1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với tác phẩm văn học

23 275 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 1,24 MB

Nội dung

Mặc dù chương trình làm quen với văn học không chỉ ở một hoạt động học mà còn được lồng ghép tích hợp vào các hoạt động trong ngày, nhưng chất lượng cảm nhận văn học chưa cao, các tiết d

Trang 1

PGD&ĐT QUẬN NAM TỪ LIÊM TRƯỜNG MẦM NON TRUNG VĂN

*****    *****

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Trang 2

Văn học có vai trò rất quan trọng đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non ngay từ khi lọt lòng mẹ đến lúc chập chững tập đi, tập nói, đến lúc trẻ biết viết, biết đọc thì văn học là chiếc cầu nối, là phương tiện dẫn dắt trẻ.Nói những tiếng nói, đi những bước đi đầu tiên của trẻ

Làm quen văn học là một hoạt động rất quan trọng không thể thiếu được trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ

Cho trẻ làm quen văn học giúp trẻ hình thành những hiểu biết phù hợp với lứa tuổi thông qua ngôn ngữ giúp trẻ nhận thức được thế giới xung quanh Những lời ru yêu thương của bà, mẹ, những lời thơ đồng dao, truyện kể của cô

đã giúp trẻ cảm nhận được cái hay, cái đẹp của cuộc sống, những điều hay lẽ phải những thói quen tốt và những hành vi có đạo đức thông qua các bài thơ câu chuyện trẻ đã biết phân biệt cái thiện, cái ác, người tốt, kẻ xấu, biết về thế giới xung quanh, biết yêu quý thiên nhiên, biết chăm sóc bảo vệ mọi vật xung quanh, những hình ảnh đẹp, những tình tiết hay, lời đối thoại trong truyện trẻ biết yêu quý bạn bè, cô giáo và những người thân Qua việc cho trẻ làm quen văn học và phương tiện hình thành các phẩm chất đạo đức trong sáng, mà đặc biệt vốn từ của trẻ được phát triển mạnh mẽ, trẻ nói mạch lạc, diễn cảm, nói đầy đủ, đúng câu, đúng từ, đúng ngữ pháp Thông qua hoạt động này kích thích sự tìm tòi khám phá, trẻ được tiếp xúc nhiều với nhân vật trong thơ truyện thì trẻ sẽ hiểu được tính cách của nhân vật Qua đó giúp trẻ phát triển tư duy trí tuệ giáo dục tình yêu thương con người với con người, tình yêu quê hương đất nước, giúp trẻ hoàn thiện nhân cách tạo tâm thế cho trẻ tự tin bước vào trường phổ thông

Mặc dù chương trình làm quen với văn học không chỉ ở một hoạt động học

mà còn được lồng ghép tích hợp vào các hoạt động trong ngày, nhưng chất lượng cảm nhận văn học chưa cao, các tiết dạy chỉ cung cấp được kiến thức cơ

Trang 3

3

bản của hoạt động, khả năng cảm thụ tác phẩm văn học của giáo viên còn hạn chế, giọng đọc và cử chỉ điệu bộ chưa hấp dẫn lôi cuốn trẻ, đồ dùng đồ chơi còn nghèo nàn, giờ học chưa hưởng ứng, chưa phát huy được tính tích cực chủ động chưa phát triển

II. Mục đích của sáng kiến

- Nhằm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ

- Thông qua hoạt động giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt: Trí tuệ, đạo đức

- Giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn

III.Đối tượng

Lớp mẫu giáo bé ( 3 - 4 tuổi ) lớp C3 trong trường Mầm Non

IV Phạm vi của đề tài

-Từ tháng 09/2016 đến tháng 05/2017 tại lớp MGB (3-4 tuổi) C3 trường mầm non tôi công tác

B: NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN

I Khảo sát thực trạng:

Năm học 2016-2017 tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo

bé 3-4 tuổi với tổng số cháu là 41 cháu Qua tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng việc tổ chức các hình thức giáo dục cho trẻ làm quen tác phẩm văn học, từ đó chọn lọc các hình thức giáo dục cho phù hợp với trẻ Tuy nhiên trong quá trình thực hiện tôi gặp những thuận lợi, khó khăn sau:

1 Thuận lợi:

Giáo viên luôn được sự chỉ đạo và giúp đỡ quan tâm thường xuyên, kịp thời của BGH nhà trường và tổ chuyên môn Giáo viên nắm vững được trình tự tiến hành các hoạt động trong mỗi hoạt động dạy, được sự quan tâm giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp Được sự quan tâm tin tưởng của phụ huynh và yêu mến của trẻ

- Trẻ còn chưa mạnh dạn, tự tin để thể hiện mình khi có cô có bạn

- Ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế, nói ngọng, phát âm chưa rõ ràng, nói chưa

đủ câu

- Khả năng chú ý cũng như cảm thụ tác phẩm văn học của trẻ không được đồng đều, trẻ chưa hứng thú tham gia vào tiết học

Trang 4

4

- Phụ huynh đưa trẻ đến lớp muộn, trẻ còn quấy khóc nhiều

II.Kết quả khảo sát đầu năm

TT Nội dung khảo sát

Số lượng trẻ Tỉ lệ %

Số lương trẻ Tỉ lệ %

1 - Trẻ có khả năng đọc

thuộc diễn cảm thơ 15/41 Trẻ 37% 26 Trẻ 63%

2 - Trẻ có khả năng kể lại

câu chuyện đơn giản với

sự giúp đỡ của cô

Từ những thực trạng trên tôi đã đưa ra những biện pháp sau:

- Lựa chọn nghiên cứu kỹ tác phẩm, xây dựng nội dung làm quen văn học phù hợp với độ tuổi, phù hợp với chủ đề

- Đa dạng hoá các hình thức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học nhằm phát huy tối đa tính tích cực của trẻ

- Nâng cao nghệ thuật giảng dạy, tích hợp nội dung giáo dục một cách hợp lý

- Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy, làm đồ dùng đồ chơi tự tạo và sử dụng đồ dùng trực quan đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn, hiệu quả

- Tạo môi trường cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học

Trang 5

5

C: NHỮNG BIỆN PHÁP

I CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

1 Biện pháp 1: Lựa chọn nghiên cứu kỹ tác phẩm

Tác phẩm văn học là khâu quan trọng nhất của khoa học nghiên cứu văn học với trẻ mầm non cho trẻ làm quen với văn học là giúp trẻ cảm nhận được sự độc đáo của phong cách nghệ thuật

Dẫn dắt trẻ cảm nhận được giá trị của nội dung, nghệ thuật phong phú trong tác phẩm, khơi gợi ở trẻ sự rung động, hứng thú đối với tác phẩm văn học, những nét độc đáo, những cái hay, cái đẹp của văn học đã giúp trẻ hiểu biết cuộc sống xung quanh mình bao gồm thế giới loài vật, cỏ cây, hoa lá, mọi hiện tượng

Ví dụ 2: Chủ đề Tết và mùa xuân bài thơ “Hoa đào” để dạy trẻ qua bài thơ trẻ nhận ra được mùa xuân tết đến có hoa đào và không khí chuẩn bị đón Tết Khi chọn được tác phẩm hay, phù hợp giáo viên xác định rõ mục đích yêu cầu và đưa ra được nội dung tác phẩm phù hợp với lứa tuổi của trẻ Bên cạnh đó giáo viên xác định được giọng kể, giọng đọc, thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt để thu hút trẻ

Khi lựa chọn nghiên cứu tác phẩm tôi luôn kết hợp đồ dùng đồ chơi ở lớp

có sẵn và làm thêm đồ dùng đồ chơi tự tạo để phục vụ cho tiết học sao cho sinh động, hiệu quả, đạt chất lượng cao

Chọn được tác phẩm phù hợp và công tác chuẩn bị tốt trước khi dạy tạo cho trẻ

có trạng thái tâm lý tốt khi tham gia hoạt động làm quen với tác phẩm văn học

2 Biện pháp 2: Đa dạng hoá các hình thức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học nhằm phát huy tối đa tính tích cực của trẻ

Trẻ mầm non lĩnh hội được thông qua hình thức "Học mà chơi, chơi mà học", trẻ làm quen văn học qua các hoạt động

Các hình thức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học trong hoạt động chung

Đây là hình thức tổ chức hoạt động làm quen với văn học rất cần thiết để nâng cao hiệu quả dạy học và giáo dục trẻ Ở đó trẻ được mở mang nhận thức,

