Gián án KINH NGHIỆM CHỦ NHIỆM LỚP

8 621 2
Gián án KINH NGHIỆM CHỦ NHIỆM LỚP

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM A. ĐẶT VẤN ĐỀ: Nói đến công tác chủ nhiệm, không giáo viên nào không nghĩ đến biện pháp giáo dục như thế nào để lớp đạt lớp tiên tiến và hòan thành các công việc do nhà trường và đòan đội đề ra. Nhất là làm thế nào để giáo dục những học sinh cá biệt về hạnh kiểm cũng như học tập tiến bộ, tránh tình trạng học sinh bỏ học, gây gỗ đánh nhau…Quả thật, công tác chủ nhiệm là vấn đề cấp thiết nhất trong giai đoạn hiện nay khi giáo viên không được dùng những biện pháp mạnh tay để trừng phạt học sinh, không được có thái độ, lời nói xúc phạm đến danh dự các em v.v…phải có những biện pháp giáo dục tích cực nhằm cảm hóa, giáo dục học sinh tiến bộ. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: Chính vì những vấn đề trên mà biết bao cuộc thào luận, biết bao sáng kiến kinh nghiệm và biết bao cuộc hội thảo xung quanh vấn đề chủ nhiệm vẫn thường xuyên tổ chức, tuy nhiên hiệu quả chưa cao, nhiều trường vẫn còn đạt kết quả thấp về chỉ tiêu học tập, về xếp loại đạo đức, nhiều trường có tỉ lệ học sinh bỏ học cao, thậm chí còn xãy ra bạo lực học đường. Vậy vấn đề được đặt ra là làm thế nào để tổ chức và quản lí lớp được tốt? C. MỘT SỐ KINH NGHIỆM QUẢN LÍ VÀ TỔ CHỨC LỚP I. CÔNG TÁC TỔ CHỨC: 1. Cơ cấu Ban cán bộ lớp: LỚP TRƯỞNG LỚP PHÓ HỌC TẬP LỚP PHÓ VĂN THỂ LỚP PHÓ THI ĐUA LAO ĐỘNG TỔ 1 TỔ 2 TỔ 3 TỔ 4 *Mỗi tổ cơ cấu: 01 tổ trưởng và 01 tổ phó. Các thành viên trong tổ chia theo địa bàn cư trú hoặc chia theo trình độ học tập của học sinh (Chú ý số lượng Nam-Nữ) *Lớp trưởng và lớp phó có thể thay đổi luân phiên từng học kỳ *Tổ trưởng và tổ phó nên thay đổi luân phiên theo tháng nhằm phát hiện và bồi dưỡng những học sinh có tư duy tổ chức. 2.Cơ cấu cán sự bộ môn (Do GV căn cứ kết quả học tập năm trước hoặc do các em bình chọn): VĂN – TOÁN – LÝ – HÓA –SINH – NGOẠI NGỮ *Cán sự bộ môn là cầu nối giữa học sinh trong lớp và GV bộ môn, có trách nhiệm liên hệ với GV bộ môn mình phụ trách để tiếp thu những vấn đề cần giải quyết cho lớp (hướng dẫn giải những bài tập khó, trình bày những kinh nghiệm học tập bộ môn…) trong những phút truy bài đầu giờ 3.Cơ cấu đội cờ đỏ: Theo dõi kết quả thi đua của lớp và các lớp khác (theo phân công của tổ phụ trách cờ đỏ) 4. Điều tra lý lịch học sinh: - Họ và tên học sinh: - Ngày tháng năm sinh: - Nơi sinh: - Chỗ ở hiện nay: - Tên cha: Nghề nghiệp: - Tên mẹ: Nghề nghiệp: - Năng khiếu: - Kết quả hai mặt giáo dục năm trước: HẠNH KIỂM: HỌC LỰC: - Khi cần liên lạc với: Số điện thoại: 5. Phân loại đối tượng học sinh: - Học sinh thuộc diện miễn/giảm: - Học sinh thuộc diện nghèo/cận nghèo: - Học sinh có hòan cảnh khó khăn (thiếu phương tiện đi lại, thiếu sách vở, dụng cụ học tập, áo quần…) - Học sinh mất cha , mẹ (cha hoặc mẹ): - Học sinh đang sống với ông bà, người bảo mẫu…: - Học sinh thiếu sư quan tâm chăm sóc của bố mẹ (Cha mẹ làm ăn xa, cha mẹ là công nhân viên nhà nước thường xuyên đi làm vắng nhà…): *Việc phân loại đối tượng học sinh nhằm giúp GVCN hiểu rõ về hòan cảnh từng đối tượng học sinh trong lớp để có kế hoạch giúp đỡ và biện pháp giáo dục thích hợp. II.THÔNG