1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CÁC ĐỊNH lý PHÂN TÍCH của VÀNH và MÔĐUN

170 1,4K 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 170
Dung lượng 505,95 KB

Nội dung

CÁC ĐỊNH lý PHÂN TÍCH của VÀNH và MÔĐUN

LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Đà nẵng 2013 MỤC LỤC 3 MỞ ĐẦU 1. do chọn đề tài Vành đại số kết hợp là các cấu trúc đại số rất thú vị. Theo một nghĩa chặt chẽ, thuyết đại số (đặc biệt đại số không giao hoán) bắt nguồn từ một ví dụ, cụ thể là các số quaternion được tạo bởi William R. Hamilton vào năm 1843. Đây là ví dụ đầu tiên về “hệ thống số” không giao hoán. Trong suốt 40 năm kế tiếp, các nhà toán học giới thiệu các ví dụ khác về đại số không giao hoán để chỉ ra các kiểu đại số cho sự chú ý đặc biệt. Vì vậy, các đại số có số chiều thấp, các đại số chia các đại số giao hoán được phân loại đặc trưng. Kết quả đầy đủ đầu tiên trong thuyết cấu trúc của đại số kết hợp trên trường thực phức có được bởi T. Molien, E. Cartan G. Frobenius. thuyết vành là một chủ đề cực kỳ quan trọng trong đại số. Về mặt lịch sử, nhiều khám phá chính trong thuyết vành đã làm cho đại số trừu tượng hiện đại phát triển. Ngày nay, thuyết vành là một mảnh đất màu mỡ đối với thuyết nhóm, thuyết biểu diễn, giải tích hàm, thuyết Lie, hình học đại số, số học, đại số phổ dụng đại số đồng điều. thuyết vành hiện đại bắt đầu khi J.H.M. Wedderburn chứng minh được định phân loại nổi tiếng đối với các đại số nửa đơn hữu hạn chiều trên trường. Hai mươi năm sau đó, E. Noether E. Artin giới thiệu điều kiện dây chuyền tăng (ACC) điều kiện dây chuyền giảm (DCC) để thay thế tính hữu hạn chiều Artin đã chứng minh tương tự Định Wedderburn cho vành nửa đơn tổng quát. Từ đó thuyết Wedderburn-Artin trở thành nền tảng cho thuyết vành không giao hoán. Trong một vành, ta có thể cộng, trừ nhân, nhưng ta không thể “chia” một phần tử cho một phần tử khác. Theo một nghĩa rất tự nhiên, các đối tượng “hoàn hảo” nhất trong thuyết vành không giao hoán là các thể (vành chia), 4 nghĩa là vành có đơn vị khác không, trong đó mọi phần tử khác không đều khả nghịch. Từ các thể, ta có thể xây dựng các vành ma trận tạo thành tích trực tiếp hữu hạn của các vành ma trận như thế. Theo Định phân tích của Wedderburn-Artin, các vành có được theo cách này bao gồm tất cả các lớp vành nửa đơn quan trọng. Đây là một trong các định phân loại đầy đủ sớm nhất đẹp nhất trong đại số trừu tượng. Có nhiều cách định nghĩa tính nửa đơn. Wedderburn quan tâm chủ yếu đến đại số hữu hạn chiều trên trường, định nghĩa căn của một đại số R như thế là iđêan lũy linh lớn nhất của R, định nghĩa R là nửa đơn nếu căn này bằng không. Vì chúng ta quan tâm đến vành nói chung, không chỉ đại số hữu hạn chiều, chúng ta sẽ theo một cách tiếp cận khác. Ở đây, một vành nửa đơn được định nghĩa là một vành mà tất cả các môđun trên nó là nửa đơn, nghĩa là tổng trực tiếp các môđun đơn. Định nghĩa vành nửa đơn theo thuyết môđun này không những dễ làm việc mà còn kéo theo Định Wedderburn-Artin một cách nhanh chóng tự nhiên. Việc xem xét căn cũng đóng một vai trò quan trọng trong thuyết vành, trong đó căn Wedderburn đối với đại số hữu hạn chiều được suy rộng đến căn Jacobson đối với vành bất kỳ. Với khái niệm tổng quát hơn về căn này, chúng ta sẽ thấy rằng vành nửa đơn chính là vành Artin với căn Jacobson bằng không. Ở đây, căn Jacobson của một vành R, ký hiệu rad R được định nghĩa là giao của tất cả các iđêan cực đại của R. Xuất phát từ mong muốn nghiên cứu mang tính thời sự của thuyết vành môđun các ứng dụng của nó, chúng tôi quyết định chọn đề tài với tên gọi Các định phân tích của vành môđun để tiến hành nghiên cứu. Chúng tôi hy vọng tạo được một tài liệu tham khảo tốt cho những người bắt đầu tìm hiểu về phân tích các vành ứng dụng vào vành Artin Noether, chỉ ra được một số ví dụ minh hoạ đặc sắc nhằm góp phần làm phong phú thêm các kết quả trong lĩnh vực này. 5 2. Mục tiêu nội dung nghiên cứu Mục tiêu của luận văn nhằm nghiên cứu sự phân tích của các vành môđun qua các định cơ bản nổi tiếng ứng dụng vào lớp vành Artin Noether, cùng các tính chất của chúng. Nội dung của luận văn được chia thành 3 chương: - Trong Chương 1, các công cụ cơ bản để nghiên cứu vành được giới thiệu, một số định nghĩa cơ sở, nhiều tính chất cơ bản các ví dụ minh họa được trình bày. Một số khái niệm quan trọng đóng vai trò trung tâm trong thuyết vành được nêu ra trong chương này. - Chương 2 nhằm trình bày các định phân tích của vành. Đặc biệt, nhiều chú ý được cho đối với phân tích Peirce hai phía của vành. Tiếp đến là việc nghiên cứu các môđun nửa đơn mà tạo thành một trong các lớp quan trọng nhất của môđun đóng một vai trò nổi bật trong thuyết môđun. Đối với vành nửa đơn, giới thiệu Định cơ bản Weddeburn-Artin cung cấp sự phân loại đầy đủ của các vành như thế. Trong chương này cũng đưa ra một giới thiệu ngắn gọn về thuyết dàn đại số Boole. Chương 2 còn giới thiệu các vành khả phân hữu hạn các tính chất chính của chúng. Đối với các vành này, các định phân tích sử dụng thuyết tổng quát của đại số Boole thuyết về các phần tử lũy đẳng được trình bày. - Chương 3 dành cho việc nghiên cứu vành môđun Noether Artin; đặc biệt là định nổi tiếng Jordan-Hölder định cơ sở Hilbert. Phần quan trọng nhất của chương này là nghiên cứu căn Jacobson các tính chất của nó. Chương này cũng trình bày chứng minh Bổ đề Nakayama, đó là một kết quả đơn giản với các ứng dụng mạnh mẽ. Cuối cùng là sự trình bày một tiêu chuẩn của vành là Noether hoặc Artin xét các vành nửa nguyên sơ, chứng minh một định nổi tiếng của Hopkin Levitzki, mà chứng tỏ một vành Artin bất kỳ cũng là vành Noether. 6 3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thuyết vành môđun. Phạm vi nghiên cứu của luận văn là sự phân tích của vành môđun ứng dụng vào vành Artin Noether qua các định phân tích cơ bản nổi tiếng. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Thu thập các bài báo khoa học tài liệu của các tác giả nghiên cứu về các định phân tích của vành môđun, một vấn đề quan trọng trong thuyết vành môđun, trên cơ sở đó phân tích, tổng hợp chứng minh chi tiết các kết quả liên quan. 4.2. Tham gia các buổi seminar của thầy hướng dẫn để trao đổi các kết quả đang nghiên cứu. Trao đổi qua email, blog, forum với các chuyên gia về thuyết vành môđun. 5. Đóng góp của đề tài 5.1. Tổng quan các kết quả của các tác giả đã nghiên cứu liên quan đến Các định cơ bản nổi tiếng về sự phân tích của vành môđun, nhằm xây dựng một tài liệu tham khảo cho các người bắt đầu nghiên cứu về thuyết vành môđun. 5.2. Chứng minh chi tiết làm rõ một số mệnh đề, cũng như đưa ra một số ví dụ minh hoạ nhằm làm cho người đọc dễ dàng tiếp cận vấn đề được đề cập. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận tài liệu tham khảo trong luận văn gồm có các chương như sau: CHƯƠNG 1. KIẾN THỨC CƠ SỞ CHƯƠNG 2. CÁC PHÂN TÍCH CỦA VÀNH CHƯƠNG 3. VÀNH ARTIN NOETHER. 7 CHƯƠNG 1 KIẾN THỨC CƠ SỞ Toàn bộ các khái niệm kết quả trong chương này có thể tìm thấy trong các tài liệu [1], [2] [3]. 1.1. KHÁI NIỆM CƠ BẢN CÁC VÍ DỤ Định nghĩa 1.1.1. Một vành là một tập hợp khác rỗng A cùng với hai phép toán ký hiệu cộng nhân thỏa mãn các điều kiện sau ∀ a , b,c ∈ A , (1) a+ ( b+c ) = ( a+b ) +c (Tính kết hợp của phép cộng); (2) a+b=b+a (Tính giao hoán của phép cộng); (3) ∃ 0∈ A , a+0=0+a=a (Tồn tại phần tử không); (4) ∃ x ∈ A , a+ x=0 (Tồn tại phần tử đối); (5) ( a+b ) . c=a.c+b.c (Tính phân phối phải); (6) a. ( b+c ) =a.b+a.c (Tính phân phối trái). 8 Chúng ta thường ký hiệu ab thay cho a.b với a,b ∈ A . Phần tử đối x∈ A ở (4) là duy nhất. Phần tử đối x thường được ký hiệu là – a . (A, +) là một nhóm Abel gọi là nhóm cộng của A. Một ví dụ tầm thường của vànhvành chỉ có một phần tử 0. Vành này được gọi là vành tầm thường hay vành không. Ta thường xét vành có nhiều hơn một phần tử vì vậy có ít nhất một phần tử khác phần tử không. Các vành như vậy được gọi là vành khác không. Vành A được gọi là kết hợp nếu phép nhân thỏa mãn tính kết hợp: ( a 1 a 2 ) a 3 =a 1 ( a 2 a 3 ) , ∀ a 1 ,a 2 , a 3 ∈ A . Vành A được gọi là giao hoán nếu phép nhân có tính giao hoán, nghĩa là, a 1 a 2 =a 2 a 1 ,∀ a 1 ,a 2 ∈ A . Phần tử đơn vị của vành A được định nghĩa là phần tử trung hòa e∈ A đối với phép nhân, tức là ae=ea=a ,∀ a ∈ A. Chú ý rằng nếu một vành khác không có phần tử đơn vị thì nó được xác định duy nhất thường được ký hiệu là 1. Nói chung, một vành không nhất thiết có phần tử đơn vị. Một vànhphần tử đơn vị đối với phép nhân thường được gọi là vànhphần tử đơn vị. 9 Một tập con khác rỗng S của A được gọi là vành con của A nếu S cùng với phép cộng phép nhân trong A là một vành. Đối với vành có đơn vị 1, vành con phải có cùng phần tử đơn vị. Để xác định khi nào tập hợp S là vành con của vành A có phần tử 1, chỉ cần kiểm tra các điều kiện sau đây: a. 0 ∈ S 1∈ S ; b. ∀ x, y ∈ S , x – y∈ S , xy∈ S . Kể từ bây giờ trở đi, nếu không nói khác đi thì một vành được hiểu là vành kết hợp phần tử đơn vị 1≠ 0. Cho A là một vành. Phần tử khác không a ∈ A được gọi là ước phải của 0 nếu tồn tại một phần tử khác không b ∈ A để ba=0 . Ước trái của 0 được định nghĩa tương tự. Trong trường hợp vành giao hoán, khái niệm ước phải ước trái của 0 là trùng nhau ta chỉ nói về ước của 0. Vành A được gọi là một miền nếu ab ≠ 0 đối với mọi phần tử khác không a, b∈ A . Trong vành như vậy không có ước trái (hay phải) của 0. 10 Một phần tử a ∈ A được gọi là khả nghịch phải nếu tồn tại một phần tử b ∈ A sao cho ab=1 . Một phần tử b như thế được gọi là nghịch đảo phải của a . Khả nghịch trái phần tử nghịch đảo trái cũng định nghĩa tương tự. Nếu một phần tử a vừa có nghịch đảo phải b , vừa có nghịch đảo trái c thì c=c ( ab ) = ( ca ) b=b. Trong trường hợp này, ta gọi a là khả nghịch phần tử b=c là nghịch đảo của a . Dễ dàng thấy rằng với phần tử khả nghịch a , nghịch đảo của a xác định duy nhất thường được ký hiệu là a −1 . Nếu a b là các phần tử khả nghịch trong vành A , thì a −1 ab cũng khả nghịch ( a −1 ) −1 =a , ( ab ) −1 =b −1 a −1 . Các phần tử khả nghịch của vành A tạo thành một nhóm với phép nhân, ký hiệu A ¿ hoặc U ( A).

