1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

báo cáo thu hoạch nội dung 3 tìm hiểu và dự giờ mẫu về công tác dạy học họ và tên sinh viên h’nhương kbuôr sinh ngày 10021987 lớp 06shh ngành đào tạo sư phạm hoá học thuộc tổ kiến tập 03hh kiến

5 40 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 9,82 KB

Nội dung

+ Nội dung kiến thức: đầy đủ, bám sát sách giáo khoa, trong quá trình dạy có thêm vào một số phần mở rộng giúp học sinh hiểu thêm về bài học.Xác định được phần trọng tâm cần nêu ra, nhữn[r]

Trang 1

BÁO CÁO THU HOẠCH (NỘI DUNG 3) (TÌM HIỂU VÀ DỰ GIỜ MẪU VỀ

CÔNG TÁC DẠY HỌC)

Họ và tên sinh viên: H’Nhương Kbuôr

Sinh ngày: 10/02/1987

Lớp: 06SHH

Ngành đào tạo: Sư phạm Hoá học

Thuộc tổ kiến tập: 03HH

Kiến tập tại trường: THPT Nguyễn Thượng Hiền

Nội dung báo cáo: Tìm hiểu và dự giờ mẫu về công tác dạy học

Ngày 12 tháng 10 năm 2009

Ngày báo cáo:20/10/2009

Báo cáo viên: Thầy Phạm Minh – Phó Hiệu trưởng.

NĂM HỌC 2009-2010

Trang 2

I NỘI DUNG THU HOẠCH ĐƯỢC SAU KHI NGHE BÁO CÁO CHUNG VỀ CÔNG TÁC GIẢNG DẠY

Công tác giảng dạy chuyên môn bao gồm các vấn đề sau:

1 Thực hiện tốt nề nếp chuyên môn.

- Đảm bảo về sổ sách: giáo viên bộ môn cần phải có đầy đủ các loại sổ sách sau

+ Giáo án

+ Sổ dự giờ

+ Sổ chủ nhiệm (nếu có): ghi chép kế hoạch của tuần, tháng

+ Sổ hội họp: ghi chép các thông tin nắm ở trường

+ Sổ điểm cá nhân

- Tuân thủ đúng phân phối chương trình

- Thực hiện đúng kế hoạch giảng dạy của trường, tổ chuyên môn

- Soạn bài, chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp

- Khi lên lớp giảng dạy phải có giáo án

- Thường xuyên cập nhật điểm trong sổ điểm chính và ghi chép đúng quy chế

- Lên lớp đúng giờ, không được tùy tiện bỏ giờ

- Quản lí học sinh trong các hoạt động do nhà trường tổ chức, tham gia tất cả các hoạt động của cụm chuyên môn

- Có tinh thần tương trợ giúp đỡ dồng nghiệp

- Gương mẫu trước học sinh và tôn trọng học sinh

2 Phương pháp soạn giáo án

- Dự tính trước một cách khoa học cách trình bày giáo án, sao cho khi giảng dạy nội dung bài giảng nằm trong vòng 45 phút

- Dự tính phương pháp giảng dạy nào là phù hợp Họat động dạy và học có sự phối hợp giữa thầy và trò, đồng thời các phương tiện giảng dạy phải góp phần làm cho bài học đạt hiệu quả

- Cách soạn giáo án: thể hiện

A Mục tiêu cần đạt đến về kiến thức, kĩ năng, thái độ tình cảm

B Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành là gì?

C Tiến trình tổ chức bài giảng

+ Ổn định lớp + Kiểm tra bài cũ + Dạy bài mới: gồm 2 phần( họat động trên lớp của giáo viên, học sinh và kiến thức cần đạt được)

+ Củng cố bài + Dặn dò, hướng dẫn học sinh tự học

3 Lên lớp

- Cần cân chỉnh thời gian cho hợp lí để đảm bảo dung lượng kiến thức

- Chủ động, tự tin

- Xác định rõ mục tiêu, yêu cầu bài học, dạy đúng trọng tâm

- Đổi mới phương pháp: phát huy tính tích cực, chủ động các kiến thức, không lạm dụng quá nhiều vào máy móc

- Đặt câu hỏi mang tính chất gợi mở, kích thích hứng thú học tập

Trang 3

- Chủ động, khéo léo trước học sinh.

- Không nặng lời với học sinh, gây căng thẳng với học sinh

- Cách thức truyền đạt: từ ngữ đúng, ngữ điệu nói phải to, rõ ràng

- Trang phục lên lớp phải chuẩn mực

4 Kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh

- Không dừng lại kiểm tra các kiến thức thông thường mà mở rộng qua kiểm tra kĩ năng,

sử dụng các câu hỏi gợi mở

- Đánh giá chính xác, công bằng, khách quan, tìm cái tốt để cho điểm

- Các hình thức kiểm tra: miệng, viết, thực hành

- Các bài kiểm tra: thường xuyên (miệng, 15 phút) và định kì (1 tiết)

.II NỘI DUNG THU HOẠCH ĐƯỢC SAU KHI DỰ 2 TIẾT DẠY MẪU VÀ BUỔI THẢO LUẬN RÚT KINH NGHIỆM

1.Buổi thứ 1

SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN TÍNH CHẤT CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC

ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN ( Tiết 1)

- Họ tên giáo viên dạy mẫu: : Cô Lê Thị Hà

- Lớp : 10/4 Ngày 19 tháng10 năm 2009

- Nội dung báo cáo:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG

- Kiểm tra bài cũ: Viết cấu hình electron:

O(Z=8) và Na(Z=11) Cho biết nguyên tố

là kim loại hay phi kim, giải thích?

- GV gọi 1 HS lên trả bài

- HS: + O:1s2 2s2 2p4

( Phi kim)

+ Na:1s22s22p63s1

(Kim loại)

- HS chưa giải thích được

- GV gọi bạn HS khác:O là phi kim vì có số

electron lớp ngoài cùng là 8, Na là kim loại

vì có số electron lớp ngoài cùng là 1

- Khuynh hướng cho electron của kim loại và

phi kim là gì?

- GV treo bảng tuần hoàn phóng to cho HS

quan sát Nhìn bảng tuần hoàn cũng biết

được tính kim loại, phi kim mà không cần

viết cấu hình

I TÍNH KIM LOAI, TÍNH PHI KIM

1 Khái niệm:

- Tính kim loại: Nguyên tử dễ cho electron trở thành ion dương

VD: Na  Na+

- Tính phi kim: Nguyên tử dễ nhận electron

để trở thành ion âm VD: O +2e  O

2-2 Qui luật biến đổi:

a Trong cùng một chu kì:

- Từ trái sang phải tính kim loại giảm dần VD: Xét nguyên tố chu kì 3:

Na > Mg > Al Si < P< S <Cl Kim loại Phi kim

b Trong cùng nhóm A:

Theo chiều từ trên xuống dưới tính kim loại tăng dần, tính phi kim giảm dần

Trang 4

VD:

C

Si Ge Sn Pb

II ĐỘ ÂM ĐIỆN

Tiến trình các bước lên lớp: đầy đủ, bao gồm: ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, dạy bài mới, củng

cố kiến thức

+ Nội dung kiến thức: đầy đủ, bám sát sách giáo khoa, trong quá trình dạy có thêm vào một số phần mở rộng giúp học sinh hiểu thêm về bài học.Xác định được phần trọng tâm cần nêu ra, những phần đọc thêm giúp học sinh tự tìm hiểu

+ Phương pháp tổ chức dạy: sử dụng máy chiếu có kết hợp với dùng bảng, các hình

vẽ trong bài học được đưa ra góp phần cho học sinh thấy rõ cấu tạo của các thiết bị trong bài học Trong quá trình giảng dạy có nêu ra những câu hỏi gợi mở cho học sinh tự suy nghĩ, tự nhớ lại các kiến thức có liên quan

+ Diễn biến của học sinh: lớp ổn định, không có tình trạng mất trật tự trong giờ học, chú ý theo dõi bài học

+ Ứng xử của giáo viên: giọng to, thu hút học sinh, nghiêm túc trước học sinh, không

có những cử chỉ gây mất tập trung cho học sinh

+ Hiệu quả chung của tiết dạy: Tốt, đảm bảo dung lượng của bài giảng, không dư hay thiếu thời gian dạy

1.Buổi thứ 2

SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN TÍNH CHẤT CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC

ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN ( Tiết 2)

- Họ tên giáo viên dạy mẫu: : Cô Lê Thị Hà

- Lớp : 10/4 Ngày 20 tháng10 năm 2009

- Nội dung báo cáo

+ Tiến trình các bước lên lớp: đầy đủ, bao gồm: ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, dạy bài mới, củng cố kiến thức

+ Nội dung kiến thức: đầy đủ, bám sát sách giáo khoa, trong quá trình dạy có thêm vào một số phần mở rộng giúp học sinh hiểu thêm về bài học.Xác định được phần trọng tâm cần nêu ra, những phần đọc thêm giúp học sinh tự tìm hiểu

+ Phương pháp tổ chức dạy: sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp với dùng bảng, giáo viên định định hướng học sinh hoạt động tích cực, các hình vẽ trong bài học được đưa ra góp phần cho học sinh nắm bắt nội dung kiến thức bài học nhanh và rõ ràng lôgic theo

Trang 5

yêu cầu Trong quá trình giảng dạy có nêu ra những câu hỏi gợi mở cho học sinh tự suy nghĩ,

tự nhớ lại các kiến thức có liên quan và định hướng nhận thức kiến thức mới nột cách chủ động

+ Diễn biến của học sinh: lớp ổn định, không có tình trạng mất trật tự trong giờ học, chú ý theo dõi bài học, tham gia phát biểu xây dựng bài sôi nổi

+ Ứng xử của giáo viên: giọng to, thu hút học sinh, nghiêm túc trước học sinh, không

có những cử chỉ gây mất tập trung cho học sinh

+ Hiệu quả chung của tiết dạy: Tốt, đảm bảo dung lượng của bài giảng, không dư hay thiếu thời gian dạy, tạo mối liên hệ và tạo nền kiến thức cho bài sau

Ngày đăng: 17/04/2021, 22:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w