QUA NỘI QUI TRƯỜNG LỚP: *GVCN cần thông qua nội qui chung của nhà trường và dán nội qui trong lớp *GVCN cần thông qua nội qui lớp (trao đổi và thống nhất biện pháp giáo dục + khen thưởng trong tập thể lớp) III.HỌP PHỤ HUYNH HỌC SINH: *Đầu năm: Thông qua điều lệ hoạt động của nhà trường, thông báo các khỏan thu đầu năm, bàn phương hướng và biện pháp giáo dục học sinh, bầu ban đại diện cha mẹ học sinh…) *Cuối học kỳ I: Thông qua kết quả rèn luyện 02 mặt giáo dục của học sinh, bàn hướng giáo dục những học sinh cá biệt, những học sinh yếu kém và định hướng kế họach hoạt động học kỳ II *Cuối năm: Thông qua kết quả cuối năm, thông báo những học sinh ở lại lớp, những học sinh cần rèn luyện trong hè, báo cáo tổng kết những thành tích lớp đạt được, quỉ thu chi của lớp… *Họp đột xuất: Giải quyết những trường hợp học sinh vi phạm đạo đức, học tập đã được đưa ra lớp giáo dục nhưng chưa tiến bộ hoặc nhiều nguyên nhân lí do khác. IV. SINH HOẠT LỚP HÀNG TUẦN: *Sinh hoạt lớp hàng tuần: GVCN nên để học sinh tự chủ động nêu nhận xét sơ kết tuần (GVCN tham mưu, giải quyết theo yêu cầu chung của tập thể lớp) MẪU GHI BIÊN BẢN SINH HOẠT LỚP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc ----------000---------- BIÊN BẢN SINH HOẠT LỚP TUẦN:……….TH ÁNG…… • Thời gian: Lúc …… …… Ngày:………………… • Địa điểm: Phòng:………… Trường THCS ………………………. • Thành phần : GVCN + Thành viên trong lớp. Số Hs vắng:……… • Chủ trì :……………………………………………… NỘI DUNG I.Sơ kết công tác tuần 1.Số lượng Hs vắng :Phép: ………… Không P:………………… 2.Số tiết học tốt đăng kí : Đạt … /… -Số tiết Tốt:………………… số tiết Khá:…………….số tiết Tb:……… Số tiết Yếu…………. 3.Số HS đạt điểm -Khá-Tốt ( 710):………….-Trung bình (5-6)………- Yếu kém (04):………… 4.Một số công tác chung của nhà trường lớp đã tham gia: ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… 5.Một số biểu hiện HS vi phạm trong tuần: ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… *Hướng giải quyết và khắc phục những sự việc vi phạm: ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… II.Phương hướng tuần tới: 1.Học tập+đạo đức: ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… 2.Công tác khác: ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… Biên bản kết thúc lúc :….…. cùng ngày. D. SỔ LIÊN LẠC (Trang 1) PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO………… TRƯỜNG………………………………… SỔ LIÊN LẠC HÀNG THÁNG Họ và tên học sinh:…………………………………… Lớp:……………………. Năm học:……………………… (Các trang tiếp theo) *THÁNG:…………… THỜI GIAN HỌC TẬP ĐẠO ĐỨC CÔNG TÁC KHÁC TUẦN 1 TUẦN 2 TUẦN 3 TUẦN 4 NHẬN XÉT (GVCN) ……………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………. Kí tên Ý KIẾN (PHHS) *Kí tên: …………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………. Kí tên *Sau mỗi học kỳ GVCN báo cáo kết quả học kỳ I + Kết quả cuối năm (theo mẫu chung của nhà trường) kèm theo E. MỘT SỐ BIỂU HIỆN CỦA HỌC SINH VÀ HƯỚNG GIÁO DỤC: I. HỌC TẬP: 1. Học sinh thường xuyên không chuẩn bị bài, không thuộc bài  Nguyên nhân: - Lười học -Bài học dài, bài soạn khó hiểu (thiếu tư liệu) -Tâm lý sợ khi được gọi lên bảng để trả bài -Bố mẹ không quan tâm -Ham chơi (điện tử) -Làm việc giúp bố mẹ, không có thời gian học bài và chuẩn bị bài *GVCN cần tìm hiểu nguyên nhân để phối hợp với GV bộ môn và cán bộ lớp thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở, giao trách nhiệm cho những bạn khá giỏi kèm, giúp đỡ (Báo cáo về sự tiến bộ theo tuần và tháng). Liên lạc với gia đình nếu cần thiết 2. Học sinh tiếp thu chậm: * GVCN liên hệ GV bộ môn có biện pháp hướng dẫn và kiểm tra miệng riêng, giao trách nhiệm cho cán sự bộ môn hướng dẫn thêm tại nhà hoặc tại trường 3. Học sinh không ghi bài, làm việc riêng trong giờ học  nguyên nhân: -Bị bệnh, bị mệt do thức khuya, do làm việc nặng ở gia đình -Bài giảng khó hiểu và ghi chép quá nhiều làm học sinh hoa mắt ghi không kịp -Không ham thích bộ môn đang học (do khách quan hoặc chủ quan) *GVCN cần tìm hiểu nguyên nhân, tạo điều kiện để các em sớm hòa nhập vào môi trường học tập chung của lớp II. ĐẠO ĐỨC: *Biểu hiện: -Có thái độ, lời nói khiếm nhã đối với giáo viên -Trả lời nhát gừng -Tỏ thái độ bất hợp tác -Thường xuyên hiếu động, chọc phá bạn bè, gây gỗ đánh nhau… Nguyên nhân:: Giáo viên cần tìm hiểu hòan cảnh gia đình các em (thiếu sự quan tâm, giáo dục của gia đình. Gia đình thiếu hòa thuận thường gây mối bất hòa ảnh hưởng đến tâm sinh lý học sinh. Các em thường giao du với một số trẻ em hư ngoài xã hội…). Tìm hiểu nguyên nhân trong lớp (do các em mặc cảm vì hòan cảnh gia đình, do một số bạn bè chọc phá, kỳ thị, xa lánh…). Do một số thầy cô khó tính vô tình chạm vào lòng tự trọng của các em… *Biện pháp: GVCN cần gặp gỡ, làm việc riêng với học sinh cá biệt hoặc thông qua bạn bè cùng lớp để tìm hiểu nguyên nhân có hướng giáo dục tích cực tránh tình trạng xa lánh, kỉ luật nặng. Có thể giao một số công việc để các em học sinh tham gia công tác chung của lớp như: bầu vào ban trật tự thi đua, tham gia các môn thể thao do nhà trường tổ chức…. III. HỌC SINH CÓ NGUY CƠ BỎ HỌC: Nguyên nhân: -Gia đình khó khăn, không có tiền đóng học phí -Nhà nghèo, mặc cảm với bạn bè -Học yếu thường xuyên bị thầy cô phê bình, bạn bè xa lánh -Thiếu sách vở và dụng cụ học tập -Bị tác động bởi các thành tử xấu ngoài xã hội -Ham chơi không hứng thú trong học tập *Biện pháp: GVCN cần theo dõi và có biện pháp ngăn ngừa ngay khi phát hiện học sinh có nguy cơ bỏ học (Theo dõi số ngày vắng trên lớp) để có biện pháp ngăn ngừa. Phối hợp với Ban giám hiệu nhà trường, với PHHS (đến gia đình để tìm hiểu nguyên nhân) từ đó phối hợp với tập thể lớp để tạo điều kiện giúp các em tiếp tục học tập. F. KẾT LUẬN: Trên đây là một số kinh nghiệm cá nhân trong quá trình tham gia công tác chủ nhiệm lớp. Còn và còn rất nhiều vấn đề cần đưa ra thảo luận và giải quyết trong công tác chủ nhiệm. Chúc đồng nghiệp khỏe và có nhiều sáng kiến kinh nghiệm hay trong công tác chủ nhiệm để cùng đưa ra học tập trao đổi lẫn nhau. . lí lớp được tốt? C. MỘT SỐ KINH NGHIỆM QUẢN LÍ VÀ TỔ CHỨC LỚP I. CÔNG TÁC TỔ CHỨC: 1. Cơ cấu Ban cán bộ lớp: LỚP TRƯỞNG LỚP PHÓ HỌC TẬP LỚP PHÓ VĂN THỂ LỚP. CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM A. ĐẶT VẤN ĐỀ: Nói đến công tác chủ nhiệm, không giáo viên nào không nghĩ đến biện pháp giáo dục như thế nào để lớp đạt lớp tiên tiến

Ngày đăng: 27/11/2013, 21:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan