Bài giảng tiet 40 bang HTTH cac nguyen to hh (hoi giang vong truong lan 1)

3 425 0
Bài giảng tiet 40 bang HTTH cac nguyen to hh (hoi giang vong truong lan 1)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trường THCS Tây Sơn Giáo án : Hoá học 9 GV: Phạm Thế Huy PHÒNG GD&ĐT ĐỊNH QUÁN Ngày soạn: 8/1/2011 TRƯỜNG THCS TÂY SƠN Ngày dạy: Giáo án: Hội giảng vòng trường lần 1 Hóa học 9 Tuần 20 Giáo viên: Phạm Thế Huy Tiết : 40 SƠ LƯỢC VỀ BẢNG HỆ THỐNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC (t2) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Quy luật biến đổi tính kim loại, phi kim trong chu kỳ và nhóm. Lấy ví dụ minh họa. - Ý nghĩa của bảng HTTH các nguyên tố hoá học: Sơ lược về mối liên hệ giữa cấu tạo nguyên tử, vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn và tính chất hóa học cơ bản của nguyên tố đó. 2 . Kỹ năng: - Từ cấu tạo nguyên tử của một số nguyên tố điển hình (thuộc 20 nguyên tố đầu tiên) suy ra vị trí và tính chất hóa học cơ bản của chúng. - So sánh tính kim lọai hoặc tính phi kim của một số nguyên tố cụ thể với các nguyên tố lân cận (trong số 20 nguyên tố đầu tiên) 3. Thái độ: Hứng thú và yêu thích môn học. II . Chuẩn bị - GV: * Bảng nhóm. * Bảng tuần hoàn (phóng to) * Bảng vẽ ô nguyên tố. * Sơ đồ cấu tạo nguyên tử ( phóng to) của một số nguyên tố. * Bảng nhóm I, nhóm VII phóng to. * Chu kỳ 2,3 phóng to. * Máy tính. - HS: Xem trước bài ở nhà, chuẩn bị bảng HTTH các nguyên tố hóa học III . Tiến hành hoạt động 1. Ồn định lớp. 2. Kiểm tra - Hãy cho biết các nguyên tố trong một nhóm thì cấu tạo nguyên tử có đặc điểm gì chung? - Hãy cho biết các nguyên tố trong một chu kỳ thì cấu tạo nguyên tử có đặc điểm gì chung? Trả lời: - Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm có cùng số e lớp ngoài cùng. Số e lớp ngoài cùng là số thứ tự của nhóm - Các nguyên tố thuộc cùng một chu kì có cùng số lớp e. Số lớp e là số thứ tự của chu kì 3. Bài mới. a. Giới thiệu bài: Ở tiết học trước chúng ta đã nghiên cứu và đã biết được ô nguyên tố, các nguyên tố trong cùng 1 chu kỳ có cùng số lớp e, trong cùng một nhóm thì có số e lớp ngoài cùng bằng nhau. Vậy các nguyên tố trong cùng 1 chu kỳ, trong cùng một nhóm thì số lớp e, số e, tính kim loại, tính phi kim thay đổi như thế nào? Cũng như bảng HTTH có ý nghĩa như thế nào? Tiết học hôm nay sẽ giúp chúng ta giải quyết những vấn đề trên. b. Các hoạt động chính:  Hoạt động 1: Tìm hiểu sự thay đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn - 1 - Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Trường THCS Tây Sơn Giáo án : Hoá học 9 GV: Phạm Thế Huy - 2 - * Hoạt động 1.1: Trong một chu kỳ - GV treo sơ đồ chu kì 2, 3 yêu cầu các nhóm quan sát và thảo luận các nội dung sau: Hãy quan sát các nguyên tố trong chu kì 2,3 liên hệ với dãy hoạt động hoá học của kim loại, phi kim và nhận xét theo các nội dung sau: + Đi từ đầu đến cuối chu kì (theo chiều tăng của chiều điện tích hạt nhân) thì sự thay đổi về số e lớp ngoài cùng như thế nào? + Tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố thay đổi như thế nào? - HS quan sát và theo dõi thông tin trong SGK; thảo luận nhóm; cần nêu được: + Trong một chu kì số e lớp ngoài cùng của nguyên tử tăng dần từ 1 đến 8 e. + Tính kim loại của các nguyên tố giảm dần, đồng thời tính phi kim của các nguyên tố tăng dần. - GV yêu cầu nhóm cử đại diện trả lời, nhóm khác nhận xét bổ sung. - GV nhận xét, kết luận và trình bày + Trong một chu kì, khi đi từ đầu tới cuối chu kì theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì số e lớp ngoài cùng của nguyên tử tăng dần từ 1 đến 8 e. + Tính kim loại của các nguyên tố giảm dần, đồng thời tính phi kim của các nguyên tố tăng dần. Đầu mỗi chu kì là một kim loại mạnh, cuối mỗi chu kì là một phi kim mạnh, kết thúc chu kì là một khí hiếm. - GV bổ sung: Số e của các nguyên tố tăng dần từ 1e đến 8e và lặp lại một cách tuần hoàn ở các chu kì sau. - GV phát phiếu học tập số 1 với nội dung sau: Sắp xếp lại các nguyên tố sau theo thứ tự: a. Tính kim loại giảm dần: Cu,K,Fe b. Tính phi kim tăng dần: O, C, F. - GV yêu cầu HS nhóm hoàn thành phiếu học tập và cử đại diện lên bảng hoàn thành. - HS thảo luận nhóm và trả lời : a. Tính kim loại giảm dần: K,Fe,Cu b. Tính phi kim tăng dần: C,O,F - GV kết luận và ghi bảng * Hoạt động 1.2: Trong một nhóm - GV treo nhóm I và nhóm VII yêu cầu HS quan sát sau đó thảo luận với nội dung sau: + Khi đi từ trên xuống dưới theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, số lớp electron thay đổi như thế nào? + Tính kim loại và tính phi kim cùa các nguyên tố trong cùng một nhóm thay đổi như thế nào ? - GV yêu cầu nhóm cử đại diện trả lời, nhóm khác nhận xét bổ sung. - GV nhận xét và kết luận. + Trong một nhóm, khi đi từ trên xuống dưới theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì số lớp electron tăng dần từ 1 đến 7. + Tính kim loại của các nguyên tố tăng dần, đồng thời tính phi kim của các nguyên tố giảm dần. - GV hỏi: Trong một nhóm thì số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử có đặc điểm gì? - HS: Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử bằng nhau. - GV thuyết trình: * Nhóm I: Có số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử bằng 1. * Nhóm VII: Có số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử bằng 7. * Nhóm I: Tính kim loại của các nguyên tố tăng dần. Đầu nhóm, Li kim loại hoạt động hoá học mạnh, đến cuối nhóm Fr hoạt động hóa học rất mạnh. * Nhóm II: Tính phi kim của các giảm dần. Đầu nhóm F là phi kim III. Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn. 1. Trong một chu kì. * Trong một chu kì, khi đi từ đầu tới cuối chu kì theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì - Số e lớp ngoài cùng của nguyên tử tăng dần từ 1 đến 8 e. - Tính kim loại của các nguyên tố giảm dần, đồng thời tính phi kim của các nguyên tố tăng dần 2. Trong một nhóm. * Trong một nhóm, khi đi từ trên xuống dưới theo chiều tăng của điện tích hạt nhân: - Số lớp electron tăng dần từ 1 đến 7. - Tính kim loại của các nguyên tố tăng dần đồng thời tính phi kim của các nguyên tố giảm dần. Trường THCS Tây Sơn Giáo án : Hoá học 9 GV: Phạm Thế Huy  Hoạt động 2: Tìm hiểu về ý nghĩa của bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học. - GV treo bảng phụ với nội sau: Biết nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 17, chu kì 3, nhóm VII .Hãy cho biết cấu tạo nguyên tử và tính chất của nguyên tố A? - GV yêu cầu HS hoàn thành. - HS: * Cấu tạo nguyên tử của nguyên tố A như sau + Số hiệu nguyên tử là 17 Số điện tích hạt nhân là 17+17p, 17e + Chu kì 3  Số lớp e là 3 + Nhóm VII  Số e ở lớp ngoài cùng là 7. * Tính chất: Vì ở cuối chu kì III nên A là phi kim mạnh. - GV hỏi: Khi biết vị trí của một nguyên tố trên bảng hệ thống tuần hoàn, ta có thể suy đoán được những điểm gì vế nguyên tử đó? - HS trả lời: Biết vị trí của nguyên tố, ta có thể suy đoán được cấu tạo nguyên tử và tính chất của nguyên tố. - GV kết luận: 1) Biết vị trí của nguyên tố, ta có thể suy đoán được cấu tạo nguyên tử và tính chất của nguyên tố. - GV đặt vấn đề: Ngược lại nếu biết cấu tạo nguyên tử của nguyên tố, ta có thể biết vị trí của chúng trong bảng hệ thống tuần hoàn và dự đoán được tính chất của nguyên tố đó. - GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập sau: Nguyên tử của nguyên tố X có điện tích hạt nhân là +12 , 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 2 electron. Hãy cho biết vị trí của X trong bảng hệ thống tuần hoàn và tính chất cơ bảng của nó ? - HS: Vị trí của X trong bảng hệ thống tuần hoàn: Số thứ tự 12, chu kì 3, nhóm II. Tính chất X là kim loại mạnh. - GV kết luận: Biết cấu tạo nguyên tử của nguyên tố ta có thể suy đoán vị trí và tính chất của nguyên tố đó III. Ý nghĩa của bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học. 1) Biết vị trí của nguyên tố, ta có thể suy đoán được cấu tạo nguyên tử và tính chất của nguyên tố. 2) Biết cấu tạo nguyên tử của nguyên tố ta có thể suy đoán vị trí và tính chất của nguyên tố đó 4. Củng cố Hãy hoàn thành nội dung còn thiếu ở bảng dưới đây: Vị trí nguyên tố A Cấu tạo nguyên tử Tính chất của nguyên tố Số điện tích hạt nhân Số e Số lớp e Số e lớp ngoài cùng Số hiệu nguyên tử 12+ 3 2 STT chu kì STT nhóm 5. Hướng dẫn về nhà. - Hoc bài và chuẩn bị bài mới: bài luyện tập. - Làm bài tập: 3,4,5,6,7 SGK trang 101. * Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… - 3 - . (phóng to) * Bảng vẽ ô nguyên tố. * Sơ đồ cấu tạo nguyên tử ( phóng to) của một số nguyên tố. * Bảng nhóm I, nhóm VII phóng to. * Chu kỳ 2,3 phóng to. *. 12+ 3 2 STT chu kì STT nhóm 5. Hướng dẫn về nhà. - Hoc bài và chuẩn bị bài mới: bài luyện tập. - Làm bài tập: 3,4,5,6,7 SGK trang 101. * Rút kinh nghiệm:

Ngày đăng: 29/11/2013, 04:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan