ĐỀ BÀI: MÁY IN VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT SỐ MÁY IN THÔNG DỤNG HIỆN NAY Bài gồm các phần sau: 1. Giới thiệu về máy in và tìm hiểu đôi nét về “ông tổ nghề in” Johannes Gutenbergh 2. Máy in kim và nguyên lý hoạt động của nó. 3. Máy in laser và nguyên lý hoạt động của nó. 4. Máy in phun và nguyên lý hoạt động của nó. 5. Máy in nhiệt và nguyên lý hoạt động của nó. 6. Máy in màu sắc thăng hoa và nguyên lý hoạt động của nó. Ngày nay, máy in trở thành 1 công cụ rất đắc lực, 1 phần không thể thiếu bên cạnh chiếc máy tính của chúng ta. Với 1 chiếc máy in, chúng ta có thể in ra được những trang tài liệu, hình ảnh nhanh chóng và đẹp mắt với những màu sắc trung thực, rõ nét. Từ các máy in trắng đen ban đầu với 1 vài kiểu chữ đơn giản như đĩa chữ, xích chữ, trống chữ… đến nay máy in đã có nhiều tiến bộ đáng kể. Nhưng cũng rất ít ai biết rằng, máy in ngày nay là sự kế thừa từ những kỹ thuật in giản đơn, nhưng đóng 1 vai trò vô cùng quan trọng để ta thấy được sự phát triển của máy in như ngày nay. Vào thế kỷ 8 - 9, nghề ấn loát với sự trợ giúp của những bản khắc chữ bằng gỗ đã phổ biến ở Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Đến thế kỷ 14, nghề in mới bắt đầu xuất hiện ở Châu Âu. Đến năm 1436, với sự ra đời của kỹ thuật in bằng chữ kim loại có thể dịch chuyền được đã giúp cho việc in ấn trở nên đơn giản hơn. Cha đẻ của phát minh này là Johannes Gutenbergh, 1 nhà ấn loát người Đức - người được mệnh danh là “ông tổ của nghề in”. Johannes Gutenberg (1390-1468) sinh trưởng tại Mainz – một trong những thị trấn lớn nhất ở Đức. Cha ông là một thương gia giàu có nên ngay từ nhỏ ông đã được cho học hành đàng hoàng. Ông học tiếng La tinh từ thời niên thiếu nên những kiến thức học được thời đó đã hỗ trợ cho ông rất nhiều trong việc phát minh ra loại máy in sau này. Cha ông còn là một nghệ nhân kim hoàn nên đã truyền nghề cho ông rất tận tâm. Ông còn có cơ hội đến sống ở Strasbourg để nâng cao tay nghề trong ngành khắc chữ trên đồ trang sức nên ý tưởng chế tạo ra loại máy in cũng ấp ủ từ đây. Thời đó hầu hết những quyển sách đều được viết bằng tay nên rất khó đọc. Để tạo ra được 1 quyển sách là rất công phu, vất vả, dẫn đến kết quả là giá thành 1 cuốn sách rất đắt đỏ. Tuy cũng có những loại sách được in bằng phương pháp khắc chữ (tương tự như chữ Braille dành cho người khiếm thị) nhưng thường rất đắt, chỉ có những người giàu có mới có khả năng mua được. Cũng xin nói thêm rằng, chữ Braille có tới 46 mẫu tự thay vì 24.
HỌ & TÊN: Nguyễn Xuân Phát STT: 29 Nguyễn Trần Ngọc Thiện STT: 37 LỚP: TF1 ĐỀ BÀI: MÁY IN VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT SỐ MÁY IN THÔNG DỤNG HIỆN NAY Bài gồm các phần sau: 1. Giới thiệu về máy in và tìm hiểu đôi nét về “ông tổ nghề in” Johannes Gutenbergh 2. Máy in kim và nguyên lý hoạt động của nó. 3. Máy in laser và nguyên lý hoạt động của nó. 4. Máy in phun và nguyên lý hoạt động của nó. 5. Máy in nhiệt và nguyên lý hoạt động của nó. 6. Máy in màu sắc thăng hoa và nguyên lý hoạt động của nó. Ngày nay, máy in trở thành 1 công cụ rất đắc lực, 1 phần không thể thiếu bên cạnh chiếc máy tính của chúng ta. Với 1 chiếc máy in, chúng ta có thể in ra được những trang tài liệu, hình ảnh nhanh chóng và đẹp mắt với những màu sắc trung thực, rõ nét. Từ các máy in trắng đen ban đầu với 1 vài kiểu chữ đơn giản như đĩa chữ, xích chữ, trống chữ… đến nay máy in đã có nhiều tiến bộ đáng kể. Nhưng cũng rất ít ai biết rằng, máy in ngày nay là sự kế thừa từ những kỹ thuật in giản đơn, nhưng đóng 1 vai trò vô cùng quan trọng để ta thấy được sự phát triển của máy in như ngày nay. Vào thế kỷ 8 - 9, nghề ấn loát với sự trợ giúp của những bản khắc chữ bằng gỗ đã phổ biến ở Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Đến thế kỷ 14, nghề in mới bắt đầu xuất hiện ở Châu Âu. Đến năm 1436, với sự ra đời của kỹ thuật in bằng chữ kim loại có thể dịch chuyền được đã giúp cho việc in ấn trở nên đơn giản hơn. Cha đẻ của phát minh này là Johannes Gutenbergh, 1 nhà ấn loát người Đức - người được mệnh danh là “ông tổ của nghề in”. Johannes Gutenberg (1390-1468) sinh trưởng tại Mainz – một trong những thị trấn lớn nhất ở Đức. Cha ông là một thương gia giàu có nên ngay từ nhỏ ông đã được cho học hành đàng hoàng. Ông học tiếng La tinh từ thời niên thiếu nên những kiến thức học được thời đó đã hỗ trợ cho ông rất nhiều trong việc phát minh ra loại máy in sau này. Cha ông còn là một nghệ nhân kim hoàn nên đã truyền nghề cho ông rất tận tâm. Ông còn có cơ hội đến sống ở Strasbourg để nâng cao tay nghề trong ngành khắc chữ trên đồ trang sức nên ý tưởng chế tạo ra loại máy in cũng ấp ủ từ đây. Thời đó hầu hết những quyển sách đều được viết bằng tay nên rất khó đọc. Để tạo ra được 1 quyển sách là rất công phu, vất vả, dẫn đến kết quả là giá thành 1 cuốn sách rất đắt đỏ. Tuy cũng có những loại sách được in bằng phương pháp khắc chữ (tương tự như chữ Braille dành cho người khiếm thị) nhưng thường rất đắt, chỉ có những người giàu có mới có khả năng mua được. Cũng xin nói thêm rằng, chữ Braille có tới 46 mẫu tự thay vì 24. Chữ Braille Cách dùng chữ Braille: 1) Nhóm 1 chỉ dùng những chấm (hột nổi để rờ thấy) ở thứ tự 1, 2, 5, 6 2) Chấm số 3 lập thành nhóm 2 3) Chấm số 3 và 6 lập thành nhóm 3 4) Chấm số 6 lập thành nhóm 4 5) Trong khi mẫu tự thường gồm nhiều loại chữ, chữ thường, chữ hoa, chữ in, chữ viết tay vân vân, thì chữ Braille chỉ có một hình thức duy nhất: a) Chữ đầu câu hay tên riêng thì thêm đằng trước dấu hiệu đặc biệt "chữ hoa" (4.6.) b) Những chữ số 1, 2, 3, 4 0 đều giống như những chữ a, b, c ., nhưng đằng trước phải thêm dấu zero (3.4.5.6.) Ngày đó, Gutenberg rất thích thú đọc những quyển sách in mà ba mẹ anh cùng những người bạn giàu có của họ có được. Và anh thường cảm thấy tiếc cho những người nghèo khó không đủ tiền để mua những cuốn sách được in ấn như vậy. Và cuối cùng ông tự nhủ sẽ quyết tâm chế tạo ra một loại máy in giúp việc in ấn trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn với chi phí thấp hơn, để ai ai cũng có thể tiếp cận được tri thức qua sách vở. Nghĩ là làm, ông bắt tay vào việc thực hiện ý tưởng của mình. Ông hợp tác với người thợ bạc Andreas Dritzehn để thực hiện những kinh nghiệm đầu tiên về ngành in. Tuy nhiên mọi việc không suôn sẻ như ông vẫn tưởng. Một cách kiên trì, ông thử nghiệm hết phương pháp in này đến thuật in khác nhưng đều thất bại. Và cuối cùng ông không còn tiền để theo đuổi ước mơ của mình. Không đầu hàng, ông kêu gọi sự giúp đỡ từ những người bạn. Lúc này ông gặp được một người bạn tên là Fust vốn là một thợ rèn rất giàu có đã đồng ý trợ giúp tiền cho ông. Thế nhưng lần này lại không thành công và người bạn không còn đủ kiên nhẫn đã khởi tố ông ra toà vì tội lừa đảo. Toà xử Fust thắng và thế là sau vụ kiện năm 1455, toàn bộ phân xưởng cùng những trang thiết bị, máy móc hổ trợ cho cuộc thí nghiệm của ông đều rơi vào tay Fust. Ông phải bỏ xưởng, về in ở Mayence và cải tiến phát minh của ông. Không nản lòng, Gutenberg vẫn tiếp tục vay tiền từ những người bạn thâm giao khác để sắm dụng cụ nhằm thực hiện tiếp những cuộc thí nghiệm mới. Và lần này quả không phụ công ông, ông cũng đã lần tìm ra được kỹ xảo in mới. Lúc đầu ông tạo chữ in bằng loại gỗ cứng. Tuy nhiên loại chữ in bằng gỗ không tạo ra nét chữ sắc nét và riêng biệt nên ông bắt đầu dùng kỹ thuật làm sao cho mỗi chữ cái được giữ trên một miếng kim loại nhỏ tí xíu có thể di chuyển được. Lần đúc đầu tiên của ông cho ra được 270 chữ cái khác nhau. Bằng phương pháp này, Gutenberg là người đi tiên phong trong việc in sách Kinh Thánh bằng tiếng La tinh. Bộ Thánh Kinh gồm hai tập, mỗi tập dày 300 trang với 42 dòng mỗi trang. Đây được xem là bộ sách đầu tiên được in bằng kiểu chữ kim loại có thể dịch chuyển được với những nét chữ rất đẹp và sắc nét. Tin về những quyển sách do Gutenberg in được ở Mainz đã lan rộng khắp Châu Âu và trong suốt thế kỷ 15 loại máy in do Gutenberg sáng chế được dùng phổ biến ở khắp những 1440: loại máy in kim ra đời. 1462: nghề ấn loát du nhập vào Châu Âu. 1476: máy in lần đầu tiên hiện diện ở Westminster, Anh. 1518: Loại chữ La mã bắt đầu thay thế kiểu chữ Gôtic thành phố lớn thuộc Châu lục này. Và cho đến bây giờ, hầu hết những loại máy in hiện đại được sử dụng ngày nay đều bắt nguồn từ phát minh của Gutenberg. Nhờ công sáng chế ra loại máy in bằng chữ in kim loại có thể dịch chuyển nên ông đã được mọi người gọi là “ ông tổ của nghề in”. Các phát minh của ông vô cùng quan trọng. Khi phương pháp in hiện đại của ông ra đời tạo nên sự nhảy vọt về phát triển thông tin ở Châu Âu, góp phần làm cho khu vực này phát triển nhanh hơn về khoa học kỹ thuật. Ðược Âu châu công nhận là người sáng chế ra ngành in bằng chữ di động. Để tưởng nhớ ông, người ta đã cho đặt tượng của ông tại hai thành phố lớn của Đức là Dresden và Mainz. Trong máy tính, máy in là một thiết bị ngoại vi trong đó sản xuất một bản sao cứng (văn bản có thể đọc được thường xuyên hoặc đồ họa) của các tài liệu được lưu trữ dưới dạng điện tử, thường là trên các phương tiện vật chất như in ấn giấy hoặc trong suốt. Nhiều máy in chủ yếu được sử dụng như thiết bị ngoại vi địa phương, và được kèm theo một dây cáp máy in hay, trong hầu hết các máy in mới, một cáp USB với một máy tính phục vụ như là một nguồn tài liệu. Một số máy in, thường được gọi là máy in mạng, đã được xây dựng trong giao diện mạng, thường không dây và / hoặc Ethernet dựa, và có thể phục vụ như một thiết bị sao chép cho người dùng trên mạng. Máy in cá nhân thường được thiết kế để hỗ trợ cả hai địa phương và mạng người sử dụng kết nối đồng thời. Ngoài ra, một vài máy in hiện đại có thể trực tiếp giao diện để truyền thông điện tử như thẻ nhớ, hoặc đến các thiết bị chụp ảnh như máy ảnh kỹ thuật số, máy quét, một số máy in được kết hợp với một máy quét và / hoặc máy fax trong một đơn vị duy nhất, và có thể hoạt động như máy photocopy. Máy in nói chung là các thiết bị chậm (30 trang / phút được xem là nhanh, và nhiều máy in của người tiêu dùng không tốn kém là đến nay chậm hơn so với điều đó), và các chi phí trên mỗi trang thực sự là tương đối cao. Tất cả máy in đều có cùng 1 loại tác vụ: tạo 1 mẫu các điểm lên giấy. Văn bản và hình ảnh đều được tạo ra từ các điểm, các điểm càng nhỏ bản in càng đẹp. Có 1 sơ đồ chung cho việc xác định nơi tạo các điểm lên giấy, đó là Bitmap và Outline. Các phông Bitmap xác định các kích thước và tỉ trọng định nghĩa trước. Các phông Outline có thể được chia theo tỉ lệ và biểu diễn các thuộc tính đặc biệt như đậm, gạch dưới. Mỗi loại phông đều có ưu, nhược điểm tùy theo kiểu hình ảnh xuất ra. Các hình ảnh của Bitmap nói chung là giới hạn đối với các văn bản và là cách nhanh để tạo 1 trang in sử dụng 1 vài kiểu phông. Nếu thêm hình ảnh đồ họa vào văn bản Bitmap thì chương trình phần mềm phải gửi đến máy in các lệnh mà máy in hiểu được. Các phông Outline được sử dụng như 1 ngôn ngữ mô tả trang, văn bản cũng như hình ảnh. Văn bản và hình ảnh được biếm đổi thành 1 chuỗi các lệnh mà ngôn ngữ tả trang của máy in dùng để xác định nơi mỗi điểm được đặt trên 1 trang. Nói chung ngôn ngữ mô tả trang tạo 1 bản in chậm nhưng linh hoạt và kết quả in ra hấp dẫn hơn. Các phông Bitmap: là các kiểu chữ với kích thước và thuộc tính xác định, chẳng hạn như in đậm hay in nghiêng. Bitmap là 1 bản ghi 1 mẫu các điểm cần để tạo 1 kí tự xác định với 1 kích thước và thuộc tính cho trước. Khi ra lệnh in – hoặc từ hệ điều hành hoặc từ trình ứng dụng – đến máy in bằng việc dùng các phông Bitmap, đầu tiên máy PC sẽ chỉ cho máy in biết phải sử dụng bảng nào trong số các bảng Bitmap chứa trong bộ nhớ. Rồi sau đó đối với mỗi ký tự, mỗi dấu chấm câu hoặc phím di chuyển như TAB hoặc ENTER mà chương trình muốn máy in tạo ra, thì PC sẽ gửi 1 mà ASCII. Mã ASCII chứa các số hệ thập lục phân tương ứng với bản các Bitmap. Máy in dùng bản đồ Bitmap đó để quyết định xem cần gửi các lệnh gì đến các bộ phận khác của nó để tạo lại mẫu Bitmap trên giấy. Hết kí tự này đến ký tự khác sẽ được gửi đến máy in. Các phông Outline: chứa các mô phỏng toán học của mỗi ký tự và mỗi dấu chấm câu của 1 kiểu chữ. Một số máy in có 1 ngôn ngữ mô tả trang, phổ biến nhất là Adobe Postscript hay Hewlett-Packard đặt ở phần dẻo của máy (firmware – 1 chương trình đặt trong 1chip vi mạch). Nói thêm về Postscript: Ngôn ngữ Postscript do 2 chuyên gia Chuck Geschke và John Warnock sáng tạo nhằm điều khiển máy in thể hiện những gì có trên trình ứng dụng của máy tính. Hai ông cũng là những người sáng lập nên hãng Adobe rất nổi tiếng trong ngành đồ họa hiện nay. PostScript là một ngôn ngữ mô tả trang, là một giao thức được sử dụng để giao tiếp giữa các trình ứng dụng như QuarkXpress hoặc Corel Draw, Adobe InDesign… với các thiết bị xuất như máy in laser, máy ghi film hoặc máy ghi bản. PostScript là một ngôn ngữ máy tính, là một ngôn ngữ lập trình cấp độ cao, nghĩa là nó có cấu trúc ngữ pháp và vốn từ chuyên biệt để tạo ra bảng danh sách mã lệnh thông báo cho hệ thống máy tính những gì cần làm. Cũng như các ngôn ngữ máy tính khác, chỉ cần có một sự sai lệch nhỏ trong quy ước xác định của ngôn ngữ cũng đủ để tạo ra lỗi và hệ thống máy tính sẽ không thực hiện được bất cứ thao tác nào tiếp theo. Vậy nếu một chương trình ứng dụng như Corel Draw không biên dịch đúng nội dung của bản thiết kế bằng Corel sang ngôn ngữ PS thì khi xuất phim hay ghi kẽm sẽ xuất hiện các lỗi sai hỏng về màu, hình ảnh, font chữ… PostScript là một chương trình biên dịch độc lập với thiết bị, nghĩa là một trang tài liệu PostScript có thể được in trên mọi máy in PostScript hoặc máy ghi film, ghi bản mà vẫn đạt được chất lượng và độ phân giải tối đa. Trình biên dịch này sẽ chuyển các dữ liệu sang mã thiết bị đặc biệt và điều khiển thiết bị xuất để tạo các hình ảnh đồ họa đã được mô tả trong trang. Nó sẽ xử lý từng phần tử một, xử lý xong phần tử này sẽ xử lý phần tử kế tiếp. Đối với các máy in không được xây dựng sẵn 1 ngôn ngữ mô tả trang, thì chương trình phần mềm của máy tính có thể dịch các lệnh in thành những lệnh mà máy in cần để thực hiện công việc. Khi phát lệnh in, chương trình sẽ gửi đến máy in 1 chuỗi các lệnh và ngôn ngữ mô tả trang sẽ thông dịch chúng thành 1 tập các giải thuật hay công thức toán học. Thay vì gửi lệnh riêng lẻ cho mỗi ký tự trong 1 văn bản, thì ngôn ngữ mô tả trang sẽ gửi các lệnh đến bộ phận in để tạo ra toàn bộ trang. Máy in thông dụng ngày nay có các loại như sau: *Máy in kim (còn gọi là máy in ma trận điểm Dot-Matrix Printer) dùng nguyên tắc gõ các đầu kim lên giấy để tạo hình ảnh. Máy in kim được thiết kế để làm việc với kiểu bản đồ bit (bitmap) điều khiển bảng mã ASCII gửi đến từ máy tính. Chiếc máy đầu tiên ra đời năm 1957, sử dụng ma trận đầu kim 5 x 7 để chấm qua băng mực làm hiện mực lên trang giấy cần in. Ngày nay máy in kim vẫn rất cần thiết vì giá thành rẻ và hiệu quả trong việc in nhiều liên, mà dù máy in laser rất được ưa chuộng, nhưng cũng không thể in được nhiều liên như máy in kim. Máy in kim được dùng trong các cửa hàng, siêu thị để in hóa đơn như một thiết bị nhỏ gọn với chi phí cho các bản in thấp. Nguyên lý hoạt động: 1. Máy tính gửi đến máy in 1 chuỗi các mã ASCII dạng hexa. 2. Mã ASCII được cất vào 1 buffer (bộ đệm), đây là bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên của máy in (RAM). Vì thao tác in các ký tự của máy in chậm hơn nhiều so với việc máy tính và chương trình phần mềm gửi các ký tự ra máy in, nên buffer được dùng để giải phóng máy tính cho các công việc khác trong khi máy in đang in. Bộ đệm nội của 1 máy in kim thường có dung lượng 7 – 8 KB. Khi buffer đầy, máy in sẽ gửi 1 mã điều khiển XOFF để yêu cầu máy tính tạm dừng việc gửi dữ liệu. Khi buffer có khoảng trống thì máy in sẽ gửi cho máy tính 1 mã XON để máy tính tiếp tục truyền dữ liệu cho nó. 3. Trong các mã mà máy tính gửi cho máy in có các lệnh yêu cầu máy in dùng 1 bản đồ bit của 1 phông chữ xác định. Bản đồ báo cho máy in biết khuôn mẫu các điểm dùng để tạo ra các ký tự có mã ASCII chỉ định. 4. Bộ xử lý của máy in gửi tín hiệu kích hoạt các kim trong đầu in và điều khiển sự di chuyển của đầu in. 5. Các tín hiệu điện tử từ bộ xử lý được khuyếch đại rồi truyền đến 1 mạch xác định trong số những mạch dẫn đến đần in. Đầu in thường có 9 hoặc 24 kim. Đuôi của mỗi kim được lồng vào 1 cuộn solenoid hay nam châm điện. Dòng điện từ bộ xử lý sẽ kích hoạt cuộn solenoid và tạo ra 1 từ trường đẩy lại từ trường ở đuôi kim làm cho kim di chuyển ra phía trước và đập lên giấy. 6. Kim di chuyển đập lên 1 băng mực và sẽ làm dính mực lên tờ giấy nằm ở phía bên kia của băng mực. Sau đó lò xo sẽ kéo kim về vị trí cũ. Đầu in tiếp tục kích hoạt những liên kết khác của các kim khi nó di chuyển ngang qua trang giấy, do đó tất cả các ký tự được tạo theo các điểm dọc xuống. Có 1 số máy in cải tiến chất lượng in hoặc tạo mặt chữ đậm nhờ việc di chuyển đầu in qua cùng 1 dòng 2 lần để bù vào lần đầu tiên còn mỏng. Máy in laser: trái tim của máy in là động cơ in – đây là bộ phận dùng để in bột mực đen lên trang giấy – và có nguồn gốc từ máy photocopy. Để có được chất lượng in cao, máy in phải điều khiển 5 hoạt động khác nhau cùng 1 lúc: thông dịch các tín hiệu từ máy tính; dịch các tín hiệu đó thành các lệnh, những lệnh này điều khiển việc kích hoạt và di chuyển tia laser; điều khiển việc di chuyển của giấy; làm cho giấy nhạy với ánh sáng để nhận bột in tĩnh điện màu đen và đốt chảy bột đã dính lên giấy. Máy in laser chẳng những in nhanh hơn mà còn sắc nét và chi tiết hơn máy in kim hay máy in phun. Máy in laser đầu tiên giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1984 bởi hãng Hewlett-Packard (theo công nghệ được phát triển bởi hãng Cannon - theo PC Guide) Ngày nay để có một văn bản, ta dễ dàng soạn thảo bằng máy tính: gõ lên bàn phím câu chữ hiện lên ở màn hình, tha hồ sửa chữa nếu thấy có lỗi. Khi đã ưng ý, chỉ cần dùng chuột nhấp lệnh in “print” máy in nối với máy tính in ngay văn bản vừa soạn thảo ra giấy, nét chữ sắc sảo không kém gì ở các trang sách đẹp. *Nguyên tắc chung : tia laser chỉ có vai trò là 1 tia sáng mảnh, cường độ lớn, có thể chiếu lên bề mặt thành 1 điểm sáng nhỏ, kích thước vài micrômet và có thể điều khiển tia laser viết, vẽ lên bề mặt như một ngòi bút ánh sáng. Bộ phận rất quan trọng ở máy in laser lại là một hình trụ bằng kim loại nhẹ, bên ngoài có phủ 1 lớp vật liệu đặc biệt gọi là vật liệu quang dẫn hay đơn giản hơn gọi là cái trống. Trống luôn được đặt vào một nơi tối, tức là bên trong vỏ kín của máy in. Giả sử bằng một cách nào đó ta tích điện dương cho mặt trên của trống tức là làm cho phía trên của lớp quang dẫn có điện tích dương. Lớp quang dẫn đang ở trong tối nên là vật liệu cách điện, mặt trên có điện tích dương thì ở mặt dưới có điện tích âm. Nếu chiếu tia laser lên mặt trống, chỗ được chiếu sáng sẽ trở thành dẫn điện (đó là tính chất của vật liệu quang dẫn) qua đó điện tích dương thoát đi, chỗ được chiếu sáng trở thành có điện tích âm như là ở phía dưới. Khi điều khiển để tia laser vẽ nên chữ gì hình gì lên mặt trống thì phải do hiện tượng quang dẫn như đã nói trên, ở trên mặt trống sẽ có chữ, có hình như ta đã vẽ, tuy nhiên đây là chữ, hình điện tích âm, không nhìn thấy được người ta gọi là ảnh ẩn điện. Nếu lấy một cải ru lô có các hạt mực mang điện tích dương lăn lên trống, những chỗ có ẩn ảnh điện sẽ hút các hạt mực vì điện trái dấu hút nhau. Còn những chỗ trên trống không được chiếu sáng vẫn còn nguyên điện tích dương, nên đẩy các hạt mực ra, vì điện tích cùng dấu đẩy nhau. Cuối cùng nếu cho 1 tờ giấy lăn qua trống mực bị hút dính ở trống sẽ chuyển qua dính lên giấy, đặc biệt là khi giấy được tích một ít điện âm. Thực tế để các hạt mực bám chắc lên giấy, bản thân các hạt mực được chế tạo dưới dạng những hạt tròn bằng chất dẻo đường kính cỡ vài micromet ngoài có các hạt phẩm màu đường kính cỡ nanomet bám vào (phẩm màu đen ở máy đen trắng, phẩm có màu cơ bản ở máy in màu). Khi các hạt mực đã sơ bộ bám vào giấy sau khi lăn qua trống, người ta cho giấy đi qua chỗ sấy nóng và ép vào lô. các hạt chất dẻo hơi chảy ra mực sẽ dính chặt vào giấy. Bên trong máy in, trống sẽ quay để tạo mỗi lần một dòng theo chiều ngang rất chính xác. Khi trống quay càng chậm (khoảng cách quay "nhích" đi một khoảng nhỏ mỗi lần) thì độ phân giải (resolution) theo chiều dọc xuống càng cao - bước quay (step rotation) của một máy in laser hiện đại thường là 1/600 inch, tạo ra độ phân giải dọc (vertical resolution)là 600 dpi. Tương tự như vậy, tốc độ bật/tắt tia laser càng nhanh thì độ phân giải ngang (horizonal resolution) càng cao. Khi trống quay đến vùng in dữ liệu (written-on area) di chuyển vào trong toner mực của máy in laser. Toner mực là các hạt màu đen rất mịn và được tích điện dương (+), do vậy chúng sẽ bị hấp dẫn bởi các điểm tích điện âm (-) trên bề mặt trống (do tính chất "hút nhau" của các điện tích trái dấu như vậy, người ta thường gọi trống là trống từ). Như vậy, sau một lần quay hoàn chỉnh bề mặt của trống từ sẽ chứa hình ảnh màu đen của dữ liệu cần in. Lúc này, tờ giấy sẽ được đẩy lên và cho tiếp xúc với trống từ thông qua tập hợp các trục quay bằng cao su. Giấy được tích điện âm (-) mạnh hơn các điện âm (-) trên các hình tĩnh điện (electrostatic image) trên trống từ, do vậy nó hấo dẫn các hạt mực. Khi hoàn thành chu kỳ quay của mình, tờ giấy đã "lấy đi" các hạt mực trên trống từ và hình ảnh cần in được truyền qua tờ giấy. Các khu vực được tích điện dương (-) trên bề mặt trống từ không hấp dẫn các hạt mực tương ứng với các khu vực màu trắng trên tờ giấy in. Đến đây, công việc liên kết bền vừng các hạt mực (vốn có tính chất tan chảy rất nhanh) vào tờ giấy in bằng cách sử dụng nhiệt và áp suất. Chất sáp (wax) là thành phần chính có trong mực in (toner) có trách nhiệm làm cho quá trình liên kết diễn ra dễ dàng hơn. Sau đó, tờ giấy được các trục quay đẩy qua ngoài với nhiệt độ còn "âm ấm" khi ta sờ vào. Công đoạn cuối cùng của một chu trình in là việc "làm sạch" các hạt mực thừa trên bề mặt trống từ để chuẩn bị cho một chu trình in mới. Có hai cách làm sạch trống từ, cách vật lý/cơ khí (physical/mechanical) và cách dùng điện (electrical). Về cơ khí, các hạt mực thừa được gạt bỏ khỏi bề mặt trống từ vào một hộp chứa mực dư bằng một dụng cụ gọi là thanh gạt mực (felt pad). Việc làm sạch bằng điện được thực hiên bằng cách bao phủ bề mặt trống từ bằng một trường điện từ cân bằng (even electrical charge) cho phép tia laser có thể tiếp tục "ghi" dữ liệu lên. Máy in thực hiện việc này bằng cách sử dụng một thành phần tích điện gọi là vòng điện hoa (corona wire). Máy in laser HP Máy in laser màu