Slide
Đề tài: Phân tích diễn biến TTCK Việt Nam Nhóm thực hiện: Cao Hữu Hải Đặng Sĩ Ái Nguyễn Quốc Huy Huỳnh Duy Huy Lô Văn Quy I.Một số khái niệm: 1.Chứng khoán: Là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận các quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu nó đối với tài sản hoặc vốn của tổ chức phát hành.Chứng khoán bao gồm : a. Cổ phiếu: Cổ phiếu là chứng từ xác nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp của người sở hữu cổ phiếu đối với tài sản hoặc vốn của công ty cổ phần. b. Trái phiếu: Là một loại chứng khoán xác nhận nghĩa vụ trả nợ (bao gồm vốn gốc và lãi) của tổ chức phát hành trái phiếu đối với người sở hữu trái phiếu. c. Chứng chỉ quỹ đầu tư: - Chứng chỉ quỹ là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của NĐT đối với một phần vốn góp của quỹ đại chúng. - Quỹ đại chúng là quỹ đầu tư chứng khoán hình thành từ vốn góp của NĐT. Khi muốn thành lập quỹ, công ty quản lý quỹ phải phát hành chứng chỉ quỹ, NĐT mua chứng chỉ quỹ tức là đã xác nhận sự góp vốn của mình vào quỹ chung đó. d. Các loại khác: Quyền mua cổ phiếu mới, hợp đổng tương lai, hợp đổng quyền lựa chọn… 2.Thị trường chứng khoán: - TTCK (securities market) là một thị trường mà ở nơi đó người ta mua bán, chuyển nhượng, trao đổi chứng khoán nhằm mục đích kiếm lời - TTCK còn được gọi là thị trường vốn. Có 2 loại TTCK chính: +TTCK tập trung. +TTCK phi tập trung(OTC). 3.Những rủi ro trong kinh doanh CK: - Rủi ro được hiểu là những gì không nhận biết được, những gì không chắc chắn của tiền lãi đầu tư. - Rủi ro trong đầu tư chứng khoán được chia thành: +Rủi ro hệ thống. +Rủi ro không hệ thống. + Rủi ro hệ thống: Là rủi ro liên quan đến cả thị trường và mọi công ty. Ví dụ: các thay đổi về chính sách của nhà nước, rủi ro về lãi suất, lạm phát, + Rủi ro không hệ thống: Là rủi ro mà chỉ liên quan đến một nhóm cổ phiếu nào đó. Ví dụ : kiện tôm, cá ba sa của Mỹ; phát hiện dư lượng chất kháng sinh hàng thủy sản xuất khẩu sang Nhật của thủy sản Việt Nam. 4.Các hình thức GDCK: a.Mua bán CK của tổ chức phát hành: - Mua trực tiếp tại tổ chức phát hành: Nhà đầu tư phải đăng ký mua và nộp tiền trực tiếp tại tổ chức phát hành chứng khoán. Hình thức này rất bất cập, nhất là về mặt địa lý. - Mua thông qua trung gian: Tức mua thông qua các nhà đại lý hoặc bảo lãnh phát hành, thông thường là các công ty chứng khoán và ngân hàng thương mại. b.Mua bán CK niêm yết tại các sở GDCK: - CK niêm yết là CK có đủ điều kiện và tiêu chuẩn được đăng ký để mua bán tại các sở GDCK. Một số nguyên tắc khi GDCK: + Mọi giao dịch mua bán chứng khoán đều phải qua hệ thống tại sở GDCK theo phương thức khớp lệnh hoặc phương thức thỏa thuận. + GDCK thực hiện theo phương thức khớp lệnh trên nguyên tắc ưu tiên về giá và ưu tiên về thời gian. + GDCK niêm yết lô lẻ được thực hiện trực tiếp giữa người đầu tư với công ty chứng khoán thành viên trên nguyên tắc thỏa thuận về giá. c.Quy trình GDCK niêm yết tại sở GDCK: - Bước 1: Nhà đầu tư đến mở tài khoản và đặt lệnh mua hay bán chứng khoán tại một công ty chứng khoán. - Bước 2: Công ty chứng khoán chuyển lệnh đó cho đại diện của công ty tại sở GDCK để nhập vào hệ thống giao dịch của sở. - Bước 3: Sở GDCK thực hiện ghép lệnh và thông báo kết quả giao dịch cho công ty chứng khoán. - Bước 4: Công ty chứng khoán thông báo kết quả giao dịch cho nhà đầu tư. - Bước 5: Nhà đầu tư nhận được chứng khoán hoặc tiền trên tài khoản của mình tại công ty chứng khoán sau ba ngày làm việc kể từ ngày mua bán. II.Chứng khoán Việt Nam từ 2000 đến 2008: - Giai đoạn đầu: Từ khi ra đời cho đến hết năm 2000, chỉ số chứng khoán VN-Index đã tăng “phi mã” từ 100 điểm lên 571 điểm – gấp trên 5,7 lần trong vòng 6 tháng. - Giai đoạn thứ hai: Bắt đầu từ năm 2001 đến giữa năm 2004, chỉ số VN-Index gần như “rơi tự do” từ 571 điểm xuống còn trên 130 điểm. - Giai đoạn thứ ba: Từ nửa cuối năm 2004, chỉ số VN-Index “bò dần” lên trên 200 điểm và đến hết năm 2005, đã vượt qua mốc 300 điểm. - Giai đoạn thứ tư: Từ năm 2006 là giai đoạn sốt nóng, khi phiên giao dịch đầu năm mới có 304 điểm, thì đến ngày 25/4 đã vọt lên đỉnh điểm 632,69 điểm. - Giai đoạn thứ năm: Bắt đầu từ cuối tháng 5/2006, chỉ số VN-Index lại “lao xuống” còn khoảng 500 điểm. - Giai đoạn thứ sáu: TTCK 6 tháng đầu năm 2007 phát triển đi lên, VN-Index bứt phá ngoạn mục: + Từ tháng 1 đến giữa tháng 3 năm 2007, VN-Index tăng đến trên 55% và đã đạt ở mức kỷ lục 1.174,22 điểm. + Từ giữa tháng 3 đến cuối tháng 4/2007, VN-Index tụt dốc đến trên 20% +Từ cuối tháng 4 đến cuối tháng 6/2007 TTCKVN phục hồi với mức tăng trưởng khoảng 15%. + Đến cuối tháng 7/2007, VN-Index dao động xung quanh ngưỡng 1.000 điểm, tăng hơn 10 lần so với năm 2000.