Gián án nv7 tuần 17 - 2010

11 298 0
Gián án nv7 tuần 17 - 2010

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tuần : 17 Ngày soạn: 01/12/2010 Tiết PPCT: 65 Ngày dạy: 06 /12/2010 HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM SÀI GÒN TÔI YÊU Minh Hương A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Thấy vẻ đẹp của cảnh sắc, thiên nhiên, con người và tình cảm đậm đà, sâu sắc của tác giả với Sài Gòn. - Nắm được nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả. B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: - Những nét đẹp riêng của thành phố Sài Gòn: thiên nhiên, khí hậu, cảnh quan và phong cách con người. - Nghệ thuật biểu cảm nồng nhiệt, chân thành của tác giả. 2. Kỹ năng: - Đọc – hiểu văn bản tùy bút có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm. - Biểu hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc qua những hiểu biết cụ thể. 3. Thái độ: - Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, yêu thủ đô yêu dấu của đất nước. C.PHƯƠNG PHÁP: - Phát vấn, phân tích, bình giảng , đọc diễn cảm. D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:. 1.Ổn định lớp: Kiểm diện HS 7A1 ………………………………… 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS - Cảm nghĩ của em về văn bản “Mùa xuân của tôi” 3.Bài mới: Nói đến thành phố Sài Gòn là nói đến thành phố Hồ Chí Minh – thành phố mang tên Bác. Là một trong nhữnh thành phố lớn của cả nước. Nơi đây có bến Nhà Rồng mà Bác của chúng ta đã ra đi tìm đường cứu nước. Và nơi đây đã trở thành di tích lịch sử. Có nhiều nhà văn nhà thơ đã viết về thành phố này với một tình cảm rất sâu nặng. Hôm nay chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu một trong những bài tùy bút về thành phố này. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY GIỚI THIỆU CHUNG Cho hs đọc chú thích sgk, đưa bản đồ Việt Nam chỉ trên bản đồ vị trí thành phố Sài Gòn, cũng có thể cho hs xem một số tranh ảnh về cảnh và người ở Sài gòn GV: Em thấy văn bản đề cập tới địa danh Sài Gòn ,theo em nơi đây còn mang tên nào khác ? - Thành phố Hồ Chí Minh .Tên gọi này được xuất hiện từ sau tháng 4-1975 . Hiện nay là một thành phố lớn và có số dân đông nhất trong các tỉnh và thành phố ở nước ta, là trung tâm kinh tế lớn nhất của Việt Nam . GV: Qua tìm hiểu bài ở nhà em thấy văn bản này thuộc thể loại nào ? Được viết theo phương thức biểu đạt nào? GV Chú thích thêm: Tính từ thời điểm thành lập phủ Gia Định (1697) - thời chúa Nguyễn Phúc Chu, và Sài Gòn trở thành thủ phủ chính của xứ Nam Kì đến 1997 là 300 năm Chủ đề mà I. GIỚI THIỆU CHUNG 1. Tác giả: Minh Hương 2. Tác phẩm. - Viết theo phương thức biểu đạt biểu cảm. - Văn bản Sài Gòn tôi yêu là bài tùy bút trích trong tập tùy bút – bút ký “Nhớ Sài Gòn” viết vào cuối tháng 12- 2000. Bài viết đã bộc lộ tình cảm cảm xúc của tác giả về thành phố Sài Gòn (kỷ niệm Sài Gòn 300 tuổi). - Thể loại :Tuỳ bút * Nội dung :Văn bản thể hiện những ấn tượng nhiều m,ặt và tình văn bản lựa chọn trong văn bản là gì ? HS: ghi bảng. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN Gv: Nêu yêu cầu đọc. Đây là bài tùy bút ghi lại những tình cảm cảm xúc của tác giả về Sài Gòn khi đọc các em chú ý đọc thật diễn cảm để thể hiện cảm xúc chân thành và sâu sắc của tác giả. Gv đọc mẫu: gọi học sinh đọc tiếp. Tìm hiểu nghĩa của một số từ khó : GV: Trong văn bản, tác giả cảm nhận về Sài Gòn tên những phương diện nào ? Tác giả đã cảm nhận về Sài Gòn ở nhiều phương diện như thiên nhiên, thời tiết, cuộc sống sinh hoạt và phong cách người Sài Gòn. GV: Vậy bài viết này có thể chia làm mấy đoạn ? Nêu nội dung từng đoạn ? Gv: Sau đây ta sẽ đi tìm hiểu văn bản theo bố cục này. GV: Hãy đọc diễn cảm lại đoạn 1? Nêu nội dung của đoạn văn Mở đầu văn bản tác giả giới thiêu như thế nào về thành phố Sài Gòn - Vẫn trẻ, ba trăm năm còn xuân chán ; cứ trẻ hoài như một cây tơ đương độ nõn nà GV: Ngay phần mở đầu tác giả đã ngợi ca Sài Gòn bằng cách nào? HS: So sánh đối chiếu một cách khéo léo. Đối chiếu so sánh lịch sử của Sài Gòn với lịch sử đất nước. GV: Cảm nhận chung của tác giả đối với Sài Gòn? HS: Tác giả đã nhận xét: Sài Gòn vẫn trẻ, cái đô thị này vẫn còn xuân chán….Sài Gòn vẫn trẻ hoài. GV: Tác giả nhắc lại nhiều lần từ “tôi yêu” nhằm nhấn mạnh điều gì? Qua đây em hiểu gì về tình cảm, thái độ của tác giả với thành phố Gòn ? Gv: Và chúng ta thấy tình yêu Sài Gòn của tác giả còn bộc lộ rõ hơn ở đoạn hai. Tình cảm ấy thể hiện rất phong phú và nồng nàn. Mở đầu đoạn 2 tác giả đã viết “ Tôi yêu Sài Gòn tha thiết như người đàn ông….”. GV: Khi nhắc đến khí hậu thời tiết tác giả đã sử dụng những từ ngữ hình ảnh nào ? Gv: Đây là kiểu thời tiết đặc trưng của kiểu khí hậu thời tết Nam Bộ nói chung và Sài Gòn nói riêng. Đây là kiểu thời tiết ít nơi trên đất nước ta có được. GV: Tác giả nhắc đến những đặc điểm thiên nhiên Sài Gòn cảm yêu mến tha thiết nồng nàn của tác giả về th ành phố Sài Gòn II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1. Đọc và tìm hiểu chú thích - Tông chi, bản địa, hồ hà, chơn thành, thị thiêng, guốc vông trơn, xá, sắc ô . 2. Tìm hiểu văn bản : a. Bố cục: 3 đoạn + Đoạn một: “từ đầu… ngọc ngà này” : ấn tượng chung ,bao quát về Sài Gòn + Đoạn hai: Tiếp đến hơn 5 triệu: cảm nhận vê thiên nhiên con người Sài Gòn. + Đoạn 3: Còn lại. Khẳng định tình yêu của tác giả về vùng đất Sài Gòn. b. Phân tích : b1. Cảm nhận chung về Sài Gòn * Sài Gòn là 1 thành phố trẻ có sức sống mãnh liệt. - Tác giả yêu và tự hào về thành phố của mình đang sống. b2. Cảm nhận về thiên nhiên và con người Sài Gòn. a) Thiên nhiên Sài Gòn. - Sài Gòn là một thành phố rất sôi động có những nét đẹp độc đáo về thời tiết: + Thời tiết trái trứng, trở trời, đang ui ui buồn bỗng trong vắt lại như thủy tinh - Môi trường sống tự nhiên của Sài Gòn đang bị hủy diệt dần. với một thái độ như thế nào?Từ ngữ nào đã thể hiện rõ điều này? GV: Em cảm nhận như thế nào về vùng đất Sài Gòn dưới sự miêu tả và cảm nhận của Minh Hương? Gv: Tình cảm của tác giả đối với Sài Gòn trong mảnh đất này là tình cảm yêu mên tha thiết, tác giả yêu Sài Gòn như máu thịt của mình. Chính vì tình cảm gắn bó này mà tác giả đã cảm nhận được những nét đẹp riêng của thiên nhiên, khí hậu Sài Gòn.Tất cả những thứ này đều trở lên gần gũi với tác giả. Vì vậy tác giả đã đưa một quy luật về quy luật tâm lý con người. Yêu nhau yêu cả đường đi. Ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng”. Và do vậy ,bằng tình cảm chân thành, có ít nhiều thiên lệch , nhà văn đã thể hiện một cách tha tha thiết tình cảm yêu mến, tự hào về mảnh đất, nhịp sống của Sài Gòn Gv: yêu cầu học sinh chú ý vào đoạn “Miền Nam là đất lành….mình đang sống”. Gv: Bên cạnh những nét đặc sắc về thiên nhiên môi trường Sài Gòn thì con người Sài Gòn dưới ngòi bút của mình hiện lên như thế nào? Gv: yêu cầu học sinh đọc thầm từ chỗ “ở trên đất này …. hàng triệu người khác”. GV: ở đoạn này tác giả đã cảm nhận về con người, về đặc điểm cư dân Sài Gòn? Gv: Tác giả đã tưởng như Sài Gòn là quê hương của tất cả mọi người. Nếu như ai đã và đang sống ở Sài Gòn thì đều cảm nhận được một điều Sài Gòn là quê hương của mình, là nơi sinh ra và nuôi dưỡng mình lớn lên. Sài Gòn sẵn sàng đón tất cả mọi người nếu như những người đó có tình yêu đối với Sài Gòn. GV: Phong cách chung của con người Sài Gòn được tác giả cảm nhận như thế nào? Gv: Đó là phong cách của những con người vốn là con cháu của những người đi mở đất sống ở rừng sâu U Minh, rừng đước, rừng chàm, kênh rạch chi chít và nắng gió hoặc của những con người từ bao phương xa lạ vì mưu sinh mà phiêu dạt, bá trụ lại vùng đất địa linh mến khách này. * Và sau lời giới thiệu về phong cách người Sài Gòn tác giả đã miêu tả với chúng ta phong cách tự nhiên của các cô gái Sài Gòn. GV: Vậy phong cách của các cô gái Sài Gòn được tác giả miêu tả như thế nào? - Dáng đi khỏe khoắn, mạnh dạn, yểu điệu thướt tha. - Phong cách e thẹn, ngượng nghịu như vầng trăng mới ló. - Nụ cười tươi tắn thơ ngây. GV: Qua đây em rút ra nhận xét gì về phong cách người Sài Gòn? GV: Viết về hình ảnh những con người Sài Gòn em thấy thái độ của nhà văn như thế nào ? Tác giả phê phán lên án những kẻ vô trách nhiệm với môi trường. b) Đặc điểm cư dân và phong cách con người Sài Gòn. - Người Sài Gòn cởi mở, mến khách, dễ hoà hợp với mọi người - Người Sài Gòn tự nhiên, cởi mở, bộc trực, chân thành, trọng đạo nghĩa, giàu lòng yêu nước, bất khuất dám xả thân vì chính nghĩa. b3. Tác giả khẳng định lại cảm xúc của mình - Tình yêu Sài Gòn của tác giả là một tình yêu say đắm thiết tha, cháy bỏng. - Khẳng định một tình cảm yêu mến bền chặt, đằm thắm không thể nào tả xiết được đối với thành phố Sài Gòn 3. Tổng kết: * Nghệ thuật: - Tạo bố cục văn bản theo mạch cảm xúc về thành phố Sài Gòn. - Sử dụng ngôn ngữ đậm đà màu sắc Nam Bộ. - Lối viết nhiệt tình, có chỗ hóm hỉnh, trẻ trung. * Ý nghĩa văn bản: - Văn bản là lời bày tỏ tình yêu tha * Gọi hs đọc đoạn kết GV Để khảng định lại tình cảm của mình ,cách diễn dạt của tác giả có gì đặc sắc ? Cùng với lời khảng định ,tác giả còn nhắn gửi bạn đọc điều gì ? -Hãy yêu Sài Gòn da diết như tôi GV: Qua đoạn văn ,em cảm nhận được gì về tình cảm của nhà văn đối với Sài Gòn ? GV: Qua bài viết này tác giả muốn gửi gắm điều gì? GV: Qua văn bản ,em cảm nhận được gì về tình cảm của tác giả đối với Sài Gòn. Muốn nhắn gửi tới bạn đọc chúng ta điều gì ? HS rút ra nghệ thuật và ý nghĩa văn bản? HƯỚNG DẪN TỰ HỌC GV gợi ý: Hs viết đoạn văn ngắn về những nét độc đáo riêng biệt ở Đạ Long như: mưa nắng bất thường, thời tiết như một thiếu nữ đỏng đảnh, khó tính, có lúc hiền hòa, êm diệu, có lúc nắng lắm và mưa cũng nhiều… thiết, bền chặt của tác giả đối với thành phố Sài Gòn. III.