III ĐÔI TƯỢNG, PHẠM VI & THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
1 Đối tượng nghiên cứu2 Phạm vi thực hiện3 Thời gian thực hiện
PHẦN B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ (NỘI DUNG SKKN)
I CƠ SỞ KHOA HỌC
1 Cơ sở lí luận2 Cơ sở thực tiễn
2 Biện pháp 2: Làm đồ dùng tự tạo gây hứng thú cho trẻ
3 Biện pháp 3: Tạo hứng thú cho trẻ thông qua nghệ thuật giảng dạy 4 Biện pháp 4: Thông qua mọi lúc mọi nơi
5 Biện pháp 5: Sử dụng trò chơi để gây hứng thú cho trẻ vào hoạt động văn
PHẦN D NHỮNG KIẾN NGHỊ SAU KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1 | 1 5
Trang 2PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ
I Lý do chọn đề tài:
Văn học đối với trẻ là một thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc Trẻ tiếp xúc vớivăn học sớm sẽ hình thành ở trẻ những tình cảm tốt đẹp Qua tác phẩm văn họcgiúp trẻ thêm yêu quê hương đất nước, yêu những người xung quanh, biết đâu làcái thiện, đâu là cái ác…cho trẻ làm quen với văn học là mở rộng tâm hồn, nhậnthức, tình cảm của trẻ đối với thế giới xung quanh Văn học còn nuôi dưỡng vàphát triển ở trẻ trí tưởng tượng, sáng tạo nghệ thuật, óc phân tích và khả năngcảm thụ văn học Đặc biệt trẻ ở độ tuổi nhà trẻ thì làm quen với các tác phẩmvăn học là hết sức quan trọng và cần thiết bởi vì: Thông qua văn học giúp chotrẻ mở rộng vốn hiểu biết của mình đối với thiên nhiên và cuộc sống xungquanh thông qua đó trẻ biết tích lũy được những kinh nghiệm sống Đặc biệtthông qua việc làm quen với văn học giúp cho ngôn ngữ của trẻ phát triển, làmphong phú thêm vốn từ của trẻ, trẻ biết dùng từ chính xác biểu cảm
Là một giáo phụ trách lớp 24 – 36 tháng tuổi (lớp D2), tôi nhận thấy việclàm quen văn học của trẻ còn hạn chế, trẻ chưa hứng thú khi làm quen các tácphẩm văn học do ở độ tuổi này trẻ chưa tự mình tiếp xúc với tác phẩm văn học,trẻ chưa tự hiểu được giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm văn học.Các hoạt động làm quen văn học còn dập khuôn, chưa linh hoạt, sáng tạo, đồdùng dạy học chưa phong phú Chính vì vậy mà chưa thu hút trẻ say mê với tácphẩm văn học Từ những hạn chế trên mà bản thân tôi trăn trở, suy nghĩ cần cóbiện pháp nào đó để giúp trẻ hứng thú, say mê với tác phẩm văn học Vì vậy tôichọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 24 – 36 tháng hứng thú với hoạt độnglàm quen với văn học”.
II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Mục đích để tôi chọn đề tài này là nhằm nâng cao chất lượng tiết dạy vănhọc giúp trẻ hiểu về nội dung câu chuyện, bài thơ, ca dao, đồng dao,… trẻ có thểcảm nhận được nội dung câu chuyện một cách tự nhiên, bằng biểu cảm cử chỉđiệu bộ và thể hiện tính cách của nhân vật qua việc kể cùng cô những lời thoạicâu chuyện, đọc thuộc những câu thơ,…
III ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI & THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
1 Đối tượng nghiên cứu: Trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng tuổi
2 Phạm vi thực hiện: Lớp NT D2
3 Thời gian thực hiện: Đề tài được thực hiện từ T9/2019 đến T 4/2020.
PHẦN B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ (NỘI DUNG SKKN)
I CƠ SỞ KHOA HỌC
1 Cơ sở lí luận
Trang 3Ngay từ những năm đầu đời trẻ đã được tiếp xúc với những lời ru, câuhát, lớn hơn trẻ được nghe kể những câu chuyện cổ tích, những bài thơ, đồngdao ca dao.Từ những bài đồng dao, ca dao, bài thơ, những câu chuyện trẻ hiểuhơn quê hương, cảm nhận được tình cảm mà ông bà cha mẹ người thân dành chotrẻ.
