1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ke hoach kinh doanh tam tre cao cap tại 123doc vn

10 523 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 1,49 MB

Nội dung

hoho

Kinh hoàng công nghệ sản xuất tăm VIP bẩn – hiểm họa mới cho người tiêu dùng! Có một điều ít ai ngờ đến là với những vật dụng nhỏ nhưng không thể thiếu sau bữa ăn hằng ngày như cái tăm lại có lắm chuyện để bàn! Bởi chúng là một trong những tác nhân gây mất an toàn đối với sức khỏe người tiêu dùng, vì vậy hiện nay nó là nỗi lo lắng của nhiều người dân khi trên thị trường ngày càng xuất hiện hàng loạt các loại tăm không rõ nguồn gốc xuất xứ nhưng lại có nhãn mác thương hiệu rất “kêu” mang tên tăm VIP. Chẳng biết từ bao giờ, cái tên tăm VIP đã len lỏi vào cuộc sống hiện đại, thay thế cho những cái tăm đơn sơ giản dị của ông cha ngày xưa chỉ đơn thuần chẻ ra để dùng mà không nhuốm màu lợi nhuận như tăm VIP bây giờ. Thậm chí, người ta còn coi nó là thứ tiện dụng, một sản phẩm của xã hội công nghệ hiện đại. Và từ đó, tăm VIP ngập tràn trong các nhà hàng sang trọng tới những quán ăn bình dân ở mọi nơi mà người tiêu dùng đâu biết rằng những sản phẩm tăm VIP ấy có “công nghệ” sản xuất vô cùng bẩn! Liên tiếp trong thời gian gần đây, phóng viên chúng tôi có dịp trực tiếp khảo sát, mục sở thị một số cơ sở tư nhân sản xuất tăm tre nhỏ lẻ thì mới giật mình kinh hoàng trước công nghệ sản xuất tăm mà khoác ngoài vẻ hào nhoáng của nó là một thương hiệu rất bóng bẩy. Tăm VIP đã một thời được quảng cáo rầm rộ với những ngôn từ hoa mỹ như: không hóa chất, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, sản xuất hoàn toàn thủ công… Thế nhưng có tận mắt chứng kiến chúng ta mới “giật mình tỉnh giấc” khi có những lần không để ý mà vô tình chính bản thân cũng dùng phải những chiếc tăm như thế này. Với nguồn vốn đầu tư không lớn chỉ từ 2 đến 3 triệu đã có thể sản xuất tăm để bán bao gồm những công cụ quá thô sơ, chỉ cần một con dao để chẻ, kìm dùng để rút, một miếng sắt khoan lỗ nhỏ đóng xuống bàn gỗ gọi là khuôn tăm, dao cầu để cắt ngắn và bình phun nước hoặc bình phun sơn đựng dầu quế để phụt vào những cây tăm cho có mùi “hương quế”, tất cả chỉ làm hoàn toàn bằng thủ công vô hình chung đã “tiếp tay” cho việc sản xuất ra nguồn tăm tràn lan không đảm bảo chất lượng trên thị trường là không khó. Đến nay, chỉ tính riêng các tỉnh miền núi phía bắc nơi có nguồn nguyên liệu tre nứa dồi dào như Sơn La, Hà Giang, Tuyên Quang,Thái Nguyên, đã có hàng trăm cơ sở lớn nhỏ, đến các gia đình ở nông thôn có thể tự “sản xuất” ra những cây tăm mang các loại thương hiệu . Điều đáng nói là quy trình sản xuất tăm của những cơ sở này làm cho người ta kinh hãi bởi độ mất vệ sinh của nó, để kiếm doanh thu từ những cây tăm nhỏ bé này người ta không từ bất kỳ một công đoạn bẩn nào. Trực tiếp quan sát các công đoạn tại một xưởng sản xuất tăm VIP chúng tôi nhận thấy nguyên liệu làm tăm tre được lấy từ nhiều nguồn khác nhau có nơi dùng cây giang, có nơi dùng cây tre vầu, có nơi dùng cây tre phấn để sản xuất ra sản phẩm. Sở dĩ tăm trắng và có mùi thơm là do được tẩy bằng hóa chất, xấy bằng lưu huỳnh và phụt hương liệu Quế . Từ nguyên liệu thô người ta dùng dao chẻ thành nan nhỏ sau đó cho nan tre xuyên qua khuôn bằng sắt có lỗ tròn rồi dùng kìm rút thành sợi, sau đó bó tròn và để xuống sàn nhà; người công nhân với nguyên đôi dép của mình dùng hết lực sát thật mạnh vào bó tăm với hàng trăm sợi tăm nhỏ cho nhẵn. Trong khi đó dưới sàn nhà là hàng ngàn lớp bụi bẩn lẫn cả đất với nhiều vết giày dép của hàng chục người đi lại. Sát nơi chế biến tăm là chuồng lợn, chuồng gà cực kỳ ô nhiễm, người công nhân cũng vừa đi lại từ khu gia súc này vào và tiếp tục dùng dép để chà sát lên tăm cho nhẵn, ai đảm bảo được rằng các loại vi trùng và vi khuẩn nhất là khuẩn tả, dịch cúm gia cầm .vi trùng lao lây lan một cách nhanh chóng không lường hết được hậu quả! Điều hãi hùng hơn ở đây là sau khi “dùng dép” sát tăm cho nhẵn người ta không tẩy trùng mà đưa vào cắt ngắn để đóng gói luôn. Theo quan sát, công đoạn đóng gói của xưởng tăm rất thô sơ, vô cùng mất vệ sinh: toàn bộ tăm được đổ ra sàn nhà, trong một không gian ánh sáng lờ mờ, ẩm thấp và hỗn tạp nhiều vật dụng khác, người công nhân không có găng tay hay quần áo bảo hộ lao động, thậm chí có công nhân vừa ăn uống vừa đóng gói; họ dùng tay không nhặt khoảng 30 – 40 que tăm nhét vào túi nilon, sau đó lần lượt đóng lại, nhét nhãn mác vào. Nếu đóng vào hộp nhựa mica thì họ dùng nhựa clo để dán xung quanh viền hộp tăm dính cho chắc. Như vậy là đã có 1 gói hoặc hộp tăm hoàn hảo trong mắt người tiêu dùng. Theo các chuyên gia hóa học,dùng hóa chất để tẩy tăm,và làm chất dán xung quanh viền hộp nhựa đóng tăm là nhựa clo là loại hóa chất dùng trong công nghiệp, gây độc hại cho người sử dụng. Loại hóa chất này bám rất sâu trong điều kiện khô, nhưng khi gặp nước thì thẩm thấu nhanh. Chính vì thế, tăm tre không đảm bảo an toàn cho sức khỏe càng trở nên nguy hiểm khi người sử dụng thường cầm và trực tiếp đưa vào miệng. Nước bọt trong miệng sẽ giúp hóa chất tẩy rửa, tẩm ướp tan nhanh và thẩm thấu nhanh vào cơ thể, không chỉ xảy ra các bệnh về răng miệng mà nguy hiểm hơn còn là mầm họa của các bệnh nặng khác. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo khách hàng cần chú ý không mua hoặc sử dụng tăm tre bán không ghi rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng. Chỉ sử dụng tăm tre của những cơ sở đã được chứng nhận đảm bảo vệ sinh an toàn. Điều đáng nói nữa làm chúng tôi thắc mắc khi nhận thấy 1 cơ sở mà đóng tới 6 loại nhãn mác thương hiệu, tìm hiểu ra mới biết các cơ sở sản xuất tăm ở Hà Nội và các tỉnh lân cận không sản xuất mà chỉ gửi nhãn mác lên những cơ sở khu vực miền núi phía bắc này, họ nhập tăm tại đây đóng vào thành tăm bán ra thị trường. Những nhãn mác được vận chuyển về đây đóng gói, cái thì ghi đã đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, cái thì không. Như vậy vỏ một đằng, ruột một nẻo, qua tay những “nhà sản xuất không chân chính” chúng được “chắp vá” để thành một sản phẩm tăm tre với hình thức hoàn chỉnh còn chất lượng bên trong thì vô cùng bất cập không ai có thể kiểm soát nổi. Những lô tăm nào chưa đóng gói được xếp thành từng đống chất cao tại nhà xưởng mà không hề được bảo quản, thậm chí dưới sàn nhà nơi chứa tăm còn xuất hiện cả phân gián, chuột… điều đó chứng tỏ đây cũng là nơi trú ngụ hàng đêm của những sinh vật này, ai đảm bảo được rằng những mầm bệnh sẽ không lây lan trực tiếp vào hàng ngàn cây tăm?. Hãi hùng hơn, khi tăm VIP bày bán tràn lan ngoài thị trường, chỉ một thời gian ngắn người tiêu dùng kêu ca tăm bẩn mốc. Đại lý lập tức trả về thì tại một số cơ sở sản xuất tăm VIP đã “sửa” lại cho đẹp bằng cách cho công nhân tại xưởng dùng tay sát mạnh cho ra bụi mốc, sau đó lại dùng lưu huỳnh xông cho chuyển sang màu trắng và tiếp tục đóng gói dán nhãn mác tăm VIP để quay đầu bán ra thị trường. Thực tế đến nay, chưa một hãng tăm VIP nào được đăng ký công nhận chất lượng sản phẩm, và những loại tăm được sản xuất với công nghệ nói trên đang được hàng triệu người sử dụng. Thiết nghĩ các cơ quan chức năng không nên bỏ ngỏ mà cần siết chặt công tác quản lý về công đoạn sản xuất cũng như kiểm soát số lượng tăm VIP trôi nổi trên thị trường một cách mạnh mẽ. Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nguồn nguyên liệu tre nứa dồi dào, đó cũng là thế mạnh để chúng ta phát triển ngành thủ công mỹ nghệ và các hàng tiêu dùng để xuất khẩu mang lại nguồn ngoại tệ cho đất nước. Tuy nhiên lợi thế này của chúng ta bị cản trở khi nguồn nguyên liệu bị khai thác bừa bãi, công nghệ sản xuất tăm của một số bộ phận doanh nghiệp “ăn theo” đang làm ảnh hưởng trầm trọng tới tương lai của tăm tre Việt Nam. Chúng ta quá dễ dãi, chủ quan cho những cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ làm ăn theo kiểu chộp giật vì nguồn lợi trước mắt, dùng mọi thủ đoạn sản xuất để kiếm tiền về túi mình rồi bỏ mặc trách nhiệm với người tiêu dùng. Có thể nói hiện nay, từ nhận thức đến việc nâng lên thành chính sách còn một khoảng cách quá xa. Cũng đã có nhiều doanh nghiệp sản xuất tăm tre có tên tuổi uy tín lên tiếng về vấn đề này nhưng đến nay, trong hệ thống các văn bản pháp lý của Việt Nam chưa có quy định nào về việc cấm hay hạn chế sử dụng tăm trong đời sống. Các địa phương cũng chưa tổ chức được việc quản lý nguồn nguyên liệu tre và chất lượng sản phẩm trên thị trường các tỉnh nên phó mặc cho những cơ sở thủ công với công nghệ lạc hậu, không hợp vệ sinh lộng hành, làm ảnh hưởng lớn tới thương hiệu và uy tín của những doanh nghiệp sản xuất tăm tre chân chính. “Tăm VIP bẩn” là cách mà các chuyên gia kiểm định chất lượng đang nói về sự lộng hành của các loại tăm không rõ nguồn gốc xuất xứ hiện nay. Những nhà sản xuất họ biết là độc hại nhưng vẫn vô tư làm bởi giá trị của lợi nhuận là trên hết. Các chuyên gia hóa học cho biết: Khi tẩm hương liệu để tăm tre có mùi thơm, nếu làm không đúng quy trình sẽ gây độc cho con người, tùy từng loại hương liệu mà tác hại khác nhau. Ngoài ra, khi ngâm tre, nứa . sẽ gây ô nhiễm hữu cơ khu vực nước ngầm, gây mùi hôi thối và ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe của con người. Việc ngâm tẩm tăm tre rồi đổ ra môi trường bên ngoài mà không có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn sẽ làm tiêu diệt hệ sinh thái, thủy sinh. Đây là mối hiểm họa vô cùng lớn với toàn xã hội! Phóng sự trên một lần nữa là hồi chuông cảnh tỉnh đối với các cơ quan chức năng có trách nhiệm bảo vệ quyền và có nghĩa vụ đối với người tiêu dùng, đặc biệt mỗi người dân hãy trở thành những người tiêu dùng thông thái, đánh giá nhận biết đâu là sản phẩm chất lượng thực sự để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân và gia đình.

Ngày đăng: 18/11/2013, 02:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w