Trang 6

6

tiếp thu những kiến thức giàu tính chất nghệ thuật đặc biệt là phát triển các phẩm chất trí tuệ

a Trong hoạt động chung:

Đối với hoạt động làm quen với tác phẩm văn học có thể giảng dạy theo các hình thức, tập trung hay phân nhóm trong hoạt động tạo sự hứng thú cho trẻ

là việc rất quan trọng vì trẻ rất nhạy cảm nên cũng rất chán nản Vì thế cô phải

có những tình huống bất ngờ để thu hút sự chú ý của trẻ, phải chú ý vào bài giảng yêu cầu của cô một cách tự nhiên, lôi cuốn để thực hiện tốt tôi đã dựa vào yêu cầu và nội dung của từng hoạt động để vào bài linh hoạt cho, dễ hiểu để trẻ thích thú cô thay đổi các hình thức trong một tiết học lúc đứng, lúc ngồi, lúc trong nhà, khi ở ngoài trời, tạo cho trẻ có cảm giác thoải mái: "Học mà chơi, chơi mà học"

* Trong hoạt động kể chuyện, đọc thơ:

Ví dụ 1: Trong hoạt động kể chuyện: Truyện: Chú Đỗ Con- Chủ điểm Thực vật

Để có cảm giác thoải mái bắt đầu vào bài tạo hứng thú, cô cho trẻ chơi trò chơi "Cây cao, cây thấp" rồi bắt đầu cô trò chuyện dẫn dắt trẻ vào câu chuyện khi chuyển tiếp từ bước kể chuyện sang trò chơi "Trồng cây" để không bị ngắt quãng, cô cho trẻ vận động bài "Cây trúc xinh"

* Với hoạt động khám phá môi trường xung quanh:

Cho trẻ tìm hiểu về rau, củ, quả - Chủ điểm Thực vật

Để tạo hứng thú cho trẻ chơi trò chơi "Gieo hạt" vào bài giới thiệu với trẻ

về một số rau, cô cho trẻ đọc bài thơ "Cây bắp cải", hay giới thiệu về củ cô có thể đưa ra câu đố:

Củ gì đo đỏ Con thỏ thích ăn (Củ cà rốt) Hoặc câu đố về quả:

Qủa gì không thiếu không thừa

Ăn vào ngon ngọt cho vừa lòng nhau?

(Quả đu đủ)

* Với hoạt động âm nhạc:

Dạy bài: "Cho tôi đi làm mưa với" - Chủ đề: “Nước và một số hiện tượng

tự nhiên”

Tạo hứng thú cho trẻ đọc bài thơ “ Mưa ”, hoặc cho trẻ chơi trò chơi "Trời nắng, trời mưa" để dẫn dắt vào bài hát

Trang 7

7

* Với hoạt động tạo hình:

` Trẻ vẽ cỏ cây - Chủ điểm Thực vật

Tạo hứng thú cho trẻ đọc bài thơ “ Hoa kết trái ”

* Với hoạt động phát triển thể chất:

Cho trẻ chơi vận động "Cáo và thỏ", cô cho trẻ vừa chơi, vừa đọc:

Trên bãi cỏ Chú thỏ con Tìm rau ăn Rất vui vẻ Thỏ nhớ nhé

Có cáo gian

Đang rình đấy Thỏ nhớ nhé Chạy cho nhanh Kẻo cáo gian Tha đi mất

Tạo hứng thú cho trẻ đọc bài thơ “ Làm nghề như bố ” để dẫn dắt trẻ vào bài dạy Khi chuyển tiếp sang trò chơi “Người đưa thư”, khi chơi trẻ đọc:

Này bạn ơi Tôi đưa thư

Từ nơi xa

Đến nơi đây Nào bạn hãy cho biết số nhà?

Như vậy, thay đổi hình thức dạy học tạo không khí thoải mái, hứng thú trong tiết học, trẻ tiếp thu được kiến thức thật nhẹ nhàng mà hiệu quả Muốn vậy

cô phải thường xuyên đặt ra những câu hỏi gợi mở cho trẻ nhớ lại nội dung, những câu hỏi "mở" để trẻ nói lên suy nghĩ của mình tự đặt ra những câu hỏi: Tại sao? Phải làm sao? Như thế nào?

Ví Dụ: Trong câu chuyện “Xe Lu và Xe Ca” ở chủ điểm giao thông

 Trong câu chuyện Xe lu được miêu tả như thế nào?

