1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nguồn gốc của quản trị tri thức

14 345 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 267 KB

Nội dung

dsa

Ebook.VCU – www.ebookvcu.com Mục Lục A. Mở đầu B. Nội dung 1.1 Cơ sở lý luận 1.1.1 Quản trị tri thức 1.1.2 Vai trò chung của quản trị tri thức 1.1.2.1 Tăng cường giao tiếp 1.1.2.2 Khuyến khích hợp tác 1.1.2.3 Nâng cao kỹ năng của người lao động 1.1.2.4 Nâng cao năng suất và ra quyết định hiệu quả hơn 1.1.3 Vai trò của QTTT trong doanh nghiệp 2.1 Cơ sở thực tiễn 2.1.1 Thực trạng môi trường kinh doanh hiện nay 2.1.2 Tại sao doanh nghiệp phải QTTT 2.1.3 Các biểu hiện của QTTT trong doanh nghiệp 2.1.4.Vai trò của quản trị tri thức trong môi trường kinh doanh hiện nay 2.1.4.1 Tạo vị thế cạnh tranh mới cho doanh nghiệp 2.1.4.2 Là điều kiện thúc đẩy sự sang tạo sản phẩm mới 2.1.4.3 Tăng tốc độ quay vòng của vốn , rút ngắn chu trình chu kỳ sống của sản phẩm, tiết kiệm thời gian: 2.1.4.4 Giúp cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm 2.1.4.5 Giảm tối thiểu chi phí cho doanh nghiệp 2.1.4.6 Làm tăng doanh thu và lợi nhuận C. Kết luận Ebook.VCU – www.ebookvcu.com A.Mở đầu Như chúng ta đã biết thì quản trị tri thức ngày càng có ý nghĩa to lớn đối với mỗi doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Trên thế giới, đã từ lâu, tri thứcquảntri thức được đặt ở vị trí hàng đầu trong quản lý doanh nghiệp. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng tri thứcnguồn lực chiến lược quan trọng nhất (Grant, 1996), và là một yếu tố mang tính chất quyết định đối với hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp (Nelson & Winter, 1982). Trong quá trình hội nhập và xây dựng một nền kinh tế tri thức ở nước ta, các doanh nghiệp cần phải chú trọng đến công tác xây dựng, tích luỹ, và quảntri thức. Tuy nhiên, cũng cần phải nhận thấy rằng tri thức có nhiều loại, và không phải loại tri thức nào cũng đóng vai trò như nhau đối với doanh nghiệp. Các công trình nghiên cứu đã cho thấy rằng chỉ có một số loại tri thức nhất định mới có thể tạo ra năng lực cạnh tranh, phổ biến là phân theo tri thức cá nhân hoặc tri thức nhóm, tri thức tư hoặc tri thức công, tri thức ẩn hoặc tri thức hiện, tri thức kết cấu hoặc tri thức thành phần, và tri thức tường thuật, tri thức thủ tục, hoặc sự uyên thâm.Nhận thức được vấn đề này , nhóm chúng tôi đã lựa chọn đề tài :’’vai trò của QTTT trong môi trường kinh doanh hiện nay’’ Ebook.VCU – www.ebookvcu.com B.Nội dung 1.1 Cơ sở lý luận 1.1.1 . QTTT 1.1.1.1 Nguồn gốc của QTTT  Năm 1978, Honda muốn tạo một mẫu thiết kế xe hơi mới do các xe Civic và Accord đã quá quen thuộc. Công việc được giao trách nhiệm cho một nhóm kỹ sư trẻ (trung bình 27 tuổi). Lãnh đạo chỉ ra hai lệnh: (1) Một sản phẩm với thiết kế cơ bản khác trước (2) Xe không đắt cũng không rẻ. Khẩu hiệu mới thách thức “Cách mạng ô tô - Automobile revolution” và câu hỏi cho cả nhóm thảo luận: “Nếu xe hơi là một thực thể sống, nó sẽ phải tiến hóa thế nào?  Ý tưởng của nhóm: Xu hướng “cách mạng” là xe hơi phải vượt qua những quan hệ người – xe truyền thống, xe phải ngắn và cao hơn, hình cầu sẽ cho nhiều chỗ bên trong hơn và tiết kiệm năng lượng hơn. Cuối cùng sản phẩm là “tall boy” car. Theo quan điểm quản trị tri thức thì từ một ý tưởng về một mẫu thiết kế xe hơi(tri thức ẩn) thông qua việc chia sẻ, thu nhận, chọn lọc, đánh giá và đổi mới tri thức, những kỹ sư của Honda đã cho ra đời một mẫu xe mới (tri thức hiện).  Tại Tâm Việt Group năm 2007, một phó tổng giám đốc bỏ ra ngoài lập công ty riêng cạnh tranh trực tiếp với chính công ty cũ. Nhờ áp dụng quản trị tri thức với các thói quen chia sẻ, thu nhận, lưu giữ, đánh giá và đổi mới tri thức, Tâm Việt đã không bị ảnh hưởng khi một người ở vị trí rất cao ra đi. Tất các các tri thức đều được mọi thành viên chia sẻ và lưu trữ như: các bài giảng, mối quan hệ khách hàng, các dự án dở dang .  Tại Công ty Tuấn Thành, một trưởng phòng bán hàng đã rời bỏ công ty và mang theo tất cả các mối quan hệ khách hàng cũng như các bí quyết xây dựng quan hệ với khách hàng. Sự ra đi này đã gây cho công ty thiệt hại hàng chục tỷ đồng vì mất đi những dự án tiềm năng và các dự án đang trong quá trình đàm phán.  Qua 3 ví dụ thực tế trên, chúng ta có thể thấy được một xu hướng mới của quản trị tri thức và tầm quan trọng của nó. Thế giới đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển kinh tế xã hội. Những năm 50 của thế kỷ 19, nền kinh tế phát triển chủ yếu dựa trên sản xuất nông nghiệp. Hoạt động sản xuất phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên. Thế kỷ 20, nền kinh tế chuyển sang sản xuất công nghiệp lấy việc khai thác tài nguyên thiên Ebook.VCU – www.ebookvcu.com nhiên, sản xuất, chế biến, phân phối, sử dụng sản phẩm vật chất làm nền tảng. Các lý thuyết quản trị dựa trên cơ sở lý thuyết quản trị con người.  Từ những năm 90 của thế kỷ 20, các nền kinh tế phát triển bắt đầu có sự dịch chuyển sang nền kinh tế tri thức. Trong nền kinh tế tri thức, việc sáng tạo, truyền tải, lưu trữ, phát triển và sử dụng tri thức chi phối toàn bộ các hoạt động kinh tế, khoa học và công nghệ là lực lượng sản xuất trực tiếp. Lý thuyết về quản trị con người dần dần được thay thế bằng lý thuyết quản trị tri thức. Việc thực hành quản trị tri thức được thực hiện sẽ giúp cho các doanh nghiệp (DN) và nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. 1.1.1.2 Khái niệm QTTT  Theo Wikipedia thì Quảntri thức (tiếng Anh: Knowledge management- KM) là thuật ngữ gắn liền với những thông tin được tập hợp, xử lý, lưu trữ, chia sẻ và sử dụng ở hình thức cao hơn là tri thức.Quản lý tri thức trong một tổ chức là tập hợp các quá trình sáng tạo, tập hợp, lưu trữ, duy trì, phổ biến/chia sẻ tri thức.  “Quản lý tri thức là tạo ra tri thức, và việc này được nối tiếp với việc thể hiện kiến thức, truyền bá và sử dụng kiến thức, và sự duy trì (lưu giữ, bảo tồn) và cải biến kiến thức” (De Jarnett, 1996).  “Quản lý tri thức là quá trình của việc quản lý một cách cẩn trọng tri thức để đáp ứng các nhu cầu hiện hữu, để nhận ra và khai thác những tài sản tri thức hiện có và có thể đạt được và để phát triển những cơ hội mới” (Quintas et al, 1997)  “Quản lý tri thức là họat động mà họat động này quan tâm tới chiến lược và chiến thuật để quản lý những tài sản trọng tâm là con người (human center assets)” (Brooking, 1997). “Quản lý tri thức là quá trình có hệ thống của việc nhận dạng, thu nhận và chuyển tải những thông tin và tri thức mà con người có thể sử dụng để sáng tạo, cạnh tranh, và hoàn thiện” (Trung tâm Năng suất và Chất lượng Hoa Kỳ). Ngoài ra còn có một số những định nghĩa sau về QTTT • Quản trị tri thức là tạo ra tri thức, và việc này được nối tiếp với việc thể hiện kiến thức, truyền bá và sử dụng kiến thức, và sự duy trì (lưu giữ, bảo tồn) và cải biên kiến thức Ebook.VCU – www.ebookvcu.com • Quản trị tri thức là quá trình của việc quản lý một cách cẩn trọng tri thức để đáp ứng các nhu