1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Báo cáo chuyên "Đổi mới Phương pháp dạy học phần Vần môn Tiếng Việt lớp 1 – chương trình giáo dục phổ thông mới"

14 58 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 37,71 KB

Nội dung

- Giáo viên được tập huấn kỹ phương pháp và hình thức dạy học giảng dạy theo chương trình giáo dục phổ thông mới để phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh một cách hiệu q[r]

Trang 1

PHÒNG GD & ĐT YÊN LẠC

TRƯỜNG TH VĂN TIẾN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ

“Đổi mới Phương pháp dạy học phần Vần môn Tiếng Việt lớp 1 – chương trình giáo dục phổ thông mới”

A.ĐẶT VẤN ĐỀ:

Trong đời sống của mỗi con người Việt Nam, từ lúc bé thơ đến lúc trưởng thành, tiếng Việt, thứ tiếng mẹ đẻ có vai trò vô cùng quan trọng Không những tiếng Việt là công cụ để con người giao tiếp và tư duy mà nó còn là phương tiện để con người học hỏi nhằm hoàn thiện nhân cách của mình

Trong giai đoạn KHCN tiến nhanh như vũ bão, nền tri thức của nhân loại hướng đến đỉnh cao của thời đại, đất nước ta đang ngày càng phát triển mạnh về mọi mặt: Kinh tế - Chính trị - Văn hóa - Xã hội, với mục tiêu phát triển nền giáo dục Việt Nam ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới Chuẩn bị lớp người lao động mới đủ phẩm chất và năng lực phục vụ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước Đòi hỏi phải đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, chúng ta đã phải xem xét lại chiến lược giáo dục là chấn chỉnh cách dạy của thầy và cách học của trò cho phù hợp với xu hướng của thời đại, đó là: Dạy gì? Dạy ai? Dạy bằng cách nào? Dạy để làm gì?

Ở Tiểu học, căn bản là lớp 1, môn Tiếng Việt là nền tảng giúp các em hình thành kiến thức nền móng, giúp các em có năng lực tư duy để ứng dụng vào thực tế cuộc sống và học tập các môn học khác

Chính vì vậy, trẻ em cần được học tiếng Việt một cách khoa học, có hệ thống để các em có thể tiếp nhận tri thức khoa học một cách chính xác, chắc chắn

và biết vận dụng nó để giao tiếp, để học tập các môn học trong trường Tiểu học và tiếp thu nền giáo dục của một xã hội văn minh tiến bộ

Nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt trong nhà trường nói chung, dạy cho học sinh lớp 1 học tốt dạng bài học vần nói riêng, chúng tôi đã chọn chuyên đề:

“Đổi mới Phương pháp dạy học phần Vần môn Tiếng Việt lớp1 – Chương trình giáo dục phổ thông mới”.

B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:

1 Thuân lợi:

- Được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp quản lý, đặc biệt là Phòng GD&ĐT huyện Yên Lạc

- Ban Giám hiệu trường đặc biệt quan tâm đến chất lượng khối 1, hỗ trợ cho khối nhiều lĩnh vực đáp ứng nhu cầu giảng dạy

Trang 2

- Đội ngũ giáo viên tổ 1 đa số giáo viên dạy lớp 1 nhiệt tình trong công tác,

có tinh thần tự học, tự rèn nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, có nhiều năm giảng dạy lớp 1

- Giáo viên được trang bị đầy đủ sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo

- Giáo viên được tập huấn kỹ phương pháp và hình thức dạy học giảng dạy theo chương trình giáo dục phổ thông mới để phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh một cách hiệu quả

- Học sinh khối 1 đều được học 2 buổi /ngày Vì vậy có nhiều thời gian cho việc luyện tập thực hành ở buổi 2

- Phụ huynh học sinh đa số đề rất quan tâm đến việc học tập của con em mình góp phần nâng cao chất lượng các môn học nói chung và môn Tiếng Việt nói riêng

- Tất cả trẻ em đúng 6 tuổi đều được vào học lớp 1, được xã hội, gia đình quan tâm, thậm chí có nhiều gia đình “cùng học” với trẻ

2 Khó khăn:

-Một số giáo viên còn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm giảng dạy

-Học sinh mới chuyển từ mầm non lên tiểu học nên việc ổn định nề nếp lớp gặp nhiều khó khăn

-Học sinh nói chưa trọn câu, chưa đủ ý Học sinh còn nhỏ chưa mạnh dạn trong giao tiếp

-Một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học của con em mình

-Một số tiết bài quá dài; đa số các bài phải học 3, 4 vần trong 1 bài, số lượng tiết Tiếng Việt quá nhiều.1 tuần học 12 tiết có những ngày phải học 3 tiết (học 1 bài rưỡi/ 1 ngày) nên học sinh phải nhớ rất nhiều vần trong 1ngày vì thế học sinh không đọc được, không viết được Khi đọc, một số em biết tiếng luôn nhưng chỉ là đọc vẹt theo thầy, cô nên không viết được chữ

-Lớp học có số lượng học sinh khá đông và còn có em học yếu, giáo viên rất vất vả, nếu chẳng may bị ốm phải nghỉ một vài buổi học thì không thể tiếp thu được kiến thức

I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1 Mục tiêu chương trình Tiếng Việt lớp 1 – Chương trình giáo dục phổ thông mới

Học xong chương trình Tiếng Việt lớp 1 – Chương trình giáo dục phổ thông mới học sinh phải đạt những yêu cầu sau:

- Học sinh phải đọc thông, viết thạo

- Học sinh nắm chắc các luật chính tả

Trang 3

- Học sinh phát triển năng lực đọc, viết, nói và nghe với cách thức hiệu quả hơn

- Học sinh phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung được quy định trong chương trình mới

3 Nội dung chương trình Tiếng Việt lớp 1 – Chương trình giáo dục phổ thông mới

Tập 1: 40 bài vần, trong đó 14 bài 2 vần, 20 bài 3 vần, 6 bài 4 vần.

Bài 3 hoặc 4 vần: vần đơn giản (dễ đọc, dễ viết), phát âm gần nhau và viết tương tự nhau

Đặt 3 vần đơn giản, phát âm gần nhau và viết tương tự nhau: Học sinh phát huy được khả năng loại suy khi đánh vần

Tiếng Việt 1: số lượng tiếng, từ ngữ cần viết trong các bài 3, 4 vần không nhiều hơn các bài 2 vần

Tập hai: 8 bài lớn (chủ điểm), mỗi bài 2 tuần (24 tiết)

Có 20 tiết “cứng” dành cho đọc, viết, nói và nghe xoay quanh các văn bản

và ôn tập chủ điểm

Có 4 tiết (mỗi tuần 2 tiết): linh hoạt

Trong mỗi chủ điểm thường có các kiểu loại văn bản cơ bản: thơ, truyện, văn bản thông tin

Bài học có ngữ liệu là thơ: 2 tiết

Bài học có ngữ liệu là truyện, VB thông tin: 4 tiết

Mỗi văn bản đọc là trung tâm của bài học

Khởi đầu bài học: khởi động, học sinh quan sát tranh, trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi

Sau khởi động là đọc thành tiếng, đọc hiểu

4 Phương pháp dạy chương trình Tiếng Việt lớp 1 – Chương trình giáo dục phổ thông mới

a.Phương pháp trực quan:

- Đây là phương pháp giúp HS quan sát vật thật, tranh ảnh có sẵn hay giáo viên thực hiện mẫu bằng các thao tác, cử chỉ, điệu bộ,…

b Phương pháp phân tích ngôn ngữ:

- Được sử dụng khi giảng bài mới (tiết 1), cũng có thể sử dụng phương pháp này trong các bài tập ứng dụng, trong đó học sinh tìm tiếng chứa âm, vần mới học Phương pháp này giúp học sinh nắm chắc bài học, tiếp thu kiến thức có hệ thống một cách chủ động, đặc biệt là phát triển ở các em kĩ năng tư duy như phân tích, tổng hợp, thay thế, so sánh

c Phương pháp giao tiếp:

Trang 4

- Phương pháp này có tác dụng giúp học sinh tham gia vào việc tìn hiểu bài mới một cách tự giác, tích cực, chủ động, Từ đó các em hào hứng trong học tập, lớp học sinh động Nhờ phương pháp này giáo viên nắm được trình độ học tập của học sinh, từ đó giáo viên dạy phân hóa đối tượng học sinh để có cách dạy phù hợp giúp học sinh yếu, kém lĩnh hội kiến thức tốt hơn

d phương pháp sử dụng trò chơi học tập:

- Đó là một hoạt động học tập được tiến hành thông qua các trò chơi (chơi là phương tiện, học là mục đích) Trò chơi này tiến hành sau khi học bài mới (kết hợp luyện tập) giúp học sinh củng cố kiến thức đã học một cách chủ động, tích cực

e Phương pháp luyện tập theo mẫu:

- Phương pháp luyện tập theo mẫu gắn bó chặt chẽ với phương pháp giao tiếp Chính rèn luyện luyện tập theo mẫu đã giúp học sinh dần hình thành một cách chắc chắn các kĩ năng sử dụng lời nói Các phương pháp dạy học trên không tồn tại riêng lẻ mà có sự đan xen với nhau Khi thực hiện phương pháp phân tích ngôn ngữ, giáo viên và học sinh đã sử dụng phương pháp giao tiếp và chắc chắn không thể thiếu được phương pháp luyện tập thực hành theo mẫu

II QUY TRÌNH DẠY HỌC VẦN:

1.Quy trình dạy học vần

Tiết 1

1 Ôn và khởi động

- HS hát, chơi trò chơi hoặc ôn lại các vần đã học ở tiết học trước

2 Nhận biết

- HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: Em thấy gì trong tranh?

- GV thuyết minh ngắn gọn nội dung tranh

- GV nói câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh và HS nói theo GV cũng có thể đọc thành tiếng cầu nhận biết và yêu câu HS đọc theo

- GV đọc từng cụm từ, sau mỗi cụm từ thi dừng lại để HS đọc theo GV và HS lặp lại câu nhận biết một số lần

- GV gìới thiệu các vần mới

- Viết tên bài lên bảng

3, Đọc vần, tiếng, từ ngữ

a Đọc vần đã học

- So sánh các vần: + GV giới thiệu vần mới

+ GV yêu cầu HS so sánh vần mới để tìm ra điểm gìống và khác nhau

(Gợi ý:)

+ GV nhắc lại điểm gìống và khác nhau gìữa các vần

Trang 5

- Đánh vần các vần

+ GV đánh vần mẫu các vẫn mới GV chú ý hướng dẫn HS quan sát khẩu hình, tránh phát âm sai

+ GV yêu cầu HS nối tiếp nhau đánh vần Mỗi HS đánh vần cả 3 vần

+ GV yêu cầu lớp đánh vần đồng thanh 3 vần một lần

- Đọc trơn các vần

+ GV yêu cầu một số (4 - 5) HS nối tiếp nhau đọc trơn vần Mỗi HS đọc trơn cả 3 vần

+ Lớp đọc trơn đồng thanh 3 vần một lần

- Ghép chữ cái tạo vần

+ GV yêu cầu HS tìm chữ cái trong bộ thẻ chữ để ghép thành vần

+ GV yêu cầu HS tháo chữ đã ghép, ghép âm mới vào để tạo thành khác

+ GV yêu cầu HS tháo chữ đã ghép, ghép ô vào để tạo thành tiếng

- Lớp đọc đồng thanh âm hôm nay học một số lần

b Đọc tiếng

- Đọc tiếng mẫu

+ GV gìới thiệu mô hình tiếng (GV: Từ các vần đã học, làm thế nào để có tiếng? Hãy lấy chữ ghi âm ghép trước vần, thêm dấu sắc xem ta được tiếng nào?

+ GV khuyến khích HS vận dụng mô hình các tiếng đã học để nhận biết mô hình

và đọc thành tiếng

+ GV yêu cầu một số (4 -5) HS đánh vần tiếng Lớp đánh vần đồng thanh tiếng mới

+ GV yêu cầu một số (4 - 5) HS đọc trơn tiếng Lớp đọc trơn đồng thanh tiếng mới

- Đọc tiếng trong SHS

+ Đánh vần tiếng: GV đưa các tiếng có trong SHS Mỗi HS đánh vần một tiếng nối tiếp nhau (số HS đánh vần tương ứng với số tiếng) Lớp đánh vần mỗi tiếng một lần

+ Đọc trơn tiếng (HS nào lúng tùng không đọc trơn ngay được thì GV cho HS đó đánh vẫn lại tiếng) Mỗi HS đọc trơn một tiếng, nối tiếp nhau, hai lượt

+ Mỗi HS đọc trơn các tiếng chứa một vần Lớp đọc trơn đồng thanh một lần tất cả các tiếng

- Ghép chữ cái tạo tiếng

+ HS tự tạo các tiếng có chứa vần mới (GV đưa mô hình tiếng trong bài, vừa nói vừa chỉ mô hình

+GV yêu cầu HS đọc tiếng vừa ghép được

Trang 6

+GV yêu cầu HS phân tích tiếng

+GV yêu cầu HS nêu lại cách ghép,

+ +GV yêu cầu lớp đọc trơn đồng thanh những tiếng mới ghép dược

c Đọc từ ngữ

- GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ

- GV nêu yêu cầu nói tên sự vật trong tranh GV cho từ ngữ xuất hiện dưới tranh

- GV nêu yêu HS nhận biết tiếng chứa vần trong từ

- GV nêu yêu HS phân tích và đánh vần, đọc trơn từ ngữ

- GV thực hiện các bước tương tự đối với các từ còn lại

- GV nêu yêu HS đọc trơn nối tiếp, mỗi HS đọc một từ ngữ Lớp đọc đồng thanh một số lần

d Đọc lại các tiếng

- GV có thể cho nhóm đôi đọc cho nhau nghe, gọi một số HS đọc, cuối cùng cả lớp đọc đồng thanh một lần

4 Viết bảng

- GV đưa mẫu chữ viết các vần

- GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình và cách viết các vần - HS viết vào bảng con: vần om, ôm, ơm, đóm, đốm, cơm (chữ cỡ vừa)

- HS viết vào bảng con từng vần và tiếng chứa vần đó

- GV quan sát, hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách

- Sau khi HS viết xong mỗi vần và tiếng chứa vần đó, GV đưa bảng con của một số

HS để các bạn khác nhận xét chữ viết, GV sửa (nếu cần) HS xoá bảng để viết vần

và tiếng tiếp theo

- GV nhận xét, đánh gìá và sửa lỗi chữ viết cho HS

Tiết 2

5 Viết vở:

- GV đưa vần, từ ngữ viết mẫu và hướng dẫn về độ cao của các con chữ

- GV hướng dẫn HS viết đúng điểm đặt bút và đúng số lần theo yêu cầu, Lưu

ý khoảngcách gìữa các chữ GV nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cấm bút

- GV yêu cầu HS viết vào vở các vần, từ ngữ

- GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách

- GV nhận xét và sửa bài viết của một số HS

Trang 7

6 Đọc:

- GV đọc mẫu cả đoạn

- GV yêu cầu HS đọc thầm và tìm các tiếng có vần om, ôm, ơm

- GV yêu cầu một số (4- 5) HS đọc trơn các tiếng mới Mỗi HS đọc một hoặc tất cả các tiếng (với lớp đọc yếu, GV cho HS đánh vần tiếng rồi mới đọc) Từng nhóm rồi cả lớp đọc đồng thanh những tiếng có vần om, ôm, om trong đoạn văn một số lần

- GV yêu cầu HS xác định số câu trong đoạn Một số HS đọc thành tiếng nối tiếp từng câu Sau đó từng nhóm rồi cả lớp đọc đồng thanh một lần

- GV yêu cầu một số (2 3) HS đọc thành tiếng cả đoạn

- HS trả lời câu hỏi về nội dung đoạn văn đã đọc:

- GV và HS thống nhất câu trả lời

7 Nói theo tranh:

- GV yêu cầu HS quan sát tranh trong sách giáo khoa

- GV đưa ra các câu hỏi

- HS trả lời câu hỏi

- GV mở rộng để HS có thể nói theo chủ đề

8 Củng cố:

- HS tham gìa trò chơi để tìm một số từ ngữ chứa vần om, ơm, ôm và đặt câu với các từ ngữ tìm được

- GV nhận xét chung gìờ học, khen ngợi và động viên HS

- Khuyến khích HS thực hành gìao tiếp ở nhà

III Các biện pháp thực hiện:

Để giúp học sinh học tốt tiết học vần, chúng tôi thường áp dụng những phương pháp sau:

1.Đối với dạng bài gồm 2 vần (14 bài 2 vần) Quy trình dạy như sau:

- Dạy từng vần riêng biệt

+ Đánh vần các vần + Đọc trơn các vần + Ghép chữ cái tạo vần

- So sánh điểm giống và khác nhau giữa 2 vần trong bài học

- HS nêu lại các vần vừa học

2 Đối với dạng bài gồm 3 vần hoặc 4 vần (20 bài 3 vần, 6 bài 4 vần) Quy trình dạy như sau:

Trang 8

- So sánh điểm giống và khác nhau giữa các vần trong bài học (Học sinh so sánh các vần trong một nhóm vần trước khi đánh vần từng vần)

- Đánh vần các vần

- Đọc trơn các vần

- Ghép chữ cái tạo vần

Giáo viên lựa chọn cách đánh vần cho phù hợp và hiệu quả Chẳng hạn, với

tiếng bàn:

1)bờ – an – ban – huyền – bàn;

2) a – nờ – an – bờ – an – ban – huyền – bàn

Học sinh nào có thể đọc trơn toàn âm tiết thì bỏ qua bước đánh vần

3 Các biện pháp khác

a.Phối hợp với cha mẹ học sinh để giúp học sinh học tốt phân môn Học vần: Yêu cầu phụ huynh chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập như:

+ Sách giáo khoa Tiếng Việt, vở Tập viết, vở ô li

+ Bộ đồ dùng thực hành môn Tiếng Việt

+ Bút chì, bút mực, bảng con, phấn viết, giẻ lau bảng

-Thường xuyên liên lạc với phụ huynh bằng cách gặp gỡ trao đổi hoặc điện thoại về việc học Học vần của con em họ sẽ nhanh hơn

b Lựa chọn các phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học tích cực trong dạy học Học vần.

+ Kết hợp phương pháp quan sát và hỏi đáp

+ Phương pháp thực hành giao tiếp

+ Phương pháp phân tích ngôn ngữ

+ Phương pháp sử dụng từ ngữ trong câu

+ phương pháp trò chơi trong dạy học Học vần

Ví dụ: Sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học Học vần

Trò chơi “Vần gì đã biến mất” Giáo viên chuẩn bị sẵn các thẻ gắn các mẫu vần/tiếng lên bảng (hoặc cũng có thể sử dụng phần mềm sử dụng hiệu ứng biến mất/xuất hiện trên giáo án điện tử) Học sinh quan sát trong 10 giây - khoảng 5 vần:

Ví dụ: âu, êu, iu, yêu, ươu Sau đó giáo viên gỡ các thẻ này xuống và lại gắn lên, nhưng giấu đi mộtvần Nhiệm vụ của học sinh là nói tên vần đã biến mất Học sinh nào nói nhanh nhất và đúng sẽ được khen trước lớp

c Sử dụng bộ đồ dùng thực hành Tiếng Việt và bảng con trong dạy học học vần

- Hướng dẫn học sinh sử dụng bộ đồ dùng thực hành Tiếng Việt trong dạy học Học vần

Trang 9

- Sử dụng bảng con trong dạy học Học vần.

4 Giáo viên nhiệt tình, luôn quan tâm giúp đỡ học sinh

Muốn đạt hiệu quả cao trong dạy học nói chung và phân môn Học vần nói riêng, giáo viên phải là người nhiệt tình, quan tâm tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của mỗi học sinh Tùy từng đối tượng học sinh, giáo viên tạo cho các em điều kiện để các em phát huy được những điểm mạnh, tự tin trong học học tập Học sinh lớp 1 còn nhỏ, mỗi hoạt động của học sinh, giáo viên cần quan sát, nắm bắt được Nếu học sinh tích cực học tập, giáo viên nhận xét tuyên dương để các em có hứng thú tiếp tục phát huy Nếu các em gặp khó khăn trong học tập, giáo viên cũng kịp thời

có những biện pháp hỗ trợ, hướng dẫn để các em học tập tốt hơn

C KẾT THÚC VẤN ĐỀ

Để đạt kết quả tốt khi dạy học phân môn Học vần, đòi hỏi người giáo viên phải nhiệt tình, yêu nghề, say mê tìm hiểu những phương pháp, giải pháp dạy học mang lại hiệu quả, giúp học sinh tự chiếm lĩnh được kiến thức, giúp các em thực hành những kĩ năng có hiệu quả Giáo viên là người tận tụy, hết lòng vì học sinh thân yêu Bên cạnh đó việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục cũng vô cùng quan trọng

Trên đây là một số giải pháp chúng tôi đã thực hiện trong giảng dạy môn Tiếng Việt Trong khi viết và áp dụng vào thực tiễn dạy học chắc còn nhiều thiếu sót mong bạn bè đồng nghiệp góp ý chân thành để chuyên đề và tiết dạy được tốt hơn

Xin trân trọng cảm ơn !

DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU

Đã duyệt và thông qua HĐSP trường.

TM BGH PHÓ HIỆU TRƯỞNG

Trần Thị Hiệp

Đồng Cương, ngày 13 tháng 11 năm 2020

NGƯỜI VIẾT CHUYÊN ĐỀ

Vũ Thị Ngọc

Trang 10

D BÀI SOẠN MINH HỌA:

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Tiếng việt Bài 46: ac, ăc, âc (T 1)

I MỤC TIÊU

1 Kiến thức

- Nhận biết và đọc đúng các vần ac, ăc, âc; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn

có các vần ac, ăc, âc; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc

- Viết đúng các vần ac, ăc, âc (chữ cỡ vừa); viết đúng các tiếng, từ ngữ có vần ac,

ăc, âc

- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các vần ac, ăc, âc có trong bài học

2 Kỹ năng

- Phát triển kỹ năng nói lời xin phép

- Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết các chi tiết trong tranh về phong cảnh

3 Thái độ

- Cảm nhận được vẻ đẹp một vùng đất của Tổ quốc, từ đó yêu mến hơn quê hương, đất nước

II CHUẨN BỊ

- Nắm vững đặc điểm phát âm; cấu tạo, quy trình và cách viết các vần ac, ắc, âc Hiểu rõ nghĩa của các từ ngữ trong bài học và cách gìải thich nghĩa của những từ ngữ này

- Một số kiến thức về địa lí vùng Tây Bắc của đất nước: thời tiết, địa hình, thắng cảnh, cây trái đặc sản,

III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1 Hoạt động của gìáo viên Hoạt động của học sinh

1 Ôn và khởi động

- HS hát chơi trò chơi

2 Nhận biết

- GV yêu câu HS quan sát tranh và trả lời

câu hỏi Em thấy gì trong tranh?

- GV nói câu thuyết minh (nhận biết) dưới

tranh và HS nói theo

- GV cũng có thể đọc thành tiếng câu nhận

biết và yêu câu HS đọc theo GV đọc từng

- Hs chơi -HS trả lời

-Hs lắng nghe

Ngày đăng: 02/04/2021, 14:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w