Ngoài ra hoạt động làm quen văn học còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữqua những bài thơ, câu chuyện Trẻ được đọc thơ, bài ca dao, đồng dao, cùng côkể lại những câu chuyện sáng tạo
Đối với trẻ 24 – 36 tháng tuổi, thông qua nội dung các tác phẩm văn học giáodục trẻ biết yêu quý người hiền lành, biết ơn và kính yêu ông bà, bố mẹ, cô giáo,anh chị em, bạn bè, biết nhường nhịn em nhỏ Để gây hứng thú với trẻ trongnhững tiết thơ hay câu truyện tôi xây dựng môi trường lớp phong phú, trang trígóc văn học thẩm mĩ, thân thiện, phù hợp với nội dung kế hoạch đã đề ra Cócác đồ dùng đồ chơi, làm rối tay hấp dẫn trẻ tạo môi trường văn học cho trẻ Bêncạnh đó cho trẻ tiếp xúc với văn ở mọi hoạt động khác nhau
Nhờ được nghe đọc, kể lại những bài thơ câu chuyện mà trẻ có thể diễn tảvề cuộc xung quanh một cách phong phú bằng các hình thức khác nhau Thôngqua thơ truyện giúp trẻ bộc lộ những cảm xúc, giúp trẻ thể hiện được những gìđã được nghe và bộc lộ những suy nghĩ , cảm xúc phát triển tinh thần cho trẻ.
2 Cơ sở thực tiễn
“Làm quen với văn học là 1 trong những hoạt động quan trọng trongtrường mầm non, thông qua thơ truyện nhằm phát triển đức, trí , thể, mĩ, laođộng Là giáo viên chủ nhiệm lớp 24 – 36 tháng tuổi Tôi nhận thấy khả nănghứng thú với các tác phẩm văn học thể loại kể chuyện của trẻ còn hạn chế, ở độtuổi này trẻ chưa tự hiểu hết đầy đủ về giá trị nội dung và nghệ thuật của tácphẩm Vì vậy mà tôi nghĩ cần phải đưa ra “Một số biện pháp giúp trẻ 24 – 36tháng hứng thú với hoạt động làm quen với văn học” Trong quá trình nghiêncứu, có 1 số thuận lợi, khó khăn sau:
II THỰC TRẠNG.1 Tình hình của lớp
- Giáo viên có tinh thần trách nhiệm, yêu nghề, có trình độ chuyên môn vững vàng, nắm vững phương pháp và có năng lực sư phạm cao
Trang 4- Trẻ đi lớp đều, đạt tỉ lệ chuyên cần cao
- Được sự tin yêu và tín nhiệm của phụ huynh học sinh
- Trẻ chưa mạnh dạn và tự tin trong hoạt động
2 Số liệu khảo sát trước khi thực hiện giải pháp
Số liệu điều tra trước khi thực hiện
Ngay từ đầu năm học tôi đã dạy 4 tiết truyện, mời Ban giám hiệu nhàtrường dự giờ và đánh giá kết quả như sau:
* Đối với cô: ới cô:i v i cô:
Phân loạiSố lượngKẾT QUẢTỉ lệ %
Nội dungĐánh giá
Số cháu Tỷ lệ % Số cháu Tỷ lệ %
Số trẻ nhớ tên truyện, tên các nhân vật trong chuyện.
20 Nghe và hiểu nội dung
20 Khả năng đọc thuộc
Trẻ tham gia tích cực , hứng thú với tác phẩm văn học
*Nguyên nhân dẫn đến thực trạng:
- Trẻ còn chưa tập trung chú ý, tích cực trong giờ làm quen với văn học
Trang 5- Môi trường lớp học để cho trẻ làm quen với văn học thể loại kể chuyện mờ nhạt, việc xây dựng kế hoạch thực hiện còn hạn chế.
- Đồ dùng cho trẻ làm quen với văn học còn ít.
- Việc đưa công nghệ thông tin vào các hoạt động làm quen với văn học chưa được tốt.
Từ những thực tế trên tôi đã tìm ra những biện pháp thiết thực gần gũi vớitrẻ để giúp trẻ 24 – 36 tháng có hứng thú làm quen với văn học.
Ở góc văn học, tôi xây dựng góc thân thiện tạo môi trường ấm cúng, yêntĩnh cho trẻ khi hoạt động Đặc điểm của trẻ là trí tưởng tượng vô cùng phongpghus, chính vì vậy tôi sử dụng những mảnh vải voan màu xanh tạo thành mộtgóc giống như chiếc lều xinh xắn của hoàng tử công chú trong những câu truyệncổ tích Trong góc, tôi vận động phụ huynh đóng những chiếc bàn tròn nhỏ xinh,vừa với trẻ, tận dụng những mảnh vải vụn để khâu những chiếc gối xinh xắnhình quả dâu, con thú ngộ nghĩnh để khi hoạt động trẻ có thể ôm những chiếcgối đó, đặt thêm các con thú bông để trẻ tựa lưng vào gối cho thoải mái, dễ chịu.(Hình ảnh 1)
Tôi sử dụng những chiếc mẹt xinh xắn để dán hình ảnh các câu truyệncác bài thơ theo từng tháng, tạo ra quyển sách kỳ diệu, tranh lật, Ebook có nộidung các bài thơ, câu truyện trẻ học để giới thiệu về nội dung trước khi cho trẻhọc hoặc ôn lại sau khi đã được học Ngoài ra tôi còn sưu tầm các quyển truyệntranh phù hợp với trẻ, sắp xếp ở vị trí cho trẻ dễ lấy để xem và cùng trò chuyện,trao đổi với bạn về nội dung câu truyện Đồng thời tôi cũng làm những nhân vậtrối tay, rối que trang trí ngộ nghĩnh hấp dẫn trên góc sách truyện cho trẻ để trẻxem vào các giờ hoạt động góc, chơi tự do Tủ sách truyện của bé được sắp xếpmột cách gọn gàng, ngăn nắp, khoa học, tạo cho trẻ sự chú ý và hứng thú khihoạt động ở góc sách truyện (hình ảnh 2)
Không chỉ xây dựng môi trường trong lớp học, tôi còn chú trọng đếnxây dựng môi trường ở ngoài lớp học Ở bảng tuyên truyền với các bậc phụ
Trang 6huynh tôi trưng bày các bài thơ, câu truyện, ca dao, đồng dao, các tranh ảnh tàiliệu liên quan đến việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động làmquen văn học Góc tuyên truyền được tôi thay đổi theo từng tuần, tháng chủ đềsự kiện mà trẻ đang học và khám phá giúp phụ huynh nắm được nội dung hoạtđộng của trẻ hằng ngày (Hình ảnh 3)
* Biện pháp 2: Làm đồ dùng tự tạo gây hứng thú cho trẻ
- Để gây hứng thú cho trẻ và tăng tính hấp dẫn của các tác phẩm văn họcthì trẻ phải được nhìn thấy các hình ảnh, tranh minh họa tuy nhiên trẻ mầm nonthích cái lạ Nếu trong tiết học chỉ sử dụng bộ tranh có sẵn thì hiệu quả sẽ khôngcao
- Một trong những thành công của giờ học là đồ dùng trực quan vì ở lứatuổi này trẻ mau nhớ chóng quên, thích đồ chơi mới lạ, đẹp mắt, trẻ phải đượcquan sát mắt thấy tai nghe và tay được sờ khiến cho trẻ có sự tò mò kích thích sựphát huy tri tuệ của trẻ, phát huy sự suy nghĩ tìm hiểu thêm của trẻ, để trẻ có thểkhám phá được những điều mới lạ xung quanh
- Đối với trẻ ở lứa tuổi này thì đồ dùng đồ chơi cho trẻ phải to đẹp, rõràng, nhiều màu sắc, các đồ dùng đồ chơi phải phù hợp với từng bài dạy
- Hiểu được tầm quan trọng của đồ dùng đồ chơi tôi đã sưu tầm nguyênvật liệu, phế liệu, các loại vỏ hộp, chai nước rửa bát, dầu gội đầu bìa lịch, vảivụn … để làm đồ dùng phục vụ cho hoạt động học
- Với chuyện: “ Chú vịt xám” Tôi dùng xốp phế thải cắt gọt thành nhân
vật : vịt mẹ, vịt con, con cáo, sau đó sơn màu sắc các nhân vật khác nhau tôi sửdụng mô hình đặt các nhân vật theo trình tự câu chuyện Tôi thấy trẻ rất hứngthú.
VD: Chuyện “Nhổ củ cải ” Từ những mảnh xốp màu tôi đã cắt dán tạo lên
các nhân vật rối dời với nhiều màu sắc đẹp, ngoài ra tôi còn dùng vải vụn khâuthành rối dùng bằng tay,với các nhân vật trong câu chuyện như: ông lão,bàlão,cô cháu gái, các con vật : con chó, con mèo, con chuột nhắt để diễn cho trẻxem Tôi thấy trẻ rất hứng thú và nhớ tên các nhân vật nhanh hơn, hiểu nội dung
câu chuyện không gò bó
VD: Chuyện “Thỏ con không vâng lời” Từ những mảnh xốp màu tôi đã cắt
dán tạo lên các nhân vật rối dời với nhiều màu sắc đẹp ( Hình ảnh 4)
Hay: với câu chuyện “ Bác gấu đen và hai chú Thỏ” từ những bìa đốc
lịch tôi làm thành quyển chuyện tranh với nhiều màu sắc các hình ảnh nội dunggiống trong chuyện trẻ rất thích, trẻ được tận mắt nhìn thấy các nhân vật trongcâu truyện, vì thế trẻ nhớ các nhân vật và hiểu nội dung câu chuyện nhanh hơn,hứng thú hơn.
Trang 7Với các câu chuyện về các con vật như câu chuyện: “ Cây táo ” từ những
đốc lịch cứng và giấy mầu tôi đã làm thành quyển chuyện tranh, với các hìnhảnh nội dung đẹp và phong phú gây được sự chú ý của trẻ.( Hình ảnh 5)
Chính vì vậy việc làm đồ chơi tự tạo phục vụ cho tiết dạy rất cần thiết vì nógây hứng thú lôi cuốn trẻ, ngoài ra còn tăng tính tò mò ham hiểu biết và khảnăng cảm nhận tác phẩm văn học cao hơn.
*Biện pháp 3: : Kết hợp sử dụng đồ dùng sáng tạo và nghệ thuậtgiảng dạy vào hoạt động làm quen văn học nhằm gây hứng thú cho trẻ.
Để mỗi tiết học làm quen với văn học đi vào tâm hồn trẻ một cách sốngđộng, nhẹ nhàng, tự nhiên không khô khan cứng nhắc thì điều đầu tiên là côgiáo phải thực sự có năng lực sư phạm tốt, có nghệ thuật dẫn dắt trẻ vào bàimột cách tự nhiên Song hoạt động làm quen với văn học có nhiều phươngpháp hình thức khác nhau để đưa thế giới văn học đến với trẻ Các phươngpháp, hình thức đó có liên quan mật thiết, bổ xung tương trợ với nhau Mỗiphương pháp hình thức đều có ưu thế và hạn chế nhất định Vì vậy khi dạy trẻlàm quen với văn học cô giáo cần lựa chọn các phương pháp, hình thức phùhợp với yêu cầu của từng tiết dạy, để thu hút sự tập trung chú ý tạo hứng thúcủa trẻ trong tiết học, giúp cho giờ học đạt hiệu quả cao.
