HƯỚNG DẪN CHẤM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM (SKKN) A. CẤU TRÚC BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM (10 điểm) 1- Bìa: 2. Trang phụ của bìa 3. Mục lục. 4. Danh mục viết tắt (Nếu có) 5. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 6. Các tài liệu tham khảo, phụ lục B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI KHOA HỌC, SKKN I. Đặt vấn đề ( hoặc lý do chọn đề tài) Trình bày các ý sau: (10 điểm) 1- Nêu rõ hiện tượng (vấn đề) trong thực tiễn giảng dạy, giáo dục cần thiết phải đổi mới,cải tiến, cần thiết phải nghiên cứu đề tài để xây dựng thành SKKN. 2- Ý nghĩa tác dụng (về mặt lý luận) của hiện tượng (vấn đề) trong công tác giảng dạy, giáo dục… 3- Những mâu thuẩn giữa thực trạng và yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra (những bất hợp lý, những điều cần cải tiên sửa đổi) với yêu cầu mới cần giải quyết. 4-Tên đề tài phải tường minh thể hiện rõ: mục đích, giới hạn, nhiệm vụ nghiên cứu. II. Giải quyết vấn đề: 1. Cơ sở lý luận: (10 điểm) Cần trình bày tóm tắt những lý luận, lý thuyết được tổng kết, bao gồm những khái niệm, những kiến thức cơ bản của vấn đề được chọn để viết đề tài SKKN, đó chính là những cơ sở lý luận có tác dụng định hướng cho việc nghiên cứu, tìm kiếm các giải pháp, biện pháp nhằm khắc phục những mâu thuẩn, khó khăn đã trình bày trong phần đặt vấn đề. 2. Thực trạng của vấn đề: (10 điểm) a- Thực trạng tình hình vấn đề cần nghiên cứu (Nêu cụ thể số liệu điều tra) b- Trình bày những thuận lợi, khó khăn gặp phải khi chọn viết SKKN. Phải mô tả, làm nổi bật những khó khăn, những mâu thuẩn cần phải tìm cách giải quyết, cải tiến. 3. Các biện pháp đã tiến hành giải quyết vấn đề: (30 điểm) - Trình bày trình tự các biện pháp, các bước cụ thể đã tiến hành để giải quyết vấn đề, trong đó có nhận xét về vai trò, tác dụng, hiệu quả của từng biện pháp hoặc từng bước đó. - Các vấn đề đưa ra phải được phân tích, lý giải, chứng minh cụ thể rõ ràng một cách lôgic theo mục đích, nhiệm vụ đã đặt ra. 4. Hiệu quả của SKKN: Trình bày các ý (10 điểm) a- Đã áp dụng SKKN ở lớp nào? Khối nào? Cho đối tượng cụ thể nào? b- Trình bày rõ kết quả cụ thể khi áp dụng SKKN (có đối chiếu so sánh với kết quả khi tiến hành công việc theo cách cũ. III. Kết luận: (10 điểm) 1. Ý nghĩa SKKN đối với công việc giảng dạy, giáo dục,… 2. Những nhận định chung về việc áp dụng và khả năng phát triển SKKN. 3. Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng SKKN. 4. Những ý kiến đề xuất với cơ quan chức năng để áp dụng SKKN có hiệu quả. C. TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC (Nếu có) (10 điểm) - Nêu rõ các tài liệu tham khảo: Tên, tác giả, nhà xuất bản, năm ? - Các bảng số liệu điều tra - Các minh chứng kèm theo. -------------------------------- . quả của SKKN: Trình bày các ý (10 điểm) a- Đã áp dụng SKKN ở lớp nào? Khối nào? Cho đối tượng cụ thể nào? b- Trình bày rõ kết quả cụ thể khi áp dụng SKKN. điểm) 1. Ý nghĩa SKKN đối với công việc giảng dạy, giáo dục,… 2. Những nhận định chung về việc áp dụng và khả năng phát triển SKKN. 3. Những bài học kinh nghiệm