1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Rèn đội hình đội hình đội ngũ cho học sinh lớp 1

7 119 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 111,38 KB

Nội dung

- Trong quá trình thực hành luyện tập hay ôn tập giáo viên có thể sử dụng trò chơi để giúp học sinh thực hành tốt hơn, tạo hứng thú khi luyện tập.Trò chơi cần phù hợp với nội dung, yêu c[r]

Trang 1

RÈN ĐỘI HÌNH ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ CHO

HỌC SINH LỚP 1

………………….

Đội hình đội ngũ ở môn Thể Dục hình thành cho học sinh tính nhanh nhẹn, tổ chức, kỹ luật, đoàn kết…góp phần hoàn thiện nhân cách, thể chất cho học sinh tiểu học

Ở giai đoạn lớp 1, học sinh còn rụt rè, tính tổ chức kỹ luật chưa cao, thực hiện các nội dung đội hình đôïi ngũ chưa đạt yêu cầu Do đó giáo viên gặp rất nhiều khó khăn để dạy một tiết dạy thành công

I/ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH.

Khối 1: TSHS: 34 (Một 1: 19 HS, Một 3: 15 HS)

1/ Thuận lợi.

- BGH quan tâm tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất , sân bãi để giảng dạy

- Lớp ít học sinh thuận lợi cho hướng dẫn, quản lý

- Đa số học sinh đã qua mẫu giáo nên đã được hướng dẫn bước đầu

2/ Khó khăn.

- Gia đình một số em còn nghèo nên ít quan tâm về trang phục

- Trình độ học sinh chưa đều trong đó có 4 HS chưa biết tập hợp hàng một số chưa biết quay đúng hướng:

Ngoài ra khi tập hơp hàng thường đưa sai tay, dàn hàng, dồn hàng còn chậm, đứng sai khoảng cách

II/ NỘI DUNG THỰC HIỆN.

Nhận thức được vân đề trên, bản thân đi sâu vào tìm hiểu việc rèn đội hình đội ngũ cho học sinh lớp 1 nhằm để giảng dạy tốt nội dung đội hình đội ngũ lớp 1 nói riêng và đội hình đội ngũ ở Tiểủ học nói chung Đồng thời là nền tảng vững chắc cho xây dựng các phẩm chất tốt đẹp của nhân cách cho học sinh tiểu học

Nội dung đội hình đội ngũ ở lớp 1 bao gồm 8 nội dung cơ bản và được dạy trong 10 bài :Bài 1  Bài 9, Bài 33 Ngoài ra còn được dạy tích hợp trong một số bài khác

1/ Tập hợp hàng dọc

2/ Dóng hàng dọc

3/ Tư thế đứng nghiêm

Trang 2

4/ Tư thế đúng nghỉ.

5/ Quay phải, quay trái

6/ Dàn hàng, dồn hàng

7/ Điểm số từ 1 đến hết theo tổ

8/ Đi thường theo nhịp (1 – 4 hàng dọc)

III/ CHỈ TIÊU.

Từ tình hình trên, bản thân đưa ra các chỉ tiêu phấn đấu cụ thể như sau:

 Đến cuối học kỳ I có 90% HS biết tập hợp hàng nhanh, đứng đúng vị

trí,biết cách dồn dàn hàng, 90-95% HS biết cách đứng nghỉ đứng nghiêm, quay trái, quay phải đúng hướng

 Đến cuối năm hocï có 100% HS thực hiện đúng các nội dung yêu cầu

của Đội hình đội ngũ, trong đó 30% HS quay trái, quay phải đúng động tác

IV/ BIỆN PHÁP.

Từ chỉ tiêu trên, trong quá trình tìm hiểu và giảng dạy bản thân đề ra các biện pháp nhằm đạt các chỉ tiêu đề ra:

1/ Công tác tổ chức lớp.

- Ngay từ đầu năm học kết hợp chặt chẽ cùng giáo viên chủ nhiệm lớp để chọn những cán sự bộ môn, cán sự tổ có năng lực tiếp thu nhanh các nội dung và biết cách hướng dẫn các bạn thực hiện, được các bạn tín nhiệm

- Xây dựng biên chế tổ phù hợp từ 4-5 HS

- Phổ biến rõ nội qui, yêu cầu cơ bản khi thực hành luyện tập

2/Phương pháp giảng dạy.

Khi giảng dạy nội dung Đội hình đội ngũ thực hiện theo các bước sau:

2.1/ Hướng dẫn khẩu lệnh.

- Cho học sinh làm quen khẩu lệnh với tốc độ chậm dưới hình thức bắt chước.Giáo viên hô khẩu lệnh kết hợp với chỉ dẫn bằng lời cho học sinh hô theo

2.2/ Làm mẫu

- Giáo viên hô khẩu lệnh và làm mẫu với tốc độ chậm để học sinh tập theo

Trong quá trình làm mẫu giáo viên cần thực hiện tối thiểu 3 lần/ 1 động tác

 Lần 1: Làm mẫu không giải thích

 Lần 2: Làm mẫu kết hợp với giải thích, minh hoạ phù hợp với nội dung

Trang 3

 Lần 3: Tập hoàn chỉnh với tốc độ phù hợp và học thực hiện theo từ 1 đến 2 lần

Giáo viên có thể làm mẫu hoặc học sinh làm mẫu dưới sự hướng dẫn của giáo viên

VD: Dạy Bài 3- Nội dung: Làm quen với tư thế đứng nghiêm, đứng nghỉ  Khi hướng dẫn nội dung này giáo viên hoặc học sinh làm mẫu:

Giáo viên làm mẫu:

 Lần 1: Hô khẩu lệnh “ Nghỉ “ ;“ Nghiêm “ và làm mẫu động tác đứng nghỉ; đứng nghiêm.

 Lần 2: Giáo viên làm mẫu động tác và phân tích hướng dẫn cụ thể từ thao tác.

Lần 3: Giáo viên làm mẫu với tốc độ vừa phải để học sinh quan sát rõ động tác đứng nghỉ; đứng nghiêm và thực hiện theo.

Học sinh làm mẫu:

 Lần 1: Giáo viên hướng dẫn mẫu bằng lời yêu cầu học sinh làm mẫu động tác đứng nghỉ; đứng nghiêm.

 Lần 2: Giáo viên yêu cầu học sinh mô tả lại đôïng tác đứng nghỉ; đứng nghiêm vừa thực hiện Giáo viên khơi gợi cho học sinh mô tả chính xác động tác và yêu cầu học sinh khác nhắc lại.

 Lần 3: Học sinh làm mẫu, giáo viên điếm nhịp với tốc độ vừa phải để các bạn thực hiện theo.

Trong quá trình làm mẫu động tác mới giáo viên nên lựa chọn các động tác dễ cho học sinh thực hiện, giáo viên gợi mở, giúp đỡ học sinh thực hiện vừa phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh đồng thời phát huy tính tích cực ,chủ động và sáng tạo của học sinh

2.3/ Thực hành luyện tập.

- Giáo viên hô khẩu lệnh để học sinh thực hành Trong quá trình hô khẩu lệnh giáo viên không làm mẫu , không giải thích thêm nhằm tránh sự mất tập trung của học sinh Giáo viên có thể cho cán sự hô khẩu lệnh cho các bạn thực hiện và giúp đỡ các em thực hiện tốt

- Thực hiện tập từ 2 đến 3 lần / 1 động tác, xen kẽ giữa các lần tập giáo viên cho học sinh nhận xét, sửa động tác sai

Trong khi sửa động tác sai, giáo viên nên cho học sinh làm mẫu vừa phát huy tính tích cực ở học sinh vừa phù hợp với lứa tuổi của các em

Trang 4

- Chia tổ, nhóm để học sinh tập luyện tập Khi giao nhiệm vụ cần rõ ràng, cụ thể về nội dung thực hiện, thời gian địa điểm và học sinh phải hiểu rõ nhiệm vụ của tổ, nhóm mình

Trong khi học sinh thực hiện giáo viên quan sát giúp đỡ các tổ,

nhóm,các học sinh yếu hoàn thành nhiệm vụ được giao

- Học sinh báo cáo kết quả tập luyện của tổ, nhóm Khi báo cáo cần nêu rõ kết quả đạt được của tổ, nhóm và từng cá nhân

VD: Dạy Bài 2- Nội dung: Tập hợp hàng dọc, dóng hàng.

Khi thực hành luyện tập giáo viên làm theo các bước sau:

+ Giáo viên hoặc học sinh hô khẩu lệnh cho học sinh tập hợp hàng dọc, dóng hàng từ 2 đến 3 lần Xen kẽ các lần tập hợp hàng dọc, dóng hàng cho học sinh nhận xét, sửa sai.

+ Chia tổ tập hợp hàng dọc, dóng hàng theo khu vực riêng Đổi vi trí người cán sự khi nào tất cả các thành viên củatổ đều thực hiện.

+ Học sinh báo cáo kết quả tập luyện

2.4/ Nhận xét, đánh giá

- Tổ, nhóm thực hiện lại các động tác vừa thực hiện trước lớp Các học sinh còn lại nhận xét kết quả của nhóm Giáo viên nhận xét, tuyên dương các tổ, nhóm thực hiện tốt

Trong khi nhận xét giáo viên cần nhận xét rõ mức độ hoàn thành của từng cá nhân và chỉ rõ các động tác học sinh thực hiện sai từ đó đưa ra hướng khắc phục

3/ Một số biện pháp khác

3.1/ Sử dụng trò chơi

- Trong quá trình thực hành luyện tập hay ôn tập giáo viên có thể sử dụng trò chơi để giúp học sinh thực hành tốt hơn, tạo hứng thú khi luyện

tập.Trò chơi cần phù hợp với nội dung, yêu cầu bài, phù hợp lứa tuổi học sinh

VD: Dạy Bài 4-Nội dung ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng.

Có thể tổ chức trò chơi cho học sinh: Ai nhanh hơn ( Tập hợp hành nhanh) Cách chơi: Học sinh đi theo vòng tròn hát và vỗ tay theo nhịp Khi nào nghe khẩu lệnh tập hợp hàng dọc của giáo viên, các tổ tập hợp hàng dọc theo đúng vị trí Tổ nào tập hợp nhanh, trật tự, đúng là đội chiến thắng.

3.2/ Sử dụng hình thức thi đua

Trang 5

- Trong lúc tập hợp hoặc trình diễn giáo viên tổ chức thi đua giữa các tổ nhằm kích thích tinh thần tập luyện, tạo sự cạnh tranh lành mạnh trong học sinh

VD: Dạy Bài 4 – Nội dung quay trái, quay phải.

Giáo viên cho các tổ thi đua thực hiện động tác quay, quay trái Đội nào có số học sinh thực hiện đúng nhiều hơn sẽ được tuyên dương.

Tóm lại: Đội hình đội ngũ là một nội dung rất quan trọng của chương

trình Thể dục 1, nếu không thực hiện tốt nội dung này giáo viên khó có thể có một tiết dạy thành công Do đó, trong quá trình giảng dạy cần thường xuyên ôn tập, củng cố, tích hợp trong từng tiết dạy và kết hợp với rèn nền nếp, kỹ luật tác phong và tư thế đúng cho học sinh

V/ KẾT QUẢ.

Đến cuối HK I kết quả đạt được như sau:

-34/34 học sinh biết tập hợp hàng dọc,đứng nghỉ, đứng nghiêm đạt 100% -32/34 học sinh thực hiện đúng động tác quay trái, quay phải

Từ kết quả trên bản thân rút ra một số kinh nghiệm sạu:

- Xây dựng tốt nền nếp lớp, cán sự có năng lực

- Vận dụng các phương pháp và thay đổi phù hợp với nội dung, yêu cầu bài, khả năng của học sinh từng lớp Tăng cường trò chơi và thi đua trong tập luyện phù hợp với quan điểm “ Học mà chơi, chơi mà học”

- Nhận xét, đánh giá phù hợp học sinh Khắc phục một số sai thường gặp

ở học sinh

- Gần gũi, quan tâm, động viên học sinh thực hiện tốt các nội dung

Tam Binh, ngày 9 tháng 1 năm 2010

Thành viên khối Người viết

Nguyễn Hoàng Đệ

Ngày đăng: 02/04/2021, 10:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w