cầu hiện hữu, để nhận ra và khai thác những tài sản tri thức hiện có và có thể đạt được và để phát triển những cơ hội mới • Quản trị tri thức là hoạt động mà hoạt động này quan tâm tới chiến lược và chiến thuật để quản lý những tài sản mà trọng tâm là con người (human center assets). • Quản trị tri thức là quá trình hệ thống của việc nhận dạng, thu nhận và chuyển tải những thông tin và tri thức mà con người có thể sử dụng để sáng tạo, cạnh tranh và hoàn thiện Trên cơ sở tổng kết các định nghĩa khác nhau về quản trị tri thức, McAdam và McGreedy (1999) đã chỉ ra rằng chúng thể hiện một miền rộng lớn từ những quan điểm có tính cơ giới (coi tri thức là tài sản) tới quan điểm thiên về định hướng xã hội (tri thức được tạo ra trong tổ chức thông qua những quan hệ xã hội). Các định nghĩa về quản trị tri thức thể hiện nổi bật các đặc tính sau: • Quản trị tri thức là một lĩnh vực có liên quan chặt chẽ với lý luận và thực tiễn, và là một lĩnh vực mang tính đa ngành đa lĩnh vực. • Quản trị tri thức không phải là công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin chỉ là yếu tố hỗ trợ, nhưng lại đóng vai trò rất quan trọng trong việc quản trị tri thức. • Quản trị tri thức lấy yêu tố con người làm trọng tâm. 1.1.2.Vai trò chung của QTTT 1.1.2.1.Tăng cường giao tiếp QTTT tăng cường giao tiếp giữa các cá nhân ,trong hoặc giữa các quá trình,giữa các chức năng ,giữa các bộ phận :chính nhờ tri thức mà mọi người có thế diễn đạt những ý tưởng cho nhau nghe ,hiểu nhau hơn và có được hiệu quả giao tiếp tốt 1.1.2.2.Khuyến khích hợp tác giữa các cá nhân ,các quy trình ,các chức năng và các bộ phận 1.1.2.3 .Nâng cao kỹ năng của người lao động :tri thức giúp người lao động có thêm hiểu biết về công việc cũng như ngành nghề của mình .thực thi tốt các nhiệm vụ được giao ,thành thạo các quy trình ,các chức năng ở cấp độ tổ chức 1.1.2.4.Nâng cao năng suất QTTT là việc làm chủ được những tri thức đa dạng từ đội ngũ nhân viên ,đối tác ,khách hàng và từ các nguồn khác .Thông qua việc khai thác các nguồn đó và biến chúng thành những giá trị vật chất cho tổ chức từ đó giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động 1.1.2.5.Ra quyết định hiệu quả hơn Ebook.VCU – www.ebookvcu.com QTTT biến những tri thức tiềm ẩn của mỗi cá nhân thành tri thức của mỗi tổ chức.Đưa tiềm năng và trí tuệ của tổ chức đến với mỗi cá nhân ,những người hàng ngày phải đưa ra quyết định trong công việc của mình và đóng vai trò quyết định sự thành công của tổ chức.QTTT giúp họ đưa ra những quyết định chính xác và hiệu quả hơn Ví dụ : The Delphi Group Study  Nghiên cứu KM ở đối với 500 chuyên gia có kinh nghiêm và quan tâm đến công nghệ điện tử hóa các văn bản  43% cho rằng KM “là cơ hội để tạo gia các giá trị gia tăng đối với thông tin của tổ chức."  37% cho rằng KM “là hình thức thực hiện chiến lược mới nhằm duy trì khả năng cạnh tranh." Ernst & Young: Executive Perspectives on Knowledge in the Organization  Điều tra 431 DN của Mỹ và Châu Âu "Executive Perspectives on Knowledge in the Organization."  87% cho rằng KM là yếu tố sống còn của khả năng cạnh tranh.  44% cho rằng DN kém trong việc chuyển giao/ chia sẻ tri thức. Những hạn chế chính là: các nhà quản lý cấp cao không nhận ra được sự quan trọng của KM (32%), thiếu sự chia se và hiểu biết về chiến lược hay mô hình kinh doanh của DN (30%)  Theo nghiên cứu của Cranfield  Lợi thế cạnh tranh (1)  Tăng lợi nhuận (2 hoặc 3)  Tăng doanh thu (3)  Gợi ý là nếu doanh nghiệp tham gia vào ngách thị trường tăng trưởng cao cần phải tận dụng triệt để tri thức 1.1.3 Vai trò của QTTT trong doanh nghiệp Quản trị tri thức giúp DN: * Luôn luôn đổi mới, tạo ra các ý tưởng mới và khai thác tiềm năng tư duy của tổ chức. * Thu nhận các kinh nghiệm và biến chúng thành những tri thức hiện có thể sử dụng được cho người khác khi cần thiết. * Tạo điều kiện dễ dàng tìm kiếm và sử dụng lại những bí quyết, chuyên môn sâu khi được lưu giữ trong những mẫu hiện hữu hoặc trong tâm trí mọi người. * Thúc đẩy hợp tác, chia sẻ tri thức, học tập suốt đời và tiến bộ liên tục. * Nâng cao chất lượng ra quyết định và chất lượng các hoạt động trí tuệ. Ebook.VCU – www.ebookvcu.com * Thấu hiểu giá trị và sự đóng góp của tài sản trí tuệ vào sự tăng trưởng, hiệu quả tổ chức và sức mạnh phát huy động. Mục đích cuối cùng của quản trị tri thức không phải tạo ra hệ thống công nghệ thông tin hiện đại. Công nghệ thông tin chỉ là một công cụ quan trọng của quản trị tri thức. Kết quả cuối cùng mà quản trị tri thức tạo ra là hình thành nên một tổ chức không ngừng học tập, trong đó có những cá nhân hợp tác chặt chẽ với nhau, không ngừng học hỏi và chia sẻ tri thức nhằm tạo ra một tổ chức trường tồn hay nói cách khác là nâng cao chỉ số thông minh của tổ chức (SI) trong điều kiện môi trường kinh doanh biến động liên tục như ngày nay. Có nhiều quan điểm và nhiều mô hình khác nhau để quản trị tri thức. Tuy nhiên, mục tiêu cuối cùng của quá trình quản trị tri thức nhắm đến là: sáng tạo, chia sẻ, lưu giữ, phát triển và sử dụng tối ưu nguồn tri thức trong tổ chức/ DN. Khi tri thức được chia sẻ thì đồng thời với nó là xảy ra các quá trình trao đổi, thu nhận, lưu giữ, đánh giá, đổi mới. Sẽ có người thu nhận, sẽ xảy ra quá trình lưu giữ, và chọn lọc. Khi sử dụng tri thức đó chính là lúc tri thức được đổi mới và cập nhật. Thiếu một trong các thành tố trên thì việc quản trị tri thức đều hiệu quả. 2.1 Cơ sở thực tiễn 2.1.1. Thực trạng môi trường kinh doanh hiên nay Thế giới đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển kinh tế xã hội. Những năm 50 của thế kỷ 19, nền kinh tế phát triển chủ yếu dựa trên sản xuất nông nghiệp. Hoạt động sản xuất phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên. Thế kỷ 20, nền kinh tế chuyển sang sản xuất công nghiệp lấy việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, sản xuất, chế biến, phân phối, sử dụng sản phẩm vật chất làm nền tảng. Các lý thuyết quản trị dựa trên cơ sở lý thuyết quản trị con người. Từ những năm 90 của thế kỷ 20, các nền kinh tế phát triển bắt đầu có sự dịch chuyển sang nền kinh tế tri thức. Trong nền kinh tế tri thức, việc sáng tạo, truyền tải, lưu trữ, phát triển và sử dụng tri thức chi phối toàn bộ các hoạt động kinh tế, khoa học và công nghệ là lực lượng sản xuất trực tiếp. Lý thuyết về quản trị con người dần dần được thay thế bằng lý thuyết quản trị tri thức. Việc thực hành quản trị tri thức được thực hiện sẽ giúp cho các doanh nghiệp và nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. • Môi trường kinh doanh năm 2009 theo phân tích và dự báo do Báo ĐDDN và Viện Kinh tế Việt Nam phối hợp tổ chức đã diễn ra tại Hà Nội. Các nhà chính sách, các chuyên gia kinh tế đã đưa ra dự báo về xu thế chính của kinh tế quốc tế năm 2009 và khả năng tác động đến DN Việt Nam; Dự báo tình Ebook.VCU – www.ebookvcu.com hình kinh tế trong nước năm 2009 và cảnh báo đối với DN Việt Nam và Một số vấn đề thể chế và kiến nghị từ góc độ DN. • Tới dự có ông Hà Văn Hiền - Chủ nhiệm UBKT Quốc hội, ông Vũ Đức Huy - Uỷ viên TW Đảng, Bí thứ Đảng uỷ khối doanh nghiệp TW, ông Hoàng Thế Liên - Thứ trưởng Bộ Tư pháp, ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI, ông Phạm Gia Túc - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký VCCI và nhiều đại biểu của các Bộ, ban ngành, các Hiệp hội doanh nghiệp và doanh nghiệp. • Theo PGS. TSKH Võ Đại Lược - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính trị thế giới: Hầu hết các tổ chức dự báo trên thế giới đều dự đoán sai diễn biến kinh tế toàn cầu. Cho đến thời điểm hiện nay, chưa có tổ chức nào có thể đưa ra một cái nhìn toàn diện và chính xác nhất về quy mô, cũng như ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu này. Có ba vấn đề mà các chuyên gia đưa ra trước tình hình kinh tế thế giới bất ổn hiện nay: Chúng ta phải làm thế nào để tận dụng được cơ hội từ cuộc khủng hoảng này? Cần xác định cái gì có lợi nhất để đầu tư hiện nay; và có thể tận dụng cơ hội này để thu hút nhân tài giá rẻ. Tiếp đến, PGS TS Trần Đình Thiên - Quyền Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam có những nhận định khá sát về bối cảnh kinh tế Việt Nam nói riêng và kinh tế toàn cầu nói chung trong tình hình hiện nay. Ông cho biết, nền kinh tế nước ta có độ mở cửa rất cao. Sự cộng hưởng tác động của hai nhóm yếu tố trong và ngoài nước nêu chắc chắn sẽ tạo ra một môi trường kinh doanh nhiều rủi ro và gây hiệu ứng tiêu cực mạnh đến nền kinh tế nước ta. Các chuyên gia dự đoán, phải đến năm 2009 mới tác động sâu sắc đến thị trường VN. Tuy nhiên, trong những năm tới, sẽ có khả năng 'đảo chiều', từ xu hướng lạm phát cao sang thiểu phát. Do đó, cần chú ý đến vấn đề về vốn, về đào tạo lao động, việc làm, về cơ sở hạ tầng, về cải cách hành chính, về đất đai… Về phía Quốc hội cần chuyên nghiệp, và sửa đổi nhiều điều luật và tăng cường giám sát, chất vấn của UBTVQH về công tác điều hành Chính phủ. Về phía Chính phủ, các chuyên gia cũng đề ra 2 phương án rạch ròi, để Chính phủ tập trung nhiệm vụ quản lý Nhà nước vĩ mô. PGS. TS Võ Đại Lược - Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam khẳng định, các DN cần phải có một chiến lược tích cực hơn – phải thích ứng với “bão”, nếu dừng lại để chờ sẽ có nhiều nguy hiểm. Nhiều ý kiến đã được đưa ra hiến kế nhằm cải thiện môi trường kinh doanh Ebook.VCU – www.ebookvcu.com tại Việt Nam, trong đó đặc biệt là các phân tích và dự báo của những nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia kinh tế hàng đầu về Môi trường kinh doanh năm 2009. Tuy thời lượng có hạn, các nhà chính sách, các chuyên gia kinh tế cũng đã phần nào đưa ra dự báo về các tác động của môi trường kinh doanh trong nước và quốc tế; Giải pháp ứng phó của nhà nước và DN; Điều kiện hiện thực hóa các giải pháp đó - Hy vọng đây sẽ là những định • Tuy nhiên môi trường kinh doanh nước ta được đánh giá tăng so với trước kia, Singapore đứng đầu thế giới về mức độ thuận lợi trong kinh doanh; các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Ðộ cải cách nhanh; Ðông Âu vượt qua Ðông Á về mức độ thuận lợi trong kinh doanh; cải cách tại châu Phi không đồng đều. Một trong những cải cách môi trường kinh doanh phổ biến nhất là tạo điều kiện thành lập doanh nghiệp. Theo báo cáo, môi trường kinh doanh của nước ta tăng ba bậc, xếp thứ 91 trên tổng số 178 nước tham gia xếp hạng theo 11 tiêu chí; trong đó, các chỉ số về mức độ thuận lợi trong môi trường kinh doanh, vay vốn, bảo vệ nhà đầu tư và thực thi hợp đồng đều tăng bậc. Chi phí đăng ký tài sản ở nước ta ở mức thấp nhất khu vực và thế giới, việc tuyển dụng lao động trong các doanh nghiệp ngày càng dễ dàng và linh hoạt hơn. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số trở ngại về thủ tục thành lập doanh nghiệp và nộp thuế, chi phí sa thải lao động vẫn ở mức cao. Các chuyên gia IFC khuyến cáo, nếu tiếp tục cải cách trong ba lĩnh vực là thành lập doanh nghiệp, cấp phép và vay vốn tín dụng, xếp hạng về môi trường kinh doanh của Việt Nam có thể tăng 30 bậc trong thời gian tới. • Trong tình hình kinh tế hiện nay Việt Nam cần phải cải thiện môi trường kinh doanh để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động thuận lợi hơn, nhanh chóng đưa nền kinh tế nước ta đi lên. • 2.1.2.Tại sao doanh nghiệp cần phải QTTT Doanh nghiệp cần phải QTTT vì những lý do sau đây:  Môi trường kinh doanh luôn thay đổi :nền kinh tế luôn biến động vì thế kéo theo sự biến đổi của môi trường kinh doanh  Các doanh ngiệp thì ngày càng cạnh tranh gay gắt và sức ép cạnh tranh thì ngày càng lớn  Chu kỳ sống của sản phẩm bị rút ngắn hơn bao giờ hết ,tốc độ đổi mới sản phẩm đến chóng mặt  Trong nhiều ngành công nghiệp ,dịch vụ thời gian chỉ tính bằng giây,bằng phút  Khách hàng có vô số lựa chọn và dễ dàng tìm kiếm các nhà cung ứng khác nhau chỉ trong một khoảnh khắc Ebook.VCU – www.ebookvcu.com  Doanh nghiệp rơi vào tình trạng khủng hoảng khi cán bộ chủ chốt về marketing,tài chính rời bỏ doanh nghiệp (doanh thu của một công ty có thể sụt giảm khi giám đốc khách hàng rời bỏ doanh nghiệp ,phải mất 6 tháng sau công ty mới tạm ổn định )  Rất nhiều bí quyết công nghệ bị mất đi khi cán bộ kĩ thuật lành nghề ra đi ,phải mất nhiều thời gian để tìm kiếm thông tin về khách hàng mà ta đã có quan hệ từ lâu  ‘’Tốt hơn , nhanh hơn ,rẻ hơn ‘’là mục tiêu của bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển trong thị trường cạnh tranh hiên nay  Để phục vụ khách hàng tốt hơn và hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả ,công ty phải giảm thời gian quay vòng vốn 2.1.3.Biểu hiện của QTTTtrong doanh nghiệp Tập hợp và phân loại tri thức - Các nhà quản lý không có một hệ thống chuẩn để thu giữ các kinh nghiệm tốt nhất - Cấp dưới không đánh giá được những bí quyết thành công hay các kỹ thuật để làm việc với các khách hàng quan trọng Thúc đẩy KM - Các nhà quản lý phàn nàn về công việc quá nhiều khiến họ không thể đào tạo cho các thành viên của nhóm - Các nhà quản lý không quan tâm đến những nhà quản lý khác làm thế nào, họ coi nhiệm vụ của mình là quan trong nhất - Người lao động học các kỹ năng, kinh nghiệm một cách thụ động . Chiến lược KM - Khi những người nắm giữ kinh nghiệm, bí quyết, công nghệ rời công ty họ sẽ mang chúng sang làm việc cho công ty khác - Những người lao động không sẵn sàng học hỏi các kỹ năng và kinh nghiệm mới - Người lao động mất một thời gian dài để có được kỹ năng mới và mất một thời gian khó khăn để duy trì 2.1.4.Vai trò của QTTT trong môi trường kinh doanh hiện nay 2.1.4.1 Tạo lợi thế cạnh tranh: . công, tri thức ẩn hoặc tri thức hiện, tri thức kết cấu hoặc tri thức thành phần, và tri thức tường thuật, tri thức thủ tục, hoặc sự uyên thâm.Nhận thức được. loại tri thức nhất định mới có thể tạo ra năng lực cạnh tranh, phổ biến là phân theo tri thức cá nhân hoặc tri thức nhóm, tri thức tư hoặc tri thức công, tri

Ngày đăng: 20/11/2013, 15:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w