4.2.2.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp
Từ năm 2006 trở lại đây tình hình sản xuất nông nghiệp của xó cú những bước tiến vượt bậc, nhiều giống mới và nhiều tiến bộ khoa học mới được áp dụng trong sản xuất nông nghiệp. Theo thống kê năm 2010, tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 23,04 tỷ đồng, chiếm 80% tổng giá trị sản xuất của xã. Đây là ngành sản xuất chủ đạo và có tầm quan trọng đảm bảo vấn đề an ninh lương thực và là ngành chủ đạo trong định hướng phát triển kinh tế của xã.
*Thực trạng phát triển ngành trồng trọt
Trong những năm qua, được sự hướng dẫn về kỹ thuật của phòng Nông nghiệp huyện, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của UBND xã, người dân Mỹ Thuận đã đưa giống cây trồng có năng suất cao vào trong sản xuất, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Năm 2010 tổng diện tích gieo trồng 719,10 ha trong đó diện tích lúa là 318,40 ha, diện tích cây ngô là 88,20 ha, diện tích cây sắn là 80,00 ha, diện tích cây chè là 222,00 ha và diện tích cây rau màu là 10,5 ha. Bình quân lương thực đầu người đạt 350 kg/người/năm.
Bên cạnh đó, công tác trồng cây cải tạo vườn tạp trong các cơ sở, thụn, xúm được nhân dân và các hộ gia đình phát triển tích cực góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.
* Thực trạng phát triển ngành chăn nuôi
Từng bước thực hiện theo hướng chăn nuôi tập trung, các mô hình chăn nuôi tập trung với số lượng lớn đã phát triển trong những năm gần đây. Chăn nuôi thuỷ sản phát triển khá đem lại hiệu quả về thu nhập đáng kể cho nhiều hộ. Song song với việc áp dụng các biện pháp đầu tư kỹ thuật vào chăn nuôi,
công tác tiêm phòng dịch bệnh, làm vệ sinh chuồng trại, khử trùng tiêu độc được triển khai khá đồng bộ và hiệu quả.
Năm 2010, tổng đàn gia súc, gia cầm hiện có trên địa bàn xã: Đàn trõu cú 963 con, đàn bũ cú 652 con, đàn gia cầm có 36.000 con, đàn lợn có 6.500 con, đàn dê 110 con.
4.2.2.2. Khu vực kinh tế công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Cùng với sự phát triển chung của xã, ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đó cú những bước phát triển khá cả về quy mô và loại hình hoạt động, thu hút hàng trăm lao động có công ăn việc làm giảm bớt khó khăn cho người lao động. Trong những năm tới cần mở rộng quy mô các ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp như: khai thác khoáng sản, chế biến gỗ, sơ chế nguyên liệu giấy, xưởng vỏn búc, sửa chữa cơ khí... nâng cao thu nhập cho nhân dân trong xã.
Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp năm 2010 đạt 2,30 tỷ đồng, chiếm 8,00% tổng giá trị sản xuất toàn xã.
4.2.2.3. Khu vực kinh tế dịch vụ
Toàn xó cú khoảng 300 hộ làm nghề dịch vụ như: Kinh doanh vật tư nông nghiệp, dịch vụ vận tải, dịch vụ ăn uống, giải khát... đã thu hút được nhiều lao động, góp phần tăng thu nhập cho người dân nói riêng và cho toàn xã nói chung.
Tổng giá trị thu từ ngành thương mại, dịch vụ năm 2010 đạt 3,46 tỷ đồng, chiếm 12,00% tổng giá trị sản xuất toàn xã.
Tóm lại: Kinh tế của xã Mỹ Thuận trong những năm qua có nhiều thay
đổi. Tuy nhiên nguồn thu nhập chính của nhân dân vẫn là ngành nông nghiệp. Nhờ có sự phát triển mạnh từ kinh tế hộ, do đó đời sống của nhân dân ở đây đã được cải thiện.
Trong những năm tới kinh tế của xã cần phát triển mạnh hơn nữa với sự phát triển của lâm nghiệp và nông nghiệp, nhất là ở quy mô hộ gia đình. Do
đó cần chú trọng việc trồng rừng và bảo vệ rừng, cùng với chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý.