Bài giảng Bài soạn lớp 5 - Tuần 23

19 596 1
Bài giảng Bài soạn lớp 5 - Tuần 23

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tập đọc: Phân xử tài tình Các hoạt động Cách tiến hành Bài cũ: (5p) -Kiểm tra 2 HS tiếp nối nhau đọc thuộc lòng bài thơ Cao Bằng. H: Địa thế đặc biệt của Cao Bằng được thể hiện bằng những từ ngữ, chi tiết nào? H: Qua khổ thơ cuối , tác giả muốn nói lên điều gì? -GV nhận xét, cho điểm. Bài mới: (1p) Giới thiệu bài Phải là người thông minh, có tài mới có thể làm sáng tỏ được các vụ án. Bằng cách xử lí bất ngờ và rất chính xác, ông quan xử án trong bài tập đọc Phân xử tài tình sẽ đem đến cho các em sự hồi hộp và lí thú qua cách xử án của ông. Hoạt động 1: (11p) Luyện đọc MT: Đọc lưu loát diễn cảm bài văn với giọng hồi hộp, hào hứng, thể hiện được nền khâm phục của người kể chuyện về tài xử kiện của ông quan án .Hiểu nghĩa các từ khó ở phần chú giải. ĐD: Tranh minh hoạ của bài tập đọc. PP: Đọc cá nhân, nhóm. -1 HS giỏi đọc diễn cảm bài văn. -GV chia bài thành 3 đoạn.GV hướng dẫn HS giọng đọc : +Giọng người dẫn chuyện: đọc rõ ràng, rành mạch, biểu thị cảm xúc khâm phục, trân trọng. +Lời 2 người đàn bà: mếu máo, đau khổ. +Lời quan án: ôn tồn, đỉnh đạc, uy nghiêm. -HS tiếp nối nhau đọc theo đoạn: 2 lượt. Trong quá trình HS đọc, GV cho HS nhận xét bạn đọc, phát hiện từ sai để luyện đọc cho HS ( vãn cảnh, biện lễ, sư vãi, . ) kết hợp cho HS tìm hiểu một số từ khó trong bài ở phần chú giải. -HS luyện đọc theo nhóm 3 - 1 nhóm HS đọc đoạn văn + lớp nhận xét. -GV nhận xét + khen những HS đọc tốt. -GV đọc diễn cảm bài văn (thể hiện đúng giọng đọc như đã hướng dẫn ở trên) Hoạt động 2: (10p) Tìm hiểu bài MT: Hiểu ý nghĩa của ý nghĩa của bài: Ca ngợi trí thông minh, tài xử kiện của vị quan án. ĐD: SGK, tranh minh hoạ trong SGK. PP: Hỏi đáp, động não, thuyết trình, giảng giải. *HS đọc thầm đoạn 1 trả lời câu hỏi: H: Hai người đàn bà đến công đườngnhờ quan phân xử việc gì? -HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. GV cho HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK, thấy được hai người đàn bà đang mếu máo khóc nhờ quan xử án. *1 HS đọc thành tiếng đoạn 2, cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi: Quan án đã dùng những biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp? -HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. H: Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp? GV chốt: Vì quan hiểu người tự tay làm ra tấm vải, đặt hi vọng bán được tấm vải để kiếm tiền nhưng bỗng dưng bị mất một nửa nên bật khóc vì đau xót. * HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi: H: Hãy kể lại cách quan án tìm kẻ lấy trộm tiền nhà chùa. Gọi vài HS kể lại đoạn quan án tìm kẻ lấy trộm tiền nhà chùa. GV chú ý rèn luyện giọng kể cho HS. H: Vì sao quan án lại dùng cách trên? HS chọn cách trả lời.(GV chốt: Ý đúng là ý b) H: Quan án phá được các vụ án nhờ đâu? ( Nhờ quan thông minh, quyết đoán, nắm được đặc điểm tâm lí của kẻ phạm tội ) H: Câu chuyện nói lên điều gì? HS thảo luận cùng bạn để đưa ra câu trả lời. GV chốt: Ca ngợi trí thông minh, tài xử kiện của vị quan án. ( Đây cũng chính là nội dung của bài ) Hoạt động 3: (7p) Đọc diễn cảm. MT: Biết đọc phân vai lời các nhân vật. ĐD: Bảng phụ ghi sẵn đoạn 1, 2. PP: Đọc phân vai. -4 HS phân vai đọc lại câu chuyện, GV hướng dẫn cách đọc. -GV đưa bảng phụ đã ghi sẵn đoạn 1, 2 lên và hướng dẫn đọc. GV đọc diễn cảm. -HS phân vai theo nhóm 4 và luyện đọc theo lời nhân vật: người dẫn chuyện, 2 người đàn bà bán vải, quan án. -Cho HS thi đọc: 2-3 nhóm HS lên thi đọc phân vai. -Lớp nhận xét. -GV nhận xét + khen nhóm đọc hay. Củng cố, dặn dò: (3p) 2-3 HS nhắc lại nội dung của bài. -GV nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà đọc lại bài, chuẩn bị bài sau. TUẦN 23 Thứ hai ngày 18 tháng 2 năm 2008. Toán: Xăng-ti-mét khối. Đề-xi-mét khối. Các hoạt động Cách tiến hành Bài cũ: (5p) MT: Ôn lại kiến thức cũ -GV chấm điểm VBT. -Cho HS làm lại BT3 của phần thực hành ở tiết trước. -GV nhận xét bài cũ. Bài mới: Hoạt động 1: (15p) Hình thành biểu tượng Xăng-ti- mét khối và Đề-xi-mét khối. MT: Giúp HS có biểu tượng về xăng-ti-mét khối và đè-xi-mét khối; đọc và viết đúng các số đo. Nhậ biết được mối quan hệ giữa xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối. ĐD: Bộ đồ dùng toán lớp 5,hình lập phương nhỏ có cạnh 1cm PP: Quan sát, động não, giảng giải. -GV giới thiệu hình lập phương có cạnh 1cm. Cho HS đo và hỏi: Hình lập phương này có cạnh là bao nhiêu? GV: Xăng-ti-mét khối là hình lập phương có cạnh là 1cm. Xăng-ti-mét khối được viết tắt là: cm 3 GV ghi bảng, cho vài HS nhắc lại. -GV giới thiệu đề-xi-mét khối tương tự như xăng-ti-mét khối. -GV đưa bộ đồ dùng toán cho HS quan sát lớp dưới có bao nhiêu hình lập phương có cạnh 1cm. HS trả lời: 10 x 10 = 100 hình. H: Có tất cả bao nhiêu lớp? GV: Hình lập phương có cạnh 1dm gồm 10 x 10 x 10 = 1000 hình lập phương có cạnh 1cm. Ta có: 1dm 3 = 1000cm 3 GV ghi bảng - Vài HS nhắc lại. Hoạt động 2: (16p) Thực hành MT: Biết giải một số bài tập liên quan đến xăng-ti-mét khối và đề- xi-mét khối. Rèn kĩ năng đọc, viết các số đo, củng cố mối quan hệ giữa cm 3 và dm 3 ĐD: SGK, phóng to bài tập 1,2 PP: Động não, thực hành. Bài 1: -GV yêu cầu HS tự làm bài, GV phát phiếu cho 2 HS làm bài trên giấy cỡ lớn. -HS nhận xét bài làm của 2 bạn trên phiếu, HS dưới lớp đổi chéo vở cho nhau kiểm tra và HS tự nhận xét. -GV yêu cầu một số HS nêu kết quả, GV đánh giá bài làm của HS. Bài 2: -HS tự làm bài tập, GV phát phiếu bài tập cho hai HS làm trên giấy cỡ lớn. -Hai HS làm bài trên phiếu dán lên bảng lớp, HS nhận xét bài làm của bạn. -GV yêu cầu vài HS đọc kết quả bài làm của mình,GV đánh giá bài làm của HS. -Gọi vài HS đọc lại kết qủa đúng của bài tập để nắm vững mối quan hệ giữa cm 3 và dm 3 . Củng cố, dặn dò: (2p) -H: Một đề-xi-mét khối bằng bao nhiêu xăng-ti-mét khối? -GV nhận xét tiết học. -Về nhà ôn bài và làm bài ở VBT, chuẩn bị cho bài sau. Chính tả: (Nhớ - viết) Cao Bằng Các hoạt động Cách hoạt động Bài cũ: (3p) -Cho 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào nháp 2 tên người, 2 tên địa lí Việt Nam. -GV nhận xét + cho điểm. Bài mới: Giới thiệu bài: (1p) Các em đã biết được về vẻ đẹp của vùng đất Cao Bằng, biết được vẻ đẹp của con người Cao Bằng qua bài tập đọc đã học.Một lần nữa các em gặp lại mảnh đất, con người ấy qua bài chính tả Nhớ-viết 4 khổ thơ đầu của bài thơ Cao Bằng. Hoạt động 1: (22p) Hướng dẫn HS viết chính tả MT: Nhớ - viết đúng chính tả 4 khổ thơ đầu của bài thơ Cao Bằng. ĐD: SGK PP: Hỏi đáp, động não, thực hành. a) Hướng dẫn chính tả -1 HS xung phong đọc thuộc lòng 4 khổ thơ đầu bài Cao Bằng. Cả lớp