1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ (GIS) xây DỰNG cơ sở dữ LIỆU đất ĐAI PHỤC vụ CÔNG tác QUY HOẠCH sử DỤNG đất xã mỹ THUẬN HUYỆN tân sơn – TỈNH PHÚ THỌ

71 969 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 2,21 MB

Nội dung

Quy hoạch sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp kinh tế kỹ thuật và pháp chế của nhà nước về tổ chức sử dụng đất đầy đủ hợp lý có hiệu quảkinh tế cao thông qua việc phân phối và tái

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

XÃ MỸ THUẬN - HUYỆN TÂN SƠN – TỈNH PHÚ THỌ

Người thực hiện: Lấ VIỆT ANH

Người hướng dẫn: ThS PHẠM VĂN VÂN

Địa điểm thực tập: Công ty CPĐT&Tư vấn Phương Bắc

Thời gian thực tập: Từ 01/01/2012 đến 30/04/2012

HÀ NỘI - 2012

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập tại trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nộicũng như quá trình thực hiện đề tài em đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệttình của rất nhiều các tập thể và cá nhân Xuất phát từ lòng kính trọng và biết

ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn những sự giúp đỡ quý báu đó!

Trước hết, em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại họcNông Nghiệp Hà Nội, Ban chủ nhiệm khoa Tài Nguyên và Môi trường, cácthầy cô giỏo đó giảng dạy, hướng dẫn em trong suốt quá trình em học tập tạitrường Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy giáo Th.SPhạm Văn Võn đó giúp đỡ tận tình và trực tiếp hướng dẫn em trong suốt thờigian em thực hiện đề tài

Em xin chân thành cảm ơn công ty Phương Bắc đã tạo điều kiện cho

em hoàn thành tốt trong thời gian thực tập tốt nghiệp

Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên,giúp đỡ em trong quá trình học tập cũng như thực hiện đề tài

Với quỹ thời gian có hạn và kinh nghiệm còn hạn chế nên đề tài khôngtránh khỏi những thiếu sót Kính mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô vàcác bạn để đề tài được hoàn thiện hơn

Em xin kính chúc các thầy, cô giáo và các bạn mạnh khỏe, hạnh phúc!

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà nội, ngày tháng năm 2012

Sinh viên

Lê Việt Anh

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CÁC BẢNG v

DANH MỤC CÁC HÌNH vi

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục đích, yêu cầu 2

1.2.1 Mục đích 2

1.2.2 Yêu cầu 2

PHẦN II TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

2.1 Tổng quan về hệ thống thông tin địa lý (GIS) 3

2.1.1 Tầm quan trọng của GIS 3

2.1.2 Định nghĩa 3

2.1.3 Các thành phần của hệ thống GIS 4

2.1.4 Các chức năng của hệ thống thông tin địa lý 4

2.1.5 Ứng dụng của GIS hiện nay 7

2.2 Tổng quan về quy hoạch sử dụng đất 10

2.2.1 Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất 10

2.2.2 Cở sở lý luận của quy hoạch sử dụng đất 10

2.2.3 Cơ sở pháp lý của quy hoạch sử dụng đất 11

2.2.4 Thực trạng công tác quy hoạch sử dụng đất trên Thế giới và ở

Việt Nam 13

2.3 Tổng quan về phần mềm dùng trong khoá luận 20

2.3.1 Giới thiệu phần mềm MapInfo 20

2.3.2 Chức năng cơ bản của MapInfo 20

Trang 4

2.3.3 Khả năng của MapInfo 20

2.3.4 Tổ chức thông tin trong MapInfo 21

2.3.5 Giới thiệu phần mềm MicroStation 22

PHẦN III NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23

3.1 Nội dung nghiên cứu 23

3.1.1 Các vấn đề liên quan 23

3.1.2 Đánh giá điều kiện tự nhiên,kinh tế xã hội của địa phương 25

3.1.3 Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai xã Mỹ Thuận 25

3.1.4 Từ cơ sở dữ liệu đất đai đã xây dựng cung cấp thông tin để

phục vụ quy hoạch sử dụng đất xã Mỹ thuận 25

3.2 Phương pháp nghiên cứu 25

3.2.1 Phương pháp khảo sát thu thập số liệu, tài liệu 25

3.2.2 Phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu 25

3.2.3 Phương pháp minh họa trên bản đồ 26

3.2.4 Phương pháp thống kê 26

3.2.5 Phương pháp trình bày kết quả 26

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27

4.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên cảnh quan môi trường 27

4.2 Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội 31

4.2.1 Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 31

4.2.2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế 32

4.2.3 Dân số, lao động và việc làm 34

4.2.4 Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn 35

4.2.5 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng 35

4.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và môi trường .38 4.3.1 Thuận lợi 38

4.3.2 Khó Khăn 39

Trang 5

4.4 Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai phục vụ công tác quy hoạch

sử dụng đất 39

4.4.1 Điều tra thu thập các tài liệu 39

4.4.2 Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai 39

4.4.3 Kết quả đạt được 47

4.4.4 Tra cứu thông tin phuc vụ quy hoạch 52

4.4.5 Ứng dụng cơ sở dữ liệu vào xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất xã Mỹ Thuận 58

4.5 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CỦA GIS 60

PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 62

5.1 Kết luận 62

5.2 Đề nghị 62

TÀI LIỆU THAM KHẢO 63

PHỤ LỤC 64

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 1 Các chỉ tiêu phát triển kinh tế 31

Bảng 2 Tình hình biến động dân số và lao động qua các năm 34

Bảng 4.1 Thuộc tính thông tin lớp hành chính 45

Bảng 4.2 Thuộc tính thông tin của lớp đất 46

Bảng 4.3 Thuộc tính thông tin của lớp thủy hệ 46

Bảng 4.4 Thuộc tính thông tin của lớp giao thông 46

Bảng 4.5 Thuộc tính thông tin của lớp điểm 47

Trang 7

DANH MỤC CÁC HèNH VÀ SƠ ĐỒ

Trang

Sơ đồ 1: Sơ đồ tổng quát của GIS 4

Sơ đồ 2 : Các bước xây dựng CSDL đất đai phục vụ cho công tác QHSDĐ 41 Hình 4.1 Sử dụng tính năng Universal Translator để chuyển đổi dữ liệu 43

Hình 4.2 Lớp hành chính xã Mỹ Thuận 47

Hình 4.3 Dữ liệu thuộc tính của lớp hành chính xã Mỹ Thuận 48

Hình 4.4 Lớp thửa đất xã Mỹ Thuận 48

Hình 4.5 Dữ liệu thuộc tính của lớp thửa đất xã Mỹ Thuận 49

Hình 4.6 Lớp đất giao thông xã Mỹ Thuận 49

Hình 4.7 Dữ liệu thuộc tính của lớp đất giao thông xã Mỹ Thuận 50

Hình 4.8 Lớp đất thủy hệ xã Mỹ Thuận 50

Hình 4.9 Dữ liệu thuộc tính của lớp đất thủy hệ xã Mỹ Thuận 51

Hình 4.10 Lớp đối tượng điểm xã Mỹ Thuận 51

Hình 4.11 Dữ liệu thuộc tính của lớp đối tượng điểm xã Mỹ Thuận 52

Hình 4.15 Kết quả sử dụng công cụ ∑ 54

Hình 4.16 Sử dụng công cụ Select để tra cứu thông tin 55

Hình 4.17 Kết quả tra cứu thông tin 55

Hình 4.18 Công cụ thống kê Calculate Statstics 56

Hình 4.19 Công cụ thống kê Calculate Statstics 56

Hình 4.20 Công cụ tạo đường bao Buffer Objects 57

Hình 4.21 Kết quả tính diện tích chiếm đất 57

Trang 8

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sảnxuất đặc biệt, là nguồn nội lực, nguồn vốn to lớn của đất nước, là thành phầnquan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư,xây dựng cơ sở kinh tế, văn hóa, an ninh và quốc phòng Sử dụng nguồn tàinguyên đất đai một cách hợp lý và hiệu quả là một trong những vấn đề đượccác nước quan tâm đặc biệt hiện nay

