiệm giúp HS tìm hiểu đề văn miêu tả :
a, Xác định đối tượng miêu tả:
Trong đề văn miêu tả, yêu cầu về đối tượng miêu tả là yêu cầu không thể thiếu Xác định đối tượng miêu tả nghĩa là HS phải trả lời được câu hỏi “Bài văn miêu tả cái gì?” (hoặc vật gì, cây gì, cảnh gì, người nào, ) Cũng chính nhờ xác định được đối tượng miêu tả mà HS xác định chính xác kiểu bài văn miêu tả cần viết (tả đồ vật hay cây cối, con vật, cảnh vật, con người,…)
Việc xá định đối tượng miêu tả tuỳ thuộc phạm vi của đề bài Đối với những đề bài quy định cụ thể đối tượng miêu tả (VD: Hãy tả cái bàn học của em…), học sinh dễ dàng xác định được đối tượng miêu tả nhưng cũng có những
đề mà người viết có quyền lựa chọn một trong những đối tượng miêu tả cho trước, ví dụ: Hãy tả con chó (hoặc con mèo) của nhà em (hoặc của hàng xóm),… Hoặc cũng có đề bài cho phép người viết lựa chọn đối tượng miêu tả tuỳ theo sở thích, hiểu biết, ý muốn cá nhân Trong SGK tiểu học hiện nay, các đề văn miêu
tả đã chú ý tạo cho HS nhiều khả năng lựa chọn đối tượng miêu tả (VD: Tả một
đồ vật mà em thích; Tả một cây mà em thích; Tả người thân của em, ) Với những đề bài thuộc loại này, giáo viên cần câu hỏi gợi ý giúp HS có sự định hướng khi lựa chọn đối tượng miêu tả, tránh tình trạng lựa chọn đối tượng theo ý muốn chủ quan, nhất thời GV cần hướng HS lựa chọn những đối tượng miêu tả
đã được quan sát kĩ, có tình cảm hoặc ấn tượng sâu sắc về đối tượng đó
VD: Hãy tả một đồ vật trong viện bảo tàng (hoặc trong nhà truyền thống)
mà em có dịp quan sát
Câu hỏi gợi ý:
+ Hãy kể những đồ vật quan sát được trong viện bảo tang ( hoặc trong nhà truyền thống) (Đó là những đồ vật nào? Em quan sát đồ vật đó ở đâu?)
+ Trong các đồ vật kể trên, em có ấn tượng sâu sắc nhất với đồ vật nào? + Em lựa chọn đồ vật nào để tả?
Mỗi đồ vật trong viện bảo tàng (hoặc trong nhà truyền thống) đều có ý nghĩa lịch sử và có câu chuyện riêng về nó HS lựa chọn đồ vật có ấn tượng sâu sắc nhất sẽ dễ dàng tái hiện và tìm được nhiều chi tiết hay, đặc sắc, đồng thời dễ bộc lộ tình cảm, cảm xúc với đối tượng miêu tả
b, Xác định mục đích miêu tả:
Tuỳ theo từng đề bài, tuỳ theo ý định của người viết mà mỗi bài văn có mục đích miêu tả khác nhau Nhiều giáo viên hiện nay mới chỉ dùng ở mức đặt
ra các bài tập làm văn của HS một mục đích chính là “biết tả” Điều này cần nhưng chưa đủ Cũng vì chỉ lấy việc “tả” làm mục đích chính nên nhiều HS lầm tưởng ở bài văn nào cũng tả theo cách thức khác nhau, không rõ mục đích, không thể hiện tính cách cá nhân trong bài viết
Trong một số đề bài, mục đích miêu tả có thể được thể hiện qua yếu tố ngôn ngữ, như: “thích nhất”, "kính trọng nhất”, “ấn tượng nhất”, … Hoặc thể hiện bằng một “mệnh lệnh”, VD: Hãy tả cái trống trường em và nói lên cảm xúc của em khi nghe tiếng trống trường” Trong một số đề khác, thái độ, cảm xúc,…
Trang 5khi miêu tả chủ yếu phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người viết Với những
đề bài này, giáo viên cần hướng cho HS những tình cảm, cảm xúc,… tươi đẹp, tích cực Chẳng hạn, với đồ vật là tình cảm gắn bó, thân thiết; với loại vật, cây cối là sự chăm sóc, tình cảm yêu mến; với cảnh vật là cảm xúc gắn liền với từng cảnh; với con người là lòng biết ơn, sự kính trọng, quý trọng hoặc thân mật, yêu mến,…
Để giúp HS xác định mục đích miêu tả cho bài văn của mình, giáo viên cần có những bài tập từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp
VD: Đề bài “Em hãy tả một câymà em yêu thích trong khu vực trương em (hoặc nơi em ở)” Gợi ý:
+ Cây em định tả là cây gì: Thuộc loại cây nào?
+ Em tả cây đó nhằm mục đích gì? / Khoanh tròn vào chữ cái trước đáp
án em chọn sau đây:
a, Ca ngợi vẻ đẹp và lợi ích của cây
b, Thể hiện tình cảm yêu mếm và sự gắn bó của em với cây
c, Mong muốn mọi người chăm sóc, giữ gìn cây
d, cả 3 ý trên
Đây là dạng bài tập dễ (mục đích miêu tả được dự tính trước, HS chỉ cần lựa chọn), do vậy chỉ nên dừng ở giai đoạn đầu nhằm giúp HS làm quen với giai đoạn xác định mục đích, thái độ miêu tả
Ở mức độc yêu cầu cao hơn và cũng có tính phổ biến hơn là bài tập yêu cầu HS trả lời ngắn về mục đích, thái độ miêu tả
VD: Đề bài “Tả một vật nuôi trong nhà mà em thích” Bài tập:
(1) Em lựa chọn con vật nào để tả? Đó là con vật của ai?
(2) Em tả con vật đó nhằm mục đích:
- Mang đến cho người đọc thông tin gì về con vật được tả (hoặc giúp người đọc hình dung ra đặc điểm gì về con vật)?
- Thề hiện tình cảm gì đối với con vật?
- Thể hiện suy nghĩ, mong muốn gì khác của em?
Trong bài tập trên, nội dung (1) có tác dụng giúp HS xác định đối tượng miêu tả, nội dung (2) nhằm xác định mục địch miêu tả, bao gồm: Gợi ý thứ nhất-gợi ý về nhận thức (VD: Tả con vật nhằm giúp người đọc hình dung vẻ đẹp về hình dáng, hoạt động và cả lợi ích của con vật) gợi ý thứ hai- gợi ý về tình cảm (VD: Thể hiện được tình cảm yêu mến và sự gắn bó đối với con vật); gợi ý thứ ba- gợi ý về hành động, VD: Mong muốn nhà em sẽ nuôi một con vật như thế (nếu đó là con vật của nhà hàng xóm), hoặc mong con vật luôn là người bạn thân thiết của em (nếu đó là con vật của nhà em) Việc HS xác định rõ ràng về nhận thức và về tình cảm (trước hết là tình cảm của người viết đối với đối tượng miêu tả) là yêu cầu bắt buộc Còn đối với HS tiểu học, đích tác về hành động không phải là một yêu cầu bắt buộc
Đối với HS Hoàn thành tốt, GV cần “cá thể hoá” đề bài Có nghĩa là từ một đối tượng miêu tả, nêm ra nhiều đề bài khác nhau, mỗi đề bài có những mục đích miêu tả khác nhau (mục đích này đã được quy định trong đề) Từ đó, HS có
Trang 6quyền lựa chọn đề bài với những mục đích mà mình mong muốn Khi đã có những đề bài như vậy, chỉ cần HS nêu mục đích miêu tả đã được quy định sẵn trong đề
VD: Chọn một trong hai đề bài sau và cho biết đề bài yêu cầu em miêu tả nhằm mục đích gì?