 Xe Ca được miêu tả ra sao?

 Xe Ca đã chế nhạo xe lu như thế nào?

 Khi đi tới quãng đường bị hỏng xe ca phải làm sao?

 Tại sao quãng đường trở lên bằng phẳng?

Trang 8

8

mở rộng kiến thức, được tiến hành trong các hoạt động vui chơi, thăm quan, lễ hội, sinh hoạt hằng ngày

Ví Dụ 1: Tổ chức một buổi thăm quan vườn bắp cải Tôi cho trẻ đọc bài thơ

"Bắp cải xanh" của nhà thơ Phạm Hổ:

Bé đứng trước Lớn đứng sau Biết bảo nhau Không xô đẩy

Cô thấy vậy Khen bé ngoan Trẻ đọc bài thơ cùng nhau xếp thẳng hàng để vệ sinh

Ví dụ 3: Giờ ăn cô có thể cho trẻ đọc bài thơ “Giờ ăn”

Đến giờ ăn cơm Vào bàn bạn nhé Nào thìa bát đĩa Xúc cho gọn gàng Chớ có vội vàng Cơm rơi cơm vãi Trẻ cùng nhau đọc bài thơ và ngồi ổn định vào bàn ăn

Ví dụ 4 : Hay giờ ngủ trưa cô cho trẻ đọc bài thơ “lên giường”

Vào giường đi ngủ Không nghịch đồ chơi Không gọi bạn ơi Không cười khúc khích

Trang 9

9

Không ai tinh nghịch Giơ chân giơ tay Phải nằm cho ngay Mắt thì nhắm lại

Hoặc cô kể cho các cháu nghe những câu chuyện cổ tích, hát vui để trẻ đi vào giấc ngủ thật êm ái và thoải mái

Hay trong giờ trả trẻ cô đọc thơ kể chuyện cùng trẻ

Ví dụ 5: Trong giờ hoạt động góc giáo viên tổ chức thường xuyên cho trẻ tham gia vào các hoạt động góc, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân giúp trẻ thể hiện những cá tính, những năng lực riêng của mình qua các hoạt động góc trẻ có

cơ hội phát triển toàn diện trẻ lĩnh hội được những kiến thức và cả kỹ năng giao tiếp Trẻ phát triển sử dụng ngôn ngữ mạch lạc, rõ ràng

Cho trẻ tham gia vào các góc phân vai, nghệ thuật, góc văn học để phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Ví dụ 6: Ở bài thơ “Đèn giao thông” chủ đề giao thông

 Góc xây dựng: Cho trẻ xây bến đỗ xe

 Góc tạo hình: Cho trẻ dán, vẽ tín hiệu đèn giao thông,

 Góc văn học: Đọc diễn cảm bài thơ qua tranh minh hoạ

 Góc thư viện: Cho trẻ xem sách báo, tranh, nối và các mũ đội nhân vật trong truyện

Như vậy tổ chức cho trẻ hoạt động, làm quen với tác phẩm văn học với nhiều hình thức đa dạng giúp trẻ có thể tích cực tham gia một cách tích cực và đạt được kết quả cao.Vì vậy tôi luôn luôn học hỏi các đồng nghiệp và thực hành kiến tập dự các buổi thao giảng, chuyên đề của phòng, nhà trường và tự bồi dưỡng mình để có thêm nhiều kinh nghiệm hơn

c Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học vào các giờ hoạt động chung

Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học không chỉ ở hoạt động làm quen văn học mà tôi còn kết hợp vào các giờ hoạt động khác như giờ hoạt động với

âm nhạc, tạo hình, khám phá,…

Với phương pháp này tôi có thể mở rộng thêm kiến thức văn học cho trẻ

Ví dụ 1: Khi cho trẻ hoạt động với tiết khám phá văn học ở chủ đề trường mầm non cô cho đọc bài thơ “Mẹ và Cô” hay chủ đề gia đình cô cho trẻ đọc bài

“Cháu yêu bà” hoặc “Chiếc Quạt Nan” để giáo dục trẻ phải biết yêu thương bà

và lễ phép với ông bà, cha mẹ kính trọng những người lớn tuổi

Hay ở chủ điểm các hiện tượng tự nhiên cho trẻ đọc bài thơ “ Ông mặt trời”

Trang 10

3 Biện pháp 3: Nâng cao nghệ thuật giảng dạy, tích hợp nội dung giáo dục một cách hợp lý

Nghệ thuật giảng dạy đóng vai trò rất quan trọng, nó rất cần thiết trong quá trình cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học do đó:

Để giờ học đạt kết quả cao, trẻ hứng thú cần nhiều yếu tố và nghệ thuật giảng dạy của cô là quan trọng nhất vì cô giáo là người dẫn dắt trẻ giúp trẻ cảm nhận trực tiếp hiệu quả hoạt động đạt được

Cô phải có giọng đọc, giọng kể êm dịu, sáng tạo dễ đi vào lòng người, lời thơ mượt mà trong sáng, kể chuyện phải thể hiện tốt tính cách từng nhân vật Trong bài học được xây dựng với nhiều hoạt động vì vậy tránh sự rời rạc, ngắt quãng và đảm bảo sự lôgic giữa các hoạt động được sử dụng bằng các bài hát, bài thơ, câu đố, tạo những bức chuyển tiếp mềm mại

* Trong các tác phẩm truyện:

Ví dụ: Truyện “Cậu Bé Mũi Dài”

Tôi lựa chọn hình thức sử dụng tranh minh hoạ

Chuẩn bị bức tranh chân dung trong bộ phận, mắt, mũi, tai, miệng được gắn vào và cử động được Tôi giới thiệu bằng cử động cái mũi và nói: “Xin chào các bạn, các bận hãy đoán tôi là ai nhé! Trên cơ thể của các bạn tôi rất quan trọng, tôi thở được, ngửi và phân biệt được các mùi thơm khác nhau Nào các bạn, hãy đoán tôi là ai ?

Như vậy ở câu chuyện “Cậu Bé Mũi Dài” tôi sử dụng hình thức đó vì cái mũi là một bộ phận trên cơ thể rất gần gũi với trẻ, trẻ hiểu rõ chức năng của bộ phận này nên rất dễ dàng nhận ra đó là cái mũi và từ đó cô dẫn dắt để buộc vào

kể câu chuyện “Cậu Bé Mũi Dài”

* Trong các tác phẩm thơ:

Ví dụ : Bài thơ: "Đàn gà con”- ở chủ đề Động vật

Bài thơ nói về sự hình thành của những chú gà con Giọng đọc đều thể hiện sự nhí nhảnh, vui tươi

Cái mỏ tí hon

……Ta yêu chú lắm!

Trang 11

11

4.Biện pháp 4: Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy, làm đồ dùng đồ chơi tự tạo và sử dụng đồ dùng trực quan đảm bảo tính khoa học thực tiễn, hiệu quả

Cô giáo là người luôn hiểu rõ tâm lý của trẻ, trẻ rất thích hoạt động với đồ vật Do đó để có chất lượng giờ học tốt thì cô giáo cần có sự chuẩn bị đồ dùng,

đồ chơi của cô và trẻ có màu sắc hợp lý Có tính sáng tạo và giáo dục

Đồ dùng đồ chơi trang trí xung quanh lớp rất quan trọng trong hoạt động của trẻ Cô trang trí theo từng nhóm phong phú về chủng loại, phù hợp với màu sắc và kích thước của từng loại hoạt động

Trang trí như vậy sẽ cung cấp thêm những kiến thức về bài thơ, câu truyện góp phần phát triển khả năng quan sát, óc thẩm mỹ tạo cho trẻ có tâm thế vui trước khi vào giờ học

Như chúng ta đã biết kiều kiện của Mầm non còn nhiều khó khăn.Vì vậy là giáo viên tôi đã tận dụng những vật dụng cũ để tái chế, sửa đổi sáng tạo thành những hình ảnh sinh động để dạy trẻ hoạt động một cách hiệu quả, tiết kiệm, thiết thực

- Tôi đã tận dụng những nguyên vật liệu dễ tìm như : vỏ sữa chua ,vỏ thạch , len màu các loại ,xốp màu để làm ra các con vật đáng yêu và ngộ nghĩnh để kích thích tính tìm tòi khám phá của trẻ

Hình ảnh: con gà, con công, con chuồn chuồn làm bằng vỏ sữa, xốp màu

Ngày đăng: 11/06/2020, 10:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w