Có thể nói đất đai là vấn đề xuyên suốt thời đại và luôn phải quản lýchặt quỹ đất lập phương án quy hoạch sử dụng đất nhằm nâng cao hiệu quảsản xuất xã hội là một điều tất yếu

Quy hoạch sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp kinh tế kỹ thuật

và pháp chế của nhà nước về tổ chức sử dụng đất đầy đủ hợp lý có hiệu quảkinh tế cao thông qua việc phân phối và tái phân phối lại quỹ đất trong cảnước, tổ chức sử dụng đất như một tư liệu sản xuất khác, gắn liền với đất,nâng cao hiệu quả sản xuất tạo điều kiện bảo vệ môi trường và đúng nghĩa là

sử dụng đất phải bền vững

Trong quá trình sử dụng đất cần tổ chức sử dụng đất hiệu quả Nhưngyêu cầu thực tế đặt ra là phải thực hiện phương án quy hoạch như thế nào đểmang lại hiệu quả có tính thực tế đối với địa phương, thúc đẩy phát triển kinh

tế xã hội, đảm bảo yêu cầu về nhà ở và tạo sự phát triển bền vững

.Ngày nay với sự phát triển của công nghệ thông tin và các phần mềmứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội thì hệ thống thông tinđịa lý (GIS) là một giải pháp quan trọng để xây dựng hệ thống thông tin đấtkhoa học Nú giỳp cho các cơ quan Nhà nước xây dựng, hệ thống hoá, lưu trữ,

Trang 9

cập nhật, xử lý toàn bộ thông tin đất đai phục vụ nhu cầu nắm chắc và quảnchặt quỹ đất và các nguồn lợi từ đất

Quy hoạch kế hoạch sử dụng đất là một trong 7 nội dung quản lý nhànước về đất đai Lập kế hoạch sử dụng đất, các phương án quy hoạch nhờcông nghệ tiên tiến như công nghệ (GIS- Geographical - in foemation -System) là một vấn đề cấp bách và cần thiết về một thửa đất phục vụ cho quyhoạch Công nghệ (GIS) cũn giúp chúng ta có thể dễ dàng tra cứu, cập nhật,

bổ sung hay chỉnh lý những biến động một cách thường xuyên, tạo nhiềuthuận lợi cho lưu trữ, thu thập, sử lý dữ liệu thuộc tính cũng như dữ liệukhông gian

Xuất phát từ yêu cầu trên, để góp phần xây dựng một hệ thống quản lý đấtđai hiện đại, thuận tiện hiệu quả Được sự phân công của nhà trường, KhoaTài nguyên và Môi trường – Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, dưới sựhướng dẫn của thầy giáo Th.S Phạm Văn Vân Giảng viên bộ môn Trắc Địa

Bản Đồ và hệ thống thông tin địa lý em tiến hành nghiên cứu đề tài "Ứng dụng công nghệ (GIS) xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất xã Mỹ Thuận - Huyện Tân Sơn – Tỉnh Phú Thọ ".

- Dữ liệu không gian và thuộc tính thu thập có tính năng liên kết tốt

- Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đất đai bảo đảm được đưa vào thựctiễn, phục vụ cho công tác quy hoạch sử dụng đất xã Mỹ Thuận

Trang 10

PHẦN II TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1 Tổng quan về hệ thống thông tin địa lý (GIS)

2.1.1 Tầm quan trọng của GIS

Một hệ thống thông tin địa lý (GIS) cho phép hiển thị các thông tin cơ

sở dữ liệu trên một bản đồ trực quan GIS không chứa bất kỳ bản đồ hoặc đồhọa, nó tạo ra các bản đồ và hình ảnh từ những thông tin có trong cơ sở dữliệu GIS không phải là một chương trình lập bản đồ, nó là một kết hợp phứctạp của quản lý cơ sở dữ liệu, công nghệ hiển thị, và các công cụ phân tích cóthể được dùng để tạo ra các bản đồ Tất cả các thông tin trong GIS là mộttham chiếu đến một địa điểm GIS có thể chứa những hình ảnh của nhiếp ảnhtrên không, bức ảnh của nhà cửa, và sàn nhà kế hoạch của các tòa nhà, và sốtiền lớn các văn bản và thông tin thuộc tính, nhưng nó là tất cả các ràng buộcvào cơ sở dữ liệu theo vị trí của nó trên bề mặt trái đất

2.1.2 Định nghĩa

GIS là một từ viết tắt của Geographic Imfromation System

Cùng với sự hình thành và phát triển của GIS cũng có nhiều định nghĩađược đưa ra Tiêu biểu như một số định nghĩa sau:

- Theo ESRI, tập đoàn nghiên cứu và phát triển các phần mềm GIS nổi tiếng,GIS là một tập hợp có tổ chức, có phần cứng, có phần mềm máy tính, dữ liệu địa lý

và con người, được thiết kế nhằm mục đích nắm bắt, lưu trữ, cập nhật, điều khiển

và phân tích và hiển thị tất cả các dạng thông tin liên quan đến vị trí địa lý

Tuy nhiên, các khái niệm về GIS đều dựa trên 3 yếu tố quan trọng là:chất lượng đồ họa, hệ thống vi tính số kỹ thuật cao và khả năng phân tích sốliệu không gian

Trang 11

- Theo GS Shunji Murai, người đó cú hơn 40 năm làm việc trong lĩnhvực viễn thám và GIS, GIS là một hệ thống thông tin được sử dụng để nhập,lưu trữ, truy vấn, thao tác, phân tích và xuất ra các dữ liệu có tham chiếu địa

lý hoặc dữ liệu đại không gian ; hỗ trợ và ra quyết định trong việc quy hoạch

và quản lý về dụng đất, tài nguyên thiên nhiên, môi trường, giao thông, cáctiện ích đô thị và nhiều lĩnh vực khác nhau

Sơ đồ 1: Sơ đồ tổng quát của GIS

2.1.3 Các thành phần của hệ thống GIS

Hệ thống thông tin địa lý GIS bao gồm các thành phần chính như sau:

- Thiết bị phần cứng máy tính (Hardware)

- Phần mềm máy tính GIS (Software)

- Số liệu - dữ liệu địa lý (Geographic Data)

- Chuyên viên (Người sử dụng) (Expertise)

dữ liệu

Phân tích

Xử lý

dữ liệu

Trang 12

+ Nhập dữ liệu

Trước khi dữ liệu địa lý có thể được dùng cho GIS, dữ liệu này phảiđược chuyển sang dạng số thích hợp Quá trình chuyển dữ liệu từ bản đồ giấy

sang các file dữ liệu dạng số được gọi là quá trình số hoá.

Công nghệ GIS hiện đại có thể thực hiện tự động hoàn toàn quá trìnhnày với công nghệ quét ảnh cho các đối tượng lớn; những đối tượng nhỏ hơnđòi hỏi một số quá trình số hoá thủ công (dùng bàn số hoá) Ngày nay, nhiềudạng dữ liệu địa lý thực sự cú cỏc định dạng tương thích GIS Những dữ liệu này

có thể thu được từ các nhà cung cấp dữ liệu và được nhập trực tiếp vào GIS

+ Quản lý dữ liệu

Ðối với những dự án GIS nhỏ, có thể

lưu các thông tin địa lý dưới dạng các file đơn

giản Tuy nhiên, khi kích cỡ dữ liệu trở nên

lớn hơn và số lượng người dùng cũng nhiều

lờn, thỡ cỏch tốt nhất là sử dụng hệ quản trị

cơ sở dữ liệu (DBMS) để giúp cho việc lưu

Trang 13

giữ, tổ chức và quản lý thông tin Một DBMS chỉ đơn giản là một phần mềnquản lý cơ sở dữ liệu.

Có nhiều cấu trúc DBMS khác nhau, nhưng trong GIS cấu trúc quan hệ

tỏ ra hữu hiệu nhất Trong cấu trúc quan hệ, dữ liệu được lưu trữ ở dạng cácbảng Các trường thuộc tính chung trong các bảng khác nhau được dùng đểliên kết các bảng này với nhau Do linh hoạt nên cấu trúc đơn giản này được

sử dụng và triển khai khá rộng rãi trong các ứng dụng cả trong và ngoài GIS

+ Hỏi đáp và phân tích

Một khi đó cú một hệ GIS lưu giữ các thông tin địa lý, có thể bắt đầuhỏi các câu hỏi đơn giản như:

 Ai là chủ mảnh đất ở góc phố?

 Hai vị trí cách nhau bao xa?

 Vùng đất dành cho hoạt động công nghiệp ở đâu?

Và các câu hỏi phân tích như:

 Tất cả các vị trí thích hợp cho xây dựng các toà nhà mới nằm ởđâu?

 Kiểu đất ưu thế cho rừng sồi là gì?

 Nếu xây dựng một đường quốc lộ mới ở đây, giao thông sẽchịu ảnh hưởng như thế nào?

GIS cung cấp cả khả năng hỏi đáp đơn giản "chỉ và nhấn" và các công

cụ phân tích tinh vi để cung cấp kịp thời thông tin cho những người quản lý

và phân tích Các hệ GIS hiện đại có nhiều công cụ phân tích hiệu quả, trong

đó có hai công cụ quan trọng đặc biệt:

+ Phân tích liền kề

 Tổng số khách hàng trong bán kính 10 km khu hàng?

 Những lô đất trong khoảng 60 m từ mặt đường?

Ðể trả lời những câu hỏi này, GIS sử dụng phương pháp vùng đệm đểxác định mối quan hệ liền kề giữa các đối tượng

Trang 14

+ Phân tích chồng xếp

Chồng xếp là quá trình tích hợp các lớp thông tin khác nhau Các thaotác phân tích đòi hỏi một hoặc nhiều lớp dữ liệu phải được liên kết vật lý Sựchồng xếp này, hay liên kết không gian, có thể là sự kết hợp dữ liệu về đất, độdốc, thảm thực vật hoặc sở hữu đất với định giá thuế

+ Hiển thị

Với nhiều thao tác trên dữ liệu địa lý, kết quả cuối cùng được hiển thị tốt nhấtdưới dạng bản đồ hoặc biểu đồ Bản đồ khá hiệu quả trong lưu giữ và trao đổi thôngtin địa lý GIS cung cấp nhiều công cụ mới và thú vị để mở rộng tính nghệ thuật vàkhoa học của ngành bản đồ Bản đồ hiển thị có thể được kết hợp với các bản báocáo, hình ảnh ba chiều, ảnh chụp và những dữ liệu khác (đa phương tiện)

2.1.5 Ứng dụng của GIS hiện nay

2.1.5.1 Trên thế giới

Hầu hết trên thế giới đều đã áp dụng công nghệ GIS để sử dụng vàocông tác điều tra, khai thác, quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệmôi trường ở nhiều mức độ khác nhau

Trang 15

- Ở Canada, Mỹ đã đưa GIS vào ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như địachất, thổ nhưỡng, quy hoạch đô thị, lâm nghiệp, thủy lợi…

- Đánh giá và quy hoạch sử dụng đất ở Srilanka

- Học viện quốc tế ITC ở Hà Lan đã ứng dụng thành công trong côngtác đánh giá và quy hoạch sử dụng đất đai

- Các nước Châu Á cũng đã bước đầu tiếp cận và ứng dụng công nghệnày trong công tác quản lý đất đai như Thái Lan, Indonexia (năm 1994,1995)

- Trong năm 1995 Úc đã tiến hành nghiên cứu, ứng dụng công nghệthông tin vào các quá trình lưu trữ và quản lý đất đai

Viện Địa lý “Agusstin Codazzi” (IGAC) của Colombia đó dùng côngnghệ GIS để hiển thị và kiểm soát hiện trạng sử dụng đất hiện nay và trongtương lai của thành phố Ibague

Trong quản lý rừng, GIS được ứng dụng để kiểm kê trạng thái rừng, môhình hóa hệ sinh thái rừng Sở bảo vệ môi trường Alerta, Trung tâm đào tạomôi trường Alerta (Canada) đó dùng GIS để mô hình húa cỏc quần hợp hệsinh thái, các điều kiện sống làm cơ sở cho việc dự báo Dùng mô hình GIScho phép nâng cao chất lượng quản lý tài nguyên rừng

Trong quản lý tài nguyên nước, GIS được sử dụng để kiểm soát sự phụchồi mực nước ngầm, phân tích hệ thống sông ngòi, quản lý các lưu vực sông.Trường Đại học Kỹ thuật Aachen (Đức) đã sử dụng GIS để kiểm soát mựcnước ngầm cho cỏc vựng khai thác than, tạo các bản đồ mực nước ngầm, cùngvới các dữ liệu khác như thổ nhưỡng, địa hình, quy mô khai thác mỏ, đồng thờikết hợp với công nghệ kỹ thuật đã cung cấp những công cụ đắc lực cho các nhàphân tích

Công ty Quản lý chất thải và Năng lượng hạt nhân Thụy Điển vàNespak Pakistan phối hợp sử dụng GIS hỗ trợ quản lý vùng lưu vực sôngTorrent ở Pakistan GIS được sử dụng để mô hình hóa sự cân bằng nước, quátrình xói mòn và kiểm soát lũ cho khu vực

Trang 16

Ngoài ra còn một số kết quả ứng dụng của GIS trên thế giới trong thờigian qua như:

- Ứng dụng GIS trong nghiên cứu xói mòn đất ở Đài Loan

- Ứng dụng GIS để thiết lập phương pháp đánh giá chất lượng nước ởNam Triều Tiên

- Ứng dụng GIS trong việc quản lý rừng, môi trường ở Trung Quốc

- Ứng dụng GIS để dự đoán, dự báo và quản lý dịch hại ở Finland

- Ứng dụng GIS trong đánh giá môi trường sống của cá ở Thái Bình Dương

- Sử dụng GIS đánh giá quan hệ giữa sử dụng đất và chất lượng nước

- Ứng dụng ảnh Radarsat và kỹ thuật GIS trong xác định sự thay đổi sử dụngđất vùng đồng bằng sông Cửu Long (Võ Quang Minh, Vừ Tũng Anh và ctv, 1998)

- Ứng dụng GIS ở bộ môn Trắc điạ bản đồ và hệ thống thông tin địa lýkhoa Tài nguyên và Môi trường - Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội:

+ “Ứng dụng GIS để đánh giá thích hợp cơ cấu cõy trồng trên địa bànhuyện Khoỏi Chõu - tỉnh Hưng Yờn” Đây là đề tài cấp bộ do các thầy, cô:

Trang 17

Trần Thị Băng Tâm, Trần Quốc Vinh, Lê Thị Giang, Phạm Văn Vân vàNguyễn Đình Công trong bộ môn trình bày.

+ “Ứng dụng kỹ thuật viễn thám và GIS tìm hiểu sự thay đổi sử dụngđất nông - lâm nghiệp huyện Con Cuông - tỉnh Nghệ An” Luận văn thạc sĩcủa thầy Trần Quốc Vinh

+ “Ứng dụng GIS để mô tả mức độ ô nhiễm Cadimi và Chì trong đấtnông nghiệp tại các huyện ngoại thành Tp Hà Nội” Luận văn thạc sĩ củathầy Phạm Văn Vân

2.2 Tổng quan về quy hoạch sử dụng đất

2.2.1 Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất

Quy hoạch sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật

và pháp chế của nhà nước về tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hơp lý, có hiệu quảcao thông qua việc phân phối và tái phân phối qũy đất cả nước, sử dụng đấtnhư một tư liệu sản xuất cùng với các tư liệu sản xuất khác gắn liền với đấtnhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệmôi trường

2.2.2 Cở sở lý luận của quy hoạch sử dụng đất

Đất đai ngày càng khẳng định vị trí vô cùng quan trọng của mình.Cùng với sự phát triển kinh tế hiện nay thì đất đai đang là một nguồn tàinguyên rất cần thiết cho sự phát triển của các ngành, song diện tích đất đai là

có hạn trong khi nhu cầu của con người lại vô hạn, dân số vẫn tiếp tục tăngnhanh gây ra tình trạng sử dụng đất không theo quy hoạch, chồng chéo, lômcôm Chính vì vậy, Nhà nước đã ban hành các văn bản pháp luật nhằm quản

lý, sử dụng bền vững nguồn tài nguyên vô cùng quý giá này Đặc biệt, côngtác quản lý và quy hoạch sử dụng đất được quy định rõ ràng trong hệ thốngLuật đất đai mà có giá trị pháp lý cao nhất hiện nay là Luật đất đai 2003 bagồm 6 chương, 146 điều Trong đó đã khẳng định: “ Đất đai thuộc quyền sởhữu toàn dân và Nhà nước là người đại diện chủ sở hữu” (Điều 5, Luật đất đai

Trang 18

2003) Tại điều 6, khoản 2, điểm d quy định quy hoạch sử dụng đất là mộttrong 13 nội dung quân lý nhà nước về đất đai Trong luật đất đai đã dành trọnvẹn mục 2 của chương II để nói về công tác quy hoạch sử dụng đất, bao gồmcác điều sau:

- Điều 21 Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Điều 22 Căn cứ để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Điều 23 Nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Điều 24 Kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Điều 25 Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Điều 26 Thẩm quyền quyết định, xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sửdụng đất

- Điều 27 Điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Điều 28 Công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Điều 29 Thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Điều 30 Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vào mục đích quốcphòng, an ninh

2.2.3 Cơ sở pháp lý của quy hoạch sử dụng đất

Để tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai, Nhà nước vàChính phủ đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai như sau:

- Hiến pháp 1980 được Quốc hội nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam thông qua ngày 18/12/1980, quy định: “Đất đai, rừng núi, sông hồ, hầm

mỏ, tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất, ở vùng biển và thềm lục địa… đềuthuộc sở hữu toàn dân và Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạchchung” Đây là cơ sở pháp lý vô cùng quan trọng để thực thi công tác quản lýđất đai trên cả nước

- Nghị quyết số 01/1997/QH9 của Quốc hội khóa IX, kỳ họp lần thứ11(Tháng 4/1997) về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cả nước đến năm 2010

và đẩy mạnh công tác quy hoạch sử dụng đất các cấp trong cả nước

Trang 19

- Luật đất đai năm 1993 được Quốc hội thông qua ngày 01/12/1998.

- Nghị định số 64/CP của chính phủ ban hành ngày 27/09/1993 về việcgiao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vàomục đích sản xuất nông nghiệp

- Nghị định số 87/CP của chính phủ ban hành ngày 17/08/1994 quyđịnh khung giỏ cỏc loại đất, Nghị định 90/CP về việc đền bù thiệt hại khi nhànước thu hồi để sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng

- Quyết định 1417/TC-ĐC ngày 31/12/1994 quy định về tiền cho thuêmặt đất, mặt nước, mặt biển áp dụng đối với các hình thức đầu tư nước ngoàitại Việt Nam

- Luật đất đai 2003 được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003

- Chỉ thị số 05/2004/CT – TTg ngay 09/02/2004 của thủ tướng chínhphủ về việc triển khai thi hành luật đất đai năm 2003

- Nghị định 181/2004/NĐ – CP ngày 29/10/2004 của chính phủ về việcthi hành Luật đất đai

- Quyết định số 25/2004/QĐ – BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộtrưởng bộ tài nguyên môi trường về việc ban hành kế hoạch về triển khai thihành Luật đất đai năm 2003

- Thông tư số 30/2004/TT – BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ trưởng

bộ tài nguyên và môi trường về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm địnhquy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Quyết định số 04/2005/QĐ - BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2005 vềviệc ban hành Quy trình lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Thông tư số 04/2005/TT- BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2005 về việchướng dẫn các biện pháp quản lý, sử dụng đất đai khi sắp xếp, đổi mới vàphát triển cỏc nông, lâm trường quốc doanh

Trang 20

- Thông tư số 04/2006/TT-BTNMT ngày 22/5/2006 về việc hướng dẫnphương pháp tính đơn giá dự toán xây dựng dự toán kinh phí thực hiện lập vàđiều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 01/11/2009 về việc quy địnhchi tiết việc lập, điều chỉnh về thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

2.2.4 Thực trạng công tác quy hoạch sử dụng đất trên Thế giới và ở Việt Nam

2.2.4.1 Trên Thế giới

Trên thế giới công tác quy hoạch đã được tiến hành từ nhiều năm trước

Do đó, họ có nhiều kinh nghiệm và công tác quy hoạch ngày càng được chútrọng và phát triển

Đối với các nước phát triển việc quy hoạch sử dụng đất đai được tiếnhành từ lâu đời và nhiều lần Vì vậy, họ có cả quy hoạch vĩ mô và quy hoạch

vi mô Quy hoạch ở các nước này diễn ra trong thời gian dài

Đặc điểm của các nước này là thiên về mở rộng các công trình sử dụngchuyên dùng, đất khu dân cư và đất khu thương mại dịch vụ, còn về nhữngđất nông nghiệp kém hiệu quả chuyển sang đất bảo vệ môi trường hoặc vuichơi giải trí Một trong những nước thuộc nhóm này đã xây dựng cơ sở lýluận của ngành quy hoạch đất đai tương đối hoàn chỉnh đó là Liờn Xụ