lắng nghe, nhận xét. -Cả lớp đọc thầm lại 4 khổ thơ. b) HS viết chính tả -GV nhắc HS cách trình bày bài chính tả theo khổ thơ, mỗi dòng 5 chữ. Cần viết hoa tên riêng Đèo Gió, Đèo Giàng, đèo Cao Bắc, Cao Bằng. -HS gấp SGK, viết chính tả. c) Chấm , chữa bài -GV đọc toàn bài chính tả một lượt, HS tự soát lỗi. -GV chấm 8 – 10 bài, HS đổi tập cho nhau để sửa lỗi. GV nhận xét chung. Hoạt động 2: (10p) Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả. MT: Biết đúng và viết danh từ riêng là tên người, tên địa lí Việt Nam. ĐD:-Bảng phụ - VBT Tiếng Việt -Bút dạ + 3 phiếu khổ to. PP: Động não, thảo luận, thực hành. a) Bài 2: -Cho 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 2. -GV giao việc: Tìm các từ đã cho để điền vào chỗ trống trong câu a, b, c sao cho đúng. -Ba HS lên làm trên bảng phụ.HS làm bài vào VBT. -Lớp nhận xét bài làm của 3 bạn trên bảng lớp. -GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng. -HS chép lời giải đúng vào VBT. b) Bài 2 -Một HS đọc yêu cầu của bài tập, cả lớp đọc thầm. -GV giao việc: Viết lại cho đúng chính tả những chữ trong bài thơ còn viết. -Cho HS làm bài vào VBT, 2 HS làm bài tên bảng. -Lớp nhận xét. GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng. Viết sai Viết đúng Hai ngàn Hai Ngàn Ngã ba Ngã Ba Pù mo Pù Mo Pù xai Pù Xai Củng cố, dặn dò: (2p) -GV nhận xét tiết học. -Nhắc HS nhớ quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam. Khoa học: Sử dụng năng lượng điện. Các hoạt động Cách tiến hành Bài cũ: (4p) MT: Ôn lại kiến thức cũ -Nêu tác dụng của năng lượng gió, năng lượng nước chảy trong tự nhiên. Kể ra những thành tựu trong việc sử dụng năng lượng gió, năng lượng mặt trời. -GV nhận xét + ghi điểm. Bài mới: Giới thiệu bài: (1p) Hoạt động 1: (8p) Thảo luận. MT: HS kể được một số ví dụ chứng tỏ dòng điện mang năng lượng, một số loại nguồn điện phổ biến. ĐD: Giấy A 4 PP: Thảo luận, giảng giải. GV nêu mục tiêu yêu cầu của tiết học. -GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận:Kể tên một số đồ dùng sử dụng năng lượng điện mà bạn biết. -HS thảo luận cùng bạn, rồi sau đó trình bày trước lớp. -Tiếp theo, GV yêu cầu HS cả lớp thảo luận câu hỏi: Năng lượng điện mà các đồ dùng trên sử dụng được lấy từ đâu?(Năng lượg điện do pin, do nhà máy điện, .cung cấp) -GV giảng: Tất cả các vật có khả năng cung cấp năng lượng điện đều được gọi chung là nguồn điện. GV cho HS tìm thêm các nguồn điện khác. Hoạt động 2: (10p) Quan sát, thảo luận. MT: HS kể được một số ứng dụng của dòng điện và tìm được ví dụ về các máy móc, đồ dùng ứng với mỗi ứng dụng. ĐD: Hình và thông tin trang 92, 93ở SGK. Tranh ảnh về đồ dùng, máy móc sử dụng điện. Một số máy móc, đồ dùng sử dụng điện. PP: Quan sát, động não, thảo luận. Bước 1: Làm việc theo nhóm GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm: Quan sát các vật thật hay mô hình hoặc tranh ảnh những đồ dùng, máy móc dùng động cơ điện đã sưu tầm được: -Kể tên của chúng. -Nêu nguồn điện chúng cần sử dụng. -Nêu tác dụng của dòng điện trong các đồ dùng, máy móc đó. Bước 2: Làm việc cả lớp -GV cho đại diện các nhóm trình bày trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -GV khen các nhóm sưu tầm được nhiều đồ dùng, tranh ảnh về đồ dùng , máy móc sử dụng năng lượng điện và nêu được tác dụng của nó. Hoạt động 3: Trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng? ” MT: HS nêu được những dẫn chứng về vai trò của điện trong mọi mặt của cuộc sống. ĐD: Giấy A 4 PP: Động não, thảo luận. -GV chia HS thành 2 đội tham gia chơi. GV yêu cầu các nhóm: Tìm loại hoạt động và các dụng cụ, phương tiện sử dụng điện và các dụng cụ, phương tiện không sử dụng điện tương ứng cùng hoạt động thực hiện hoạt động đó. Đội nào tìm được nhiều ví dụ hơn trong cùng thời gian là thắng. Sau cùng GV cho HS thảo luận để nhận thấy vai trò quan trọng cũng như những tiện lợi mà điện đã mang lại cho cuộc sống. Củng cố, dặn dò: ( 2p ) -GV nhận xét tiết học -Dặn HS về biết sử dụng thiết bị điện an toàn. Thứ ba ngày 19 tháng 2 năm 2008 Toán: Mét khối. Các hoạt động Cách tiến hành Bài cũ: (5p) MT: Ôn lại kiến thức cũ -Hai HS lên bảng viết kí hiệu cm 3 và dm 3 , nêu mối quan hệ giữa 2 đơn vị đó. -GV chấm điểm ở VBT. GV nhận xét, bài nào nhiều em làm sai thì chữa. Bài mới: Giới thiệu bài: (1p) Hoạt động 1: (15p) Hình thành biểu tượng về mét khối và quan hệ giữa m 3 , dm 3 , cm 3 . MT: HS có biểu tượng về mét khối, biết đọc và viết đúng mét khối. Nhận biết được mối quan hệ giữa mét khối, đề-xi-mét khối và xăng-ti-mét khối; biết đổi đúng các đơn vị giữa các số đo đó. ĐD: GV chuẩn bị tranh vẽ về mét khối và mối quan hệ giữa mét khối, đề-xi-mét khối và xăng-ti- mét khối. PP: Giảng giải, quan sát, hỏi đáp. -GV nêu mục tiêu của tiết học. -GV giới thiệu các mô hình về mét khối và nói: Để đo thể tích người ta còn dùng đơn vị đo mét khối. GV: Mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1cm. Mét khối được viết tắt là m 3 -GV treo hình vẽ về mét khối có lớp đáy là các hình lập phương cạnh 1dm, yêu cầu HS quan sát hình vẽ nhận xét, thảo luận cùng bạn để rút ra được: Hình lập phương có cạnh 1m gồm 1000 hình lập phương cạnh 1dm. GV hỏi: Một mét khối bằng bao nhiêu đề-xi-métkhối? HS trả lời, GV ghi bảng: 1m 3 = 1000dm 3 1m 3 = 1000 000cm 3 Từ mối quan hệ, HS nêu nhận xét: Mỗi đơn vị đo thể tích gấp ( hoặc bằng) 1000 lần( 1000 1 ) đơn vị bé ( hoặc lớn) tiếp liền. Cho vài HS nhắc lại. Hoạt động 2: (6p) Hướng dẫn HS làm bài tập 1 MT: Rèn kĩ năng đọc, viết đúng các số có đơn vị đo là mét khối. PP: Động não, thực hành. a) GV yêu cầu 1 HS đọc các số đo, HS khác nhận xét. GV đánh giá bài làm của HS. b) GV yêu cầu 2 HS lên bảng viết các số đo, các HS khác tự làm và nhận xét bài làm trên bảng. GV nhận xét và kết luận. Hoạt động 3: (6p) Hướng dẫn HS làm bài tập 2 MT: Rèn kĩ năng đổi đơn vị đo thể tích. -GV yêu cầu HS tự làm trên giấy nháp sau đó trao đổi bài với bạn và nhận xét bài của bạn. -GV yêu cầu 1 số HS lên bảng viết kết quả. GV nhận xét, chữa chung cho cả lớp. Hoạt động 4: Hướng dẫn HS làm bài tập 3 ĐD: Hình vẽ như SGV PP: Quan sát, động não, t.hành. -GV cho HS quan sát hình vẽ và rút ra được nhận xét: Sau khi xếp đầy hộp ta được 2 lớp hlp 1dm 3 . -HS làm bài vào vở, 1 em lên bảng làm, GV nhận xét. Mỗi lớp có số hình lập phương 1dm 3 là: 5 x 3 = 15 (hình) Số hình lập phương 1dm 3 để xếp đầy hộp là: 15 x 2 = 30 (hình) Củng cố, dặn dò: (3p) GV nhận xét tiết học.Dặn HS về nhà ôn lại mối quan hệ đo về thể tích các em vừa học; làm bài ở VBT. Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Trật tự - An ninh. Các hoạt động Cách tiến hành Bài cũ: (4p) MT: Ôn lại kiến thức cũ -Kiểm tra 2 HS: - HS1: Phân tích cấu tạo của 2 câu ghép ở bài tập 1 của phần Luyện tập tiết trước. -HS2: Làm bài tập 2 của tiết LTVC trước. -GV nhận xét + cho điểm. Bài mới: Giới thiệu bài: (1p) Trong tiết học hôm nay, các em sẽ được mở rộng vốn từ về Trật tự-An ninh.Từ những từ ngữ được mở rộng, các em có thể vận dụng trong học tập và trong giao tiếp khi nói về chủ đề này. Hoạt động 1: (7p) Hướng dẫn HS làm bài tập 1 MT: HS hiểu được ý nghĩa của từ Trật tự. ĐD: SGK, bút chì, từ điển Tiếng Việt. PP: Suy luận, động não. Bài 1: -1 HS đọc yêu cầu của bài tập 1, cả lớp đọc thầm. -GV giao việc:Đọc lại bài tập 1, khoanh tròn lên chữ a, b hoặc c ở ý em cho là đúng. -HS làm bài vào VBT. -Một số HS phát biểu ý kiến, lớp nhận xét. -GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng: Ý đúng là ý c: Trật tự có nghĩa là: Tình trạng, ổn định, có tổ chức, có kỉ luật. Hoạt động 2:(12p) MT: HS tìm được những từ ngữ liên quan với việc giữ gìn trật tự, an toàn trong giao thông trong 1 đoạn văn. ĐD: Bảng nhóm. PP: Động não, thảo luận. -Cho 1 HS đọc yêu cầu + đọc đoạn văn. -GV giao việc: Các em đọc lại đoạn văn, thảo luận cùng bạn để tìm trong đoạn văn những từ ngữ liên quan tới việc giữ gìn trật tự an toàn giao thông. -GV phát bảng nhóm cho các nhóm làm bài. -Đại diện các nhóm treo bài lên bảng và trình bày. -Lớp nhận xét. -GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng. -HS chép lời giải đúng vào VBT. Hoạt động 3: (11p) Hướng dẫn HS làm bài tập 3 MT: HS biết tìm những từ ngữ chỉ người, sự vật, sự việc liên quan đến bảo vệ trật tự, an ninh. ĐD: VBT, vài tờ phiếu bài tập. PP: Động não. -HS đọc yêu cầu của bài tập. -GV giao việc: Đọc lại đoạn văn và tìm trong đoạn văn những từ ngữ chỉ người, sự vật, sự việc liên quan đến bảo vệ trật tự, an ninh. -Cho HS làm bài vào VBT, GV phát phiếu cho 3 HS làm bài trên phiếu. -HS làm bài trên phiếu dán lên bảng lớp. -HS nhận xét kết quả làm bài của bạn, GV nhận xét chốt lại kết quả đúng: Những từ ngữ chỉ người liên quan đến trật tự an ninh là: cảnh sát, trọng tài, bọn càn quấy, lem hu-li-gân. Những từ ngữ chỉ sự việc, hiện tượng liên quan đến trật tự an ninh là: giữ gìn trật tự, bắt, quậy phá, hành hung, bị thương. Củng cố, dặn dò: (2p) -GV nhận xét tiết học -Khen những HS làm bài tốt. Dặn HS chuẩn bị bài sau. Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc. Các hoạt động Cách tiến hành Bài cũ: (4p) -2 HS lần lượt kể lại câu chuyện về ông Nguyễn Khoa Đăng và trả lời câu hỏi: H: Theo em, ông Nguyễn Khoa Đăng là người như thế nào? -GV nhận xét + cho điểm. Bài mới: Giới thiệu bài: (1p) Ở tiết kể chuyện trước, cô đã dặn các em về nhà chuẩn bị một câu chuyện về người biết góp sức mình bảo vệ trật tự, an ninh. Hôm nay, các em sẽ kể câu chuyện cho các bạn trong lớp cùng nghe. Hoạt động 1: (8p) Hướng dẫn HS kể chuyện. MT: Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài. ĐD: Bảng lớp viết đề bài. Một số sách truyện về nội dung bài học. PP: Kể chuyện, quan sát. -GV ghi đề bài trên bảng lớp, một HS đọc lại đề bài. -GV gạch dưới những từ ngữ quan trọng trong đề bài. Cụ thể: Đề bài: Hãy kể lại một câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc về những người đã góp sức mình bảo vệ trật tự, an ninh. GV giải thích: Bảo vệ trật tự, an ninh là hoạt động chống lại mọi sự xâm phạm,quấy rối để giữ yên ổn về chính trị, xã hội; giữ tình trạng ổn định, có