Bước 3: Nhớ lại những kiến thức về phép tu từ so sánh cách so sánh Bước 4: HS tiến hành làm việc và ghi kết quả vào phiếu Bước 5: HS trình bày kết quả Dưới sự dẫn dắt của GV HS rút ra ki[r]
Trang 1phương pháp dạy học phép tu từ so sánh ở lớp 3
ứng dụng các phương pháp dạy học tiếng Việt vào việc dạy
phép tu từ so sánh cho HS lớp 3
1.ứng dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ vào việc dạy phép tu từ so sánh cho
HS lớp 3
Đây là phương pháp rất quan trọng trong quá trình dạy học tiếng Việt nói chung
và dạy học phép tu từ so sánh nói riêng GV có thể vận dụng phương pháp này vào việc dạy các loại bài tập về phép tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu Sau
đây, chúng tôi sẽ trình bày cách sử dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ vào dạy 2 loại bài tập cơ bản của phép tu từ so sánh: Bài tập nhận diện và bài tập vận dụng
1.1 Đối với loại bài tập nhận diện
Cách tiến hành
Ví dụ: Tiết luyện từ và câu tuần 1(Tiếng Việt 3)
Bài tập 2: Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ, câu văn dưới đây:
a Hai bàn tay em Như hoa đầu cành.
b Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch.
c Cánh diều như dấu “á”
Ai vừa tung lên trời.
d ơ, cái dấu hỏi
Trông ngồ ngộ ghê, Như vành tai nhỏ Hỏi rồi lắng nghe.
(TV3, t.1, tr.8)
Bước 1: GV nêu nhiệm vụ và phổ biến hình thức tổ chức hoạt động
Trang 2Thao tác 1: HS đọc to ngữ liệu trong sách giáo khoa, cả lớp đọc thầm bằng mắt Thao tác 2: GV nêu nhiệm vụ: Các em hãy đọc kĩ các câu thơ, câu văn rồi tìm
ra những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ, câu văn đó
Thao tác 3: Phổ biến hình thức tổ chức hoạt động (làm việc theo nhóm hoặc cá
nhân)
Thao tác 4: Phát phiếu giao việc cho HS
Bước 2: HS tiến hành phân tích ngữ liệu và ghi kết quả vào phiếu
Bước 3: Tổ chức cho HS báo cáo kết quả
Thao tác 1: GV treo bảng phụ có ghi những câu thơ, câu văn làm ngữ liệu trong
sách giáo khoa
Thao tác: HS báo cáo kết quả GV dùng phấn gạch chân dưới những sự vật được
so sánh với nhau
Thao tác: HS cả lớp theo dõi phân tích kết quả của bạn, nêu nhận xét bổ sung
Bước 4: GV tổ chức cho HS rút ra bài học, thông qua các câu hỏi dẫn dắt, gợi ý.
Đây là loại bài tập thực hành, nhưng mục đích là hình thành kiến thức mới về phép tu từ so sánh nên tiến hành phân tích - phát hiện là chủ yếu Hướng phân tích tập trung vào cấu trúc cơ bản của phép so sánh và nhận diện ra 2 yếu tố quan trọng của phép tu từ so sánh là cái so sánh và cái được so sánh
2.Hình thức tổ chức
Khi sử dụng này với hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS, GV cần phối hợp vận dụng các hình thức dạy học như: dạy học theo nhóm, học cá nhân có sự
hỗ trợ của phiếu giao việc
2.1 Đối với loại bài tập vận dụng
Với loại bài này, khi sử dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ chủ yếu là thao tác phân tích chứng minh và phân tích phán đoán Vì vậy, GV cần hướng dẫn HS các
điều kiện cần thiết khi tiến hành các mức độ phân tích đó
Cách tiến hành
Ví dụ: Tiết Luyện từ và câu tuần 15 (Tiếng Việt 3)
Trang 3Bài 3: Quan sát từng cặp sự vật được vẽ dưới đây rồi viết những câu có hình
ảnh so sánh các sự vật trong tranh.
Bước 1: Xác định rõ yêu cầu bài tập
Nhiệm vụ 1: quan sát từng cặp sự vật trong tranh
Nhiệm vụ 2: Viết những câu có hình ảnh so sánh các sự vật trong tranh
Bước 2: Quan sát kĩ các cặp trong tranh, viết tên từng cặp sự vật được so sánh
trong tranh
Bước 3: Nhớ lại những kiến thức về phép tu từ so sánh (cách so sánh)
Bước 4: HS tiến hành làm việc và ghi kết quả vào phiếu
Bước 5: HS trình bày kết quả
Dưới sự dẫn dắt của GV HS rút ra kiến thức cần củng cố: Muốn viết được những hình ảnh so sánh, trước hết ta cần quan sát kĩ các sự vật được so sánh với nhau, sau đó tìm ra sự giống nhau giữa chúng và từ đó viết hình ảnh so sánh
2.3 ứng dụng phương pháp rèn luyện theo mẫu vào việc dạy phép tu từ so sánh cho HS lớp 3
Đây là một phương pháp quan trọng trong việc dạy phép tu từ so sánh
PPRLTM thường được sử dụng trong việc tạo ra các hình ảnh so sánh Để áp dụng
phương pháp rèn luyện theo mẫu, GV có thể tiến hành theo các bước sau đây:
- Cung cấp mẫu lời nói hoặc hành động lời nói
- Hướng dẫn HS phân tích mẫu theo một số yêu cầu
- HS mô phỏng mẫu để tạo ra lời nói của mình
- Kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm
Sau đây, chúng tôi giới thiệu cách sử dụng phương pháp này vào việc dạy phép
tu từ so sánh cho HS
Ví dụ: Em hãy đặt 3 câu trong đó có sử dụng biện pháp tu từ so sánh với các từ sau:
a Con đường
Trang 4-
-
-
M: Con đường uốn cong như một dải lụa
Cách tiến hành:
Bước 1: GV treo bảng phụ có ghi bài tập và hình ảnh so sánh mẫu lên bảng
Bước 2: GV hướng dẫn HS phân tích mẫu
- ở câu trên, sự vật nào được so sánh với sự vật nào?
- Con đường và dải lụa có đặc điểm gì giống nhau?
- ở câu trên, từ nào là từ dùng để so sánh?
- Con đường còn có thể so sánh với những sự vật nào?
- Dựa vào câu trên, với từ con đường em hãy đặt một câu trong đó có sử dụng phép tu từ so sánh
Bước 3: HS tập đặt câu
Ví dụ:
- Con đường thân thiết như một người bạn
- Con đường thẳng tắp như nét vẽ của một hoạ sĩ khổng lồ
Bước 4: Nhận xét, bổ sung.
2.4 ứng dụng phương pháp thực hành giao tiếp vào việc dạy phép tu từ so sánh cho HS lớp 3
Sử dụng phương pháp thực hành giao tiếp trong dạy học phép so sánh là GV đưa
ra những bài tập tình huống để HS đặt mình vào hoàn cảnh nói năng, sản sinh ra những câu có sử dụng hình ảnh so sánh phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp Những hình
ảnh so sánh HS đưa ra là những hình ảnh so sánh thoã mãn nhu cầu giao tiếp cụ thể chứ không chỉ là những hình ảnh so sánh chỉ sử dụng vào các tiết Tập làm văn
Trang 5Hằng ngày, chúng ta vẫn thường xuyên so sánh cái này với cái kia, người này với người kia Bất kì sự biểu đạt nào cũng có thể chuyển thành hình thức so sánh Vì vậy, đây là phương pháp rất gần gũi đối với HS, tích cực hoá được hoạt động học tập của HS Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu một ví dụ về việc ứng dụng phương pháp thực hành giao tiếp trong một tiết Tập làm văn
Ví dụ: Sử dụng phương pháp thực hành giáo tiếp trong việc củng cố tri thức và hình thành kĩ năng giao tiếp cho HS
Tiết Tập làm văn tuần 8: Kể về 1 người hàng xóm (Tiếng Việt 3)
Cách tiến hành:
Bước 1: GV chuẩn bị các tình huống
Tình huống 1: Tình cờ một hôm em gặp lại bác hàng xóm mà nay đã chuyển nhà đi nơi khác Bằng một câu có sử dụng phép so sánh, hãy tả lại hình dáng của bác hàng xóm cho mẹ em nghe
Tình huống 2: Em và bác hàng xóm đang đi trên đường bỗng nhìn thấy phía trước có một tên cướp giật đồ của một cô gái rồi bỏ chạy Bác hàng xóm đã đuổi kịp tên cướp và lấy lại đồ cho cô gái Bằng phép so sánh, em hãy tả lại hành động chạy của bác hàng xóm lúc đó
Bước 2: GV nêu lần lượt các tình huống Sau đó, chỉ định hoặc lấy tinh thần
xung phong của HS giải quyết các tình huống đặt ra Mỗi tình huống có 2 bạn, mỗi bạn sẽ sắm vai một nhân vật trong từng tình huống đó Các HS khác sẽ bổ sung, chỉnh sửa hoặc nêu ra hình ảnh so sánh khác
Ví dụ:
Tình huống 1:
Con: Mẹ ơi, con vừa gặp bác Nam ngoài phố
Mẹ: ừ ! bác ấy có khoẻ không con?
