1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thiết kế trò chơi học tập trong dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 – Công nghệ Giáo dục

40 900 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 12,18 MB

Nội dung

Tiếng Việt 1 – Công nghệ Giáo dục là một môn học khởi đầu nhìn từ góc độ kiến thức nó chiếm một mảng kiến thức rất nặng so với khả năng tiếp thu của học sinh lớp 1. Điều này gây ra tâm lí căng thẳng cho học sinh trong các giờ học Công nghệ Giáo dục, làm giảm khả năng lĩnh hội tri thức của học sinh. Trò chơi học tập là một giải pháp có tính hiệu quả cao. Thiết kế trò chơi học tập để rèn kĩ năng học tốt môn Công nghệ Giáo dục cho học sinh lớp 1.

Trang 1

Phần mở đầu

1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Bước vào lớp 1, cuộc sống của trẻ có nhiều biến đổi to lớn Nếu như ở mẫugiáo, chơi là hoạt động chủ đạo thì ở tiểu học hoạt động học lại là hoạt động chủđạo Việc chuyển từ hoạt động chơi sang hoạt động học tập có ý thức là một ràocản rất lớn đối với học sinh lớp 1 Các em thường khó tập trung trong một thờigian dài, học theo cảm hứng và dễ bị cẳng thẳng về mặt tâm lí Vì vậy, kết quả họctập của các em chưa cao Người giáo viên phải có biện pháp giúp trẻ có hứng thúhọc tập, học với niềm thích thú, say mê với tất cả các môn học nói chung và phânmôn Công nghệ Giáo dục nói riêng Để làm được điều đó, người giáo viên phải kếthợp sử dụng nhiều phương pháp dạy học với nhiều hình thức khác nhau để lôicuốn trẻ vào bài học Trò chơi học tập là một giải pháp có tính hiệu quả cao

Tiếng Việt 1 – Công nghệ Giáo dục là một môn học khởi đầu nhìn từ góc độkiến thức nó chiếm một mảng kiến thức rất nặng so với khả năng tiếp thu của họcsinh lớp 1 Điều này gây ra tâm lí căng thẳng cho học sinh trong các giờ học Côngnghệ Giáo dục, làm giảm khả năng lĩnh hội tri thức của học sinh Trò chơi học tập

là một giải pháp có tính hiệu quả cao Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay trong cácsách Công nghệ Giáo dục được bán ra thị trường vắng bóng các trò chơi học tập vàgiáo viên chỉ dạy học theo lộ trình 4 việc được thiết kế sẳn trong sách thiết kế, làmcho các giờ học Công nghệ Giáo dục trở nên nhàm chán, đơn điệu, hiệu quả khôngcao

Từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Thiết kế trò chơi học tập trong dạyhọc môn Tiếng Việt lớp 1 – Công nghệ Giáo dục”

2 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới cũng như trong nước đã có những công trìnhnghiên cứu và nhiều ý kiến xung quanh vấn đề trò chơi học tập và sử dụng trò chơihọc tập trong quá trình dạy học môn Tiếng việt ở tiểu học

Các tác giả Trần Mạnh Hưởng (chủ biên), Nguyễn Thị Hạnh, Lê Phương Nga

thông qua cuốn “Trò chơi học tập Tiếng Việt 2, 3”, NXBGD, 2003, 2004 đã bàn

Trang 2

về việc sử dụng TCHT Theo đó, tác giả đã quán triệt một yêu cầu có tính khoa học

đối với việc sử dụng trò chơi học tập khi dạy học Tiếng Việt là: “Những trò chơi đưa vào sách thường dựa vào nội dung cụ thể của từng phân môn” Tuy nhiên, các

tác giả không đi sâu vào giới thiệu hệ thống trò chơi học tập và quá trình dạy họccác phân môn hay khi tổ chức rèn luyện các năng lực sử dụng ngôn ngữ cho từngđối tượng học sinh để có thể gợi ý sử dụng trò chơi hợp lí

Ngoài ra còn có nhiều luận văn tốt nghiệp cũng như nhiều bài tiểu luận đã chỉ ravai trò của việc sử dụng trò chơi học tập trong quá trình dạy học nhất là dạy học

phân môn Tiếng việt ở tiểu học lớp 1 như: Luận văn “Vận dụng phương pháp tổ chức trò chơi Tiếng Việt ở Tiểu học” (Trần Thị Hồng khóa 2007 – 2011) đã nghiên

cứu về vận dụng tổ chức trò chơi cho 7 phân môn của môn Tiếng Việt Luận văn

đã đề xuất một số trò chơi phục vụ cho việc dạy học môn Tiếng Việt Trong đó, tácgiả nhấn mạnh: “Qua trò chơi, trẻ không những được phát triển về các mặt trí tuệ,thể chất, mà còn được hình thành nhiều kĩ năng Tiếng Việt, hành vi đạo đức Chínhtrong quá trình vui chơi học sinh tự mình khám phá, phát hiện ra các kiến thức,rèn luyện các kĩ năng, giúp các em hiểu bài và nhớ lâu hơn"

Tóm lại, những nghiên cứu của các nhà nghiên cứu về sử dụng trò chơi học tậptrong phân môn Tiếng việt là tư liệu quý giúp chúng tôi hoàn thành đề tài này

3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn thực trạng dạy môn Tiếng Việt lớp 1

- Công nghệ Giáo dục ở trường Tiểu học Lý Thường Kiệt, thành phố Huế từ đóthiết kế hệ thống bài tập trò chơi học tập Công nghệ Giáo dục lớp 1

4 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

- Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng trò chơi học tập trong dạy họcmôn Tiếng Việt 1- Công nghệ Giáo dục

- Thiết kế trò chơi học tập để rèn kĩ năng học tốt môn Công nghệ Giáo dụccho học sinh lớp 1

5 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Trang 3

Thiết kế trò chơi học tập Tiếng Việt 1 – Công nghệ Giáo dục

- PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Học sinh lớp 1 trường Tiểu học Lý Thường Kiệt, thành phố Huế

6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận

6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

6.3 Nhóm phương pháp thống kê toán học trong quản lí giáo dục

7 CẤU TRÚC NỘI DUNG

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung đề tài gồm có 3chương

Chương 1: Cơ sở lí luận của việc sử dụng trò chơi học tập trong dạy họcmôn Tiếng Việt lớp 1- Công nghệ Giáo dục

Chương 2: Cơ sở thực tiễn của việc sử dụng trò chơi học tập trong dạy họcmôn Tiếng Việt lớp 1- Công nghệ Giáo dục

Chương 3: Thiết kế và tổ chức thực hiện các trò chơi học tập trong dạy họcmôn Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ Giáo dục 1

Trang 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC SỬ DỤNG TRÒ CHƠI HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1 –

và một khoảng thời gian), may rủi, không sinh lợi (những người chơi không đạt tớimột lợi ích vật chất cụ thể), có luật chơi

Theo những quan điểm giáo dục, trò chơi vừa là phương tiện phát triển toàndiện nhân cách vừa là hình thái tổ chức cuộc sống Đối với trẻ em, trò chơi là hoạtđộng giúp trẻ tái tạo các hành động của người lớn và các quan hệ giữa họ, địnhhướng nhận thức đồ vật và nhận thức xã hội Trong trò chơi, nhu cầu và các phẩmchất của trẻ về thể lực, trí tuệ, đạo đức và ý chí được hình thành, thỏa mãn, thể hiện

và phát triển Trẻ em do được chơi nên phát triển Do vậy, chơi là hoạt động chủđạo trong giáo dục trẻ em

1.1.1.2 Trò chơi học tập

Trò chơi học tập thuộc nhóm trò chơi có luật là do người lớn nghĩ ra cho trẻ

em chơi và dùng nó vào mục đích giáo dục và dạy học, hướng tới việc phát triểnhoạt động trí tuêh cho trẻ Trò chơi học tập có nguồn gốc trong nền giáo dục dângian và trong trò chơi có chứa đựng các yếu tố dạy học Hay nói cách khác TCHT

là dạng trò chơi có luật chặt chẽ mang tính định hướng đối với sự phát triển trí tuệ.TCHT thực hiện chức năng của hoạt động nhận thức, nó tạo điều kiện cần thiết để

Trò chơi học tập là một hoạt động mà các em hứng thú nhất Các trò chơi có

Trang 5

nội dung toán học lí thú và bổ ích phù hợp với nhận thức của các em Thông quacác trò chơi, các em sẽ lĩnh hội những tri thức toán học một cách dễ dàng; kiếnthức sẽ được củng cố, khắc sâu một cách vững chắc, tạo cho các em niềm say mê,hứng thú trong học tập, trong việc làm.

1.1.2 Đặc điểm của trò chơi học tập

TCHT là một dạng hoạt động vì vậy nó mang trong mình những đặc điểmchung của các loại hoạt động: có phương hướng, có mục đích, có ý thức và có dặcđiểm chung của trò chơi Đặc điểm của trò chơi nói chung là mang lại cảm xúcchân thực, mạnh mẽ, đa dạng Trò chơi bao giờ cũng mang đến cho trẻ em niềmvui sướng, thoả mãn, bằng lòng Chơi mà không có niềm vui sướng thì không còn

là chơi nữa Ngoài ra TCHT còn có những đặc điểm sau:

- TCHT có luật rõ ràng, do người lớn đặt ra nhằm đạt được mục đích giáodục và dạy học

- TCHT bao giờ cũng có kết quả nhất định Kết quả đó phải được thực hiệntrong việc giải quyết nhiệm vụ của TCHT, đồng thời phải mang lại niềm vui, sựthoả mãn cho những người tham gia TCHT Kết quả của TCHT thể hiện sự cốgắng trong suy nghĩ, tìm tòi sáng tạo trong việc nắm kiến thức và trong tính hợptác của nhóm trẻ

- TCHT có cấu trúc chặt chẽ, bao gồm các yếu tố: Mục đích của TCHT(Nhiệm vụ nhận thức); Hành động chơi; Luật chơi và tổ chức chơi

- Trong TCHT, vị trí của mọi thành viên tham gia trò chơi đều như nhau vàđược xác định bằng luật chơi Việc thực hiện luật chơi là tiêu chuẩn khách quan đểđánh giá khả năng của trẻ em

- Trong TCHT, sự thống nhất giữa hành vi thật và hành vi chơi rõ ràng.Trong quá trình chơi nếu trẻ không tuân thủ theo luật chơi thì sẽ không đạt đượcmục đích của trò chơi Vì thế trong TCHT, việc kiểm tra lẫn nhau dễ dàng hơn và

có hiệu quả hơn vì luật chơi được quy định rõ ràng

1.1.3 Phân loại trò chơi học tập

Trang 6

Có nhiều cách phân loại trò chơi học tập Căn cứ vào các quá trình tâm lýđược huy động để giải quyết nhiệm vụ chơi có thể phân loại trò chơi học tập nhưsau:

1.1.3.1 Phân loại theo mục đích

Trò chơi học tập phát triển các giác quan: (thị giác, thính giác, xúc giác,khứu giác, vị giác) là các trò chơi rèn luyện hoạt động cảm nhận của trẻ Ví dụ nhưtrò chơi “Chiếc túi kỳ lạ”, trẻ dùng tay để nhận biết và gọi tên hình

Trò chơi phát triển trí nhớ: là các loại trò chơi nhằm giúp trẻ nhớ lại, nhậnbiết lại các sự vật và hiện tượng đã tri giác trước đây hay những tri thức đã đượchọc dưới dạng biểu tượng hay khái niệm Ví dụ trò chơi “Cái gì biến mất”, đòi hỏitrẻ phải quan sát và nhớ kỹ để phát hiện xem hình gì đã vừa bị lấy đi

Trò chơi phát triển trí tưởng tượng: là các trò chơi giúp trẻ sử dụng vốn trithức và những biểu tượng đã có để thực hiện nhiệm vụ chơi Ví dụ trò chơi “ ngườihọa sĩ tài ba”, GV yêu cầu trẻ dùng những hình đã học để vẽ ngôi nhà, chiếcthuyền, máy bay,

Trò chơi phát triển tư duy: là các trò chơi học tập đòi hỏi trẻ phải vận dụngcác thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tượnghóa để giải quyết nhiệm nhiệm vụ mà trò chơi đặt ra Nhờ đó óc phán đoán, suyluận, khả năng phân tích, tổng hợp, khái quát hóa được phát triển

1.1.3.2 Phân loại trò chơi theo sự năng động

- Trò chơi động : Là những trò chơi có sự chuyển động hoặc vận dụng đến cơ bắpcủa người chơi như chạy nhảy, nhào lộn, kéo đẩy, gồng gánh, vượt chướng ngạivật…

- Trò chơi tĩnh: Là những trò chơi cần vận dụng trí óc và giác quan, người chơi ít

di chuyển cũng như ít vận động cơ bắp Những trò chơi tĩnh như: bắn tên, ghi nhớlâu…

1.1.3.3 Phân loại trò chơi theo không gian

- Trò chơi ngoài trời: Hầu như tất cả những trò chơi đều có thể chơi ở ngoài trời

Trang 7

nhưng chúng ta phải chú ý sân chơi phải phù hợp với trò chơi

Ví dụ: Sân đất cứng, sân gạch hay xi măng thì không nên chơi những trò chơimạnh bạo, có thể té ngã gây thương tích Đối với sân có nhiều cây cối, chướngngại thì không nên chơi rượt đuổi hay bịt mắt…

- Trò chơi trong nhà: Thường áp dụng trong giờ giải lao của một buổi hội họp, họctập hoặc vì trời mưa gió không thể chơi ngoài trời được Trò chơi trong nhà thường

là trò chơi tĩnh, ít di chuyển

1.1.3.4 Phân loại trò chơi theo mức độ

- Trò chơi nhỏ: Là những trò chơi được tổ chức trong nhà hay trên sân bãi nhỏ, ứngdụng trong những sinh hoạt, học tập, họp mặt, tiệc vui… và thời gian chơi cũng rấtngắn chỉ khoảng 5-10 phút

- Trò chơi lớn: Là những trò chơi được dàn dựng công phu dựa theo một câuchuyện, một truyền thuyết, một lịch sử… Cũng có khi dùng trò chơi lớn như mộtcách ôn tập các môn đã học Trò chơi lớn được dàn dựng ở những địa thế rộng lớnnhư núi rừng, đồng rộng, sông biển… Được tổ chức từ vài giờ đến vài ngày, cábiệt có những trò chơi kéo dài hàng tháng

Ngoài ra, người ta còn phân trò chơi theo từng thể loại như: Trò chơi luyệngiác quan (bịt mắt, ai đây), trò chơi khóe léo (ném bóng, thổi đèn cầy), trò chơinhanh nhẹn (đập tay, ném bóng), trò chơi lí luận (có, không), trò chơi phản xạ(chuyền dép), trò chơi luyện trí nhớ (nhớ tên)

1.1.4 Vai trò của trò chơi học tập đối với Tiếng Việt dạy học lớp 1

Vui chơi vẫn còn chiếm vị trí đáng kể trong đời sống các em đặc biệt giai đoạnđầu bậc tiểu học

Thông qua trò chơi trẻ dần hoàn thiện các thuộc tính tâm lí,nhân cách, trí tuệ

và cả thể lực cũng được nâng lên Có nghĩa là trẻ em lớn lên trong vui chơi

Khi chơi trẻ được hoạt động, được nhận thức hiện thực khách quan một cách

cụ thể và trả lời kích thích biến đổi thực tiễn

Trong lúc chơi hình thành cho trẻ các khả năng quan sát, óc phán đoán, phối

Trang 8

hợp tập thể, hoàn thiện khả năng ngôn ngữ.

Mỗi trò chơi có một tác dụng khác nhau song trò chơi nhìn chung là giúp các

em rèn luyện những đức tính quý báu Đồng thời, trò chơi còn huấn luyện cho các

em các kĩ năng ứng dụng học vần vào cuộc sống hằng ngày

1.2 Đặc điểm tâm sinh lí học sinh lớp 1 nhìn từ góc độ trò chơi

1.2.1 Tính cách

Hành vi của học sinh lớp 1 thường mang tính tự phát Các em rất cả tin, hồnnhiên trong mối quan hệ với thầy cô và bạn bè Các em nghĩ mọi chuyện rất đơngiản Đặc biệt các em có tính bắt chước người khác và bắt chước rất nhanh

Chính vì vậy, khi chọn trò chơi, giáo viên phải xây dựng luật chơi cụ thể, dễhiểu, thưởng phạt rõ ràng, tạo ra một sân chơi công bằng, lành mạnh

1.2.2 Nhu cầu

Lớp 1 là lớp chuyển giao giữa mầm non và tiểu học Do vậy, học sinh lớp mộtvẫn còn những đặc điểm của lứa tuổi mẫu giáo – nhu cầu thích vui chơi cao Đểcuốn học sinh vào hoạt động học tập một cách tự nhiên, hiệu quả, giáo viên cần sửdụng các trò chơi học tập một cách phù hợp Như vậy, học sinh vừa được chơi, vừađược học

1.2.3 Tình cảm

Học sinh lớp 1 giàu cảm xúc, khả năng kiềm chế tình cảm chưa cao, tình cảm

dễ nảy sinh nhưng không bền vững Các em dễ dàng nảy sinh với những cái mới

lạ, tạm quên hoặc quên hẵn những cái cũ

Trò chơi học tập sẽ có tác dụng làm đời sống tình cảm của học sinh lớp 1phong phú hơn, khả năng kiềm chế tốt hơn

1.2.4 Ý chí và hành động ý chí

Ý chí của học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng chịu sự chiphối của tình cảm, tình cảm có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm ý chí Các em ít khi tựmình giải quyết được nhiệm vụ và thường phải có sự trợ giúp của người khác Tínhbột phát và ngẫu nhiên trong hành động của các em còn nhiều

Trang 9

Khi chơi trò chơi, các em được rèn luyện tính kiên trì độc lập và tự chủ để điđến chiến thắng cuối cùng Đây là động cơ thúc đẩy các em trong học tập.

Trang 10

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG TRÒ CHƠI HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1 –

2.1 Đối với giáo viên

Qua trao đổi và dự giờ với giáo viên chúng tôi nhận thấy 100% giáo viên có ýthức được tầm qua trọng của trò chơi học tập vào dạy học môn Tiếng Việt 1 –Công nghệ Giáo dục Giáo viên đều thấy được trò chơi học tập sẽ giúp học sinhhứng thú, thoải mái trong quá trình học tập cũng như khả năng tiếp thu bài học tốthơn

Tuy nhiên, nhìn từ góc độ kiến thức Tiếng Việt 1 – Công nghệ Giáo dục cómảng kiến thức tương đối năng cho học sinh Gây ra yêu cầu đảm bảo một buổihọc giáo viên phải thực hiện đủ 4 việc: Chiếm lĩnh ngữ âm, Viết, Đọc và viếtChính tả Nên giáo viên chỉ chú trọng dạy kiến thức, kĩ năng cho học sinh chứ ítquan tâm đến việc học sinh có thích học hay không Trên thực tế điều tra, chúng tôicũng nhận thấy hầu như giáo viên lớp 1 dạy Công nghệ Giáo dục phụ thuộc rất lớnđến sách thiết kế Mặc dù biết tầm qua trọng của việc sử dụng trò chơi học tậptrong dạy học cho học sinh lớp 1 những vì sự chủ quan, cũng như phụ thuộc quálớn đến sách thiết kế nên giáo viên ít hoặc không sử dụng trò chơi học tập vàophân môn Tiếng Việt 1- Công nghệ Giáo dục

2.2 Đối với học sinh

Qua điều tra học sinh khối lớp 1 trường Tiểu học Lý Thường Kiệt, thành phốHuế Chúng tôi nhận thấy, ở độ tuổi 6 – 7 các em đa số còn rất ngoan, dễ vâng lời,nghe lời cô giáo, dễ khích lệ, động viên, khen thưởng….Nhưng học sinh lớp 1cũng dễ thay đổi và thường thích những các mới, cái lạ Nếu trong các tiết học giáoviên chỉ dạy kiến thức mà không thay đổi các hình thức dạy học thì học sinhthường không hứng thú và lười phát biểu trong các giờ học dẫn đến hiệu quả giáo

Trang 11

dục không cao 100% học sinh được khảo sát đều rất thích được chơi các trò chơihọc tập trong các tiết học nhất là trong tiết dạy TiếngViệt 1- Công nghệ Giáo dục.

Trang 12

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC TRÒ CHƠI HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1 –

- Nguyên tắc 1: Trò chơi đảm bảo tính hệ thống

- Nguyên tắc 2: Trò chơi đảm bảo tính khoa học

- Nguyên tắc 3: Trò chơi đảm bảo tính vừa sức

- Nguyên tắc 4: Trò chơi đảm bảo tính hợp lí

- Nguyên tắc 5: Trò chơi đảm bảo tính khả thi

- Nguyên tắc 6: Trò chơi đảm bào tính tường mình

- Nguyên tắc 7: Trò chơi đảm bảo tính công bằng

3.1.2 Yêu cầu tổ chức trò chơi

Để có một trò chơi đúng nghĩa và bổ ích phải hội đủ 3 yếu tố sau:

+ Xây dựng bầu không khí: Trò chơi phải góp phần xây dựng một bầu khôngkhí vui tươi, sống động, lôi kéo mọi người cùng tham gia, xóa bỏ xa lạ, ngạingùng, khép kín, thụ động, giải tỏa mọi căng thẳng, đem lại niềm vui và nụ cười.+ Rèn luyện kĩ năng: Làm sao để cho các bài tập thể dục biến thành trò chơiphản xạ nhanh, tháo vát Các bài tập thể dục biến thành trò chơi phản xạ nhanh,tháo vát…Các bài khoá huấn luyện kĩ năng khô khan biến thành trò chơi ứng dụngthực hành hiệu quả và hấp dẫn…Các bài toán rối trí biến thành trò chơi động não,suy luận, phân tích lý thú…

Trang 13

+ Giáo dục chiều sâu: Yêu cầu này, chúng ta không nhận thấy bộc lộ một cách

rõ rệt nhưng lại hết sức quan trọng Nó góp phần vun đắp tính nhân bản một cách

âm thầm nhưng hiệu quả có thể nói là thấm phái sâu xa hơn so với các bài côngdân, đạo đức trong các trường lớp Nó giúp các em hiểu được tinh thần đồng đội và

kĩ luật tập thể, tính trung thực trong thi đấu, mối tương quan ứng xữ tốt đẹp trong

xã hội, tôn trọng người khác

Dưới đây là 3 yêu tố cần phải có khi xây dựng một trò chơi học tập Nếu thiếumột trong 3 yếu tố trên trò chơi sẽ trở thành phản tác dụng, có tai hại nhất thờihoặc sâu xa tùy vào nhận thức của người tổ chức

3.1.3 Quy trình thiết kế trò chơi học tập

Giáo viên chuẩn bị các dụng cụ chơi đầy đủ

Giáo viên dự tính số lượng người tham gia, địa điểm tổ chức trò chơi

Giáo viên cần nắm rõ luật chơi và tìm cách phổ biến cho học sinh một cách dễhiểu

Giáo viên cần có những phương án khác nhằm tránh những trường hợp thayđổi đột ngột

Giáo viên phải đảm bảo các bước thực hiện phải được an toàn

3.1.3.3 Thực hiện trò chơi

Bước 1: Giáo viên giới thiệu tên, mục đích của trò chơi

Bước 2: Hướng dẫn chơi:

Trang 14

+ Tổ chức người tham gia trò chơi: Số lượng tham gia, số đội tham gia (mấyđội tham gia), quản trò, trọng tài.

+ Các dụng cụ dùng để chơi: Quân bài, thẻ, cờ, giấy khổ A4…

+ Cách chơi: Từng việc cụ thể của người chơi hoặc đội chơi, thời gian chơi,những điều người chơi không được làm

+ Cách xác nhận kết quả và cách tính điểm chơi, cách giải các cuộc chơi (nếucó)

Bước 3: Thực hiện trò chơi

3.1.3.4 Nhận xét, đánh giá sau khi chơi

Giáo viên hoặc trọng tài là học sinh nhận xét về thái độ tham gia trò chơi củatừng đội, những việc làm chưa tốt của các đội để rút ra kinh nghiệm

Trọng tài công bố kết quả chơi của từng đội, cá nhân và trao phần thưởng chođội đoạt giải thưởng

Một số học sinh nêu kiến thức, kĩ năng trong bài học mà trò chơi đã thực hiện

3.1.3.5 Rút ra bài học kinh nghiệm

Tùy vào mục đích của người quản trò mà bài học kinh nghiệm của từng tròchơi sẽ khác nhau Nhưng tất cả các bài học đều nhằm mục đích giúp lần tổ chứctrò chơi sau thành công hơn

3.1.4 Thiết kế các loại trò chơi sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 – Công nghệ Giáo dục.

Trang 15

- Phát triển trí nhớ, sự nhanh nhạy, khéo léo ở trẻ.

 Chuẩn bị

- Giáo viên chuẩn bị trò chơi đã được xây dựng ở nhà

- Giáo viên xem xét máy chiếu, cơ sở vật chất phòng học

Trang 16

Slide 1

- Giáo viên làm mẫu cho học sinh

- Giáo viên yêu cầu từng học sinh lên bấm chuột nối hình ảnh phù hợp với chữcái Đồng thời đọc to chữ vừa nối

Trang 18

- Thời điểm sử dụng: Trong thời gian kiểm tra bài cũ hoặc giữa việc 3 với việc 4.

- Giáo viên nên để học sinh tự nối sẽ giúp học sinh hứng thú và kích thích khảnăng vận động của học sinh

3.1.4.1.2 Lật chữ đoán hình

 Mục đích

Giúp học sinh:

- Luyện đọc và nhận dạng được các mặt chữ có chứa trong hình

- Rèn luyện kĩ năng nhanh nhẹn, quan sát

- Phát triển tư duy của trẻ cũng như giúp học sinh có vốn hiểu biết nhất định vềthế giới xung quanh

Trang 19

+ Mỗi đội sẽ lần lượt nhìn chữ viết trên mỗi khung hình rồi trả lời hình ảnhđược dấu sau mỗi chữ cái đó Nếu học sinh nêu tên trùng với bức ảnh phía sauthì đội đó được 10 điểm, nếu đoán nếu đoán sai sẽ nhường quyền cho đội bạn.+ Giáo viên thiết kế mỗi câu hỏi thuộc vào các chủ đề khác nhau như: Độngvật, thực vật, đồ vật….

+ Đội nào có số điểm cao nhất sẽ giành chiến thắng

Ví dụ 1: Chủ đề động vật

 Slide đầu tiên là tên động vật

 Slide thứ 2 sẽ là hình ảnh tương ứng với tên gọi ở slide thứ nhất

Trang 20

Ví dụ 2: Chủ đề đồ vật

 Slide đầu tiên là tên đồ vật: Cái mũ

 Slide thứ 2 sẽ là hình ảnh tương ứng với tên gọi ở slide thứ nhất

Ngày đăng: 24/04/2019, 23:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Văn Bắc – Nguyễn Bá Phu (2016), Tâm lí học giáo dục tiểu học, Trường Đại học Sư Phạm Huế Khác
2. Lê Phương Liên, Tổ chức trò chơi học tập trong dạy học Tiếng Việt 1, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội Khác
3. Lê Phương Nga (chủ biên) – Lê A – Đặng Kim Nga – Đổ Xuân Thảo, NXB Đại học Sư Phạm Khác
4. Sách Tiếng Việt 1- Công nghệ Giáo dục, NXB Giáo dục Việt Nam Khác
5. Sách thiết kế Tiếng Việt 1 – Công nghệ Giáo dục, NXB Giáo dục Việt Nam Tài liệu Internet Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w