Theo lời Giáo sư Hồ Ngọc Đại tác giả của bộ sách, ưu điểm của việc học Tiếng Việt 1 theo Công nghệ giáo dục là học sinh được tạo cảm giác thoải mái trong tiếp thu bài, tham gia hoạt động[r]
Trang 1PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN LẠC
TRƯỜNG TIỂU HỌC TAM HỒNG 2
***==***
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Tam Hồng, ngày 15 tháng 3 năm 2018
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHẦN TỰ HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1 - CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC
A ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo, việc học Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục không chỉ giúp học sinh nắm chắc tri thức cơ bản về Tiếng Việt và hình thành đồng thời các kĩ năng nghe - nói - đọc - viết một cách vững chắc mà học sinh luôn được tham gia các hoạt động học tập một cách chủ động, tự tin; thông qua việc làm, các thao tác học, các em tự tìm ra và chiếm lĩnh tri thức, được phát huy khả năng tư duy và năng lực tối ưu của mình Đồng thời quá trình dạy học theo phương pháp Công nghệ giáo dục không chỉ giúp giáo viên nâng cao trình độ và năng lực nghiệp vụ sư phạm mà cách tổ chức dạy học theo quy trình công nghệ giúp giáo viên đổi mới phương pháp một cách triệt để
Một điểm khác với phương pháp dạy học trước đây, khi áp dụng phương pháp dạy học Tiếng Việt 1- CGD, giáo viên không phải cầm tay học sinh tập viết,
mà mỗi học sinh tự tư duy bài giảng Quy trình dạy của giáo viên sẽ được tiến hành theo 4 bước đó là: nhận diện ngữ âm, tập viết, đọc và luật chính tả
Chương trình đã phát huy được khả năng tư duy của học sinh, giúp học sinh nắm chắc và tự xử lí hai mối quan hệ cơ bản là: Quan hệ âm chữ, quan hệ chữ -nghĩa Qua thời gian học 2/3 chặng đường, học sinh không quên chữ, các em nghe, nói, đọc, viết tốt Học sinh có thể nắm chắc luật chính tả và kĩ năng nghe để viết chính tả tốt Theo lời Giáo sư Hồ Ngọc Đại tác giả của bộ sách, ưu điểm của việc học Tiếng Việt 1 theo Công nghệ giáo dục là học sinh được tạo cảm giác thoải mái trong tiếp thu bài, tham gia hoạt động học tập một cách chủ động, tự tin, biết cách phân tích ngữ âm, đọc thông viết thạo, nắm chắc các quy tắc chính tả, giúp phát triển tư duy cho trẻ rất tốt, học đến đâu chắc đến đó, không bị nhầm lẫn viết sai chính tả, không tái mù chữ… Đối với giáo viên thì giúp các thầy, cô nâng cao trình
độ và năng lực, nghiệp vụ sư phạm
Từ những lí do trên chúng tôi xây dựng chuyên đề “Phương pháp dạy học phần tự học Tiếng Việt lớp 1- Công nghệ giáo dục”
B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Để thực hiện tốt môn Tiếng Việt 1 - Công nghệ giáo dục, người giáo viên dạy lớp 1 đã được tập huấn và bồi dưỡng nghiệp vụ, giảng dạy theo chương trình Công nghệ giáo dục cho nên giáo viên cần phải nhiệt tình nghiên cứu kĩ mục tiêu,
Trang 2yêu cầu, nội dung và phương pháp dạy học của chương trình Tiếng Việt công nghệ giáo dục lớp 1 cũng như mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp dạy học phần
tự học của từng bài dạy, đặc biệt là thực hiện đúng theo quy trình của thiết kế Tiếng Việt lớp 1 – CGD
I Những vấn đề chung
1 Mục tiêu chương trình Tiếng Việt lớp 1 – CGD
Học xong chương trình Tiếng Việt lớp 1 – CGD học sinh đạt được các mục đích sau:
1 Các em đọc thông, viết thạo, không tái mù
2 Các em nắm chắc luật chính tả
3 Các em nắm chắc hệ thống cấu trúc ngữ âm Tiếng Việt
2 Đối tượng chương trình Tiếng Việt lớp 1 – CGD
Đối tượng của môn Tiếng Việt lớp 1 – CGD chính là cấu trúc ngữ âm của Tiếng Việt bao gồm:
Tiếng
Vần
3 Nội dung chương trình Tiếng Việt lớp 1 – CGD (gồm 4 bài)
1 Bài 1: Tiếng
2 Bài 2: Âm
3 Bài 3: Vần
4 Bài 4: Nguyên âm đôi
4 Phương pháp dạy chương trình Tiếng Việt lớp 1 – CGD
4.1 Phương pháp mẫu:
- Lập mẫu, sử dụng mẫu
- Làm mẫu tổ chức cho học sinh làm theo mẫu đã có
4.2 Phương pháp làm việc:
Tổ chức việc học của trẻ em thông qua những việc làm cụ thể và những thao tác chuẩn xác do các em tự làm lấy
II Phần cụ thể - phần tự học
1 Mục tiêu phần tự học:
Học sinh được ôn tập củng cố về:
1.1 Tiếng
Từng tiếng rời, tiếng khác nhau, tiếng khác nhau từng phần, tiếng thanh ngang, phụ âm, nguyên âm, quan hệ âm – chữ
Trang 31.2 Vần
- Luật chính tả về phiên âm
- Luật chính tả về viết hoa
- Mối liên hệ giữa các vần
- Viết đúng chính tả: âm đầu tr/ch, gi/r/d
- Phân biệt âm đầu s/x, gi/r/d,
- Phân biệt dấu thanh hỏi, ngã
- Phân biệt i/y
- Luật chính tả e,ê,i
- Viết đúng chính tả âm cuối n/ng
- Chữ cái – chữ viết, viết đúng chính tả nguyên âm đôi uô, iê, ươ
- Nắm được luật chính tả theo nghĩa, luật chính tả
2 Quy trình dạy phần tự học:
Việc 1: Tiếp tục dành cho ngữ âm và chính tả ở trang lẻ Tiếng Việt 1 –
CGD, tập ba
Việc 2: Đọc: đọc trơn, đọc cả bốn mức độ âm thanh, chú ý hơn đọc bằng mắt
(để tăng tốc độ đọc) Bài đọc ở trang chẵn, sách Tiếng Việt – CGD lớp 1, tập ba
Bước 1: Chuẩn bị
- Đọc nhỏ
- Đọc bằng mắt
- Đọc to
Bước 2: Đọc bài
- Đọc mẫu
- Đọc nối tiếp
- Đọc đồng thanh
Bước 3: Hỏi – đáp:
Việc 3: Viết (theo vở Em tập viết – CGD lớp 1)
Việc 4: Viết chính tả
Trong mỗi việc, với các vật liệu riêng, có cách xử lí cụ thể cho việc ấy
III Kết quả
Dạy học theo phần tự học, tập ba theo chương trình Công nghệ giáo dục giúp học sinh nắm chắc luật chính tả, vận dụng luật chính tả để viết đúng, viết nhanh,
Trang 4viết đẹp Học sinh đọc bài nhanh hơn, ngắt nghỉ đúng Đến thời điểm hiện tại thì không có học sinh tái mù chữ, các em đều đọc - viết tốt
C KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Qua 2/3 chặng đường, đến thời điểm hiện tại, việc thực hiện dạy Tiếng Việt lớp 1 – CGD theo quy trình 4 việc, chúng tôi thấy học sinh đọc bài rất tốt, nắm chắc luật chính tả, giờ học nhẹ nhàng, thoải mái, giáo viên nói ít hơn còn học sinh được làm việc nhiều hơn không nhàm chán
Trên đây là báo cáo chuyên đề phương pháp dạy học phần tự học Tiếng Việt lớp 1 – CGD, rất mong được sự góp ý của các đồng chí CBQL và giáo viên
Xin chân th nh c m n!ành cảm ơn! ảm ơn! ơn!
TM Ban giám hiệu Nhóm viết chuyên đề
Tập thể giáo viên tổ 1
Trang 5BÀI SOẠN MINH HỌA BÀI: TỪNG TIẾNG RỜI Hoạt động của GV Hoạt động của HS
* Khởi động: Giới thiệu các thầy cô,
giới thiệu bài học
Việc 1: Tách lời nói thành từng
tiếng rời.
1a Đọc 2 câu thơ SGK
1b Thay mỗi tiếng bằng một vật
thật.
- Câu thơ 1 có mấy tiếng?
- Câu thơ 2 có mấy tiếng?
- Coa bao nhiêu tiếng có bấy nhiêu
khối nhựa?
1c Chọn hình vẽ em đã biết thay
cho mỗi tiếng.
- Mỗi tiếng thay bằng chữ ghi tiếng
1d Tổng kết.
Tiếng, khối nhựa, hình vẽ đâu là vật
thật, đâu là vật thay thế?
- Thư giãn: Trò chơi
Việc 2: Bước 1:
- Yêu cầu HS đọc nhỏ toàn bài
- Yêu cầu HS đọc bằng mắt toàn bài
Trước, lần lượt, mênh mông, Việt
- Đọc + vỗ tay
- Thay bằng khối nhựa
- 6 tiếng
- 8 tiếng Chỉ tay vào khối nhựa đọc
T – N – N – T
- Thay bằng hình vẽ(,,)
- Chỉ tay vào hình vẽ đọc( T-N-N-T) Đọc lại
Tháp mười đẹp nhất bông sen Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ
- Tiếng là vật thật
- Khối nhựa, hình vẽ,…là vật thay thế
- Đọc ghi nhớ( ĐT)
- Đọc nhỏ, đọc nhẩm
- Nêu tiếng khó đọc
- Luyện phát âm.( CN, ĐT)
Trang 6Nam, Cam – pu – chia.
Bước 2: Đọc bài:
- Gv đọc mẫu
- Hướng dẫn hs đọc nối tiếp câu
- Hướng dẫn đọc nối tiếp đoạn
- Hướng dẫn đọc toàn bài
Bước 3: Hỏi – đáp.
- Yêu cầu hs đọc từng đoạn sau đó trả
lời câu hỏi?
+ Khi mới dựng nước Vua Hùng đặt
tên nước ta là gì?
+ Hiện nay nước ta có tên là gì?
+ Nước ta nhìn ra biển Đông còn sau
lưng là gì?
+ Nước ta có chung đường biên giới
với những nước nào?
* GV treo bản đồ giới thiệu vị trí địa
lí của Việt Nam
* Tổng kết nội dung bài học
- Dặn dò, kết thức tiết học
- Theo dõi, mấp máy môi
- CN – nhóm đôi
- CN – nhóm đôi
- Dãy – cả lớp
- Đọc đoạn 1 TLCH
+Khi mới dựng nước Vua Hùng đặt tên nước ta là Văn Lang
+ Hiện nay nước ta có tên là Việt Nam Đọc đoạn 2 TLCH
+ Tựa lưng vào dãy núi Trường Sơn
Đọc đoạn 3 TLCH + Nước ta có chung đường biên giới với Trung Quốc, Lào, Cam- pu- chia
- Hs nghe