1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 24 36 tháng lớp d1 thông qua hoạt động nhận biết

20 27 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 46,56 KB

Nội dung

Trang 1

3.1 Biện pháp 1: Tự học tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực, trình độ nghiệp vụ cho bản thân

3.2 Biện pháp 2: Tạo môi trường phong phú hấp dẫn nhằm phát triền ngôn ngữ cho trẻ, tăng cường làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động nhận biết.

3.4 Biện pháp 4: Tổ chức một số trò chơi phát triển vốn từ và ngôn ngữ cho trẻ

Trang 2

A ĐẶT VẤN ĐỀ1 Lý do chọn đề tài:

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thông giáo dục quốc dân, đặt nềnmóng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho trẻ em Những kỹ năng mà trẻ được tiếp thu qua chương trình chăm sóc giáo dục mầm non sẽ là nền tảng cho việc học tập và thành công sau này của trẻ Giáo dục mầm non có tác dụng cực kì quan trọng trọng việc hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam hiện đại Nhất là trong giai đoạn hiện nay, đất nước đang chuyển mình vươn lên đỉnh cao của thời đại “Công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước” Vì vậy để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển đi lên của xã hội thì việc cải tiến phương pháp giáo dục mầm non nhằm nâng cao chất lượng, khả năng nhận biết cho trẻ là vấn đề hết sức cần thiết đối với mỗi giáo viên Để đảm bảo mục tiêu giáo dục thì trong trường mầm non phải kết hợp song song việc chăm sóc thể lực và giáo dục trí tuệ cho trẻ Làm tốt được điều đó thì các hoạt động trong trường mầm non đóng vai trò then chốt, trong đó khôngthể thiếu được hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ Nó là một trong những hoạt động chính, giữ vị trí quan trọng trong giáo dục phát triển toàn diện nhân cách trẻ.

Những năm đầu đời đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách và phát triển năng lực của trẻ, bởi tuy trẻ bẩm sinh đã có khả năng tiếp thu học tập, não bộ đã được lập trình dễ tiếp nhận các thông tin cảm quan và sử dụng để hình thành hiểu biết và giao tiếp với thế giới, nhưng thiên hướng học của trẻ có thể bị hạn chế bởi nhiều yếu tố như thể chất, nhận thức và tình cảm xã hội Việc được hưởng sự chăm sóc và phát triển tốt từ lứa tuổi trẻ sẽ góp phần tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai của trẻ Vốn từ là phương tiện giao tiếp nhận thức thế giới vận vật hấp dẫn xung quanh con người Nhờ có vốn từ mà trẻ em người lớn thiết lập được những mỗi quan hệ tương hỗ với nhau, hiểu và cảm thông lẫn nhau, đồng thời cũng nhờ có vốn từ mà đưa trẻ có khả năng mở định tầm nhìn của mình Khi trẻ biết nói, trẻ dễ dàng giao tiếp với người lớn cũng như trẻ có khả năng điều khiển hành vi của mình Bằng vốn từ của mình trẻ có thể biểu đạt sự hiểu biết của mình cho người lớn hiểu và hiểu được ý của người lớn muốn nói gì, từ đó giúp trẻ tích cực giáo tiếp vớimọi người Vì vậy việc phát triển vốn từ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi là nhiệm vụ nặng nềcủa giáo dục trí tuệ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi Nếu người lớn chúng ta lơ là công tác giáo dục và dạy trẻ tập nói tức là đã bỏ qua một cơ hội tốt để phát triển vốn từ cho trẻ Theo đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở độ tuổi này thì nhu câu giáo tiếp của trẻ rất lớn, song do bộ máy phát âm của trẻ chưa phát triển, trẻ thường mắc lỗi phát âm: Cá – chá,không cần – Hông chần,…đặc biết vốn từ của trẻ còn nghèo nàn.

Trang 3

Ở lứa tuổi 24 – 36 tháng tuổi trẻ còn nối lắp và nói ngọng nhiều nhưng nó là thờikỳ “Phát cảm về vốn từ” tức là vốn từ phát triển rất nhanh, trẻ rất ham nói “Trẻ lên ba cả nhà học nói” Đặc biệt lứa tuổi 24 – 36 tháng tuổi sự phát triển vốn từ đạt tới tốc độ rất nhanh mà sau này khi lớn lên khó có giai đoạn nào sánh bằng Vì thế việc phát triểnvốn từ cho trẻ là vô cùng cần thiết, giúp trẻ hoàn thiện hơn bộ máy phát âm và làm giàuvốn từ cho trẻ Từ đó giúp trẻ tự tin hơn trong giáo tiếp và lình hội tri thức tốt hơn giúptrẻ phát triển một cách toàn diện nhất Là một cô giáo mầm non trực tiếp dạy trẻ 24 – 36 tháng tôi luôn có những suy nghĩ trăn trở làm sao để dạy các con phát âm chuẩn, chính xác, đúng tiếng phổ thông Vì vậy tôi đã dạy trẻ thông qua các hoạt động khác nhau và dạy trẻ mọi lúc mọi nơi thông qua các hoạt động hàng ngày, từ đó trẻ khám phá về sự vật hiện tượng, về thế giới xung quanh trẻ, phát triển tư duy Là một cô giáo Mầm Non trực tiếp dạy trẻ 24 - 36 tháng tôi luôn có những suy nghĩ chăn trở làm sao để dạy các con phát âm chuẩn, chính xác đúng Tiếng Việt Vì thế tôi đã dạy các con thông qua các môn học khác nhau đặc biệt là môn nhận biết tập nói và dạy các con ở mọi lúc mọi nơi qua các hoạt động hàng ngày, từ đó trẻ khám phá hiểu biết về mọi sự vật hiện tượng, về thế giới xung quanh trẻ, phát triển tư duy Tôi thấy mình cần phải đi sâu tìm hiểu kỹ vấn đề này để từ đó rút ra nhiệm vụ giáo dục cho phù hợp với yêu cầu phát triển của lứa tuổi

Qua một năm dạy trên lớp và tiếp xúc với học sinh thông qua việc tổ chức cáchoạt động, tôi nhận thấy trẻ chưa thật sự hứng thú với hoạt động nhận biết tập nói, vốntừ của trẻ còn nhiều hạn chế Là một giáo viên mầm non, tôi nhận thấy mình phải cótrách nhiệm đi sâu tìm tòi nghiên cứu một số biện pháp giúp trẻ nâng cao được vốn từđể từ đó trẻ có thể hòa nhập và phát triển một cách tốt nhất.

Từ những lý do trên, tôi đã dựa vào kinh nghiệm của mình, kinh nghiệm của bạnbè đồng nghiệp và tham khảo thêm sách báo, tạp chí, chuyên san, truyền hình, internet.Tôi mạnh dạn đưa ra: “Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 24 - 36 tháng lớp

D1 thông qua hoạt động nhận biết”

* Mục đích nghiên cứu

Phát triển vốn từ cho trẻ để trẻ có thể hiểu biết hơn về thế giới xung quanh, pháttriển tư duy của trẻ

2 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi và thời gian thực hiện đề tài

Đối tượng: Nhóm trẻ 24 – 36 tháng tuổi lớp D1 trường Mần non Mỹ Hưng –Thanh Oai – Hà Nội

Phạm vi: lớp D1 Khu Trung Tâm - trường Mần non Mỹ Hưng – Thanh Oai –

Hà Nội

Trang 4

Thời gian thực hiện đề tài: Đề tài được thực hiện trong năm học: 2019 – 2020(Từ tháng 9 năm 2019 đến tháng 3 năm 2020) tại trường mầm non Mỹ Hưng - Thanh

Oai - Hà Nội

3 Thực trạng của vấn đề3.1 Thuận lợi

Trường mầm non Mỹ Hưng là một trong những trường đạt chuẩn quốc gia cấp độ I của huyện Thanh Oai - TP Hà Nội Trường được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất theo thông tư 02 của Bộ GD & ĐT

Sĩ số trẻ bảo đảm cho điều kiện dạy và học Đa số trẻ của lớp nhanh nhẹn có sứckhỏe tốt để tham gia vào các hoạt động

Ban giám hiệu luôn quan tâm tạo điều kiện cho tôi cũng như các giáo viên trongtrường phát huy được hết khả năng của mình trong quá trình giảng dạy, được đi học hỏi bồi dưỡng chuyên môn, chuyên đề, học tập thăm quan ở các trường bạn.

Trong lớp 3 cô đều đạt trình độ chuẩn trở lên, có lòng nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ Giáo viên nắm vững phương pháp tổ chức các hoạt động

Tôi luôn có ý thức tìm tòi học hỏi để nâng cao trình độ chuyện môn và nâng cao chất lượng dạy trẻ

Lớp được nhà trường trang bị đầy đủ trang thiết bị nghe nhìn hiện đại: Tivi màn hình lớn, loa, đài…

Tại lớp có đủ các góc cho trẻ hoạt động, bố trí các góc phù hợp, dễ lấy và cất đồdùng, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ chơi.

- Phụ huynh luôn quan tâm ủng hộ tạo mọi điều kiện hỗ trợ về đồ dùng đồ chơi, học liệu trong các góc chơi.

3.2 Khó khăn

Đầu năm nhận thức của trẻ không đồng đều do tháng sinh của trẻ chênh nhau.Có một số trẻ khi ra lớp vốn từ hạn chế, chưa biết cách giao tiếp và biểu đạt mong muốn, nhu cầu của bản thân

Tất cả trẻ trong lớp đều là con em ở nông thôn nên ít được sự quan tâm của bố mẹ và gia đình trong việc phát triển vốn từ cho trẻ Họ chỉ nghĩ đơn giản đến trưởng chỉ cần đảm bảo ăn, ngủ, vệ sinh của con em mình Không quan tâm đến việc phát triểnvốn từ cho trẻ nên không bồi dưỡng thêm cho con ở nhà.

Trang 5

Từ những nguyên nhân trên và thực tiễn đã áp dụng ở lớp học của mình dưới gócđộ là một giáo viên tôi mạnh dạn đưa ra “Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ

24 - 36 tháng lớp D1 thông qua hoạt động nhận biết”

* Kết quả điều tra của đầu năm như sau:

Năm học 2019 – 2020 tôi được nhà trường phân công dạy lớp nhà trẻ D1 - Tổng số cháu của lớp là 27 cháu: Số cháu nam là 14 cháu, Số cháu nữ là 13 cháu

- Số liệu điều tra:

1 Trẻ hứng thú với hoạtđộng nhận biết.

4 Trẻ nói rõ ràng, khôngngọng, không nói lắp

B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1 Tên đề tài: “Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 24 - 36 tháng lớp

D1 thông qua hoạt động nhận biết”

2 Các biện pháp thực hiện đề tài

Biện pháp 1: Tự học tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực, trình độ nghiệp vụ cho bản thân.

Biện pháp 2: Tạo môi trường phong phú hấp dẫn nhằm phát triền ngôn ngữ cho trẻ, tăng cường làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động nhận biết.

Biện pháp 3: Thay đổi hình thức giới thiệu bài

Biện pháp 4: Tổ chức một số trò chơi phát triển vốn từ và ngôn ngữ chotrẻ

Biện pháp 5: Phân loại trẻ, dựa vào khả năng của trẻ, tăng cường khảnăng diễn đạt cho trẻ.

Biện pháp 6: Phối kết hợp với phụ huynh

Trang 6

3 Nội dung thực hiện các biện pháp

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là giáo dục khả năng nghe, hiểu ngôn ngữ và phátâm chuẩn, phát triển vốn từ, dạy trẻ nói đúng ngữ pháp, phát triển ngôn ngữ mạch lạc,giáo dục văn hoá giao tiếp lời nói Ngoài ra ngôn ngữ còn là phương tiện phát triểnthẩm mỹ, tình cảm, đạo đức Đặc biệt nhờ có ngôn ngữ mà trẻ dễ dàng tiếp nhận nhữngchuẩn mực đạo đức của xã hội và hoà nhập vào xã hội tốt hơn Chính vì vậy mà trongquá trình dạy trẻ tôi đã mạnh dạn áp dụng một số biện pháp dạy trẻ phát triển ngôn ngữthông qua một số hoạt động sau:

3.1 Biện pháp 1: Tự học tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực, trình độ nghiệp vụ cho bản thân

Việc tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm về việc phát triển vốn từ cho trẻ của giáo viên là vô cùng quan trọng bởi thông qua đó giáo viên nắm chắc được các phương pháp, biện pháp để áp dụng thực tế trên trẻ sao cho phù hợp nhất nhằm kích thích trẻ chủ ý, lắng nghe người khác nói, tự tin nói, tự tin giao tiếp với bạn bè, cô giáo và mọi người xung quanh Qua đó vốn từ của trẻ phát triển dần dần góp phần hình thành con người năng động trong tương lai.

