Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là công việc có ý nghĩa to lớn trong công tác quản lí và sử dụng đất, nó giúp cho Nhà nước theo dõi, giám sát được quá trình sử dụng đất. Ở nước ta, công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được “luật hóa” và bắt đầu được triển khai chính thức từ Luật đất đai năm 1987. Trong 30 năm qua, các quy định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất không ngừng được bổ sung, hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý ngày càng đầy đủ hơn để triển khai thực hiện, phục vụ kịp thời những yêu cầu khác nhau của từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Cụ thể, luật đất đai năm 2013 ra đời, theo đúng tinh thần chỉ đạo của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Nghị quyết số 19NQTW ngày 31 tháng 10 năm 2012 Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, đã khắc phục được nhiều điểm hạn chế trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trước đó.
Trang 1MỤC LỤC
Trang:
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG 1
I Khái quát chung về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 1
II Những tồn tại, bất cập lớn nhất trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hiện nay 1 III Những thay đổi trong Luật Đất đai 2013 góp phần khắc phục những tồn tại, bất cập lớn nhất trong công tác quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất hiện nay 2 KẾT LUẬN
Trang 2MỞ ĐẦU
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là công việc có ý nghĩa to lớn trong công tác quản lí và sử dụng đất, nó giúp cho Nhà nước theo dõi, giám sát được quá trình sử dụng đất Ở nước ta, công tác quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất được “luật hóa” và bắt đầu được triển khai chính thức từ Luật đất đai năm 1987 Trong 30 năm qua, các quy định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất không ngừng được bổ sung, hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý ngày càng đầy đủ hơn để triển khai thực hiện, phục vụ kịp thời những yêu cầu khác nhau của từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Cụ thể, luật đất đai năm 2013 ra đời, theo đúng tinh thần chỉ đạo của
Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày
31 tháng 10 năm 2012 Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, đã khắc phục được nhiều điểm hạn chế trong
công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trước đó
Để tìm hiểu rõ hơn những tồn tại, bất cập trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cũng như những ưu điểm trong luật đất đai 2013 để khắc phục tình trạng nêu trên, nhóm chúng em xin chọn
đi vào nhiên cứu đề bài tập số 7 môn luật đất đai là đề tài nghiên cứu cho bài tập nhóm của mình
Đề bài: “Hãy chỉ ra những tồn tại, bất cập lớn nhất trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hiện nay Luật Đất đai 2013 ra đời có những sự thay đổi nào để khắc phục tình trạng nêu trên?”
Trang 3NỘI DUNG
I Khái quát chung về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Khoản 2 và khoản 3 - Điều 3 - Luật đất đai 2013 phần giải thích
từ ngữ có định nghĩa về “Quy hoạch sử dụng đất” và “Kế hoạch sử dụng đất” như sau:
“Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai
theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định”
“Kế hoạch sử dụng đất là việc phân chia quy hoạch sử dụng đất
theo thời gian để thực hiện trong kỳ quy hoạch sử dụng đất.”
Quy hoạch đất đai bao giở cũng gắn liền với kế hoạch hóa đất đai, bởi vì kế hoạch hóa đất đai chính là việc xác định các biện pháp, thời gian để sử dụng đất theo quy hoạch, do vậy, trong một số trường hợp, quy hoạch hóa đất đai đã bao hàm cả kế hoạch hóa đất đai.1
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là công việc vô cùng quan
trọng, liên quan và ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực, hoạt động cụ thể
trong quan hệ pháp luật đất đai Vì vậy Luật Đất đai năm 2013 đã dành toàn bộ Chương IV với 17 điều (từ Điều 35 đến Điều 51) quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; đồng thời Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đất đai đã dành toàn bộ Chương III với
06 điều, quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Ngày 02 tháng 6 năm 2014 Bộ Tài nguyên và Môi trường
đã ban hành Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT quy định chi tiết việc
lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
II Những tồn tại, bất cập lớn nhất trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hiện nay
Thực tế sau nhiều năm thực hiện công tác kế hoạch hóa và quy hoạch sử dụng đất đai cho thấy còn tồn tại nhiều bất cập, đó là:
Thứ nhất, chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn thấp,
không phù hợp, kém hiệu quả dẫn đến lãng phí đất Ở nhiều địa phương, việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn chưa phù hợp với tình hình thực trạng kinh tế - xã hội, dẫn tới nhu cầu người dân và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội khu vực không được đáp ứng, không những không đem lại lợi ích cho đất nước cũng như cho người dân mà ngược lại còn có thể để lại những hậu quả bất lợi sau này
1 Trường Đại học luật Hà Nội (2016), Giáo trình Luật đất đai, Nhà xuất bản Công an nhân dân
Trang 4Thứ hai, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn chưa đồng bộ giữa
các lĩnh vực và khu vực Giữa các loại quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng và quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế
-xã hội có vùng chồng chéo, có vùng thiếu sót, chưa trở thành hệ thống thống nhất trong cả nước Ngoài ra, công tác quy hoạch đô thị lại quá được chú trọng trong khi việc quy hoạch, kế hoạch xây dựng nông thôn lại chưa nhận được nhiều sự quan tâm Trong khi quá trình quá trình đô thị hóa đang diễn ra với tốc độ chóng mặt thì công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở nông thôn dường như đang đứng yên Việc thiếu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã khiến ở nông thôn nhiều khu đô thị tự phát mọc lên, các khu công nghiệp tự phát mọc lên giữa ngay khu dân cư khiến đời sống nhân dân bị ảnh hưởng, môi trừng bị ô nhiễm,…
Thứ ba, việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa
hiệu quả, nợ đọng nhiều dẫn tới tình trạng vấn đề quy hoạch “treo”
đã trở thành một vấn nạn rất khó giải quyết Cả nước ta hiện nay có đến hang ngàn dự án “treo” Hậu quả của nó ảnh hưởng lớn tới đại
bộ phận người dân đặc biệt những người dân đang sống trong khu vực có các dự án quy hoạch “treo”, tới các chủ đầu tư của các dự án
và lợi ích, công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Thứ tư, vấn đề tham ô, hối lộ trong quá trình quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất còn tồn tại Đây là vấn đề rất nghiêm trọng, đóng vai trò không nhỏ khiến cho công tác quy hoạch, kế hoạch gặp nhiều trở ngại và tạo nên tình trạng lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất một cách tán loạn, cuối cùng gây thiệt hại cho không chỉ người dân hiện đang sử dụng đất mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế
-xã hội sau này của đất nước
III Những thay đổi trong Luật Đất đai 2013 góp phần khắc phục những tồn tại, bất cập lớn nhất trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hiện nay
Cùng với quá trình hoàn thiện pháp luật đất đai, quy định về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ngày càng được bổ sung, hoàn thiện, cụ thể hóa, điều này được thể hiện rõ trong những đổi mới của luật đất đai 2013 quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai như sau:
1 Đổi mới về nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Nhằm khẳng định nâng cao vai trò, vị trí của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là phân bổ đất đai cho các ngành, lĩnh vực sử dụng hợp lý, hiệu quả, tránh chồng chéo; khắc phục những khó khăn, bất cập trong việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng
Trang 5đất; đồng thời làm căn cứ để văn bản dưới Luật quy định chi tiết trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong việc rà soát quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất bảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, ngoài những quy định kế thừa trong Luật đất đai năm 2003, Luật đất đai năm 2013 bổ sung một số nguyên tắc quan trọng trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, như:
- Nguyên tắc về tính đặc thù, liên kết, tính chi tiết của quy hoạch
sử dụng đất: “Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia phải bảo đảm tính đặc thù, liên kết của các vùng kinh tế - xã hội; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải thể hiện nội dung sử dụng đất của cấp xã” (Khoản 2 Điều 35)
- Nguyên tắc ưu tiên trước sau trong quy hoạch sử dụng đất:
“Bảo đảm ưu tiên quỹ đất cho mục đích quốc phòng, an ninh, phục
vụ lợi ích quốc gia, công cộng, an ninh lương thực và bảo vệ môi trường” (Khoản 7 Điều 35)
- Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp, thống nhất của các quy hoạch ngành với quy hoạch sử dụng đất: Quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt” (Khoản 8 Điều 35)
2 Đổi mới về hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Luật Đất đai 2013 thiết kế riêng một điều quy định hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (Điều 36) Đối với quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất theo cấp hành chính, Luật Đất đai 2013 quy định gồm 3 cấp (quốc gia, tỉnh và huyện) Luật quy định lồng nội dung quy hoạch
sử dụng đất cấp xã vào quy hoạch sử dụng đất cấp huyện nhằm tăng tính liên kết vùng, tăng tính đồng bộ giữa quy hoạch của các xã trên địa bàn huyện; khắc phục được tình trạng trùng lắp trong công tác lập quy hoạch; nâng cao chất lượng của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đồng thời rút ngắn thời gian lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
3 Đổi mới về kỳ kế hoạch sử dụng đất
Đối với kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp tỉnh và kế hoạch
sử dụng đất quốc phòng, an ninh, kế thừa Luật đất đai năm 2003, Luật đất đai năm 2013 vẫn quy định kỳ kế hoạch là 5 năm
Riêng kế hoạch sử dụng đất cấp huyện, nhằm đảm bảo tính khả thi của kế hoạch sử dụng đất, Luật đất đai năm 2013 quy định “Kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được lập hàng năm” (Khoản 2 Điều 37)
Trang 6Việc đổi mới này cùng với đổi mới về căn cứ để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất chỉ duy nhất là “kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện” nhằm khắc phục tình trạng giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất tràn lan (thường tập trung vào những năm đầu của kỳ kế hoạch sử dụng đất 5 năm và cũng chính là đầu nhiệm kỳ như đã diễn ra trong thời gian qua), tránh tình trạng bỏ hoang hóa, gây lãng phí tài nguyên đất
4 Đổi mới về nội dung lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Pháp luật đất đai năm 2013 quy định đầy đủ, rõ ràng nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của từng cấp nhằm khắc phục được những khó khăn khi lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được quy định riêng cho từng cấp
để vừa đảm bảo tính chặt chẽ, khoa học, vừa đáp ứng được yêu cầu quản lý của từng cấp; đảm bảo nguyên tắc “Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia phải bảo đảm tính đặc thù, liên kết của các vùng kinh tế
- xã hội; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải thể hiện nội dung sử dụng đất của cấp xã”
Điểm đổi mới đặc biệt và có tính đột phá trong nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong Luật đất đai năm 2013 là quy định cụ thể “Nội dung kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp
huyện” tại khoản 4 - Điều 40 nhằm đảm bảo là căn cứ thu hồi đất.
Trong đó quy định: “Xác định vị trí, diện tích đất phải thu hồi để thực
hiện công trình, dự án sử dụng đất vào mục đích quy định tại Điều 61
và Điều 62 của Luật này trong năm kế hoạch đến từng đơn vị hành
chính cấp xã Đối với dự án hạ tầng kỹ thuật, xây dựng, chỉnh trang
đô thị, khu dân cư nông thôn thì phải đồng thời xác định vị trí, diện tích đất thu hồi trong vùng phụ cận để đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án nhà ở, thương mại, dịch vụ, sản xuất, kinh doanh” (điểm c khoản 4 Điều 40) Đồng thời, Luật còn quy định trong nội dung kế hoạch sử dụng đất phải đồng thời xác định vị trí, diện tích đất thu hồi trong vùng phụ cận đối với dự án hạ tầng kỹ thuật, xây dựng, chỉnh trang khu đô thị, khu dân cư nông thôn để đấu giá quyền
sử dụng đất thực hiện dự án nhà ở, thương mại, dịch vụ, sản xuất, kinh doanh
Với quy định này sẽ tạo sự rõ ràng, minh bạch trong thu hồi đất, tạo được sự công bằng hơn trong việc sử dụng đất, khắc phục tình trạng chỉ một bộ phận dân cư bên cạnh công trình hạ tầng (được nhà nước đầu tư) được hưởng lợi từ quy hoạch sử dụng đất đem lại; hạn chế tiêu cực, tham nhũng trong việc triển khai thực hiện quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất, thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo ổn định xã hội
Trang 75 Đổi mới về chỉ tiêu sử dụng đất
Chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia được quy định tại Luật đất đai với 20 loại đất nhằm đảm bảo quốc phòng, an ninh; đảm bảo an ninh lương thực quốc gia; bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; phát triển công nghiệp, đô thị và các công trình hạ tầng, cụ thể được
quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 38 Luật Đất đai 2013, gồm: ”nhóm
đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp, nhóm đất chưa sử dụng; trong đó xác định diện tích một số loại đất gồm đất trồng lúa, đất chuyên trồng lúa nước, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất quốc phòng, đất an ninh, đất khu công nghiệp, đất khu chế xuất, đất khu công nghệ cao, đất khu kinh tế, đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, đất đô thị và đất bãi thải, xử lý chất thải”
Đối với quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, cấp huyện, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định về chỉ tiêu sử dụng đất gồm hai nhóm: chỉ
tiêu sử dụng đất theo loại đất và chỉ tiêu sử dụng đất theo khu chức năng Chỉ tiêu sử dụng đất theo khu chức năng trong quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh gồm: khu sản xuất nông nghiệp; khu lâm nghiệp; khu bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; khu phát triển công nghiệp; khu đô thị; khu thương mại - dịch vụ; khu dân cư nông thôn Chỉ tiêu sử dụng đất theo khu chức năng trong quy hoạch sử dụng đất cấp huyện gồm: khu vực chuyên trồng lúa nước; khu vực chuyên trồng cây công nghiệp lâu năm; khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất; khu công nghiệp, cụm công nghiệp; khu đô thị -thương mại - dịch vụ; khu du lịch; khu ở, làng nghề, sản xuất phi nông nghiệp nông thôn
Với quy định mới này sẽ tăng tính liên kết vùng trong sử dụng đất; khắc phục được tình trạng trùng lắp về chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất của các cấp; thể hiện được tính định hướng của quy hoạch
sử dụng đất cấp trên, tính chi tiết cụ thể của quy hoạch sử dụng đất cấp dưới, tạo điều kiện cho cấp dưới chủ động trong hoạch định phương án sử dụng đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
6 Đổi mới về lấy ý kiến về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Đây là nội dung được bổ sung mới trong Luật Đất đai 2013 và
được quy định tại Điều 43, trong đó quy định: Cơ quan có trách
nhiệm tổ chức lấy ý kiến đóng góp của nhân dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là cơ quan tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử
Trang 8dụng; hình thức, nội dung và thời gian lấy ý kiến nhân dân đối với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của từng cấp; việc xây dựng báo cáo tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến của nhân dân và hoàn thiện phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trước khi trình Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cơ quan tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng thực hiện Ngoài ra, nhằm đảm bảo tính khả thi của của việc lấy ý kiến, nâng cao vai trò, ý nghĩa của việc lấy ý
kiến về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Nghị định số
43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số vấn đề như: Quy định cụ thể về hồ sơ lấy
ý kiến về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp tỉnh và cấp huyện; quy định việc công khai trên trang thông tin điện tử Báo cáo tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến của nhân dân về quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất
7 Đổi mới về trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện
Để đảm bảo kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện phục vụ kịp thời yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Nghị định
số 43/2014/NĐ-CP quy định cụ thể thời gian Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi hồ sơ kế hoạch sử dụng đất hàng năm của năm sau đến Sở Tài nguyên và Môi trường để tổ chức thẩm định vào Quý III hàng năm; thời gian Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện xong trước ngày 31 tháng 12 (Khoản 4 Điều 9 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP)
8 Đổi mới về thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Ngoài những nội dung kế thừa Luật đất đai năm 2003, lần này Luật bổ sung điểm mới quy định rõ quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất trong vùng quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người
sử dụng đất, Luật đất đai năm 2013 quy định: “Trường hợp quy hoạch sử dụng đất đã được công bố mà chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng và được thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật Trường hợp đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất trong khu vực phải chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất theo kế hoạch được tiếp tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất nhưng không được xây dựng mới nhà ở, công trình, trồng cây lâu năm; nếu người sử dụng đất có nhu cầu cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình hiện có thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật” (Khoản 2 Điều 49)
Trang 9Đồng thời, để khắc phục những khó khăn, bất cập trong việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất tại thời điểm kết thúc kỳ quy hoạch sử dụng đất mà quy hoạch sử dụng đất kỳ mới chưa được phê duyệt, nhằm tạo điều kiện cho việc thực hiện các dự
án đầu tư không bị đình trệ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, Luật đất đai năm 2013 quy định: “Khi kết thúc kỳ quy hoạch sử dụng đất mà các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất chưa thực hiện hết thì vẫn được tiếp tục thực hiện đến khi quy hoạch sử dụng đất kỳ tiếp theo được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt” (Khoản 4 Điều 49)
Trang 10KẾT LUẬN
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có vai trò phân bổ quỹ đất cho các ngành, lĩnh vực nhằm thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của cả nước và các địa phương; khắc phục các mâu thuẫn, chồng chéo trong quy hoạch sử dụng các loại đất của các ngành, cân đối việc sử dụng hợp lý quỹ đất quốc gia giữa các ngành thông qua việc phân bổ hợp lý quỹ đất; Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là cơ
sở để các ngành, lĩnh vực lập quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực; định hướng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư
có hiệu quả vào đất đai
Cùng với sự ra đời của luật đất đai 2013, công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã có những bước tiến rõ rệt và đạt được những kết quả tích cực, khắc phục được những tồn tại, bất cập trước đó, để công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ngày càng trở thành công
cụ quản lý nhà nước về đất đai hiệu quả và là một trong những giải pháp lớn để sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ môi trường sinh thái