Con: Không mẹ ạ Trông bác ấy gầy như que củi ấy
GV định hướng cho các HS khác nhận xét:
Trang 6Em có nhận xét gì về hình ảnh so sánh của bạn Nam? Nếu là em, em sẽ nói thế nào?
Tình huống 2:
Trung: Bắc này, bạn biết không bác hàng xóm nhà tớ rất dũng cảm
Bắc: Có chuyện gì sao?
Trung: Hôm vừa rồi tớ chứng kiến bác ấy chạy theo một tên cướp để lấy lại đồ cho một cô gái đấy
Bắc: Bác ấy chạy nhanh thế cơ à?
Trung: ừ ! Chạy như ma đuổi ấy?
Đối với tình huống này GV lưu ý cho các em nhận xét về cách so sánh của Trung
- Em có nhận xét gì về cách so sánh của bạn Trung?
- “Chạy như ma đuổi” là hình ảnh so sánh thường chỉ để miêu tả người chạy nhanh trong tình huống nào?
- Em sẽ thay bằng hình ảnh so sánh đó bằng hình ảnh so sánh nào?
HS có thể nói: Chạy như tên bắn, chạy nhanh như cắt
HS cần phải hiểu so sánh không chỉ là miêu tả, mà quan trọng là trong hình ảnh
so sánh phải thể hiện được sự nhận xét và tình cảm của riêng mình Tóm lại, GV cần phải làm cho HS hiểu mỗi câu nói hay một hình ảnh so sánh là một hành động do nhu cầu nhất định của sự giao tiếp thúc ép Trong thực tế của hoạt động ngôn ngữ, không
có những câu đối lập với tình huống và ngữ cảnh Chính vì vậy, muốn biết hình ảnh so sánh có phù hợp với mục đích giao tiếp hay không thì phải đặt nó vào trong ngữ cảnh
Điều này cho phép chúng ta thấy trong hoàn cảnh nào thì người nói có thể nói như thế này mà không nói như thế khác
2.4.ứng dụng phương pháp thảo luận nhóm vào việc dạy phép tu từ so sánh cho
HS lớp 3
Trang 7Mục đích của việc thảo luận nhóm là đặt HS vào trong giao tiếp, đưa các em vào từng hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, yêu cầu các em hoạt động giao tiếp để từ đó tự hình thành, củng cố, khắc sâu kiến thức và rèn luyện kĩ năng sử dụng phép so sánh trong giao tiếp Qua hoạt động nhóm, GV đánh giá được khả năng nắm kiến thức và vận dụng kiến thức về so sánh tu từ trong giao tiếp của HS
Phương pháp thảo luận nhóm rất phù hợp với việc dạy phép so sánh tu từ cho
HS Có thể sử dụng phương pháp này để dạy cả 2 loại bài tập cơ bản của phép tu từ so sánh: Bài tập nhận diện và bài tập vận dụng Tuy nhiên, phương pháp thảo luận nhóm
được tiến hành trên 2 loại bài tập này gần giống nhau nên chúng tôi chỉ trình bày một cách thức tổ chức thảo luận nhóm
Ví dụ: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để dạy loại bài tập nhận diện
Bài: Luyện từ và câu Tuần 3 (TV3, t.1, tr.24)
Cụ thể các bước tiến hành như sau:
Bước 1: Phân nhóm (nhóm cùng bàn)
Bước 2: Phát phiếu giao việc, HS thảo luận và cùng nhau giải quyết các câu hỏi
trong phiếu
Phiếu giao việc
1 Tìm các hình ảnh so sánh trong những câu thơ, câu văn dưới đây:
a Mắt hiền sáng tựa vì sao
Bác nhìn đến tận Cà mau cuối trời.
b Em yêu nhà em
Hàng xoan trước ngõ Hoa xao xuyến nở Như mây từng chùm
c Mùa đông
Trời là cái tủ ướp lạnh Mùa hè
Trang 8Trời là cái bếp lò nung
d Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát
vàng.
(TV3,t.1, tr.8)
2 Hãy ghi các từ chỉ sự so sánh trong những câu thơ trên
Bước 3: Thông qua thảo luận nhóm giải quyết các bài tập trong phiếu giao việc,
dưới sự dẫn dắt của GV HS sẽ rút ra những kiến thức sau:
1 Các hình ảnh so sánh trong câu thơ, câu văn là:
a Mắt hiền sáng tựa vì sao
b Hoa xao xuyến nở Như mây từng chùm
c Trời là cái tủ ướp lạnh- Trời là cái bếp lò nung
d Dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.
2 Các từ chỉ sự so sánh trong câu trên là: Tựa- như- là- là- là.
Tóm lại, phương pháp thảo luận nhóm có một vai trò rất quan trọng trong việc dạy kĩ năng nhận diện và vận dụng phép tu từ của HS Phương pháp này góp phần phát triển kĩ năng giao tiếp và giáo dục cho HS tính tập thể trong học tập
2.5.ứng dụng phương pháp trò chơi học tập tiếng Việt vào việc dạy phép tu từ so sánh cho HS lớp 3
Qua nghiên cứu các bài dạy về phép so sánh, chúng tôi nhận thấy, phương pháp trò chơi học tập tiếng Việt có thể sử dụng trong các tiết học phép so sánh với mục đích
ôn luyện kiến thức và kĩ năng sử dụng phép so sánh Ngoài ra, sử dụng phương pháp này còn nhằm phát triển trí thông minh, khả năng sáng tạo để đáp ứng yêu cầu giao tiếp hàng ngày và phục vụ cho việc học tập đạt kết quả tốt
Yêu cầu khi xây dựng trò chơi học tập
- Về mục đích: Trò chơi phải hướng vào việc củng cố kiến thức về phép tu từ so
sánh, rèn luyện kĩ năng vận dụng phép so sánh trong giao tiếp
Trang 9- Về nội dung: Trò chơi phải chứa nội dung về phép so sánh Thực chất, đây là
những bài tập vui và nhẹ nhàng về phép so sánh
- Hình thức chơi: Các trò chơi thường được tiến hành thi theo nhóm hay cả lớp
tuỳ vào nội dung trò chơi Trò chơi có thể do GV hướng dẫn hoặc do HS tự tổ chức, góp phần rèn luyện tinh thần tập thể và sự hỗ trợ lẫn nhau trong học tập
- Về cách chơi: Cách chơi đơn giản, dễ nhớ, dễ thực hiện.
Tuỳ hoàn cảnh và điều kiện cụ thể, GV có thể tổ chức cho HS thực hiện trò chơi
đơn giản (không cần chuẩn bị công phu) hay trò chơi có phần phức tạp (phải chuẩn bị trước) song phải đạt đựoc cái đích cuối cùng là củng cố kiến thức và tăng hứng thú học tập
Ví dụ: Trò chơi Thử tài so sánh
Trò chơi này được tiến hành sau khi học xong bài Luyện từ và câu tuần 15, (TV3, t.1, tr.124)
I Mục đích
- Rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ bằng cách tạo nhanh các cụm từ có hình ảnh so sánh đúng
- Luyện phản ứng nhanh, trau dồi trí tưởng tượng và khả năng liên tưởng
II Chuẩn bị
- Làm các bộ phiếu bắng giấy (kích thước khoảng 3x4 cm) ghi từ chỉ hoạt động, trạng thái, màu sắc, đặc điểm, tính chất, mỗi bộ phiếu có thể gồm 5 từ chỉ hoạt động, trạng thái hoặc 5 từ chỉ màu sắc, đặc điểm, tính chất.
Ví dụ:
+ Bộ phiếu A: (5 phiếu từ chỉ hoạt động, trạng thái): đọc, viết, cười, nói, khóc.
+ Bộ phiếu B: (5 phiếu từ chỉ màu sắc): Trắng, xanh, đỏ, vàng.
+ Bộ phiếu C: (5 phiếu từ chỉ đặc điểm, tính chất): đẹp, cao, khoẻ, nhanh, chậm.
Chú ý: phiếu từ được gấp 4 để làm phiếu “bắt thăm”
- Cử trọng tài theo dõi cuộc thi, có giấy bút để ghi lại kết quả
III Cách tiến hành
Trang 10- Trọng tài để một bộ phiếu trên bàn (ví dụ bộ phiếu A); cho từng người lần lượt xung phong lên “thử tài so sánh” (một bộ phiếu chỉ nên dành cho 2-3 người thử tài)
- Người thứ nhất (N1) lên “bắt thăm”, mở phiếu đọc từ cho các bạn nghe rồi nêu thật nhanh cụm từ có hình ảnh so sánh để làm rõ nghĩa từ đó
- Ví dụ: bắt thăm được từ “trắng” có thể nêu cụm từ so sánh: trắng như tuyết hoặc trắng như trứng gà bóc
Trọng tài cùng các bạn chứng kiến và xác nhận kết quả Đúng- Sai:
- Trường hợp Đúng: được 2 điểm (Đúng cả 5 phiếu được 10 điểm)
- Trường hợp Sai hoặc đếm từ 1-5 vẫn không nêu được cụm từ so sánh: không
được điểm
N1 thử tài hết 5 phiếu thì về chỗ, trọng tài công bố điểm của N1, sau đó gấp lại các phiếu để cho người thứ 2 (N2) lên ‘bắt thăm”, mở phiếu đọc từ và cụm từ có hình
ảnh so sánh của mình Không được nhắc lại cụm từ so sánh mà (N1) đã nêu
- Dựa vào điểm số của những người “thử tài so sánh’’ theo bộ phiếu đưa ra, trọng tài cùng các bạn biểu dương người thắng cuộc (có điểm số cao nhất)
- Tuỳ thời gian cho phép, trọng tài tiếp tục điều khiển cuộc “thử tài” với các bộ phiếu tiếp theo cuối cùng dựa vào điểm số của những người tham gia, trọng tài có thể xếp giải nhất, nhì, ba cho toàn cuộc chơi
IV Tham khảo
1 Gợi ý các cụm từ có hình ảnh so sánh theo những bộ phiếu nêu ở mục chuẩn bị:
Bộ phiếu A (5 phiếu chỉ hoạt động, trạng thái)
+ Đọc: đọc như quốc kêu, đọc như cháo chảy, đọc như nói thầm
+ Viết: viết như gà bới,viết như giun bò, viết như rồng bay phượng múa
+ Cười: cười như nắc nẻ, cười như pháo nổ, cười như mếu
+ Khóc: khóc như mưa, khóc nhưi ri, khóc như cha chết
Bộ phiếu B (5 phiếu chỉ từ màu sắc):
+ Trắng: trắng như tuyết, trắng như gà bóc, trắng như bột lọc, trắng như vôi
Trang 11+ Xanh: xanh như chàm đổ, xanh như tàu lá, xanh như pha mực
+ Đỏ: đỏ như son, đỏ như quả cà chua
+ Đen: đen như cột nhà cháy, đen như bồ hóng, đen như than, đen như quạ, đen
như mun, đen như củ súng
+ Vàng: vàng như nghệ, vàng như mật ong, vàng như nắng
Bộ phiếu C (5 phiếu từ chỉ đặc điểm, tính chất):
+ Đẹp: đẹp như tiên, đẹp như hoa, đẹp như tranh
+ Cao: cao như núi, cao như sếu, cao như que sào
+ Khoẻ: khoẻ như voi, khoẻ như trâu, khoẻ như bò mộng, khoẻ như hùm, khoẻ
như vâm
+Nhanh: nhanh như cắt, nhanh như sóc, nhanh như chớp, nhanh như điện,
nhanh như gió
+ Chậm: chậm như rùa, chậm như sên
3 Tổ chức hướng dẫn HS giải các bài tập về phép tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu
Dạy phép tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu ở môn Tiếng Việt lớp 3
là dạy thông qua hệ thống bài tập Trong các tiết dạy, GV hướng dẫn HS thực hiện các bài tập và qua các bài tập này các em sẽ rút ra được những kiến thức cơ bản về phép so sánh Cụ thể là nhận diện và hiểu được tác dụng của phép tu từ này Vì vậy, thực hành
là hoạt động chính trong các tiết học về phép so sánh tu từ Sau đây, chúng tôi sẽ nêu phương pháp hướng dẫn HS giải các bài tập về phép tu từ so sánh ở phân môn Luyện
từ và câu dưới hình thức thiết kế quy trình dạy học
3.1 Hệ thống bài tập về phép tu từ so sánh
ở phân môn Luyện từ và câu, phép tu từ so sánh được dạy trong 7 tuần, mỗi tuần 1 tiết với các bài tập như sau: