1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

BÀI GIẢNG GDQP ĐH_ĐỘI NGŨ TỪNG NGƯỜI KHÔNG SÚNG

11 8,3K 101
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 6,05 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM KHOA:GIÁO DỤC QUỐC PHỊNG ……………………………… MÔN HỌC : GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG- AN NINH BÀI GIẢNG ĐỐI TƯỢNG:SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGƯỜI BIÊN SOẠN:TRẦN MỸ DƯƠNG CHỨC VỤ : ÁGIÁO VIÊN CỬ NHÂN KHOA HỌC TP.HCM Ngày 15 tháng 04 năm 2007 …………….  TRẦN MỸ DƯƠNG Trang 1 PHÊ CHUẨN Ngày 15háng 04 năm 2007 TRƯỞNG KHOA TRẦN MỸ DƯƠNG Trang 2 Phần 1: Ý ĐỊNH HUẤN LUYỆN I. MỤC ĐÍCH : - Trang bị cho học sinh lớp 10 những kiến thức cơ bản và điều lệnh đội ngũ từng người để làm cơ sở cho việc học tập và chiến đấu sau này. II. YÊU CẦU : - Học sinh phải tự giác rèn luyện để thành thạo động tác, học đến đâu vận dụng luyện tập đến đó. III. NỘI DUNG : 1.Nội dung - Động tác: Nghiêm_Nghỉ_Quay tại chỗ - Động tác: Tiến_Lùi_Qua Phải_Qua Trái_Ngồi xuống_Đứng dậy - Động tác: Đi đều_Đứng lại_Giậm chân _Đổi chân 2.Nội dung trọng tâm - Động tác đi đều, đứng lại, giậm chân, đổi chân IV. THỜI GIAN: 180 phút Trong đó : - Giới thiệu động tác : 35 phút - Luyện tập : 120 phút - Thủ tục huấn luyện, nhận xét, kết thúc : 25 phút V. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP 1.Tổ chức. - Lấy lớp học để lên lớp - Lấy đơn vị tổ để luyện tập 2. Phương pháp. Thực hiện qua 3 bước: - Bước 1 : Làm nhanh khái quát động tác - Bước 2 : Làm chậm phân tích động tác - Bước 3 : Làm tổng hợp VI. ĐỊA ĐIỂM - Sân trường VII. VẬT CHẤT - Giáo án, tập, bút, đồ thể thao TRẦN MỸ DƯƠNG Trang 3 QUÁ TRÌNH HUẤN LUYỆN TRẦN MỸ DƯƠNG Trang 4 STT NỘI DUNG_THỜI GIAN YÊU CẦU ĐẠT ĐƯC PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH GIÁO VIÊN HỌC SINH 1 Phần 1: MỞ ĐẦU Thời gian : 10 phút - Nắm chắc qui đònh và phương án tập luyện. - Nhận lớp. - Phổ biến ý đònh huấn luyện - Kiểm tra quân số. - Kiểm tra vũ khí trang bò. - Thông báo thời sự (nếu có). - Nêu tên bài học. - Phổ biến ý đònh huấn luyện. - Phổ biến các quy đònh (qui ước luyện tập, qui ước tượng trưng). - Phổ biến phương án tập. - Tập hợp 4 hàng ngang. - Điểm danh báo cáo. - Tổ trực nhật kiểm tra vũ khí. - Nghe và nắm tình hình - Nghe và nắm nội dung của buổi học. - Nắm chắc và làm theo ý đònh của giáo viên. - Chấp hành đúng các qui đònh. - Nắm chắc và làm theo phương án đề ra. 2 Phần 2: NỘI DUNG a. Động tác: “Nghiêm _ Nghỉ_ Quay tại chổ”. - Lên lớp : 15 phút - Luyện tập: 30 phút - Nắm chắc và thành thạo động tác. - Làm mẫu qua 3 bước: + B1 : Làm nhanh. + B2 : Làm chậm phân tích. + B3 : Làm tổng hợp. - Nghe, nhìn luyện tập. - Nêu câu hỏi nếu có. b. Động tác: “Tiến_Lùi_Qua phải_Qua trái_Ngồi xuống_Đứng dậy”. - Lên lớp : 15 phút - Luyện tập : 30 phút - Nắm chắc và thành thạo động tác. - Làm mẫu qua 3 bước: + B1 : Làm nhanh. + B2 : Làm chậm phân tích. + B3 : Làm tổng hợp. - Nghe, nhìn luyện tập. - Nêu câu hỏi nếu có. c. Động tác: “Đi Đều _ Đứng Lại_ Giậm Chân_Đổi Chân” - Lên lớp : 25 phút - Luyện tập : 45 phút - Nắm chắc và thành thạo động tác. - Làm mẫu qua 3 bước: + B1 : Làm nhanh. + B2 : Làm chậm phân tích. + B3 : Làm tổng hợp. - Nghe, nhìn luyện tập. - Nêu câu hỏi nếu có. 3 Phần 3: KẾT THÚC Thời gian : 10 phút - Nắm được - Tập trung lớp. - Hệ thống toàn bài, giải quyết thắc mắc. - Nhận xét, đánh giá. - Giao nhiệm vụ về nhà - Xuống lớp. - n đònh trật tự xếp hàng. - Nghe nhìn. Phần 2: NỘI DUNG ĐIỀU LỆNH ĐỘI NGŨ TỪNG NGƯỜI KHÔNGSÚNG I. ĐỘNG TÁC NGHIÊM_NGHỈ_QUAY TẠI CHỖ 1. Động tác “Nghiêm”. a. Ý nghĩa: - Để rèn luyện cho học sinh có tác phong nghiêm túc, tư thế hùng mạnh khẩn trương, đức tính bình tĩnh nhẫn nại; đồng thời rèn luyện ý thức tổ chức kỉ luật thống nhất và tập trung, sẵn sàng nhận mệnh lệnh. - Động tác nghiêm là động tác cơ bản, làm cơ sở cho mọi động tác khác. b. Khẩu lệnh : - “Nghiêm” không có dự lệnh c. Động tác : - Khi nghe dứt động lệnh “Nghiêm” : Hai gót chân đặt sát vào nhau nằm trên một đường ngang ngay thẳng, hai bàn chân mở rộng 45 o (tính từ mép trong hai bàn chân), hai đầu gối thẳng, sức nặng toàn thân dồn vào hai bàn chân, ngực nở bụng hơi thóp lại, hai vai thăng bằng, hai tay buông thẳng: năm ngón tay khép lại và cong tự nhiên, đầu ngón tay cái đặt vào giữa đốt thứ nhất và đốt thứ hai của ngón tay trỏ, đầu ngón tay giữa đặt đúng theo đường chỉ quần, đầu ngay, miệng ngậm cằm hơi thu về sau, mắt nhìn thẳng . H1 :Động tác nghiêm Chú ý : - Người không động đậy, không lệch vai - Mắt nhìn thẳng, nét mặt tươi vui, nghiêm túc 2. Động tác “Nghỉ” . a. Ý nghĩa: - Để học sinh khi đứng trong đội hình đỡ mỏi mà vẫn giữ được tư thế hàng ngũ nghiêm chỉnh và tập trung sức chú ý b. Khẩu lệnh : - “Nghỉ” không có dự lệnh c. Động tác : - Nghe dứt động lệnh “Nghỉ”: Đầu gối trái hơi chùng, sức nặng toàn thân dồn vào chân phải, thân trên và hai tay vẫn như tư thế đứng nghiêm, khi mỏi trở về tư thế “Nghiêm” rồi chuyển sang đầu gối chân phải hơi chùng. Chú ý : - Không được chùn hai chân cùng một lúc 3. Động tác “Quay bên phải”. a. Ý nghĩa : - Để đổi hướng được nhanh chóng, chính xác, giữ được vị trí đứng, duy trì đươc trật tự đội hình. b. Khẩu lệnh: - “Bên phải_Quay” có dự lệnh và động lệnh. c. Động tác : TRẦN MỸ DƯƠNG Trang 5 - Nghe dứt động lệnh “Quay” ta làm hai cử động: Cử động1: - Thân trên vẫn giữ ngay ngắn, hai gối thẳng tự nhiên lấy gót chân phải và mũi chân trái làm trụ phối hợp với sức quay của toàn thân xoay sang phải 90 0 , sức nặng toàn thân dồn vào chân phải. H3: Động tác quay bên phải_ quay bên trái Cử động 2 : - Đưa chân trái lên thành tư thế đứng nghiêm 4. Động tác “Quay bên trái”. a. Khẩu lệnh : - “Bên trái_Quay” có dự lệnh và động lệnh. b. Động tác: - Nghe dứt động lệnh “Quay” làm 2 cử động: Cử động 1: - Thân trên vẫn giữ ngay ngắn, hai gối thẳng tự nhiên, lấy gót chân trái và mũi chân phải làm trụ, phố hợp với sức xoay của thân người xoay người sang trái 90 0 , sức nặng toàn thân dồn vào chân tri. Cử động 2 : - Đưa chân phải lên thành tư thế đứng nghiêm 5. Động tác “Quay đằng sau”. a. Khẩu lệnh : - “Đằng sau_Quay” có dự lệnh và động lệnh. “Đằng sau” là dự lệnh, “Quay” là động lệnh b. Động tác : - Nghe dứt động lệnh “Quay” làm 2 cử động Cử động 1 : - Thân trên vẫn giữ ngay ngắn, hai gối thẳng tự nhiên, dùng gót chân trái và mũi chân phải làm trụ, phối hợp sức xoay của toàn thân xoay người sang trái về sau 180 0 , sức nặng toàn thân dồn vào chân trái, quay xong đặt cả bàn chân xuống đất. Cử động 2 : - Chân phải đưa về tư thế đứng nghiêm. Chú ý : - Khi nghe dứt động lệnh người không chuẩn bị đà trước để quay - Khi đưa chân phải (trái) lên không đưa ngang để đập gót - Quay sang hướng mới sức nặng toàn thân dồn vào chân làm trụ để người đứng vững ngay ngắn. - Khi quay hai tay ở tư thế đứng nghiêm II. ĐỘNG TÁC TIẾN_LÙI_QUA PHẢI_QUA TRÁI_NGỒI XUỐNG_ĐỨNG DẬY. 1. Động tác “Tiến” a. Ý nghĩa : - Để di chuyển vị trí ở cự ly ngắn từ 5 bước trở lại và điều chỉnh đội hình được trật tự thống nhất. b. Khẩu lệnh : - “Tiến X Bước _Bước” có dự lệnh và động lệnh. “Tiến X Bước” là dự lệnh, “Bước” là động lệnh. TRẦN MỸ DƯƠNG Trang 6 c. Động tác : - Khi nghe dứt động lệnh “Bước”: chân trái bước trước rồi đến chân phải bước tiếp theo (độ bước đi đều ), hai tay vẫn giữ như khi đứng nghiêm. Khi tiến đủ số bước quy định thì đứng lại, chân phải (trái) đưa lên đặt sát gót chân trái (phải) thành tư thế đứng nghiêm. 2. Động tác “Lùi” a. Khẩu lệnh : - “Lùi X Bước –Bước” có dự lệnh và động lệnh. “Lùi X Bước” là dự lệnh , “Bước” là động lệnh. b. Động tác : - Khi nghe dứt động lệnh “Bước” : Chân trái lùi trước rồi đến chân phải, hai tay vẫn ở tư thế đứng nghiêm. Khi lùi đủ số bước qui định thì đứng lại, đưa chân phải (trái )về đặt sát chân trái (phải) thành tư thế đứng nghiêm. 