Tại Liờn Xụ, nhiệm vụ của quy hoạch sử dụng đất đai nhằm phục vụcho việc tổ chức lãnh thổ, phân bố và phát triển lực lượng sản xuất trên phạm

vi lãnh thổ, bảo vệ và sử dụng có hiệu quả đất đai của từng đơn vị sử dụngđất, từng nông trang cũng như các đơn vị sản xuất nông nghiệp… Công tácquy hoạch sử dụng đất được thực hiện bởi cơ quan chuyên môn và được tiếnhành thường xuyên, có luận chứng kinh tế - kỹ thuật với đầy đủ tính khoa học

và pháp lý

Đối với các nước đang phát triển việc quy hoach sử dụng đất mới chỉ làmức vi mô, chú trọng hơn vào quy hoạch mặt bằng và mục tiêu lương thực,

Trang 21

thực phẩm còn mục tiêu về môi trường, vấn đề sử dụng đất lâu dài thì chưađược chú trọng, đặc biệt là các nước Châu Phi Tuy nhiên, một số nước đãchú trọng đến vấn đề môi trường sinh thái và sử dụng đất bền vững.

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về đất đai của con người ngàycàng lớn Công tác quy hoạch sử dụng đất đang được cả Thế giới quan tâm,đặc biệt đối với các nước đang phát triển Các tổ chức quốc tế, các tổ chức phichính phủ đã và đang nghiên cứu thực hiện nhiều chương trình quy hoạch nóichung cũng như quy hoạch sử dụng đất ở nhiều nước đang phát triển và một

số nước chậm phát triển trên thế giới

Quan điểm của FAO cho rằng: “ Quy hoạch sử dụng đất là bước kế tiếpcủa công tác đánh giá đất Kết quả của công tác đánh giá đất sẽ đưa ra nhữngloại hình sử dụng đất hợp lý nhất là đối với các đơn vị bản đồ đất trongvựng”

Năm 1992 tổ chức lương thực nông nghiệp liên hợp quốc (FAO) đã đưa

ra quan điểm quy hoạch đất đai nhằm sử dụng đất có hiệu quả, bền vững, đápứng tốt những yêu cầu ở hiện tại và đảm bảo an toàn cho tương lai chú trọngđến hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường, gắn liền với phát triển bền vững

Bên cạnh đú cỏc tổ chức quốc tế như: Ngân hàng thế giới (WB), ngânhàng phát triển Châu Á (ADB), quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)… Đã tài trợ chonhiều chương trình quy hoạch và đã được thực hiện thành công ở nhiều nướcnhư: Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc…

Hiện nay, công tác quy hoạch đất đai đã và đang được tiến hành ở hầuhết tất cả các quốc gia trên thế giới và được áp dụng theo 4 mức: Quốc gia,Tỉnh, huyện, và xã

2.2.4.2 Ở Việt Nam

Tình hình quy hoạch phân bổ sử dụng đất ở nước ta là công việc khámới mẻ so với các nước trên thế giới, kinh nghiệm thực tế cũn ớt, thiết bị kỹthuật còn hạn chế Tuy nhiên, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, trước

Trang 22

tình hình phát triển của nền kinh tế xã hội, chúng ta đang từng bước khắcphục khó khăn, kế thừa kinh nghiệm của các nước trên thế giới để vận dụngvào tình hình thực tế của nước ta.

Công tác quy hoạch sử dụng đất ở nước ta đã trải qua những giai đoạnkhác nhau Đó là:

1 Thời kỳ trước năm 1975

Đối với miền Bắc, công tác quy hoạch đã được xúc tiến từ năm 1962 dongành chủ quản các cấp tỉnh, huyện tiến hành, song mới chỉ lồng ghép vàocông tác phân vùng quy hoạch nông, lâm nghiệp chứ hoàn toàn chưa có sựphối hợp của các ngành có liên quan Kết quả là xác định phương hướng pháttriển nông lâm nghiệp cho vùng lãnh thổ thường chỉ được ngành chủ quảnthông qua hệ thống pháp luật về đất đai lúc này chưa ra đời, tất cả những vănbản chỉ thị về công tác quy hoạch và quản lý ruộng đất lúc bấy giờ còn góigọn trong phần pháp chế quản lý đất đai

2 Thời kỳ 1975 – 1978

Hội đồng chính phủ lập ban chỉ đạo phân vùng quy hoạch nông lâmnghiệp Trung ương để triển khai việc phân vùng quy hoạch nông lâm nghiệptrên phạm vi toàn quốc Cuối năm 1978, các phương án phân vùng nôngnghiệp, lâm nghiệp, công nghệ chế biến nông sản của cả nước, của 7 vùngkinh tế và tất cả các tỉnh thành được chính phủ phê duyệt Trong tất cả cácphương án đó đều được đề cập đến công tác quy hoạch sử dụng đất nôngnghiệp, lâm nghiệp, đồng thời coi đó là luận chứng quan trọng để phát triểnngành

3 Thời kỳ năm 1981 – 1986

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V quyết định: “Xỳc tiến công tác điềutra cơ bản, lập tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất, nghiêncứu chiến lược kinh tế - xã hội, chuẩn bị xây dựng kế hoạch 5 năm 1986 –1990” Nhằm đáp ứng kịp thời phục vụ xây dựng kế hoạch 5 năm lần thứ

Trang 23

IV(1986-1990), Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng đã yêu cầu các ngành, các địaphương nhanh chóng triển khai chương trình lập tổng sơ đồ phân bố và pháttriển lực lượng sản xuất ở nước ta thời kỳ 1986-2000, yêu cầu tổng sơ đồ phải

là cơ sở cho việc tiến hành quy hoạch cỏc vựng chuyên môn hóa lớn, cỏcvựng trọng điểm (về lương thực, thực phẩm, cõy cụng nghiệp…) các quyhoạch xây dựng vùng (khu cụm công nghiệp, du lịch, xây dựng thành phố…).Thời kỳ này quy hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ hành chính đã được đềcập đến (mặc dù chưa được hoàn chỉnh ở cấp tỉnh , huyện trong cả nước),song việc phân bổ quy hoạch sử dụng đất cấp xã chưa được quan tâm Thời

kỳ này Bộ nông nghiệp chủ trương triển khai xây dựng quy hoạch sử dụng đấtcho các hợp tác xã nông nghiệp

4 Thời kỳ 1987-1992

Năm 1987, luật đất đai nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đờiquy định một số điều khoản trong quản lý sử dụng đất Luật chưa đề cập cụthể đến công tác quy hoạch sử dụng đất

Ngày 15/04/1991, Tổng cục quản lý ruộng đất ra thông tư 106/QH-KH/RDhướng dẫn việc lập quy hoạch sử dụng đất đai một cách cụ thể và đã đượcnhiều địa phương thực hiện Việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phân bố sửdụng đất kịp thời đạt hiệu qủa cao

5 Từ năm 1993 đến nay

Thực hiện luật đất đai 1993, ngay từ đầu năm 1994, Tổng cục Địachính đã hướng dẫn việc xây dựng quy hoạch đất đai toàn quốc giai đoạn1996-2010 Dự án quy hoạch này đã được chính phủ thông qua và quốc hộiphê chuẩn tại kỳ họp thứ XI Quốc hội khóa IX, đây là căn cứ quan trọng đểxây dựng quy hoạch sử dụng đất đai của các Bộ, ngành, quy hoạch cấp tỉnh

Tổng cục địa chính đã chỉ đạo xây dựng các mô hình thí điểm quyhoạch đất đai cấp tỉnh ở một số địa phương, là căn cứ để thống nhất quy trìnhlập quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, cấp huyện

Trang 24

Đến nay hầu hết các tỉnh, các huyện cũng như cỏc xó trờn cả nước đãlập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010

Nhìn lại cụng tác quy hoạch sử dụng đất đai nước ta có thể thấy như sau:

Về thành tựu

Một là:

Công tác quy hoạch sử dụng đất của các cấp, các ngành đã bước đầu đivào nề nếp, trở thành cơ sở quan trọng để định hướng cho phát triển thốngnhất và đồng bộ, trở thành công cụ để quản lý và cũng trở thành phương tiện

để đảm bảo sự đồng thuận xã hội

Ở cấp toàn quốc, Quốc hội đã thông qua: “Quy hoạch sử dụng đất đếnnăm 2010 và kế hoạch sử dụng đất đến năm 2005” (Nghị quyết số29/2004/QH11 ngày 15.6.2004)” kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2006-2010”(Nghị quyết số 57/2006/QH11 ngày 29.6.2006)

Toàn bộ 63 tỉnh, thành phố đều đã tiến hành lập quy hoạch, kế hoạch

sử dụng đất và đều đã được chính phủ phê duyệt

Trong tổng số 681 đơn vị hành chính cấp huyện thỡ đó cú 531 đơn vị (chiếm78%) hoàn thành việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010, sốcòn lại là đang triển khai (14%) hoặc chưa triển khai (8%)

Đó cú 7.576 đơn vị cấp xã trong tổng số 11.074 đơn vị của cả nước hoànthành việc lập quy hoạch, kế họach sử dụng đất đến 2010 (đạt 68%)

Tuy nhiên, mới chỉ có 7 tỉnh được xem là đã cơ bản hoàn thành việc lập quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010 ở cả 3 cấp tỉnh - huyện - xã

Quá trình triển khai công tác quy hoạch sử dụng đất các cấp đã hìnhthành được một hệ thống quy trình và định mức trong hoạt động của lĩnh vựcnày, đảm bảo tiến hành một cách thống nhất, liên thông với chi phí hợp lý,phù hợp với những điều kiện về nhân lực và cơ sở hạ tầng hiện có

Hai là: Sau 20 năm thực hiện quy hoạch sử dụng đất, nhìn lại một cách

tổng quát có thể đi đến mấy nhận xét chủ yếu sau đây:

Trang 25

1 Công tác quy hoạch sử dụng đất của các cấp, các ngành đã bước đầu

đi vào nề nếp, trở thành cơ sở quan trọng để định hướng cho phát triển thốngnhất và đồng bộ, trở thành công cụ để quản lý, và cũng trở thành phương tiện

để đảm bảo sự đồng thuận xã hội

2 Về kỹ thuật, đã hình thành được một hệ thống quy trình và định mức

về hoạt động quy hoạch sử dụng đất, đảm bảo cho công tác này triển khaiđược thống nhất liên thông, với chi phí hợp lý, phù hợp với những điều kiện

về cơ sở hạ tầng và nhân lực hiện có

3 Quy hoạch sử dụng đất đã tích cực hỗ trợ cho phát triển kinh tế đượccân đối nhất là trong quá trình phát triển các khu công nghiệp, khu dân cư mớikhu đô thị mới trên phạm vi cả nước Quy hoạch sử dụng đất đã có tác độngtích cực trong việc điều tiết thị trường, góp phần ổn định giá đất và tạo cơ sởthực tế cho các cuộc giao dịch về đất đai và nhất là các cuộc đấu giá quyền sửdụng đất

4 Quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất cũng là dịp tổchức sinh hoạt dân chủ ở cơ sở, nhờ đó mà công dân tham gia vào sự nghiệpchung có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích cụ thể của mình, trật tự xã hội đượcđảm bảo, củng cố lòng tin của nhân dân vào chính quyền

Ba là: Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất đã góp phần tăng

cường hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất đai, phục vụ phát triển kinh

tế, xã hội, quốc phòng an ninh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước:

- Quy hoạch sử dụng đất theo cơ chế quản lý nền kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa, gắn với sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất,phân công lao động, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp, hiệnđại hóa nông thôn, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, góp phần đảm bảo an ninhlương thực quốc gia, đồng thời đưa nước ta vào nhóm những nước hàng đầuthế giới về xuất khẩu gạo, diện tích đất rừng tự nhiên được khôi phục cùng

Trang 26

diện tích trồng mới tăng đó nõng độ che phủ đất từ 28% năm 1990 lên 32%năm 1995, 35% năm 2000 và 44% năm 2005.

- Quy hoạch sử dụng đất, đã góp phần tạo lập quỹ đất, thu hút đầu tư đểphát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội đáp ứng yêu cầu phát triển các ngànhgiao thông, công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, dịch vụ, khoa học kỹ thuật,giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao thực hiện công nghiệp hóa – hiệnđại hóa đất nước

Về tồn tại

Một là: Nhận thức chưa đồng đều, độ đồng thuận chưa cao, vẫn còn ý

kiến cho rằng không có khái niệm về quy hoạch sử dụng đất mà chỉ có kháiniệm về quy hoạch kiến trúc, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, quyhoạch nông thôn Do đó, sự phối hợp giữa các cấp, các ngành các đơn vịcòn bị hạn chế, thiếu đồng bộ và có trường hợp ảnh hưởng xấu đến chất lượngquy hoạch, chưa thực chất, còn thiên về hình thức

Hai là: Các quy trình kỹ thuật chưa thật đồng bộ, mới chỉ chú ý đến các

trình tự có tính hành chính, các yếu tố kinh tế, xã hội, pháp luật trong quyhoạch còn mờ nhạt, các định mức kinh tế- kỹ thuật mới thiên về quản lýnghiệp vụ quy hoạch mà chưa xây dựng được hệ thống các chuẩn về sử dụngđất Chưa chọn được những thuật toán tối ưu đối với từng yêu cầu sử dụng đất

và cho từng vùng đất

Ba là: Tác động kinh tế - xã hội của các phương án quy hoạch chưa

được, tính toán cụ thể và rõ ràng, thiếu cơ sở để đánh giá hiệu quả thực tế củaquy hoạch, nhất là những tác động của quy hoạch sử dụng đất đến thị trường,giá cả và đến phát triển xã hội

Bốn là: Quy hoạch sử dụng đất chưa thực sự trở thành “Bản Hiến pháp

của đời sống”, tính phổ cập chưa cao, có khi lại bị lợi dụng việc điều chỉnhquy hoạch để làm lợi cho cá nhân hay một nhóm người, quy trình điều chỉnh

Trang 27

quy hoạch chưa thật hợp lý để đảm bảo tính kịp thời phù hợp với yêu cầu củathực tiễn.