Tôi luôn tự chau dồi kiến thức mọi lúc mọi nơi để làm mới mình như: Tham khảo các thong tin qua các trang giáo dục, qua sách vở tài liệu, sách báo, chuyên san chuyên đề về việc phát triển vốn từ cho trẻ thanh gia đầy đủ các lớp tập huấn do phòng giáo dục tổ chức, các buổi sinh hoạt chuyên môn do nhà trường tổ chức Học hỏi qua bạn bè đồng nghiệp để cùng nhau trao đổi kinh nghiệm về phát triển vốn từ cho trẻ

Khi tổ chức hoạt động cho trẻ phát triển ngôn ngữ tôi đưa ra các hình thức làm phong phú cách thể hiện nội dung bài dạy để thu hút trẻ tích cực qua hoạt động nhận biết cùng cô

Ví dụ: Đàm thoại về “Quả cam”

Cô phải có tranh quả cam và quả cam thật, vì tư duy của trẻ là tư duy trực quan hành động, nói đến quả cam trẻ cần được nhìn, sờ, ngửi hoặc nếm quả cam thì những ấn tượng, biểu tượng của quả cam sẽ đi sâu và gắn liền với trẻ.

Do đó đàm thoại thích ứng với lợi ích và tâm lý trẻ phải được tiến hành nhẹ nhàng, thoải mái, tự nhiên đáp ứng những nhu cầu của trẻ Câu hỏi đàm thoại cần đơn giản, dễ hiểu phù hợp với đặc điểm ngôn ngữ và tâm lý lứa tuổi.

Trang 7

Thông qua trò chuyện và đàm thoại không chỉ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạchlạc, chính xác, sử dụng câu đúng ngữ pháp mà còn góp phần rèn luyện cho trẻ thói quen mạnh dạn trong giao tiếp

Ngoài ra để phát triển vốn từ cho trẻ đạt hiệu quả cao đòi hỏi giáo viên phải nắmchắc kiến thức, nắm chắc đặc điểm tâm sinh lý của trẻ Phải thường xuyên đổi mới sáng tạo trong hoạt động nhận biết để giúp trẻ hoạt động tích cực, trẻ được giao tiếp nhiều sẽ giúp vốn từ ngày càng phát triển.

+ Một số hình thức khác thu hút trẻ

- Sưu tầm một số bài thơ, bài hát phù hợp với chủ đề giúp trẻ phát triển vốn từ vàkhả năng diễn đạt nói lưu loát, đủ câu, rõ ràng, mạch lạc thông qua đó cung cấp cho trẻ các kiến thức một cách nhẹ nhàng, tích hợp thêm một số câu đố hay giai điệu bài hát tạo cho trẻ húng thú và thu hút trẻ học hơn.

- Bên cạnh đó phương pháp sử dụng trò chơi cũng rất có hiệu quả trong mỗi tiết học Bởi đối với trẻ mầm non những trò chơi luôn hấp dẫn chúng mà đem lại kết quả nắm bắt kiến thức một cách nhẹ nhàng sâu sắc Các trò chơi lần lượt diễn ra làm trẻ hào hứng mà vẫn nắm được kiến thức qua đó cô củng kiểm tra được kiến thức cho trẻ và giúp trẻ có cơ hội phát triển các tố chất nhanh bền và khéo trong vận động và phát triển tư duy.

+ Tiếp cận các phương tiện hiện đại

Với điều kiện phát triển khoa học kỹ thuật hiện đại như ngày nay việc ứng dụngcác phương tiện hiện đại trong giảng dạy cũng được tôi sử dụng thường xuyên nhằmgây hứng thú lĩnh hội kiến thức cho trẻ.

Bên cạnh đó trong quá trình dậy trẻ tôi tìm ra một cách mới và vô cùng hấp dẫnđối với trẻ đó là việc xây dựng những giáo án điện tử nhằm tiến hành các tiết học hấpdẫn có hiệu quả giáo dục cao đối với trẻ Giáo án điện tử trên powerpoint được sử dụngrộng rãi hơn, hay hơn trong các tiết dậy giáo viên có thể thêm giọng nói, giọng kể kếthợp nhac, hình ảnh động phong phú đa dạng không còn nhàm chán với trẻ mầm noncũng như lứa tuổi nhà trẻ nữa.

Sau gần một năm thực hiện biện pháp này tôi nhận thấy đã năm chác them được

Trang 8

nhiều kiến thức, phương pháp về phát triển vốn từ cho trẻ Tôi thấy mình tự tin hơn khiấp dụng những kiến thức, biện pháp này trong thực tế giáng dạy trẻ và đạt được kết quảcao trên trẻ: Đa số trẻ lớp tôi có tiến bộ trong ngôn ngữ như biết nói đủ câu, sử dụng từchính xác, mạnh dạn hơn trong giao tiếp.

3.2 Biện pháp 2: Tạo môi trường phong phú hấp dẫn nhằm phát triền ngôn ngữ cho trẻ, tăng cường làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động nhận biết.

Với trẻ mầm non nói chung và lứa tuổi nhà trẻ nói riêng thì nhận thức và phát âmđúng từ ngữ là việc khó khăn vì bản thân trẻ còn nói ngọng, chưa chuẩn cô là ngườicủng cố, uốn nắn trẻ nói từng câu, từng từ, trẻ nói đúng, nói chuẩn, nói đủ câu để trẻphát triển được ngôn ngữ cũng như tư duy một cách tốt nhất Chính vì vậy mà phải chotrẻ có nhiều cơ hội được quan sát, được thỏa mãn trí tò mò, lòng ham muốn khám pháthế giới thông qua các giờ trẻ được hoạt động với đồ vật là chủ đạo trong suốt quá trìnhhọc ở mầm non.

Việc tạo môi trường phong phú hấp dẫn nhằm phát triền ngôn ngữ cho trẻ tôi trang trí, sắp xếp phòng, lớp các góc chơi đảm bảo thẩm mĩ, thân thiện, an toàn, phù hợp với nội dung giáo dục Có các đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu đa dạng, phong

phú, hấp dẫn trẻ, tạo môi trường ngôn ngữ để trẻ tương tác và phát triển các kỹ năng:

Kỹ năng đọc sớm, kỹ năng vận động tinh, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nhận thức.

Hình thành góc đọc hấp dẫn nơi mà có những cuốn sách yêu thích của trẻ luôn cósẵn Khuyến khích trẻ mang những cuốn sách hay từ nhà đến lớp để cùng chia sẻ Cóthêm những chiếc bút chì màu và bút màu với giấy cho trẻ tự do viết một mình.

Ngoài ra, với sự sáng tạo của giáo viên và của trẻ cùng làm những đồ dùng tự tạođể trang trí góc sách Những khung rối làm từ các vỏ thùng catton, những cuốn sáchlàm từ những bìa lịch cũ, những con rối que, rối bóng , rối ngón tay cho trẻ diễn rối, tậpđóng kịch… cũng sẽ góp phần làm cho góc sách trở nên ngộ nghĩnh và sinh động hơnrất nhiều Khuyến khích trẻ cùng cô trang trí, sắp đặt các đồ dung trong góc theo ýthích phù hợp, dễ lấy, dễ cất, dễ sử dụng.

+ Môi trường ngôn ngữ cho trẻ hoạt động ngoài lớp học Xây dựng thư viện của nhà trường cho trẻ hoạt động

Trang 9

Thư viện của bé trong trường mầm non có vai trò quan trọng Đó là nơi tạo cơ hội cho trẻ được khám phá, tìm tòi, trải nghiệm, phát triển khả năng sáng tạo Thư viện có thể tạo ra sự thay đổi tích cực đối với sự tự tin của trẻ, khả năng học tập độc lập và tinh thần trách nhiệm về việc học của bản thân trẻ, góp phần giúp nhà trường thực hiện tốt mục tiêu giáo dục toàn diện mầm non Xây dựng thư viện của bé với hệ thống Giá sách - Truyện thân thiện” nhằm tạo môi trường giúp trẻ tích cực, chủ động làm quen với “Văn hóa đọc”, làm quen với cách “Đọc” sách, làm quen với các câu chuyện, bài thơ… một cách tự nhiên và hứng thú hơn, ngoài ra nơi đây trẻ còn được tìm hiểu, khámphá và trải nghiệm những sáng tạo của bản thân, được hoạt động với đồ vật, đồ chơi, … tạo cơ hội để trẻ tích cực hoạt động.

Việc trang trí góc sách, đồ dùng đồ chơi phù hợp đặc điểm tâm sinh lý của trẻ Tăng cường các điều kiện cho trẻ được hoạt động cá nhân và theo nhóm nhỏ Trẻ được rèn luyện khả năng quan sát, cảm thụ, giúp trẻ yêu thích văn học, phát triển năng khiếu Thư viện thân thiện của bé được bố trí đa dạng các góc, như: Góc “Đọc”, góc

vẽ, góc “Viết”, góc nghệ thuật, góc cha mẹ đọc cùng con…

Ngoài ra cũng cần thêm một số phương tiện, học liệu, đồ dùng do giáo viên và trẻ tự làm đã bổ sung nguồn tư liệu cho thư viện phong phú, đa dạng hơn tạo điều kiện tốt cho trẻ trong thời gian hoạt động ở thư viện

Môi trường xã hội giúp trẻ phát triển ngôn ngữ

Chú trọng tạo môi trường xã hội thuận lợi để cho trẻ thường xuyên được giao tiếp, tương tác, thể hiện mối quan hệ thân thiện giữa giáo viên với trẻ, trẻ với trẻ, giữatrẻ với những người xung quanh Chúng ta cần tạo môi trường giao lưu ngôn ngữ tích cực cho trẻ.

Để phát triển khả năng nghe nói cho trẻ, không gì nhanh chóng và tích cực bằng việc thường xuyên cho trẻ nghe – nói Người giáo viên cần thường xuyên trò chuyện với trẻ và khuyến khích trẻ nói Khi trẻ có khó khăn hay có tâm lý ngập ngừng, nhút nhát, cô cần khích lệ, hỗ trợ, động viên để trẻ tích cực trò chuyện Cô cần tạo ra các kênh giao tiếp thường xuyên, được tiến hành giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với cô và giữa trẻ

Trang 10

với mọi người xung quanh Khi giao tiếp với trẻ, cô chú ý đến giọng nói và thái độ, giọng nói dịu dàng, ánh mắt trìu mến, tình cảm nồng ấm của cô sẽ khiến trẻ tự tin hơn rất nhiều.

Bên cạnh đó, tổ chức cho trẻ hoạt động kết hợp với lời nói trong các trò chơi, bài hát, đóng kịch kết hợp sử dụng các con rối que, rối bông, rối bóng … là cơ hội để trẻ trải nghiệm, vận dụng vốn ngôn ngữ đã tích lũy được vào hoạt động của bản thân, làđiều kiện rất tốt để trẻ phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ Khuyến khích trẻ cố gắngsử dụng ngôn ngữ để lưu lại những ý tưởng và suy nghĩ của mình Giáo viên phải có tác phong sư phạm và lời nói chuẩn mực, với ngôn ngữ giao tiếp trong sáng luôn biết lắng nghe một cách trí tuệ và trân trọng trẻ.

Tổ chức các hoạt động ngoại khóa khuyến khích trẻ tham gia

Các hoạt động ngoại khoá được thiết kế đa dạng, phong phú, gắn với các nội dung, chủ đề học và chơi của trẻ giúp thay đổi trạng thái cho trẻ giữa hoạt động động và hoạt động tĩnh Tăng cường cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên, khắc phục việc trẻ ở nhiều thời gian trong không gian ở lớp còn hạn chế Thông qua việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, trẻ học được rất nhiều kỹ năng sống cần thiết cho bản thân, trẻ được mạnh dạn, tự tin thể hiện bản thân mình, trẻ phát triển hài hòa các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm - kỹ năng xã hội và thẩm mĩ theo mục tiêu của chương trình Giáo dục mầm non

Việc xây dựng môi trường ngôn ngữ trong trường mầm non một cách hiệu quả sẽ tạo ra những đứa trẻ mạnh dạn, tự tin, năng động, sáng tạo, ham hiểu biết, có suy nghĩ và biết giao tiếp.

Để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ đạt kết quả cao thì giáo viên phải chuẩn bị môi trường cho trẻ hoạt động, vì môi trường đóng vai trò rất quan trọng Môi trường có phùhợp, đa dạng, phong phú thì sẽ gây hứng thú cho trẻ Đây cũng là nội dung của phong

trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” mà những năm gần

đây Bộ Giáo dục, Phòng Mầm non Sở GD&ĐT đã triển khai Xây dựng môi trường phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non là một việc làm rất cần thiết góp phần nâng cao

Ngày đăng: 14/04/2021, 08:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w