Ngày đăng: 26/11/2013, 12:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Nguyễn Tiến Quang, Nguyễn Duy Thuận (2001), Cơ sở lý thuyết vành và môđun, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở lý thuyết vành vàmôđun
Tác giả: Nguyễn Tiến Quang, Nguyễn Duy Thuận
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2001
[2] Lê Văn Thuyết (2006), Cơ sở lý thuyết vành và môđun, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế.TIẾNG ANH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở lý thuyết vành và môđun
Tác giả: Lê Văn Thuyết
Năm: 2006
[3] M. Hazewinkel, N. Gubareni, V.V. Kirichenko (2005), Algebras, Rings and Modules, Volume 1, Kluwer Academic Publishers Sách, tạp chí
Tiêu đề: Algebras, Ringsand Modules
Tác giả: M. Hazewinkel, N. Gubareni, V.V. Kirichenko
Năm: 2005
[4] T.Y. Lam (1991), A First Course in Noncommutative Rings, Springer- Verlag, New York Sách, tạp chí
Tiêu đề: A First Course in Noncommutative Rings
Tác giả: T.Y. Lam
Năm: 1991
[5] T.Y. Lam (1999), Lectures on Modules and Rings, Springer-Verlag, New York Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lectures on Modules and Rings
Tác giả: T.Y. Lam
Năm: 1999

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

thừa hình thức trên trường K. Các phần tử củ aK và K[x] có thể - CÁC ĐỊNH lý PHÂN TÍCH của VÀNH và MÔĐUN
th ừa hình thức trên trường K. Các phần tử củ aK và K[x] có thể (Trang 26)
{1, i,j,k,e,ie,je,ke } và bảng nhân sau: - CÁC ĐỊNH lý PHÂN TÍCH của VÀNH và MÔĐUN
1 i,j,k,e,ie,je,ke } và bảng nhân sau: (Trang 35)
Định lí này có hình minh họa đơn giản bởi hình bình hành: - CÁC ĐỊNH lý PHÂN TÍCH của VÀNH và MÔĐUN
nh lí này có hình minh họa đơn giản bởi hình bình hành: (Trang 52)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w