tổ chức, có kĩ luật. -3 HS lần lượt đọc 3 gợi ý trong SGK. -Một số HS lần lượt giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể. Hoạt động 2: (22p) HS kể chuyện MT: Rèn kĩ năng nói: -Biết kể bằng lời của mình 1 câu chuyện đã nghe, đã đọc về những người đã góp sức mình bảo vệ trật tự, an ninh. -Hiểu câu chuyện, biết trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. Rèn kĩ năng nghe: Chăm chú nghe bạn kể, nhận xét được lời kể của bạn. ĐD: Bảng phụ viết tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện. PP: Kể chuyện, thảo luận. Cho HS kể chuyện trong nhóm: -Cho 1 HS đọc gợi ý 3 trong SGK. -HS dưới lớp viết nhanh dàn ý ra giấy nháp ( chỉ gạch đầu dòng ) -Từng cặp HS kể cho nhau nghe và trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện. Cho HS thi kể chuyện trước lớp: -Đại diện từng nhóm lên thi kể + nêu ý nghĩa câu chuyện. -GV đưa bảng phụ đã viết sẵn tiêu chí đánh giá tiết Kể chuỵên. -Lớp nhận xét . -GV nhận xét và cùng HS bình chọn HS có câu chuyện hay, kể hay, hấp dẫn. Củng cố, dặn dò: (2p) - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe; về nhà đọc trước yêu cầu của đề bài và gợi ý của tiết Kể chuyện tuần 24. Luyện Tiếng Việt: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ. Các hoạt động Cách tiến hành Hoạt động 1: (5p) -GV yêu cầu vài HS nhắc lại ghi nhớ các câu ghép có quan hệ từ chỉ nguyên nhân - kết quả, chỉ điều kiện (giả thiết) - kết quả. -Một HS đặt câu ghép có quan hệ tương phản. -GV nhận xét, ghi điểm. Hoạt động 2: (6p) Ôn lại kiến thức cũ MT: Giúp HS củng cố kiến thức về câu ghép. -Biết phân biệt các câu ghép thể hiện các mối quan hệ khác nhau. ĐD: SGK PP: Hỏi đáp, động não. -GV nhận xét bài làm của HS ở các tiết học Luyện từ và câu ở các tiết học trước. Nêu ra được những điều còn hạn chế của HS: Trong bài tập 2 (Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ biểu hiện quan hệ tương phản), nhiều em nối chưa đúng. GV giúp HS hiểu quan hệ tương phản thì 2 vế phải đối lập nhau. -GV cho HS nêu những cặp quan hệ từ thể hiện nguyên nhân-kết quả, điều kiện(giả thiết)-kết quả, quan hệ tương phản.Cho HS nêu ví dụ. -Lớp nhận xét. Hoạt động 3: (26p) Thực hành MT: Củng cố kiến thức về câu ghép, rèn ý thức tự học của HS. ĐD: GV chuẩn bị một số bài tập ngoài SGK phù hợp với trình độ của HS. PP: Động não, thực hành -Những HS chưa hoàn thành bài hoặc làm bài chưa đạt thì tiếp tục làm bài. -GV ra thêm bài tập cho những HS đã hoàn thành 1. Điền vào chỗ trống qht hoặc cặp qhtthích hợp để tạo ra câu ghép chỉ giả thiết -kết quả. a) .Nam kiên trì tập luyện .cậu ấy sẽ trở thành một vận động viên giỏi. b) .trời nắng quá .em ở lại đừng về. c) .hôm ấy anh cùng đến dự .chắc chắn cuộc họp mặt sẽ càng vui hơn. d) .Hươu đến uống nước .Rùa lại nổi lên. 2. Từ mỗi câu ghép đã điền từ hoàn chỉnh ở bài tập 1, hãy tạo lập ra một câu ghép mới, bằng cách thay đổi vị trí các câu ghép. 3. Tìm câu ghép biểu thị quan hệ tương phản a)Nếu trời trở rét thì con phải mặc áo ấm. b)Do cha mẹ quan tâm dạy dỗ nên em bé này rất ngoan. c)Tuy Nam không được khoẻ nhưng Nam vẫn đihọc d)Mặc dù nhà nó xa nhưng nó không bao giờ đi học trể. -HS làm bài, Gv theo dõi, giúp đỡ. -HS êu kết quả- Cả lớp và Gv nhận xét, chốt kết qủ đúng. Củng cố, dặn dò: (3p) -GV nhận xét tiết học. -Nhắc những HS chưa thuộc ghi nhớ về nhà ôn lại bài ; chuẩn bị bài cho tiết sau. Luyện toán: Đơn vị đo thể tích. Các hoạt động Cách tiến hành Hoạt động 1: (5p) Bài cũ -Vài HS nắc lại mối quan hệ giữa mét khối, đề-xi-mét khối và xăng-ti-mét khối. -GV chấm điểm ở VBT. -GV nhận xét bài làm của HS. Hoạt động 2: (15p) Hướng dẫn HS làm bài ở VBT MT: Củng cố kiến thức về đổi các đơn vị đo giữa mét khối, đề- xi-mét khối và xăng-ti-mét khối. Rèn kĩ năng đọc và viết các số đo. ĐD: VBT,Phiếu ghi nội dung BT2 PP: Động não, thực hành. -HS làm bài ở VBT của bài Mét khối -GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu. -GV phát phiếu cho 2 HS làm bài tập 2. -HS trình bày bài làm. Bài 1: Một HS đọc các số đo, một HS viết các số đo có đơn vị là mét khối. Bài 2: 2 HS làm bài trên phiếu dán lên bảng lớp, HS nhận xét bài làm của bạn, GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng. -Học sinh trao đổi vở cho nhau nhận xét bài làm của bạn. -GV chấm bài một số em. Hoạt động 3: (12p) Bài tập nâng cao dành cho HS khá giỏi. MT: Nhằm phát huy tính sáng tạo, ham mê học toán cho các em. ĐD: Chuẩn bị một số bài tập. PP: Động não, thực hành. -GV giao nhiệm vụ: Em nào chưa hoàn thành bài ở VBT hoặc làm bài chưa đúng thì chữa bài.Em nào đã hoàn thành bài thì làm một số bài tập sau. -GV ghi đề bài lên bảng: 1. Viết các số sau đây dưới dạng số thập phân có tên đơn vị là: a) Tên đơn vị là mét khối: 15 235 dm 3 3 115 dm 3 97 cm 3 783 dm 3 123 678 cm 3 b) Tên đơn vị là đềcamét khối: 15 368 cm 3 15 cm 3 837mm 3 777 cm 3 165 432 cm 3 2. Điền dấu ( >, <, =) thích hợp vào chỗ chấm : 4 655 dm 3 .5 m 3 6 m 3 26 dm 3 .62 600dm 3 2,5 m 3 .2050 dm 3 2,05m 3 .2050 dm 3 -HS làm bài, GV theo dõi , giúp đỡ HS yếu. -Gọi vài HS nêu kết quả bài làm, HS nhận xét bài làm của bạn. -GV chấm bài, nhận xét bài làm của HS. Bài nào nhiều em làm sai thì GV chữa Củng cố, dặn dò: (4p) -GV nhận xét tiết học. -Về nhà ôn về đổi đơn vị đo thể tích; đọc, viết các số đo thể tích; so sánh các số đo thể tích. [...]... nêu kết quả GV đánh giá bài làm của HS Bài 2: Một HS đọc đề bài toán H: Bài toán yêu cầu tìm gì? GV yêu cầu HS thảo luận cùng bạn để nêu hướng giải bài toán HS nêu, GV đánh giá -HS tự làm bài , một HS làm bài vào bảng nhóm -HS nhận xét bài làm của bạn, GV kết luận Bài 3: GV tổ chức cho HS hoạt động như bài 2 rồi chữa bài Chẳng hạn: Thể tích của hình hộp chữ nhật là: 8 x 7 x 9 = 50 4 ( cm3 ) Độ dài của... hiểu rõ hơn -HS nêu công thức tính thể tích hình lập phương, GV nhận xét và ghi bảng: V=cxcxc -GV: Tính thể tích của hình lập phương có cạnh 4 cm -HS làm bài vào nháp, một em lên bảng làm -GV cùng cả lớp nhận xét, chốt kết quả đúng Bài 1: Vận dụng trực tiếp công thức tính thể tích hlp -HS tự làm bài tập vào vở -GV yêu cầu HS trao đổi bài làm cho bạn kiểm tra và nhận xét bài làm của bạn -HS nêu kết... b) Bài tập 2: Một HS đọc yêu cầu của bài tập 2 - GV nhắc lại yêu cầu -HS làm bài cá nhân -1 số HS nêu các cặp quan hệ từ tìm được Lớp nhận xét GV nhận xét + khẳng định những cặp quan hệ từ HS tìm đúng Hoạt động 2: (3p) -Cho 3 HS đọc nội dung phần ghi nhớ trong SGK, lớp Phần ghi nhớ đọc thầm -3 HS nhắc lại nội dung ghi nhớ mà không nhìn sách Hoạt động 3: (16p) a )Bài tập 1: Luyện tập -Cho 1 HS đọc bài. .. thực hành Cách tiến hành -Kiểm tra 2 HS: Cho HS làm lại BT 2, 3 của tiết Mở rộng vốn từ: Trật tự - An ninh -GV nhận xét + cho điểm -GV nêu mục tiêu, yêu cầu của tiết học a )Bài tập 1: Một HS đọc yêu cầu của bài tập 1+ đọc 2 đoạn văn GV giao việc: Đọc lại câu ghép và phân tích cấu tạo của câu ghép đó -HS làm bài vào VBT GV ghi câu ghép lên bảng lớp Một HS lên bảng làm; lớp nhận xét bài làm của bạn trên bảng.GV... đãng trí; lớp đọc thầm ghép có quan hệ tăng tiến, biết -GV giao việc: Tìm câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến và tạo ra câu ghép mới thể hiện phân tích cấu tạo của câu ghép đó quan hệ tăng tiến bằng cách nối -GV cho HS làm bài GV dán lên bảng lớp tờ phiếu ghi các vế câu ghép bằng quan hệ câu ghép cần phân tích từ -Một HS lên bảng làm ĐD: VBT Tiếng Việt -Lớp nhận xét bài làm của bạn trên bảng lớp Bút dạ... chính xác b) GV thông báo điểm số cụ thể -GV trả từng bài cho HS a) Hướng dẫn HS sửa lỗi chung -GV chỉ các lỗi cần chữa -Một số HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi -HS cả lởp trao đổi về bài chữa trên bảng GV chữa lại cho đúng bằng phấn màu b) Hướng dẫn HS sửa lỗi trong bài -HS đọc lời nhận xét của cô giáo, phát hiện thêm lỗi trong bài làm của mình và sửa lỗi Đổi bài cho bạn bên cạnh để rà soát lại việc... đầy đủ bộ lắp ghép để tiết học bài “ Lắp xe ben” Thứ năm ngày 21 tháng 2 năm 2008 Toán: Thể tích hình hộp chữ nhật Các họat động Cách tiến hành Bài cũ: (5p) -GV chấm điểm ở VBT MT: Ôn lai kiến thức cũ -Vài HS nhắc mối quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích -GV nhận xét, ghi điểm Giới thiệu bài (1p) -GV giới thiệu mô hình trực quan về hình hộp chữ nhật và Hoạt động 1: (15p) khối lập phương xếp trong hình... chữ nhật đó -HS làm bài, một HS làm bài vào bảng nhóm HS trình bày kết quả, GV đánh giá bài làm của HS Bài 3: GV yêu cầu HS quan sát bể nước trước và sau khi bỏ hòn đá vào và nhận xét.GV nhận xét và nêu kết luận: lượng nước dâng cao hơn (so với khi chưa bỏ hòn đá vào) là thể tích của hòn đá -GV yêu cầu HS thảo luận cùng bạn để nêu hướng giải bài toán và tự làm bài, nêu kết quả.GV đánh giá bài làm của... Củng cố, dặn dò: (2p) GV nhận xét giờ học Về nhà ôn lại bài, chuẩn bị bài sau Kĩ thuật: Thứ tư ngày 20 tháng 2 năm 2008 Lắp xe cần cẩu ( Tiết 2 ) Các hoạt động Bài cũ: (4p) Giới thiệu bài: (1p) Cách tiến hành GV kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng cho tiết học của HS GV nhận xét -GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học a) Chọn chi tiết Hoạt động 1: (24p) -HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK và xếp từng... tập những đoạn, bài văn hay -GV đọc những đoạn văn, bài văn hay hay -HS trao đổi, thảo luận dưới sự hướng dẫn của GV để tìm ra cái đáng hay, đáng học, từ đó rút ra kinh nghiệm cho mình d) HS chọn viết lại đoạn văn cho hay hơn -Mỗi HS chọn một đoạn văn viết chưa đạt để viết cho hay hơn Nhiều HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn viết lại.GV chấm điểm -GV nhận xét tiết học -Dặn về nhà đọc trước đề bài chuẩn bị . của bài. -GV nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà đọc lại bài, chuẩn bị bài sau. TUẦN 23 Thứ hai ngày 18 tháng 2 năm 2008. Toán: Xăng-ti-mét khối. Đề-xi-mét. mới: Hoạt động 1: (15p) Hình thành biểu tượng Xăng-ti- mét khối và Đề-xi-mét khối. MT: Giúp HS có biểu tượng về xăng-ti-mét khối và đè-xi-mét khối; đọc và

Ngày đăng: 29/11/2013, 02:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan