Trong quá trình công tác, tôi nhận ra rằng quá trình quản lí còn nhiều bất cập nên tôi mạnh dạn đề xuất đề tài “Quản lý hoạt động viết NCKHSPƯD tại trường Tiểu học và THCS Cam Lập, Ca[r]
Trang 1TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA Lớp bồi dưỡng CBQL trường Mầm non, Phổ thông
tại thành phố Cam Ranh
N m h 2018 – 2019
T n ti n:
QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG VIẾT NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG TẠI TRƯỜNG TH&THCS CAM LẬP, THÀNH PHỐ CAM RANH, TỈNH KHÁNH HÒA
H vi n: ĐỖ THỊ QUỲNH
Đơn vị ông tá : Trường TH&THCS Cam L p,
Tp Cam Ranh – Tỉnh Khánh Hòa
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TP HỒ CHÍ MINH
Cam Ranh, tháng 9/2018
Trang 2DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 3MỤC LỤC
Trang
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
1.1 Lý do pháp lý 1
1.2 Lý do lý luận 1
1.3 Lý do thực tiễn 2
2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC THỰC TẾ VỀ VIỆC QUẢN LÝ NCKHSPƯD Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC VÀ THCS CAM LẬP 2
2.1 Giới thiệu khái quát về trường Tiểu học và THCS Cam Lập 2
2.2 Thực trạng về vấn đề liên quan đến việc quản lý NCKHSPƯD ở trường Tiểu học và THCS Cam Lập 3
2.3 Những điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn về đổi mới / nâng cao chất lượng hoạt động việc quản lý NCKHSPƯD ở trường Tiểu học và THCS Cam Lập 4
2.3.1 Điểm mạnh 4
2.3.2 Điểm yếu 4
2.3.3 Thuận lợi 5
2.3.4 Khó khăn 5
2.4 Kinh nghiệm thực tế/những việc đã làm của đơn vị về việc quản lý NCKHSPƯD ở trường Tiểu học và THCS Cam Lập 5
3 KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG 6
4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1 Kết luận 11
4.2 Kiến nghị 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO 13
Trang 41
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1 Lý do pháp lý
Xuất phát từ các văn bản chỉ đạo của Sở giáo dục và đào tạo (SGD & ĐT) tỉnh Khánh Hòa và Phòng giáo dục và đào tạo (PGD & ĐT) thành phố Cam Ranh về hoạt động khoa học công nghệ, về công tác nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng (NCKHSPƯD) và sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) ở trường Tiểu học và Trung học cơ
sở (THCS) Cam Lập như:
Căn cứ Nghị định số 13/2012/NĐ-CP ngày 02/03/2012 của Chính phủ về việc ban hành Điều lệ sáng kiến và Thông tư số 18/2013/TT-BKHCN ngày 01/8/2013 của
Bộ trưởng Bộ Khoa học về việc hướng dẫn thi hành một số quy định của điều lệ sáng kiến được ban hành theo Nghị định số 13/2012/NĐ-CP ngày 02/3/2012 của Chính phủ nhằm định hướng chung và đẩy mạnh công tác SKKN, NCKHSPƯD vào thực tiễn hoạt động của đơn vị, của ngành
Công văn số 2046/SGDĐT-CTTT ngày 09 tháng 10 năm 2017 của SGD & ĐT tỉnh Khánh Hòa nhằm nâng cao khả năng nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm, ứng dụng tiến bộ khoa học giáo dục cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong hoạt động quản lý và giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục và thực hiện các mục tiêu đổi mới của ngành
Công văn số 940/PGDĐT ngày 02 tháng 10 năm 2017 của PGD & ĐT thành phố Cam Ranh về việc hướng dẫn công tác SKKN và nghiên cứu khoa học ứng dụng năm học 2011 – 2018, hướng dẫn triển khai; quy định đánh giá và xếp loại đề tài; quy định về cách trình bày; phồ biến, ứng dụng kết quả NCKHSPƯD hoặc SKKN
Kế hoạch số 159/KH-TH&THCSCL ngày 26 tháng 10 năm 2017 của trường Tiểu học và THCS Cam Lập
1.2 Lý do lý luận
Qua học tập và nghiên cứu chuyên đề “Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học
sư phạm ứng dụng và SKKN” tôi nhận thấy rằng việc quản lý công tác NCKHSPƯD ở trường Tiểu học và THCS Cam Lập là yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy hoạt động NCKHSPƯD từng bước đi vào nề nếp và trở thành hoạt động thường xuyên của cán
bộ quản lý, giáo viên NCKHSPƯD khi được áp dụng đúng cách trong trường học, sẽ đem đến rất nhiều lợi ích vì:
- Phát triển tư duy của giáo viên một cách hệ thống theo hướng giải quyết vấn
đề mang tính nghề nghiệp để hướng tới sự phát triển của trường học
- Tăng cường năng lực giải quyết vấn đề và đưa ra các quyết định về chuyên môn một cách chính xác
Trang 52
- NCKHSPƯD khuyến khích giáo viên nhìn lại quá trình và tự đánh giá, nó còn
có ý nghĩa quan trọng giúp cho giáo viên, người quản lý nhìn lại quá trình để tự điều chỉnh phương pháp dạy và học, phương pháp giáo dục học sinh cho phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh cụ thể
- Tăng cường khả năng phát triển chuyên môn của giáo viên, nâng cao tinh thần
tự học và sáng tạo của giáo viên
1.3 Lý do thực tiễn
Nhìn chung, trong nhiều năm qua, giáo dục Việt Nam đã có những bước phát triển đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài góp phần đắc lực thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước Mặc dù đã có nhiều cố gắng, tích cực đổi mới nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội trong giai đoạn mới nhưng trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những hạn chế, bất cập Để góp phần khắc phục những hạn chế, thúc đẩy quá trình đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục ở địa phương, mỗi giáo viên, cán
bộ quản lý giáo dục cần tích cực chủ động sáng tạo trong việc tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ Một trong những hoạt động mang lại hiệu quả đó chính là hoạt động NCKHSPƯD
Trong thời gian qua, hoạt động NCKHSPƯD ở trường Tiểu học và THCS Cam Lập còn rất hạn chế Số lượng các đề tài còn ít, chất lượng các đề tài chưa thực tiễn, chưa tương xứng với sự phát triển giáo dục của thành phố Cam Ranh Trong quá trình công tác, tôi nhận ra rằng quá trình quản lí còn nhiều bất cập nên tôi mạnh dạn đề xuất
đề tài “Quản lý hoạt động viết NCKHSPƯD tại trường Tiểu học và THCS Cam Lập, Cam Ranh, Khánh Hòa” nhằm thúc đẩy hoạt động NCKHSPƯD ở nhà trường đạt hiệu quả cao hơn các năm học trước, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường trong tương lai
2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ VIỆC QUẢN LÝ NCKHSPƯD Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC VÀ THCS CAM LẬP
2.1 Giới thiệu khái quát về trường Tiểu học và THCS Cam Lập
Trường Tiểu học và THCS Cam Lập được thành lập theo Quyết định số 896/QĐ-UBND ngày 23/8/2012 của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Cam Ranh
về việc thành lập trường tiểu học và trung học cơ sở Cam Lập, xã Cam Lập, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa
Bậc học Tiểu học biên chế 15 lớp (từ lớp 1 đến lớp 5) với 191 học sinh, số giáo viên giảng dạy là 22 giáo viên (tỉ lệ: 1,46) được chia theo 3 cụm dân cư Trình độ đào tạo trên chuẩn có: 19 giáo viên, dưới 30 tuổi có 12 giáo viên ( tỉ lệ 60% )
Trang 613
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Chuyên đề 10: Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng và sáng kiến kinh nghiệm ở trường phổ thông, trường Cán Bộ Quản Lý Giáo Dục TP Hồ Chí
Minh (2013)
[2] Chuyên đề 8: Lập kế hoạch phát triển trường phổ thông, trường Cán Bộ Quản Lý Giáo Dục TP Hồ Chí Minh (2013)
[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo dự án Việt-Bỉ (2009): Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
[4] Thông tư của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo số 12/2010/TT-BGDĐT, ngày 29 tháng 3 năm 2010 về quy định quản lý đề tài khoa học công nghệ cấp bộ
[5] Công văn của SGD & ĐT tỉnh Khánh Hòa số 2046/SGDĐT-CTTT ngày 09
tháng 10 năm 2017 về việc hướng dẫn công tác SKKN và nghiên cứu khoa học năm học 2017-2018
[6] Công văn của PGD & ĐT thành phố Cam Ranh số 940/PGDĐT ngày 02 tháng 10 năm 2017 về việc hướng dẫn công tác SKKN và nghiên cứu khoa học năm học 2017-2018
Trang 714