Việc làm ra các đồ dùng sáng tạo phục vụ cho hoạt động làm quen vănhọc rất quan trọng nhưng việc sử dụng các đồ dùng đó một cách hợp lý, khoahọc có hiệu quả để kích thích sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ cũng không kémphần quan trọng Vì vậy tôi rất lưu ý, linh hoạt sử dụng các đồ dùng này vàotrong các hoạt động cho trẻ làm quen với văn học.
VD: Khi kể câu chuyện “Thỏ con không vâng lời ” thì các đồ dùng trực
quan là mô hình, rối, băng đĩa, đèn chiếu các đồ dùng trực quan này được tôi sắpxếp và sử dụng theo một trình tự nhất định đảm bảo tính khoa học và có hệthống
Trước tiên tôi có thể sử dụng mô hình để giới thiệu dẫn dắt vào câu chuyệnmà tôi sẽ kể cho trẻ nghe
tôi kể lần 1: kết hợp tranh minh họatôi kể lần 2: kết hợp mô hình
tôi kể lần 3: kết hợp đèn chiếu.( Hình ảnh 6)
Hay: Với bài thơ: Yêu mẹ Đồ dùng trực quan là tranh ảnh gia đình bé, rối
tay, đèn chiếu
VD: khi kể chuyện : “ Thỏ ngoan” các đồ dùng trực quan là tranh lật, đèn
chiếu, rối dẹt, mô hình được tôi sắp xếp và sử dung theo trình tự của câuchuyện Khi kể chuyện tôi dùng rối dẹt dẫn dắt vào câu chuyện :
Tôi kể lần 1: kết hợp tranh minh họa
Trang 8Tôi kể lần 2: Kết hợp mô hình ( Hình ảnh 7) Tôi kể lần 3: Kết hợp đèn chiếu
Với câu chuyện : “ Đôi bạn nhỏ” đồ dùng trực quan là: sa bàn, dèn chiếu,tranh, rối dẹt Trước khi kể tôi dùng đèn chiếu để dẫn dắt vào câu chuyện:
Tôi kể lần 1: kết hợp sa bàn ( Hình ảnh 8) Tôi kể lần 2: Kết hợp với tranh
Tôi kể lần 3: kết hợp rối dẹt
Phương pháp trực quan được tôi áp dụng vào các hoạt động cho trẻ làmquen với văn học thể loại kể chuyện tất linh hoạt và hợp lý mang lại hiệu quảcao cho trẻ, trẻ hứng thú tìm tòi phám phá và tích cực hoạt động
Với bài thơ “ gà gáy” tôi kết hợp hình ảnh để hỏi trẻ: (Hình ảnh 9)
+ Con gì đây các con?
+ Khi trời sáng con gà làm gì?
+ Gà gáy như thế nào? ( Cho trẻ làm tiếng gà gáy cùng cô)
Bài thơ yêu mẹ khi đàm thoại tôi đã sử dụng mô hình để đàm thoại cùngvới trẻ Trẻ rất hứng thú trả lời những câu hỏi của cô (Hình ảnh 10)
Ngoài ra còn yếu tố quan trọng để thu hút và gây hứng thú cho trẻ nữađó chính là giọng điệu Cô giáo phải có giọng kể nhẹ nhàng, êm dịu, phù hợpvới từng tình tiết của nội dung tác phẩm nhằm làm tăng sự hấp dẫn, tính biểucảm của tác phẩm và nó trở thành mẫu mực về ngôn ngữ để trẻ bắt chước khi kểchuyện Chính vì thế, trước mỗi tiết học tôi luôn nghiên cứu tài liệu, tập đọc vàkể nhiều lần để được một số kỹ năng cơ bản: thuộc nhuần nhuyễn, không bị vavấp, biết trước giọng điệu của tác phẩm, biết cách ngắt nhịp Để khi đứng trướctrẻ thể hiện và trình bày tác phẩm một cách sinh động và hấp dẫn Vì vậy tôi xácđịnh đúng giọng điệu và ngữ điệu phù hợp với từng nhân vật.
VD: Chuyện “Thỏ ngoan “ Bác gấu giọng ồm ồm run lẩy bẩy, giọng cáo
thì gắt gỏng không muốn cho Bác gấu vào nhà, giọng thỏ thì nhí nhảnh nhanhnhẹn ân cần
Hay truyện “Đôi bạn nhỏ” Gà con thì thất thanh sợ hãi, vịt vội vã gọi bạn
Với mỗi bài trong một chủ đề khác nhau tôi phải tìm tòi các nội dung tích hợpkhác nhau sao cho phù hợp với mỗi bài dạy
Chuyện “Gấu con bị sâu răng” trong những lần chuyển tiếp tôi đã cho trẻ chơi
các thao tác : Đánh răng, rửa mặt, chải đầu, ăn sáng, tới trường
Thông qua câu chuyện này tôi đã giáo dục trẻ biết đánh răng sau các bữa ăn buổi sáng và trước khi đi ngủ như chúng ta cũng đã biết cuộc sống hàng ngày của chúng ta ngày được nâng cao, trẻ em của chúng ta ngày càng được quan tâmnhiều hơn nhưng có một vấn đề bảo vệ răng miệng cho trẻ là phụ huynh còn
Trang 9chưa quan tâm nhiều đến Vì vậy tôi đã giáo dục trẻ qua câu chuyện trên và cáchdạy của tôi như vậy thì trẻ sẽ nhớ được các thao tác vệ sinh cho mình hơn Với nhiều hình thức dẫn trẻ vào bài tôi đã đưa trẻ vào các hoạt động một cáchnhẹ nhàng và thoải mái
Hay bài thơ: “ Cháu chào ông ạ”
Giọng đọc bài thơ cần trong sáng, nhí nhảnh
- Với nhiều những câu chuyện, bài thơ có trong chủ đề và tôi thường tìmnhững câu chuyện, bài thơ ngắn gọn dễ hiểu, gần gũi với trẻ, trẻ dễ nhớ và biếtkể lại chuyện qua tranh hoặc các hình ảnh và hành động của các nhân vật.
* Tóm lại: sử dụng nghệ thuật gây hứng thú cho trẻ trên tiết học tạo cho trẻ
hứng thú và tập trung chú ý, sảng khoái, không gò bó mà đạt được kết quả cao.
* Biện pháp 4: Gây hứng thú cho trẻ làm quen văn học thông qua mọi lúcmọi nơi
Mỗi một hoạt động ở các thời điểm khác nhau đều có thể vận dụng để chotrẻ nhớ được các nhân vật mà trẻ đã học
Sự tích hợp một cách sinh động các nội dung giáo dục vào hoạt động chotrẻ làm quen với văn học thể loại kể chuyện gắn với chủ đề sự kiện liên quangây nhằm gây hứng thú cho trẻ, làm tiết học trở nên lôi cuốn, hấp dẫn trẻ hơn.Từ đó giúp trẻ cảm thụ tác phẩm, nhớ nội dung câu chuyện, tên nhân vật và tínhcách của nhân vật một cách nhanh, sâu sắc, dễ dàng hơn.
Việc tích hợp phải lựa chọn một số hoạt động cho phù hợp, thoải máichánh gò bó, gượng ép để tiết học đạt được hiệu quả cao nhất.
* Với hoạt động ngoài trời:
VD: khi hoạt động ngoài trời tôi cho trẻ quan sát con gà, con vịt, tôi đọc
lời thoại Chú vịt xám: “ Vít!vit! vit! cứu tôi với” và hỏi trẻ là tiếng kêu của bạnnào? Trẻ đoán ngay là chú vịt xám trong câu chuyện: “ Chú vịt xám” các conthấy chú vịt xám dáng thương không ? hôm nay chú vịt xám cùng đên thăm cáccon Làm như vậy tôi thấy trẻ chăm chú quan sát và tích cực tham gia họat động.Khi dạo chơi tắm nắng ngoài trời, vào vườn rau của trường khi nhìn thấycây củ cải tôi hỏi luôn là cây gì vậy? Trẻ nói ngay là : “ Cây củ cải ạ” các bé biếtai trồng củ cải không?.Nhân vật ông già có trong câu chuyện gi? Trẻ đoán ngaylà câu chuyện: “ Nhổ củ cải” hình thức này rất hay và hấp dẫn vơi trẻ, tôi thấytrẻ tự tin và nới rất chính xác lưu loát từng câu,từng chữ làm tăng vốn từ cho trẻ
Trong giờ chơi tự do: đối với một số nhóm trẻ cô có thể cho xem nhữngbức tranh có liên quan đến nội dung các bài thơ, câu chuyện đã được học để gợitrí nhớ cảu trẻ đến những gì đã được học, giúp trẻ đọc lại các bài thơ, kể lại cáccâu chuyện một cách hồn nhiên Đây cũng là một hình thức giúp trẻ ôn tập, giúptrẻ nhớ lại mà không gò bó, nhàm chán.
Trang 10* Với hoạt động góc:
VD: Ở góc tạo hình tôi cho trẻ tô màu các bức tranh theo nội dung câu
chuyện “Đôi bạn nhỏ”, trong quá trình trẻ di màu cô hỏi trẻ con tô màu bứctranh theo nội dung câu chuyện nào? Sau khi trẻ di màu xong, có thể cho trẻ nóilên nội dung câu chuyện đó theo ý của trẻ Sau đó tôi đóng thành quyển chonhững trẻ khác cùng xem Như vậy qua giờ hoạt động góc trẻ sẽ củng cố lạiđược nội dung câu chuyện hay bài thơ giúp trẻ nhớ sâu sắc hơn.
Hay: Ở góc văn học tôi làm những con rối rẹt, rối ngón tay Trẻ có thể kể
lại nội dung câu chuyện theo sự hiểu biết của trẻ Ngoài ra, có rất nhiều cácquyển sách có nội dung câu chuyện, những bức tranh có nội dung truyện đã họcđược trẻ ghép lại với nhau ( Hình ảnh 11)
Hoặc: Ở góc chơi bế em khi trẻ chơi bế em tôi thường xuyên ra trao đổi
với trẻ như: Con đang làm gì? (bế em), khi chăm sóc em con phải làm gì? Em bécó yêu con không?,… Sau đó tôi liên hệ đến bài thơ yêu mẹ và trò chuyện cùngtrẻ ( Hình ảnh 12)
* Giờ hoạt động chung- Âm nhạc:
VD: Tiết dạy trẻ bài hát: “ Con gà trống” Tôi sử dụng rối ngón tay nhân
vật gà trống và hỏi trẻ bạn gà con xuất hiện ở những câu chuyện nào Và hômnay cô và các con cùng hát một bài hát về bạn gà trống nhé Trẻ rất hứng thú đểsẵn sàng vào tiết học hát.
- Tạo hình:
Hay trong tiết tạo hình di màu chiếc váy tặng mẹ tôi cho trẻ đọc lại bài thơ “ Yêu mẹ” sau đó trò chuyện cùng trẻ để vào bài Đây cũng là gây thêm hứngthú cho trẻ và ôn lại bài thơ 1 lần.
- Hoạt động nhận biết:
Trong hoạt động nhận biết này tôi có thể lựa chọn được rất nhiều hình thứcnhư: Đọc thơ, đọc câu đố, hay kể lại 1 đoạn chuyện để hướng đến vật mình địnhcho trẻ nhận biết Với các hình thức trong các tiết dạy này thì trẻ không chỉ hứngthú mà trẻ còn được ôn lại những bài thơ, câu chuyện mà trẻ đã được học giúptrẻ nhớ bài lâu và không bị quên, hơn thế nữa trẻ tích cực hơn trong hoạt độngvăn học.