3. Động tác “Qua phải” a. Khẩu lệnh : “Qua Phải X Bước –Bước” có dự lệnh và động lệnh. “Qua Phải X Bước” là dự lệnh, “Bước” là động lệnh. b. Động tác : - Nghe dứt động lệnh “Bước”: chân phải bước sang phải rộng bằng vai (tính 2 mép ngoài 2 gót chân) sau đó kéo chân trái về trở thành tư thế đứng nghiêm, rồi chân phải mới bước tiếp bước khác, bước đủ số bước qui định thì dừng lại. 4. Động tác “Qua trái”. a. Khẩu lệnh : - “Qua Trái X Bước –Bước” có dự lệnh và động lệnh. “Qua Trái X Bước” là dự lệnh, “Bước” là động lệnh. b. Động tác : - Nghe dứt động lệnh “Bước” : Chân trái bước sang trái rộng bằng vai (tính 2 mép ngoài 2 gót chân) sau đó kéo chân phải về trở thành tư thế đứng nghiêm, rồi chân trái mới bước tiếp bước khác, bước đủ số bước qui định thì dừng lại. Chú ý : - Cự ly trên 5 bước phải làm động tác đi đều hoặc chạy đều - Tiến lùi độ dài mỗi bước như đi đều. 5. Động tác “Ngồi Xuống _Đứng Dậy” Ý nghĩa : - Để vận dụng trong khi học tập nghe nói chuyện ở ngoài trời hoặc trong hội trường (không có ghế) được thống nhất trật tự. 5.1/ Động tác “Ngồi Xuống” a. Khẩu lệnh : - “Ngồi Xuống” không có dự lệnh b. Động tác : - Khi nghe dứt động lệnh “Ngồi Xuống”, làm 2 cử động: H.4: Động tác ngồi xuống Cử động 1 : TRẦN MỸ DƯƠNG Trang 7 - Chân trái đứng nguyên, chân phải bắt chéo qua chân trái, bàn chân phải đặt sát bàn chân trái, gót chân phải đặt ngang ½ bàn chân trái về trước. Cử động 2 : - Ngồi xuống, 2 chân bắt chéo nhau, hai đầu gối mở rộng bằng vai hoặc 2 chân mở rộng bằng vai (hai bàn chân và 2 đầu gối mở rộng bằng vai). Hai tay cong tự nhiên, hai khuỷu tay đặt lên hai đầu gối, bàn tay trái nắm cổ tay phải, bàn tay phải nắm tự nhiên, mu bàn tay hướng lên trên, khi mỏi thì đổi tay phải nắm cổ tay trái. 5.2/ Động tác “Đứng Dậy” a. Khẩu lệnh : - “Đứng dậy” không có dự lệnh b. Động tác : - Khi nghe dứt động lệnh “Đứng Dậy”, làm hai cử động: Cử động 1 : - Người đang ở tư thế ngồi, hai chân bắt chéo nhau (nếu ngồi hai chân mở rộng bằng vai thì phải trở về tư thế ngồi hai chân bắt chéo nhau), hai bàn tay nắm chống xuống đất (mu bàn tay hướng về trước), phối hợp với chân đẩy người đứng thẳng dậy. Cử động 2 : - Đưa chân phải về vị trí cũ đặt sát chân trái thành tư thế đứng nghiêm Chú ý : - Khi ngồi xuống đứng dậy phải giữ thăng bằng động tác đi đều, đứng lại, giậm chân, đổi chân III. ĐỘNG TÁC ĐI ĐỀU_ĐỨNG LẠI_ĐỔI CHÂN TRONG KHI ĐI ∗ Ý nghĩa : Dùng khi di chuyển đội hình, di chuyển vị trí có trật tự biểu hiện sự thóng nhất, hùng mạnh, trang nghiêm của quân đội. 1. Động tác “Đi Đều”. a. Khẩu lệnh : - “Đi Đều_Bước” có dự lệnh và động lệnh. “Đi Đều” là dự lệnh, “Bước” là động lệnh b. Động tác : Khi nghe dứt động lệnh “Bước”, làm hai cử động: Cử động 1 : - Chân trái bước lên cách chân phải 75cm (tính từ hai gót bàn chân), đặt gót chân và cả bàn chân xuống đất, sức nặng thân người dồn vào chân trái, chân phải đầu gối thẳng; đồng thời tay phải đánh ra phía trứơc, khuỷu tay gập lại hơi nâng lên, cánh tay đưới gần thành một đường thăng bằng, nắm tay hơi úp xuống, mép dứới của nắm tay cao ngang mép trên thắt lưng to (nếu lấy khớp xương thứ 3 của ngón trỏ làm chuẩn thì cao ngang khoảng giữa cúc thứ 2 và thứ 3 áo cổ mở và không có cúc cổ, giữa cúc H 5:Động tác đi đều thứ 3 và thứ 4 áo K82 của hạ sĩ quan binh sĩ có cúc cổ tính từ trên xuống), khớp xương thứ 3 của ngón tay trỏ cách thân người 20 cm thẳng với đường khuy áo. Tay trái đánh về sau thẳng tự nhiên, lòng bàn tay quay vào trong, mắt nhìn thẳng. Cử động 2 : - Chân phải bước kên cách chân trái 75cm, tay trái đánh ra phía trước như tay phải, tay phải đánh ra phía sau như tay trái ở cử động 1. Cứ như vậy chân nọ tay kia bước với tốc độ 110 bước/ phút. 2. Động tác “Đứng lại” a. Khẩu lệnh : - “Đứng Lại_Đứng” có dự lệnh và động lệnh. “Đứng lại” là dự lệnh, “Đứng” là động lệnh TRẦN MỸ DƯƠNG Trang 8 Chú ý : - Thời cơ hô khẩu lệnh: Hô dự lệnh và động lệnh đều rơi vào chân phải b. Động tác : Cử động 1 : - Chân trái bước lên một bước (bàn chân đặt chếch sang trái 22,5 0 ) Cử động 2 : - Chân phải đưa lên đặt sát với chân trái (bàn chân chếch sang phải 22,5 0 ), hai tay đưa về thành tư thế đứng nghiêm. Chú ý : - Khi đánh tay ra phía trước giữ đúng độ cao - Đánh tay ra phía sau thẳng tự nhiên - Giữ đúng độ dài mỗi bước và tốc độ đi - Người ngay ngắn, không nghiêng ngả, gật gù, liếc mắt hoặc quay nhìn xung quanh, không nói chuyện - Mắt nhìn thẳng, nét mặt vui tươi phấn khởi. 3. Động tác “Đổi chân trong khi đi” - Trường hợp đổi chân: Khi đang đi đều thấy mình đi sai nhịp chung của phân đội, hoặc sai so với nhịp hô của người chỉ huy: “Nhịp1”rơi vào lúc bàn chân phải vừa chạm đất, “Nhịp2”rơi vào lúc bàn chân trái vừa chạm đất thì đổi chân ngay. ∗ Động tác đổi chân có 3 cử động : Cử động 1 : - Chân trái bước lên một bước Cử động 2 : - Chân phải bước tiếp 1 bứơc ngắn (bứớc đệm) đặt sau gót chân trái ,dùng mũi bàn chân phải làm trụ ,chân trái bước nhanh về phía trước một bước ngắn ,hai tay hơi dừng lại không đánh Cử động 3 : - Chân phải bước lên phối hợp với đánh tay, đi theo nhịp bước thống nhất Chú ý : - Khi thấy mình đi sai theo nhịp đi chung phải đổi chân ngay. 4. Động tác “Giậm Chân_Đổi Chân_Đang Dậm Chân Đứng Lại và Đi Đều”. ∗ Ý nghĩa: Để điều chỉnh đội hình trong khi đi được nhanh chóng và trật tự 4.1/ Động tác “Giậm chân” a. Khẩu lệnh : - “Giậm Chân –Giậm”, có dự lệnh và động lệnh. “Giậm Chân” là dự lệnh, “Giậm” là động lệnh b. Động tác : Khi nghe dứt động lệnh “Giậm”, làm 2 cử động: Cử động 1 : - Chân trái co lên mũi chân cách mặt đất 20cm rồi đặt xuống, đồng thời tay phải đánh về trước, tay trái đánh về sau như đi đều. Cử động 2 : - Chân phải nhấc lên rồi đặt xuống như chân trái; đồng thời taytrái đánh về trước, tay phải đánh về sau như đi đều. Cứ như vậy chân nọ tay kia phối hợp nhịp nhàng giậm chân tại chỗ. Hình 6 : Giậm chân tại chỗ 4.2/ Động tác “Giậm chân trong khi đi” TRẦN MỸ DƯƠNG Trang 9 a. Khẩu lệnh : “Giậm Chân_Giậm” có dự lệnh và động lệnh. “Giậm Chân” là dự lệnh, “Giậm” là động lệnh Chú ý : - Thời cơ hô khẩu lệnh: Người chỉ huy hô dự và động lệnh đều rơi vào chân phải. b. Động tác : - Khi đang đi nghe dứt động lệnh “Giậm”: Chân trái bước lên một bứơc rồi dừng lại, chân phải nhấc lên cách mặt đất 20cm rồi đặt xuống (vẫn đánh tay như đi đều ). Chân trái nhấc lên rồi đặt xuống. Cứ như vậy chân nọ tay kia phối hợp nhịp nhàng giậm chân tại chỗ 4.3/ Động tác “Đổi chân trong khi đang giậm chân”. - Trường hợp đổi chân : Khi thấy mình giậm chân sai so với nhịp giậm chân của phân đội phải làm động tác đổi chân ngay ∗ Động tác đổi chân gồm 3 cử động : Cử động 1 : - Chân trái giậm 1 bước rồi dừng lại Cử động 2 : - Chân phải giậm liên tiếp 2 bước tại chỗ (hai tay đánh có dừng lại ) Cử động 3 : - Chân trái giậm một bước, rồi hai chân thay nhau giậm theo nhịp hô thống nhất 4.4/ Động tác “Đứng lại khi đang giậm chân” a. Khẩu lệnh : “Đứng Lại –Đứng”, có dự lệnh và động lệnh. “Đứng lại” là dự lệnh, “Đứng” là động lệnh. - Thời cơ hô khẩu lệnh: Người chỉ huy hô dự và động lệnh đều rơi vào chân phải. b. Động tác : Khi nghe dứt động lệnh làm 2 cử động: Cử động 1 : - Chân trái giậm tiếp 1 bước (tay vẫn đánh như đi đều ) Cử động 2 : - Chân phải đưa về đặt sát chân trái, đồng thời hai tay đưa về thành tư thế đứng nghiêm 4.5/ Động tác “Giậm chân chuyển thành đi đều” a. Khẩu lệnh : - “Đi Đều_Bước” có dự lệnh và động lệnh. “Đi đều” là dự lệnh, “Bước” là động lệnh - Thời cơ hô khẩu hiệu : Người chỉ huy hô dự lệnh và động lệnh đều rơi vào chân phải b. Động tác : - Khi đang giậm chân nghe dứt động lệnh “Bước” : Chân trái bước lên chuyển thành đi đều Chú ý : - Khi đổi chân, tay chân phối hợp nhịp nhàng - Khi đặt bàn chân xuống đất: Đặt mũi bàn chân xuống trước, rồi đặt cả bàn chân. TRẦN MỸ DƯƠNG Trang 10 . đònh trật tự xếp hàng. - Nghe nhìn. Phần 2: NỘI DUNG ĐIỀU LỆNH ĐỘI NGŨ TỪNG NGƯỜI KHÔNG CÓ SÚNG I. ĐỘNG TÁC NGHIÊM_NGHỈ_QUAY TẠI CHỖ 1. Động tác “Nghiêm” : - Trang bị cho học sinh lớp 10 những kiến thức cơ bản và điều lệnh đội ngũ từng người để làm cơ sở cho việc học tập và chiến đấu sau này. II. YÊU CẦU

Ngày đăng: 11/11/2013, 02:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- Nghe và nắm tình hình - BÀI GIẢNG GDQP ĐH_ĐỘI NGŨ TỪNG NGƯỜI KHÔNG SÚNG
ghe và nắm tình hình (Trang 4)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w