2.3 Tổng quan về phần mềm dùng trong khoá luận

2.3.1 Giới thiệu phần mềm MapInfo

Mapinfo là một phần mềm của hệ thống thông tin địa lý, sử dụng khá rộngrãi ở nước ta hiện nay, là công cụ khá hữu hiệu để tạo ra và quản lý một cơ sở dữliệu địa lý vừa và nhỏ trên máy tính cá nhân Phần mềm này cho phép người sửdụng có thể vừa xây dựng, quản lý dữ liệu không gian, vừa xây dựng, quản lý dữliệu thuộc tính tương ứng, cũng như các chức năng cung cấp thông tin, xây dựngbản đồ chuyên đề hoặc bản đồ tổng hợp, chỉnh lý thông tin… phù hợp với mụcđích sử dụng

2.3.2 Chức năng cơ bản của MapInfo

- Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian – Biên tập các đối tượng (điểm,đường, vùng, dạng text)

- Xây dựng dữ liệu thuộc tính (lưu trữ các dữ liệu thuộc tính trên bản đồ)

- Chỉnh lý biến động trên bản đồ

- Tra cứu tìm kiếm thông tin

- Xây dựng bản đồ chuyên đề

2.3.3 Khả năng của MapInfo

Khả năng trao đổi của MapInfo cho chúng ta khả năng thu thập, chuyển đổi

dữ liệu khá thuận tiện

-Với dữ liệu mang tính không gian, MapInfo có thể nhập dữ liệu từAutocad, Arc/Info, Microstation…thụng qua các định dạng file chuẩn là *DXF vàngược lại MapInfo cũng có thể xuất dữ liệu cho các phần mềm khác

- Với dữ liệu thuộc tính MapInfo có khả năng trao đổi với các phần mềmnhư Excel, Foxpro, Dbase, Acview

- Khả năng liên kết hai loại dữ liệu thuộc tính và không gian

Trang 28

- Khả năng in ấn của phần mềm này khá hoàn thiện nó có thể in từ khổ giấy

A4 đến A0

2.3.4 Tổ chức thông tin trong MapInfo.

Các thông tin trên bản đồ trong phần mềm MapInfo thường được tổ chứcquản lý theo từ bản (Table), theo từng lớp đối tượng

Mỗi Table là tập hợp các File về thông tin đồ họa hoặc phi đồ họa các bảngnghi mà hệ thống tạo ra Cơ cấu tổ chức thông tin của các Table chứa các đốitượng địa lý được tổ chức theo tập in sau:

-Tab: Chứa các thông tin cấu trúc dữ liệu

- Dat: Chứa các thông tin nguyên thủy

- Map: Bao gồm các thông tin mô tả sự liên kết các đối tượng địa lý vớinhau

- ID: Chứa các thông tin về sự liên kết giữa các đối tượng

- Ind: Chứa các thông tin về chỉ số đối tượng, tập tin này chỉ có khi ta chọnchỉ số Index cho một trường (Field) nào đó trong một bảng (Table)

MapInfo có thể lưu trữ các thông tin bản đồ theo từng đối tượng Các lớpđối tượng này là các đối tượng chớnh trờn bản đồ như:

- Lớp thông tin về đường

- Lớp thông tin về điểm

-Sự liên kết thông tin thuộc tính với các đối tượng không gian (bản đồ)

Trang 29

Là phần mềm của hệ thống GIS, MapInfo có khả năng liên kết giữa dữ liệumang tính chất thuộc tính và dữ liệu mang tính chất không gian Chức năng này

đó giỳp cho chúng ta có thể quản lý đồng thời và riêng biệt từng loại dữ liệu, trên

cơ sở đú giỳp chúng ta có thể truy cập, tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng,thuõn tiện cả hai loại dữ liệu này

2.3.5 Giới thiệu phần mềm MicroStation

MicroStation là phần mềm đồ hoạ được phát triển từ CAD của tập đoànIntergraph, là môi trường đồ hoạ cao cấp làm nền để chạy các phần mềm củaIntergraph và Famis Các công cụ làm việc với đối tượng đồ hoạ trongMicroStation rất đầy đủ và mạnh, giúp thao tác với dữ liệu đồ hoạ nhanh, đơngiản, giao diện thuận tiện cho người sử dụng MicroStation còn cung cấp cáccông cụ nhập, xuất (Import, Export) dữ liệu đồ hoạ từ các phần mềm khácthông qua các file (*.dxf) hoặc (*.dwg) Đối với GIS, MicroStation là mộttrong những phần mềm đóng vai trò trung gian rất quan trọng trong việc thiết

lập cơ cở dữ liệu không gian.

Trang 30

PHẦN III NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Nội dung nghiên cứu

3.1.1 Các vấn đề liên quan

- Cơ sở của công tác quy hoạch kế hoạch sử dụng đất xã Mỹ Thuận

Căn cứ pháp lý của công tác quy hoạch sử dụng đất xã Mỹ Thuận

+ Luật Đất đai năm 2003

+ Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chínhphủ về thi hành Luật Đất đai năm 2003

+ Nghị định 69/2009/NĐ – CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chínhphủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi, bồi thường,

hỗ trợ và tái định cư

+ Công văn 5763/2006/BTNMT-ĐKTKĐĐ ngày 25 tháng 12 năm

2006 của Bộ Tài nguyên Môi trường về định mức sử dụng đất áp dụng trongcông tác lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

+ Thông tư 19/2009/TT-BTNMT ngày 02 tháng 11 năm 2009 của BộTài nguyên Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm địnhquy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

+ Nghị quyết Đại hội (đại biểu) lần thứ 26 Đảng bộ xã Mỹ Thuậnnhiệm kỳ 2010 – 2015

+ Các Nghị quyết của hội đồng nhân dân xã về các vấn đề phát triểnkinh tế xã hội

Cơ sở thông tin số liệu, tư liệu bản đồ

+ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Tân Sơn đếnnăm 2020

+ Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm

Trang 31

(2011 – 2015) huyện Tân Sơn

+ Quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp, thủy sản xã Minh Đài huyệnTân Sơn giai đoạn 2010 – 2020

+ Quy hoạch sử dụng đất của xã Mỹ Thuận giai đoạn 2006 – 2010.+ Niên giám thống kê huyện Tân Sơn năm 2005, 2006, 2007, 2008.+ Số liệu thống kê đất đai các năm 2006, 2007, 2008, 2009; kiểm kê đấtđai năm 2005, 2010 của xã Mỹ Thuận

+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 xã Mỹ Thuận

+ Số liệu tình hình phát triển kinh tế - xã hội, văn hoá, chính trị của xócỏc năm 2005, 2010

- Cơ sở dữ liệu đất đai

Khái niệm

Cơ sở dữ liệu là một tập hợp dữ liệu được tổ chức có cấu trúc, được lưutrữ và thoả mãn một cách đồng thời có chọn lọc cho nhiều người dùng khácnhau và cho những mục đích khác nhau

Trong quản lý Nhà nước về đất đai yêu cầu phải lưu trữ một cách chặtchẽ các vấn đề liên quan đến đất đai Đặc biệt các loại giấy tờ có đầy đủ căn

cứ pháp lý, các văn bản hành chính, chính sách về đất đai Tập hợp những dữliệu liên quan đến đất đai tạo nên một cơ sở dữ liệu là cơ sở dữ liệu đất đai

Nội dung của cơ sở dữ liệu đất đai

Bao gồm:

1 Dữ liệu không gian

Bao gồm các loại bản đồ như bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ hànhchính, bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ trích lục, Các loại bản đồ ở các tỷ lệ khácnhau tuỳ theo từng điều kiện của từng địa phương và theo quy định của ngành

2 Cơ sở dữ liệu thuộc tính:

Dữ liệu thuộc tính, nó thể hiện tính chất của các đối tượng không gian

Cơ sở dữ liệu thuộc tính bao gồm sổ mục kê, sổ địa chính, sổ cấp giấy chứng

Trang 32

nhận, sổ theo dõi biến động đất đai, các thống kê, kiểm kê đất đai.

3.1.2 Đánh giá điều kiện tự nhiên,kinh tế xã hội của địa phương

- Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của xã Mỹ Thuận: xác định

vị trí địa lí, địa hình vùng nghiên cứu, xem xét các điều kiện khí hậu thời tiết,chế độ thuỷ văn cũng như các đặc điểm đất đai, thực vật, cảnh quan và môitrường

- Điều kiện kinh tế - xã hội xã Mỹ Thuận: nghiờn cứu các đặc điểm vềdân số, lao động, cơ sở hạ tầng, tình hình sản xuất của các ngành, sự phân bố

và sử dụng đất đai của xã

- Đánh giá chung những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên,kinh tế xã hội trong quá trình phát triển của xã

3.1.3 Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai xã Mỹ Thuận

3.1.4 Từ cơ sở dữ liệu đất đai đã xây dựng cung cấp thông tin để phục vụ quy hoạch sử dụng đất xã Mỹ thuận

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp khảo sát thu thập số liệu, tài liệu

Thu thập các văn bản, tư liệu có liên quan đến pháp luật, chính sáchquản lý đất đai, các tài liệu liên quan đến việc quản lý việc và sử dụng đất, sốliệu điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương, kết hợp với khảo sát đốichứng thực tế

3.2.2 Phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu

Sử dụng phần mềm Mapinfo của hệ thống thông tin địa lý (GIS) để xâydựng cơ sở dữ liệu không gian, dữ liệu thuộc tính và phần tích dữ liệu khônggian, dữ liệu thuộc tính

Trang 33

3.2.3 Phương pháp minh họa trên bản đồ

Đây là phương pháp đặc thù của ngành Các kết quả nghiên cứu đượcthể hiện trên bản đồ với tỷ lệ thích hợp Phương pháp này được sử dụng đểthành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ hành chính của xã

3.2.4 Phương pháp thống kê

Bằng chức năng phân tích dữ liệu của Mapinfo để phân nhóm các đốitượng theo từng chỉ tiêu, phân tích mối tương quan giữa các đối tượng

3.2.5 Phương pháp trình bày kết quả

Trình bày kết quả nghiên cứu gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộctính theo quy phạm của ngành tài nguyên và môi trường

Trang 34

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên cảnh quan môi trường

4.1.1 Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1 Vị trí địa lý

Mỹ Thuận là xã thuộc vùng núi, nằm ở phía Đông Nam của huyện TânSơn, có vị trí địa lý như sau:

- Phớa Đụng giỏp xó Địch Quả

- Phớa Tõy giỏp xó Tõn Phỳ

- Phớa Nam giỏp xó Văn Luông và xã Minh Đài

- Phớa Bắc giỏp xó Thu Ngạc và xã Ngọc Lập huyện Cẩm Khê

Tổng diện tích tự nhiên của xã là 3.821,91 ha, trên địa bàn xó cú tuyếnquốc lộ 32A chạy qua, cùng với vị trí địa lý như trên tạo điều kiện thuận lợiphát triển kinh tế và trao đổi hàng hóa trong khu vực

4.1.1.2 Địa hình, địa mạo

Là xã miền núi nên địa hình của xã phức tạp, chủ yếu là đồi núi cao,chiếm khoảng 80% diện tích đất tự nhiên và vùng đồng bằng là nơi tập trungdân cư và sản xuất nông nghiệp Địa hình của xã chia làm 2 dạng:

- Địa hình đồi núi: Có độ cao từ 200 – 250 m, độ dốc trung bình từ 8 –

150, thích hợp trồng cây lâm nghiệp và cây ăn quả

- Vùng đồng bằng có diện tích nhỏ, phân bố manh mún theo các sườnđồi, đường xá đi lại khó khăn nên ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp

4.1.1.3 Khí hậu

Mỹ Thuận nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt: Mùamưa và mùa khô

* Chế độ nhiệt:

Trang 35

Nhiệt độ trung bình hàng năm là 220C, nhiệt độ cao nhất là 410C, nhiệt

độ thấp nhất là 30C Tổng lượng nhiệt trung bình hàng năm là 8.3000C Tuynhiên về mùa đông thường xuất hiện sương muối ảnh hưởng đến sản xuất nôngnghiệp

* Chế độ mưa:

Lượng mưa bình quân năm khoảng 1.850 mm, năm cao nhất là 2100

mm, năm thấp nhất là 1100 mm Tháng 6, 7, 8 có lượng mưa lớn nhất là 250mm

Độ ẩm không khí trung bình năm 70%, tháng 11, 12, 1 có độ ẩm thấpnhất là 60%; tháng 6 có độ ẩm cao nhất là 87%

Số giờ nắng trung bình năm 1.680 giờ, tháng 8 có số giờ nắng cao nhất

là 190 giờ, tháng 2 có số giờ nắng thấp nhất là 55 giờ

* Chế độ gió:

- Gió mùa Đông Bắc: Thổi vào mùa lạnh, kéo dài từ tháng 10 nămtrước đến hết tháng 4 năm sau, gió lạnh kèm theo mưa, sương muối gây rahiện tượng băng giá nên ảnh hưởng đến sản xuất nông – lâm nghiệp

- Gió Đông Nam thổi vào mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9 trong năm

4.1.1.4 Thủy văn

Trên địa bàn xó cú suối Mỏc , ngũi Mịn, sông Dày chảy qua, lưu lượngnước trung bình và một số ao hồ trong khu dân cư Đây là nguồn cung cấpnước chính cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong xã Ngoài ra, hệthống kênh mương tưới tiêu của xó khỏ hiệu quả trong việc phục vụ sản xuấtnông nghiệp

4.1.1.5 Các nguồn tài nguyên

4.1.1.5.1 Tài nguyên đất

Với tổng diện tích tự nhiên là 3.821,91 ha, đất đai xã Mỹ Thuận có thểchia làm 3 loại đất chính:

Ngày đăng: 12/08/2015, 10:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Báo cáo tốt nghiệp khóa 52. Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội Khác
2. Đoàn Công Quỳ _ Giáo trình quy hoạch sử dụng đất _ _Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khác
3. Phạm Văn Vân_ Bài giảng hệ thống thông tin đất _Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khác
4. Vũ Thị Bình _ Bài giảng quy hoạch và phát triển nụng thụn_Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khác
5. Nguyễn Thị Vòng _ Bài giảng quy hoạch vựng lónh thổ_Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khác
6. Trần Quốc Vinh_ Bài giảng Tin học ứng dụng _Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khác
7. Trần Thị Băng Tõm_Bài giảng Quản lý thông tin đất_Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khác
8. Hoàng Anh Đức_Bài giảng Quản lý nhà nước về đất đai__Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khác
9. Nguyễn Thanh Trà_Bài giảng Bản đồ địa chớnh_Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khác
10. Ký hiệu bản đồ địa chính, 1999_Bộ Tài nguyên và Môi trường_Nhà xuất bản Bản đồ Khác
12.Giỏo trình hướng dẫn sử dụng MapInfo 6.0,7.5_Bộ khoa học công nghệ môi trường Khác
13. Báo cáo quy hoạch sử dụng đất chi tiết đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 – 2015) Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w