Đề 1: Lần đầu tiên cắp sách tới trường, em cảm thấy bỡ ngỡ và xúc động Ngôi trường thật lạkhông giống trường mẫu giáo của em Nơi đây chắc chắn có bao nhiêu điều thú vị đang chờ em khám phá Hãy tả lại ngôi trường với tâm trạng ngạc nhiên và đầy xúc động ấy.
Đề 2: Mới ngày nào em còn là một HS lớp 1 đầy bỡ ngỡ, rụt rè Thế mà hôm nay, giờ phút chia tay mái trương tiểu học thân thương đã đến Năm năm qua, mỗi góc sân, mỗi hàng cây, mỗi chỗ ngồi, mỗi chiếc bảng đen, ô cửa sổ nơi đây điều gắn bó với em cùng bao kỉ niệm buồn vui Hãy tả lại ngôi trường trong giờ phút chi tay với tâm trạng đầy bang khuâng, lưu luyến của em.
Cùng một đối tượng miêu tả là “ngôi trường của em” nhưng 2 đề văn trên
lại đặt ra hai mức độ miêu tả khác nhau; Đề thứ nhất HS tả ngôi trường với mục đích làm rõ vẻ đẹp, sự khác biệt của ngôi trường tiểu học với trường mẫu giáo
đã học, thể hiện tâm trạng ngạc nhiên, tò mò, xúc động của một HS lần đầu tiên cắp sách tới trường tiểu học; Đề thứ hai, yêu cầu HS tả ngôi trường với mục thể hiện tình cảm đầy thương nhớ, lưu luyến xem lẫn sự tiếc nuối đối với ngôi trường sắp phải rời xa
Nói tóm lại, khi hướng dẫn xác định mục đích miêu tả, cần giúp HS trả lời câu hỏi “Miêu tả để làm gì?” Việc trả lời được câu hỏi này bao gồm các nội dung: Miêu tả nhằm đem tới cho người đọc thông tin gì? Miêu tả nhằm thể hiện thái độ, tình cảm như thế nào? Miêu tả nhằm thể hiện mong muốn gì của người viết đối với người đọc?
c, Xác định yêu cầu về trọng tâm miêu tả:
Trong quá trình tìm hiểu đề, việc xác định trọng tâm miêu tả luôn luôn gắn liền với xác định phương hướng làm bài, bởi vì trọng tâm miêu tả sẽ giúp người làm bài phác hoạ được những ý chính sẽ triển khai, khiến bài viết không
sa vào liệt kê cho hết, cho đủ các đặc điểm của đối tượng miêu tả Với những đề bài đã rõ trọng tâm miêu tả thì vấn đề thật đơn giản VD: Đề bài “Hãy miêu tả hình dáng của một con vật mà em yêu thích”, HS có thể xác định ngay được trọng tâm miêu tả là tập trung vào “hình dáng” của con vật được tả Tuy nhiên, rất nhiều đề bài chỉ nêu đối tượng miêu tả mà không nêu cụ thể trọng tâm miêu
tả Hay nói cách khác là trọng tâm miêu tả không được thể hiện bằng những yếu
tố ngôn ngữ cụ thể, do đó, người làm bài cần phải suy nghĩ, cân nhấc để xác
định trọng tâm miêu tả VD: Hãy tả một đồ vật trong nhà em.; Hãy tả một cái
cây có bóng mát”; “Hãy tả một người mà em yêu mến”; “Hãy tả một cảnh đẹp của quê hương em”; … Nhìn chung, trọng tâm miêu tả trong những đề bài thuộc loại này thường là những đặc điểm nổi bật giúp khắc hoạ đối tượng một cách rõ nét, hoặc có thể là những đặc điểm mang dấu hiệu đặc trưng của đối tượng gây cho người viết nhiều ấn tượng, nhiều cảm xúc nhất Bên cạnh đó, có thể giúp HS
Trang 7xác định trọng tâm miêu tả dựa vào một số cơ sở nhất định, trước hết là dựa vào kiểu bài văn miêu tả Bởi mỗi kiểu bài văn miêu tả trong chương trình Tiểu học (tả đồ vật, tả cây cối, tả loài vật, tả cảnh, tả người), bên cạnh những đặc điểm chung còn có những đặc điểm riêng Vì thế, cũng có những căn cứ để xác định trọng tâm miêu tả
Nhìn chung, xác định trọng tâm của bài văn miêu tả là một vấn đề tương đối rộng, phức tạp, đôi khi trìu tượng, phụ thuộc vào cảm, ý thức chủ quan của người viết Đối với HS tiểu học, do vốn hiểu biết, vốn sống còn hạn chế nên nếu
đề bài không nêu rõ trọng tâm cần tả, chắc chắn HS sẽ rất lúng túng khi phải xác định trọng tâm bài viết của mình Do đó, để giảm bớt khó khăn này cho HS tiểu học, cần có những câu hỏi, bài tập giúp các em xác định đúng trọng tâm miêu tả, cũng chính xác là xác định phạm vi, giới hạn miêu tả nhằm trả lời cho các câu
hỏi: Miêu tả những gì? Miêu tả đến đâu? Những điểm nào là quan trọng cần phải tập trung miêu tả? Những điểm nào là thứ yếu chỉ cần miêu tả sơ qua?
Việc xác định trọng tâm miêu tả có thể dựa vào những chỉ dẫn có trong đề
bài VD: Đọc kĩ đề bài “Em hãy tả một người lao động (công nhân, nông dân, thợ thủ công, ) đang làm việc” và cho biết: Đề bài yêu cầu em tập trung miêu tả đặc điểm nào của đối tượng miêu tả? Từ ngữ nào cho em biết điều đó?
Ở bài tập này, dựa vào các từ ngữ có trong đề bài (người lao động, đang làm việc), HS có thể xác định được trọng tâm miêu tả của bài viết là tả hoạt động của người lao động Mặc dù, hình thức bài tập này đơn giản, HS dễ dàng thực hiện được nhưng cũng có tác dụng tạo thói quen xác định trọng tâm miêu tả
và chú ý viết bài văn theo đúng trọng tâm
Việc rèn luyện cho HS kỹ năng xác định trọng tâm miêu tả của bài viết có thể tiến hành ở mức độ cao hơn thông qua các bài tập trả lời ngắn
VD: Đề bài “Em hãy tả một cây có bong mát ở trường em (hoặc nơi em ở)” Bài tập:
(1) Em biết những cây bóng mát nào?
(2) Em sẽ lựa chọn cây nào để tả? Cây được trồng ở đâu?
(3) Cây có bóng mát em chọn để tả có đặc điểm nào khác với cây ăn quả, cây hoa, cây cảnh,…?
(4) Em cần tập trung tả đặc điểm nào của cây đó?
Trong bài tập này, trả lời câu hỏi thứ nhất, HS sẽ xác định rõ đối tượngm iêu tả (cây có bóng mát) ở một địa điểm cụ thể; trả lời câu hỏi thứ hai, HS sẽ xác định rõ đặc điểm cần tập trung miêu tả trong bài viết- đặc điểm giúp phân biệt giữa cây có bóng mát với các loại cây khác Việc xây dựng câu hỏi cho các bài tẩp tả lời ngắn cũng phụ thuộc vào từng đè bài, nhìn chung câu hỏi càng cụ thể càng giúp HS xác định nhanh chóng và dễ dàng trọng tâm miêu tả của đề
d, Xác định đối tượng tiếp nhận bài văn miêu tả:
Đối tượng giao tiếp (còn gọi là đối tượng tiếp nhận) là một nhân tố để lại dấu ấn đậm nét trong bài văn Phần lớn các đề bài văn miêu tả ở tiểu học dường như không đề cập tới đối tượng tiếp nhận Vì thế, các em tự xác định: viết bài văn là cho thây (cô) giáo của mình Đây là đối tượng tiếp nhận (được mặc định
Trang 8trước) gần như duy nhất của các em Rõ ràng xác định đối tượng tiếp nhận
“đóng khung” như thế với một kiểu bài văn thuộc loại sáng tác như văn miêu tả
là không phù hợp, là cứng nhắc, chật hẹp Từ đó dẫn đến tình trạng lời lẽ trong bài viết của các em cũng trở nên khô khan, dập khuôn, thậm chí na ná như nhau
Và ở một góc độ nào đó, chính sự ra đề như vậy đã làm mất đi phần nào sự sinh động, hồn nhiên của các em khi viết văn miêu tả
Việc xác định đối tượng giao tiếp có vai trò quan trọng việc tổ chức ngôn bản, tổ chức bài văn miêu tả củ HS (cho dù đây là giúp HS xác định đối tượng giao tiếp của bài văn (có thể chỉ là đối tượng giao tiếp được giả định) Muốn HS
dễ dàng làm được điều này, chúng ta có thể ra những đề bài vừa rõ yêu cầu về đối tượng giao tiếp, sau đó yêu cầu HS làm bài tập trả lời ngắn gọn
VD a) Đề bài “Có rất nhiều bạn nước ngoài muốn tìm hiểu về cây tre Việt Nam Em hãy tả cây tre gắn bó với đời sống người dân Việt Nam cho các bạn
đó biết” Bài tập: Em viết bài văm miêu tả nhằm mục đích gì? Viết cho ai đọc? Những từ ngữ nào cho em biết điều đó?
VD b) Đề bài “ Quê hương em có rất nhiều cảnh đẹp Em hãy tả lại một cảnh đẹp mà em yêu thích hơn cả cho một người bạn (hoặc một người thân) của
em từ nơi khác đến thăm quê em” Bài tập:
(1) Cảnh đẹp em lựa chọn để miêu tả là cảnh nào? Em tả cảnh đẹp đó cho ai đọc?
(2) Em sẽ lựa chọn từ ngữ nào để xưng hô trong bài viết của mình cho phù hợp với người đọc là bạn hoặc người thân của em?
Các câu hỏi trên, nhằm giúp HS xác định mục đích miêu tả và người đọc bài văn miêu tả Việc xác định mục đích miêu tả cũng chịu ảnh hưởng khá rõ của việc xác định đối tượng tiếp nhận Ở VD a, do viết bài văn tả cây tre cho các bạn thiếu nhi nước ngoài cho nên mục đích miêu tả sẽ được xác định là: miêu tả về
vẻ đẹp của cảnh, bộc lộ niền tự hào về cảnh đẹp đó và gợi lên ở người nước ngoài sự khao khát, mong muốn được tới thăm cảnh đẹp đó
Tóm lại, tìm hiểu đề nhằm xác địnhyêu cầu của bài viết là kĩ nămg đầu tiêm mà HS cần phải rèn luyện trong quá trình viết bài văn miêu tả Việc rèn luyện tốt kĩ năng này sẽ có ảnh hưởng đến kết quả của các kĩ năng tiếp theo Để giúp HS thực hiện thuần thục kĩ năng tìm hiểu đề văn miêu tả, cần chú ý hướng dẫn các em một số thao tác sau đây khi tìm hiểu đề:
(1) Đọc kỹ đề bài để bước đầu nhận thức sơ bộ về nội dung, yêu cầu miêu tả (2) Gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng trong đề bài
(Kết quả thu được sau khi thực hiện hai thao tác này giúp người viết sơ bộ nắm bao quát về đề bài, nhận biết yêu cầu có tính bắt buộc hay chỉ có tính gợi ý-chỉ dẫn, yêu cầu nào cần tự xác định cho bài viết, )
(3) Trả lời các câu hỏi để xác định yêu cầu của đề, như: Đề bài yêu cầu viết theo kiểu bài văn miêu tả nào? Đối tượng miêu tả của bài viết là gì? Mục đích viết bài văn miêu tả để làm gì? Bài viết sẽ tập trung miêu tả những đặc điểm chủ yếu nào của đối tượng? Vì sao lại tập trung tả những đặc điểm đó? Bài
Trang 9viết hướng tới người đọc là ai? Từ ngữ xưng hô sẽ được sử dụng trong bài viết là gì? Cần lưu ý điểm gì khi sử dụng ngôn ngữ trong bài văn miêu tả?
Việc thực hiện các thao tác trên trong quá trình tìm hiểu đề sẽ giúp HS có hiểu biết đầy đủ về đề văn miêu tả , từ đó có hứng thú hơn khi viết bài và phát huy cao nhất khả năng sáng tạo trong bài văn
3.2 Nâng cao năng lực viết văn cho HS thông qua kĩ năng lập dàn ý (kết hợp với việc tìm ý)
Dàn ý được lập trên cơ sở tìm được những ý đúng với đề tài và trọng tâm của đề bài Muốn việc tìm ý đạt yêu cầu tốt ta phải căn cứ vào thực tế quan sát hoặc hiểu biết đối tượng, căn cứ vào hiểu biết của mình qua thực tiễn sống…
Tìm được nhiều ý là tốt, nhưng cần phải lựa chọn ý tiêu biểu để bài làm hướng đúng trọng tâm, tránh được sự rườm rà Việc tìm ý, chọn ý gắn với lập dàn ý và cả hai công việc này bổ sung, hỗ trợ cho nhau Cùng với việc lập dàn ý,
ta có thể bổ sung những ý khác mà trước đó chưa tìm ra hoặc loại bỏ một vài ý chưa cần, chưa sát trọng tâm của bài…
Lập dàn ý là yêu cầu cần thiết nhất phải có Một dàn ý rõ ràng, cụ thể, hợp
lí sẽ góp phần vào kết quả bài làm văn của học sinh
Và dàn bài của một bài tập làm văn thường có ba phần:
- Mở bài
- Thân bài
- Kết bài
Sau khi giúp HS lập dàn ý, GV giúp HS dùng từ viết câu sao cho chính xác
3.3 Nâng cao kĩ năng viết văn cho HS bằng cách phân tích và chữa lỗi dùng từ trong văm miêu tả.
Trong quá trình dạy tập làm văn ở lớp 5, tôi thường thấy các em sử dụng
từ một cách không chính xác, dùng từ không đúng, dùng từ chưa hay,… vì vậy hiệu quả của bài làm không cao
Một trong những nguyên nhân cơ bản là do vốn từ của các em còn nghèo,
bí từ nên dùng sai, dùng từ một cách bừa bãi, làm sai ý của câu văn hoặc làm cho câu văn khô khan, đơn diệu, thiếu hình ảnh Các em cũng chưa biết cách khai thác và sử dụng từ ngữ một cách độc đáo, sáng tạo để diễn tả những điều đã quan sát được, chưa biết cách thể hiện những cảm xúc, suy nghĩ của mình trước một sự vật hiện tượng
Do khả năng hiểu từ, lựa chọn từ, sử dụng từ của học sinh còn nhiều hạn chế, các em sử dụng từ một cách tùy tiện, không biết vận dụng các biện pháp ẩn dụ, nhân hóa, so sánh… vì thế câu văn thường thiếu sinh động và không có hình ảnh Căn cứ yêu cầu của việc dùng từ trong bài văn miêu tả và thực tế mắc lỗi lôgic dùng từ của HS, có thể chia lỗi dùng từ trong bài văn miêu tả của học sinh thành các loại lỗi cơ bản như sau:
Dạng 1: Lỗi về nghĩa của từ:
Nội dung ý nghĩa là một bình diện của từ Nó là cái được biểu đạt của mỗi
từ Do đó, yêu cầu đầu tiên khi dùng từ trong bài văn là phải dùng từ cho đúng với ý nghĩa của từ Điều đó có nghĩa là từ được dùng phải có biểu hiện được
Trang 10chính xác nội dung miêu tả cần thể hiện Đối với học sinh Tiểu học, việc nắm nghĩa của từ (bao gồm: nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm và cả nghĩa biểu thái của từ) còn nhiều hạn chế, cho nên các em thường mắc lỗi dùng từ sai nghĩa trong bài văn miêu tả Trong đó phổ biến nhất là lỗi thường xảy ra giữa các từ gần nghĩa hoặc có yếu tố cấu tạo chung Tuy có phần giống nhau về nghĩa của các từ
đó vẫn có sự khác nhau và cần được sử dụng khác nhau
VD1: Có học sinh tả “Mẹ em có dáng người đi rất khoan khoái, dễ chịu.”
Để giúp học sinh tự chữa lỗi dùng từ trong câu trên, tôi làm như sau:
+ Giáo viên nêu vấn đề: Một bạn đã viết: Mẹ em có dáng đi rất khoan khoái, dễ chịu Em có nhận xét gì về câu văn của bạn? (Học sinh: Trong câu văn trên, bạn đã dùng từ chưa chính xác, đó là các từ khoan khoái, dễ chịu).
+ Giáo viên gợi ý: Em có biết vì sao bạn lại dùng từ như vậy không? (HS:
Bạn dùng từ sai vì bạn chưa hiểu rõ nghĩa của từ Các từ khoan khoái, dễ chịu
thường dùng để miêu tả cảm giác của người chứ không dùng để miêu tả dáng đi…)
+ GV cho nhiều HS cùng sửa lỗi trên HS có thể thay thế các từ khoan khoái, dễ chịu bằng các từ khoai thai, nhẹ nhàng, uyển chuyển,…
+ GV “chốt lại ” các từ dùng đúng và cho học sinh đọc lại (VD: Mẹ em có dáng đi nhẹ nhàng, uyển chuyển.)
VD2: Dáng người của anh bộ đội khá cao ráo.
Ở VD này từ dùng sai là từ cao ráo có nghĩa là: Cao và khô, không bị ẩm
thấp Do đó, từ này dùng cho địa điểm và nơi chốn (hoặc nếu có dùng trong tả người thì cũng chỉ dùng trong khẩu ngữ- ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày) Để
miêu tả hình dáng anh bộ đội nên thay từ cao lớn.
VD3: Cô giáo của em là một người phụ nữ dịu dàng, nết na.
Ở VD này, HS dùng từ nết na để miêu tả cô giáo là không thích hợp bởi
từ này chỉ dùng để miêu tả, nhận xét người bằng vai hoặc thấp vai hơn người
viết Vì thế, cần thay bằng từ khác hợp lí hơn, chẳng hạn từ nhân hậu,…
- Trong các câu văn trên đều mắc lỗi chung dùng từ sai nghĩa Để chữa lỗi này, cần phải thay thế từ ngữ dùng sai đó bằng các từ ngữ khác có khả năng thể hiện chính xác nội dung, ý nghĩa mà người viết muốn diễn đạt
* Dạng 2: Lỗi về kết hợp từ:
Các từ khi được dùng trong câu văn, trong bài văn miêu tả, luôn có mối quan hệ về nghĩa và ngữ pháp Chúng nằm trong các mối quan hệ với những từ
đi trước và những từ đi sau Vì thế, do không nắm chắc được nghĩa hoặc không chú ý về mối quan hệ, về ý và ngữ pháp giữa các từ được dùng trong câu nên HS
đã kết hợp từ không đảm bảo sự tương hợp với nhau, không “ăn khớp” với nhau
VD1: Mỗi khi ba tiếng trống đổ hồi đều đặn, chúng em lại nhanh chân xếp hàng vào lớp.
VD2: Cô giáo có hàm răng trắng thẳng tắp.
VD3: Những cái hoa mào gà xanh xao như đỡ những nàng công chúa xinh xắn.