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Học và nắm vững nội dung văn bản. - Tự tìm hiểu thêm về các đặc điểm thiên nhiên, cuộc sống: kiến trúc, phong cách con người cảu 3 thành phố tiêu biểu cho 3 miền: Sài Gòn, Huế, Hà Nội . - Viết bài văn nghị luận ngắn nêu rõ những nét riêng biệt độc đáo ở quê hương em hoặc ở địa phương mà em từng gắn bó. E. RÚT KINH NGHIỆM: ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ************************************* Tuần : 17 Ngày soạn: 01/12/2010 Tiết PPCT: 66 - 67 Ngày dạy: 09 /12/2010 ÔN TẬP TÁC PHẨM TRỮ TÌNH A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Hệ thống hóa kiến thức những tác phẩm trữ tình dân gian, trung đại, hiện đại ở học kì 1, từ đó hiểu rõ hơn sâu hơn giá trị nội dung, nghệ thuật của chúng. B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: - Khái niệm về tác phẩm trữ tình và thơ trữ tình. - Một số đặc điểm chủ yếu của thơ trữ tình. - Một số thể thơ đã học. - Giá trị nội dung và nghệ thuật của một số tác phẩm trữ tình đã học. 2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng ghi nhớ, hệ thống hóa, tổng hợp, phân tích chứng minh. - Cảm nhận, phân tích tác phẩm trữ tình. 3. Thái độ: - Có cái nhìn đúng đắn, hình thành thái độ yêu mến, cảm phục đối với những tác phẩm trữ tình. C.PHƯƠNG PHÁP: - Phát vấn, phân tích, bình giảng, lập bảng thống kê. D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:. 1.Ổn định lớp: Kiểm diện HS 7A1 ………………………………… 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS 3.Bài mới: GV nêu vai trò của tiết ôn tập và vào bài. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC GV: Trước khi đi vào bài tập hôm nay bạn nào nhắc lại cho cô giáo biết thế nào là văn biểu cảm. - Văn biểu cảm là văn viết ra nhằm để thể hiện tình cảm cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh để khơi gợi sự đồng cảm nơi người đọc. GV: Văn biểu cảm gồm những thể loại nào? - Văn xuôi biểu cảm, thơ trữ tình, ca dao trữ tình. GV: Vậy em hãy kể tên các văn bản trữ tình mà em đã học? - Ca dao trữ tình, Sông núi nước Nam, phò giá về kinh, Bánh trôi nước. GV: Theo em nguồn gốc của hai chữ “trữ tình” được bắt nguồn từ đâu? GV: Hãy cho biết tên tác giả của các tác phấm sau: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh, Phò giá về kinh, Tiếng gà trưa, Cảnh khuya, Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê, Bạn đến chơi nhà, Bài ca nhà tranh bị gió thu phá? - Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh: Lí Bạch. - Phò giá về kinh: Trần Quang Khải. - Tiếng gà trưa: Xuân Quỳnh. - Cảnh khuya: Hồ Chí Minh. - Ngẫu nhiên viết: Hạ Tri Chương. - Bạn đến chơi nhà: Nguyễn Khuyến. - Bài ca nhà tranh bị gió thu phá: Đỗ Phủ. Gọi học sinh lên bảng làm. GV: Qua hai bài tập này em thấy tác phẩm trữ tình được sáng tác ra với mục đích gì? - Các tác phẩm trữ tình được sáng tác với mục đích thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu Tổ quốc, tình yêu thiên nhiên sâu lắng, tinh thần nhân đạo cao cả của các nhà thơ. GV: Qua đây em thấy tác phẩm trữ tình là gì? Quan sát vào bảng thống kê trên bảng em thấy thể loại nào chiếm đa số? - Các tác phẩm thơ chiếm đa số. Gv: Trong thơ trữ tình còn có cả các tác phẩm của tác giả dân gian. Đó chính là ca dao trữ tình và các tác phẩm thơ của các thi nhân. GV: Trong thơ chỉ dùng phương thức biểu đạt là biểu cảm em có đồng ý như vậy không? - Trong thơ phương thức biểu đạt chính là biểu cảm ngoài ra còn dùng phương thức biểu đạt tự sự và miêu tả như ở bài: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá, chứ không phải chỉ có sử dụng phương thức biểu đạt biểu cảm. GV: Em hiểu cụm từ tác giả dân gian là như thế nào? - Tác giả dân gian là tập thể quần chúng nhân dân. GV: Hãy đọc một bài ca dao và nêu nội dung bài ca dao mà em vừa đọc? I.HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC : - Tác phẩm trữ tình là những tác phẩm viết ra nhằm biểu đạt những tình cảm, cảm xúc trong lòng người viết. * Những thể loại cơ bản 1. Thơ trữ tình. a) Ca dao trữ tình + Khái niệm: Ca dao dân ca chỉ các thể loại trữ tình dân gian do tập thể sáng tác và lưu truyền bằng miệng.Ca dao dân ca diễn tả đời sống nội tâm của con người.Ca dao là phần lời thơ, dân ca kết hợp lời thơ và phần nhạc. + Nội dung: - Những câu hát về tình cảm gia đình. - Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước con người. - Những câu hát than thân. - Những câu hát châm biếm. GV: Bài ca dao em vừa đọc thuộc chủ đề nào? GV: Hãy đọc một bài ca dao thuộc chủ đề khác? Vì sao em thích bài ca dao đó? GV: Các em được học những chùm bài ca dao nào? Nêu nội dung của từng chùm bài ca dao đó? - Ca dao nói về tình cảm gia đình. - Ca dao nói về tình yêu quê hương đất nước. - Ca dao than thân trách phận. - Ca dao châm biếm. GV: Vậy các tác giả dân gian muốn bày tỏ tình cảm gì trong ca dao? GV: Em thấy trong ca dao chủ yếu sử dụng thể thơ gì? Tại sao tác giả dân gian lại sử dụng thể thơ lục bát trong ca dao? GV: Trong các bài ca dao đã học em thấy những biện pháp tu từ nào thường được sử dụng? GV: Vì sao những biện pháp nghệ thuật này lại được sử dụng nhiều trong ca dao? GV: Em hiểu gì về các tác giả của các tác phẩm thơ? - Đều là người học rộng tài cao. Gv: Nhà thơ Nguyễn Khuyến từng được mệnh danh là Tam Nguyên yên đổ vì đã ba lần ông đỗ giải nguyên (đầu bảng) hay nhà thơ Hạ Tri Trương ở Trung Quốc ông cũng là người đỗ đạt cao và làm quan cho triều đình 150 năm. Hay các nữ sỹ như: Bà Huyện Thanh Quan mặc dù sống trong xã hội trọng nam khinh nữ nhưng bà đã vươn lên để khẳng định vị trí của mình trong xa hội. Bà đã từng được giao giữ chức: Trung cung giáo tập (dậy học cho các nữ cung trong cung vua). GV: Nhìn vào bảng thống kê trên bảng em thấy nội dung xuyên suốt các tác phẩm là gì? GV: Về hình thức các tác phẩm thơ trữ tình có điểm gì nổi bật? - Sử dụng nhiều thể thơ Đường. GV: Em có nhận xét gì về tình cảm được thể hiện trong các văn bản biểu cảm? - Tình cảm thể hiện trong văn biểu cảm là tình cảm trong sáng, đẹp đẽ và đáng trân trọng. GV: Cách thể hiện tình cảm, cảm xúc của các tác giả có điểm gì khác nhau? - Có bài cảm xúc được bộc lộ trực tiếp. - Có bài cảm xúc được bộc lộ gián tiếp. GV: Những bài tuỳ bút nào đã học được coi là một bản văn - Thể hiện tình cảm nguyện vọng tha thiết chính đáng được lưu truyền trong dân gian. - Ca dao chủ yếu sử dụng thể thơ lục bát. Vì với thể thơ này thì lời thơ trở lên mượt mà, và thường mang âm điệu của các bài hát làm cho người đọc dễ hiểu và dễ nhớ. - Các biện pháp so sánh, ẩn dụ, nhân hóa thường được sử dụng nhiều trong ca dao. - Vì trong ca dao tác giả dân gian thường lấy những sự vật gần gũi với con người để nói lên thân phận của mình hoặc để nói lên tình cảm của mình. b) Thơ của các thi nhân. - Biểu hiện tình cảm cá nhân, có tính chất đại diện cho những tình cảm tiến bộ, giàu chất chữ tình. - - Đó là tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình tình yêu đôi lứa, tình bạn bè. xuôi trữ tình? Vì sao? GV: Hãy nhắc lại cho cô giáo biết thế nào văn bản tuỳ bút? GV: Cách làm một bài văn biểu cảm phải đảm bảo điều kiện gì? - Chúng ta phải hiểu tác phẩm. GV: Hiểu tác phẩm em phải hiểu tác phẩm đó ở những khía cạnh nào? - Tác giả. - Hoàn cảnh sáng tác. - Ngôn ngữ hình ảnh của tác phẩm. - Đặc trưng thể loại. Gv: Đây là những vấn đề cơ bản nhất, vấn đề mấu chốt trong khi làm văn biểu cảm về tác phẩm văn học. Nhớ được các khía cạnh này sẽ giúp em làm tố hơn các bài văn biểu cảm. Tiết 67 LUYỆN TẬP GV: Hãy nêu tên tác giả của những tác phẩm sau - HS nhớ lại và nêu - Giáo viên đưa bảng phụ, phát phiếu học tập giấy A4. Hướng dẫn học sinh dùng nét gạch nối tên tác phẩm với tư tưởng, tình cảm được biểu hiện cho hợp lý. Tiến hành như với câu 2 GV: Hãy tìm những ý kiến mà em cho là không chính xác? GV: Nếu câu i là chưa chính xác thì giải thích như thế nào về trường hợp truyện Kiều của Nguyễn Du? GV: Có ý kiến cho rằng ca dao châm biếm, trào phúng không thuộc thể loại trữ tình? ý kiến của em ntn? 2. Tùy bút. - Mùa xuân của tôi: Thể hiện nỗi nhớ của tác giả về mùa xuân quê hương, mùa xuân Bắc Việt. - Cốm: Một thứ quà của lúa non: Thể hiện cảm xúc của tác giả 1 món ăn truyền thống mang đậm nét văn hoá cổ truyền của Việt Nam. - Sài Gòn tôi yêu: Thể hiện tình cảm yêu mến gắn bó của tác giả với Sài Gòn. - Tùy bút là thể văn xuôi chất trữ tình. II. LUYỆN TẬP: Câu 1: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh – Lí Bạch Phò giá về kinh- Trần Quang Khải Tiếng gà trưa- Xuân Quỳnh Cảnh Khuya – Hồ Chí Minh Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê – Hạ tri Bạn đến chơi nhà - Nguyễn Khuyến Buổi chièu đứng ở phủ Thiên Trường trông ra Bài ca nhà tranh bị gió thu phá - Đỗ Phủ Câu 2: Sắp xếp lại để tên tác phẩm khớp với nội dung tư tưởng, tình cảm đựơc biểu hiện Câu 3: Sắp xếp tên tác phẩm (hoặc đoạn trích) khớp với thể thơ. Câu 4: - Các đáp án: a, e, i, k là những ý kiến không chính xác. - HS tự bộc lộ - HS tự bộc lộ. GV: Ca dao và thơ trữ tình khác nhau ở những điểm cơ bản nào? GV: Hãy điền vào chỗ chấm? GV: Mỗi thủ pháp nghệ thuật em hãy cho 1 VD? - GV có thể lấy vd gợi ý: + “Con cò mày đi ăn đêm . cò con” (nhân hoá) + “Người ta đi cấy . mới yên tấm lòng” (điệp ngữ). - GV chốt lại nội dung cần ghi nhớ và yêu cầu HS đọc. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC GV gợi ý: 1. Thế nào là tác phẩm trữ tình? Kể tên các tác phẩm trữ tình mà em biết? 2. Cách biểu hiện tình cảm trong tác phẩm trữ tình? + Sưu tầm một bài thơ, một bài hát phổ thơ, một bài dân ca mà em thích nhất, thuộc nhất. + Viết bài văn ngắn: Biểu cảm về tác phẩm trữ tình đó. + Chuẩn bị bài Ôn tập phần tiếng Việt. Câu5: Điền vào chỗ … a) Khác với tác phẩm trữ tình của các cá nhân nhà thơ thường được ghi chép lại ngay lúc làm ra, ca dao (trữ tình) trước đây là những bài thơ, câu thơ có tính chất tập thể và truyền miệng. b) Thể thơ được ca dao trữ tình sử dụng nhiều nhất là lục bát. c) Một số thủ pháp nghệ thuật thường gặp trong ca dao trữ tình là so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, điệp từ, điệp ngữ, điệp câu, tiểu đối, cường điệu, nói quá, câu hỏi, tu từ, chơi chữ, các mô típ, … Ghi nhớ: SGK – 182. III.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Viết đoạn văn cảm nhận về một bài, một đoạn, một câu…trong một tác phẩm văn học trữ tình mà em yêu thích nhất. E. RÚT KINH NGHIỆM: ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ************************************* Tuần : 17 Ngày soạn: 01/12/2010 Tiết PPCT: 68 Ngày dạy: 13 /12/2010 ÔN TẬP TIẾNG VIỆT. ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ 1 A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Hệ thống hóa kiến phần Tiếng Việt đã học ở học kì 1. B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: - Hệ thống hóa kiến thức về cấu tạo từ (từ ghép, từ láy). - Từ loại (đại từ, quan hệ từ). - Từ đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa, thành ngữ - Từ Hán Việt. - Các phép tu từ : điệp ngữ, chơi chữ. 2. Kỹ năng: - Giải thích một số yếu tố Hán Việt đã học. - Tìm thành ngữ theo yêu cầu. 3. Thái độ: - Có thức rèn luyện, trau dồi ngôn ngữ một cách toàn diên. C.PHƯƠNG PHÁP: - Phát vấn, phân tích, lấy ví dụ và bài tập. D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:. 1.Ổn định lớp: Kiểm diện HS 7A1 ………………………………… 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS 3.Bài mới: GV nêu vai trò của tiết ôn tập và vào bài. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY Giáo viên cho học sinh vẽ lại sơ đồ (vẽ đến đâu ôn lại kiến thức cụ thể đến đó) GV: Từ phức là gì? GV: Có mấy loại từ phức? Cho VD? GV: Từ ghép có mấy loại? Cho VD? GV: Từ láy có mấy loại? Cho VD? - GV: Trong từ phức các tiếng có quan hệ về ý nghĩa thì gọi là từ ghép, có quan hệ lặp âm thì gọi là từ láy. Giữa từ ghép và từ láy thường có một số từ trung gian. GV: Thế nào là đại từ? Cho VD? GV: Có mấy loại đại từ? Cho VD? GV: Quan hệ từ là gì ? Ví dụ ? I. HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC: 1. Từ phức: * Khái niệm: Là từ gồm 2 tiếng trở lên kết hợp với nhau * Phân loại: Hai loại từ phức: từ ghép; từ láy. VD - từ ghép: Núi đồi, cá rô. - từ láy : Lao xao; đìu hiu. + Có 2 loại từ ghép: - Ghép chính phụ: Cây bưởi, máy khâu. - Ghép đẳng lập: Núi sông, đỏ đen. + Có 2 loại từ láy: - Láy toàn bộ : Xanh xanh, đo đỏ. - Láy bộ phận: Đẹp đẽ, bâng khuâng. 2. Đại từ: * Khái niệm: Là những từ dùng để trỏ người, sự vật, hđ, tc hoặc dùng để hỏi. VD: Tôi, ấy, đâu, nào . * Phân loại: Có hai loại đại từ là đại từ để trỏ, đại từ để hỏi. + Đại từ để chỉ. - Trỏ người, sự vật: Tôi, nó, tớ, … - Trỏ số lượng: Bấy, bấy nhi - Trỏ hoạt động, tính chất, sự việc:Vậy, thế. + Đại từ để hỏi. - Hỏi về người, sự vật: Ai, gì, nào, . - Hỏi về số lượng: bao nhiêu, mấy? - Hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc: Sao, thế nào. + Ngoài chức năng dùng để chỉ và hỏi, đại từ còn có thể đóng các vai trò ngữ pháp như: CN, VN, định ngữ, bổ ngữ, … - VD: + Chúng tôi đi tham quan. CN + Lớp chúng tôi có hai bạn đều tên Lan. ĐN + Dạo này nó vẫn thế. VN + Hoa khen nó không ngớt. BN 3. Quan hệ từ: * Khái niệm: - Là những từ dùng để liên kết các thành phần của cụm từ, các thành phần của câu hoặc câu với GV: Vai trò, tác dụng của quan hệ từ ? - Cho học sinh so sánh quan hệ từ với danh từ, động từ, tính từ.(theo SGK-tr 201.) - Mẫu: Nguyện quyết cứu nguy. (Các yếu tố nào có chứa vần của 4 từ trên là yếu tố Hán Việt. Ngoại lệ: nguyền, chuyền, chuyện là thuần Việt. - Tất cả các tiếng có kết hợp với vần "ết" đều là thuần Việt. (ngoại lệ: "kết"). - Tất cả các tiếng có kết hợp với vần "ưng" đều là thuần Việt. (ngoại lệ: "ưng, ứng, ngưng".) GV: Từ trái nghĩa, từ đồng nghĩa, đồng âm là gì ? GV: Tác dụng của từng loại từ trên ? Ví dụ ? GV: Khái niệm thành ngữ ? Đặc điểm thành ngữ ? GV: Nêu tác dụng của điệp ngữ và chơi chữ?Kể tên các loại điệp ngữ ? Có những lối chơi chữ nào? cho VD GV : Chỉ ra lối chơi chữ được sử dụng trong câu ca dao sau? Cô Xuân đi chợ Hạ, mua cá thu về, chợ hãy còn đông. -> Lối chơi chữ dùng từ đồng âm. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 1. Khắc sâu kiến thức vừa ôn tập. 2. Lưu ý hs cách làm bài tập. 3. Nắm chắc nội dung vừa ôn tập câu trong đoạn văn, đoạn văn với đoạn văn trong bài). Ví dụ: và, với, cùng, như, do, … - Quan hệ từ có số lượng không lớn nhưng tần số sử dụng rất cao. Nó là một trong những từ công cụ quan trọng cho việc diễn đạt. - Nhờ có quan hệ từ mà lời nói, câu văn được diễn đạt chặt chẽ hơn, chính xác hơn, giảm bớt sự hiểu lầm khi giao tiếp. 4. Từ hán Việt: * Giải nghĩa: - Dựa vào ngữ cảnh – từ đồng âm. Ví dụ: + thiên 1: trời (thiên nhiên). + thiên 2: lệch (thiên vị). + thiên 3: nghìn (thiên lý). + thiên 4: dời (thiên đô). - Dựa vào cách dịch nghĩa: Ví dụ: Phụ tử: cha con. * Phân biệt các yếu tố (từ) thuần Việt các với yếu tố (từ) Hán Việt. 5. Từ trái nghĩa, đồng nghĩa, đồng âm: * Khái niệm: * Tác dụng: * VD: 6. Thành ngữ: - Là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Nghĩa có thể trực tiếp từ nghĩa đen hoặc thông qua một số phép chuyển nghĩa như: ẩn dụ, hoán dụ, so sánh . - Giàu tính hình tượng, tính biểu cảm. 7. Điệp ngữ: Cách lặp đi lặp lại từ ngữ hoặc cả một câu để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. * Các dạng điệp ngữ: - Điệp ngữ cách quãng - Điệp ngữ nối tiếp - Điệp ngữ chuyển tiếp (vòng) 8. Chơi chữ: Lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước, .làm cho câu văn hấp dẫn và thú vị. * Các lối chơi chữ: - Dùng từ ngữ đồng âm - Dùng lối nói trại âm - Dùng cách điệp âm - Dùng lối nói lái - Dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa II. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Ôn tập hết kiến thức đã học về phần tiếng Việt - Chọn một trong các văn bản đã học, xác định trong văn bản đó: từ láy, từ ghép, từ Hán Việt, đại từ, quan hệ từ. - Phân tích tác dụng của việc sử dụng từ đồng nghĩa, từ trái [...]...4 Hoàn thành bài tập 6&7 nghĩa, từ đồng âm, thành ngữ trong văn bản cụ thể (SGK- tr194) E RÚT KINH NGHIỆM: ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… . ************************************* Tuần : 17 Ngày soạn: 01/12 /2010 Tiết PPCT: 66 - 67 Ngày dạy: 09 /12 /2010 ÔN TẬP TÁC PHẨM TRỮ TÌNH A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Hệ thống hóa kiến. - Dùng từ ngữ đồng âm - Dùng lối nói trại âm - Dùng cách điệp âm - Dùng lối nói lái - Dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa II. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: -

Ngày đăng: 23/11/2013, 11:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan