- Động tác của người nhận báo cáo: 3 điểm Khi cấp dưới chào, báo cáo thì cấp trên phải chào đáp lễ xong bỏ tay xuống.. - Động tác của người nhận báo cáo 3 điểm Khi cấp dưới chào, báo c
Trang 1PHẦN ĐỘI NGŨ TỪNG NGƯỜI KHÔNG CÓ SÚNG
Câu 1: (hệ số 0,4) Đồng chí ở cương vị mình đảm nhiệm thực hiện báo
cáo cấp trên không trực tiếp khi biết chức vụ của cấp trên?
Đáp án:
1 Động tác chào báo cáo (8 điểm)
- Động tác của người báo cáo: (5 điểm)
Đến trước mặt cấp trên cách 3 - 5 bước dừng lại, đứng nghiêm, làm động tác giơ tay chào, khi cấp trên chào đáp lễ xong rồi mới báo cáo, trong khi báo
cáo vẫn để tay chào Báo cáo xong phải nói " HẾT " rồi bỏ tay xuống đứng nghiêm
chờ chỉ thị của cấp trên
Cấp trên có thể nói " ĐƯỢC " hoặc ra chỉ thị Nếu cấp trên ra chỉ thị thì phải
nói "RÕ" sau đó làm động tác chào trước khi rời vị trí báo cáo Khi cấp trên chào đáp lễ xong mới được bỏ tay xuống và quay về hướng định đi, sau khi quay xong trở về tư thế đứng nghiêm tiếp tục đi đều hoặc chạy đều về vị trí (nếu quay đằng sau, thì phải bước qua phải hoặc bước qua trái 1 bước)
- Động tác của người nhận báo cáo: (3 điểm)
Khi cấp dưới chào, báo cáo thì cấp trên phải chào đáp lễ xong bỏ tay xuống Sau khi cấp dưới báo cáo xong, cấp trên phải ra chỉ thị hoặc nói "ĐƯỢC"
để cấp dưới biết Trước khi rời vị trí báo cáo, cấp dưới chào thì cấp trên cũng phải chào đáp lễ
Nếu đang làm việc vẫn có thể ngồi và chào đáp lễ bằng lời: VD: “Chào đồng chí".
2 Nội dung báo cáo (2 điểm)
Khi báo cáo phải giới thiệu họ tên, chức vụ, đơn vị (phiên hiệu cấp mình
và trên một cấp) Báo cáo theo chức vụ của cấp trên Báo cáo nội dung công
việc, quân số xong phải nói HẾT
Mẫu câu "Tôi Nguyễn Văn Hùng trung đội trưởng trung đội 1, đại đội 1 báo cáo đồng chí tiểu đoàn trưởng, đơn vị đang luyện tập điều lệnh đội ngũ bài:
Đi nghiêm, đứng lại Quân số HẾT"
Câu 2: (hệ số 0,4) Đồng chí ở cương vị mình đảm nhiệm thực hiện báo
cáo cấp trên trực tiếp (làm nhanh động tác 2 lần)?
Đáp án:
1 Động tác chào báo cáo (8 điểm)
- Động tác của người báo cáo (5 điểm)
Đến trước mặt cấp trên cách 3 - 5 bước dừng lại, đứng nghiêm, làm động tác giơ tay chào, khi cấp trên chào đáp lễ xong rồi mới báo cáo, trong khi báo
cáo vẫn để tay chào Báo cáo xong phải nói " HẾT " rồi bỏ tay xuống đứng nghiêm
Trang 2chờ chỉ thị của cấp trên.
Cấp trên có thể nói " ĐƯỢC " hoặc ra chỉ thị Nếu cấp trên ra chỉ thị thì phải
nói "RÕ" sau đó làm động tác chào trước khi rời vị trí báo cáo Khi cấp trên chào đáp lễ xong mới được bỏ tay xuống và quay về hướng định đi, sau khi quay xong trở về tư thế đứng nghiêm tiếp tục đi đều hoặc chạy đều về vị trí (nếu quay đằng sau, thì phải bước qua phải hoặc bước qua trái 1 bước)
- Động tác của người nhận báo cáo (3 điểm)
Khi cấp dưới chào, báo cáo thì cấp trên phải chào đáp lễ xong bỏ tay xuống Sau khi cấp dưới báo cáo xong, cấp trên phải ra chỉ thị hoặc nói "ĐƯỢC"
để cấp dưới biết Trước khi rời vị trí báo cáo, cấp dưới chào thì cấp trên cũng phải chào đáp lễ
Nếu đang làm việc vẫn có thể ngồi và chào đáp lễ bằng lời: VD: “Chào đồng chí".
2 Nội dung báo cáo (2 điểm)
Khi báo cáo không phải giới thiệu họ tên, chức vụ, đơn vị của mình Chỉ báo cáo theo chức vụ của cấp trên Báo cáo nội dung công việc, quân số xong
phải nói HẾT
Mẫu câu: "Báo cáo đồng chí đại đội trưởng, đơn vị đang luyện tập điều lệnh đội ngũ bài: Đi đều, đứng lại, đổi chân trong khi đi Quân số HẾT"
Câu 3: (hệ số 0,4) Đồng chí ở cương vị mình đảm nhiệm thực hiện báo
cáo cấp trên không trực tiếp khi không biết chức vụ của cấp trên?
Đáp án:
1 Động tác chào báo cáo (8 điểm)
- Động tác của người báo cáo (4 điểm)
Đến trước mặt cấp trên cách 3 - 5 bước dừng lại, đứng nghiêm, làm động tác giơ tay chào, khi cấp trên chào đáp lễ xong rồi mới báo cáo, trong khi báo
cáo vẫn để tay chào Báo cáo xong phải nói " HẾT " rồi bỏ tay xuống đứng nghiêm
chờ chỉ thị của cấp trên
Cấp trên có thể nói " ĐƯỢC " hoặc ra chỉ thị Nếu cấp trên ra chỉ thị thì phải nói " RÕ " sau đó làm động tác chào trước khi rời vị trí báo cáo Khi cấp trên chào
đáp lễ xong mới được bỏ tay xuống và quay về hướng định đi, sau khi quay xong trở về tư thế đứng nghiêm tiếp tục đi đều hoặc chạy đều về vị trí (nếu quay
đằng sau, thì trước khi quay phải bước qua phải hoặc bước qua trái 1 bước).
- Động tác của người nhận báo cáo (4 điểm)
Khi cấp dưới chào, báo cáo thì cấp trên phải chào đáp lễ xong bỏ tay xuống Sau khi cấp dưới báo cáo xong, cấp trên phải ra chỉ thị hoặc nói "ĐƯỢC"
để cấp dưới biết Trước khi rời vị trí báo cáo, cấp dưới chào thì cấp trên cũng phải chào đáp lễ
Trang 3Nếu đang làm việc vẫn có thể ngồi và chào đáp lễ bằng lời: VD: “Chào đồng chí".
2 Nội dung báo cáo (2 điểm)
Khi báo cáo phải giới thiệu họ tên, chức vụ, đơn vị (phiên hiệu cấp mình và trên một cấp) Báo cáo theo cấp bậc của cấp trên Báo cáo nội dung công việc, quân
số xong phải nói HẾT
Mẫu câu: "Tôi Nguyễn Văn Hùng trung đội trưởng trung đội 1 đại đội 1, Báo cáo đồng chí Thượng tá, đơn vị đang luyện tập Điều lệnh đội ngũ bài: Đội hình cơ bản tiểu đội bộ binh Quân số HẾT"
Câu 4: (hệ số 0,6) Đồng chí nêu ý nghĩa, hô khẩu lệnh và làm nhanh
động tác đi đều đứng lại (2 lần); Nêu điểm chú ý?
Đáp án:
1 Ý nghĩa: (1 điểm) Thực hiện khi di chuyển đội hình, di chuyển vị trí có
trật tự biểu hiện sự thống nhất, hùng mạnh, trang nghiêm của Quân đội
2 Động tác (7 điểm)
- Động tác đi đều (4 điểm)
+ Khẩu lệnh: (0,5 điểm) “Đi đều - BƯỚC ”, có dự lệnh và động lệnh, “Đi đều” là dự lệnh, “ BƯỚC” là động lệnh
+ Động tác: (3,5 điểm) khi nghe dứt động lệnh “ BƯỚC” làm 2 cử động:
Cử động 1: (2 điểm) Chân trái bước lên cách chân phải 75 cm (tính từ gót
chân nọ lên gót chân kia), đặt gót chân rồi đến cả bàn chân xuống đất, sức nặng toàn thân dồn vào chân trái, đồng thời tay phải đánh ra phía trước khuỷu tay gập lại và nâng lên, cánh tay trên tạo với thân người một góc 600, cánh tay dưới thành đường thăng bằng, song song với mặt đất, cách thân người 20cm có độ dừng, nắm tay úp xuống, khớp xương thứ ba ngón tay trỏ cao ngang mép dưới
và thẳng với cúc túi áo ngực bên trái (đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp
nữ, khi mặc áo quân phục thường dùng mùa hè mép trên cánh tay dưới cao ngang với mép dưới cúc áo thứ hai từ trên xuống,khi mặc áo quân phục thường dùng mùa đông: mép dưới của cánh tay dười cao ngang mép trên cúc áo thứ 2 từ trên xuống, cánh tay cách thân người 20cm, khớp xương thứ ba ngón tay trỏ thẳng đường chiết ly ngực áo bên trái, đối với hạ sĩ quan, binh sĩ nữ cơ bản như
sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp nữ chỉ khác mép trên cánh tay dưới cao ngang mép dưới cúc áo thứ ba tính từ trên xuống) Tay trái đánh về phía sau cánh tay thẳng, sát thân người, hợp với thân người một góc 450 có độ dừng, lòng bàn tay quay vào trong Mắt nhìn thẳng
Cử động 2: (1,5 điểm) Chân phải bước lên cách chân trái 75 cm, tay trái
đánh ra phía trước như tay phải ở cử động 1 (chỉ khác khớp xương thứ 3 ngón tay trỏ cao ngang mép dưới và thẳng với cúc túi áo ngực bên phải, đối với quân
Trang 4nhân nữ, khớp xương thứ ba ngón tay trỏ thẳng đường chiết ly ngực áo bên phải), tay phải đánh ra phía sau như tay trái ở cử động 1 Cứ như vậy chân nọ tay kia tiếp tục bước với tốc độ 106 bước trong 1 phút
- Động tác đứng lại (3 điểm)
+ Khẩu lệnh: “Đứng lại - ĐỨNG ” có dự lệnh và động lệnh, "Đứng lại" là
dự lệnh, "ĐỨNG" là động lệnh
Thời cơ hô dự lệnh và động lệnh đều rơi vào chân phải
+ Động tác: Khi nghe dứt động lệnh "ĐỨNG", làm 2 cử động:
Cử động 1: Chân trái bước lên 1 bước (bàn chân đặt chếch sang trái 22,50)
Cử động 2: Chân phải đưa lên ngang với chân trái (bàn chân đặt chếch
sang phải 22,50) Hai tay đưa về thành tư thế đứng nghiêm
3 Những điểm chú ý (2 điểm)
- Khi đánh tay ra phía trước phải giữ đúng độ cao, đúng góc độ của cánh tay trên với thân người
- Đánh tay ra phía sau thẳng tự nhiên
- Giữ đúng độ dài mỗi bước và tốc độ đi
- Người ngay ngắn, không nghiêng ngả, gật gù, liếc mắt hoặc quay nhìn xung quanh, không nói chuyện
- Mắt nhìn thẳng, nét mặt vui tươi phấn khởi
Câu 5: (hệ số 0,6) Đồng chí nêu trường hợp vận dụng, hô khẩu lệnh và
làm nhanh động tác đổi chân trong khi đi đều (2 lần); Nêu điểm chú ý?
Đáp án:
1 Trường hợp vận dụng (2 điểm)
Quân nhân khi đang đi đều, tiếng hô “MỘT” rơi vào lúc bàn chân trái vừa chạm đất, “HAI” rơi vào lúc bàn chân phải vừa chạm đất, nếu đi theo nhịp nhạc, phách nặng rơi vào chân trái, phách nhẹ rơi vào chân phải, quân nhân khi thấy mình đi sai với nhịp hô hoặc sai với nhịp nhạc thì phải đổi chân ngay
2 Động tác đổi chân (6 điểm)
Có 3 cử động:
+ Cử động 1: (2 điểm) Chân trái bước lên một bước
+ Cử động 2: (2 điểm) Chân phải bước tiếp 1 bước ngắn (bước đệm)
đặt sau gót chân trái, dùng mũi bàn chân phải làm trụ, chân trái bước nhanh
về phía trước một bước ngắn (lúc này tay phải đánh về trước, tay trái đánh
về sau có dừng lại)
+ Cử động 3: (2 điểm) Chân phải bước lên phối hợp với đánh tay, đi theo
nhịp bước thống nhất
3 Những điểm chú ý (2 điểm)
- Khi thấy mình đi sai với nhịp đi chung phải đổi chân ngay
- Khi đổi chân không nhảy cò, không kéo rê chân
Trang 5- Tay, chân phối hợp nhịp nhàng.
Câu 6: (hệ số 0,6) Đồng chí nêu ý nghĩa, hô khẩu lệnh và làm nhanh
động tác giậm chân, đứng lại (2 lần); Nêu điểm chú ý?
Đáp án:
1 Ý nghĩa: (1 điểm)
Để điều chỉnh đội hình trong khi đi được nhanh chóng và trật tự
2 Động tác (7 điểm)
a) Động tác giậm chân (3,5 điểm)
- Khẩu lệnh: “Giậm chân - GIẬM”, có dự lệnh và động lệnh “Giậm chân”
là dự lệnh, “GIẬM” là động lệnh (0,5 điểm)
- Động tác: Khi nghe dứt động lệnh “GIẬM” làm 2 cử động:
+ Cử động 1: Chân trái nhấc lên đầu bàn chân cách mặt đất 30cm rồi đặt xuống, đồng thời tay phải đánh về trước, tay trái đánh về sau như đi
đều (1,5 điểm)
+ Cử động 2: Chân phải nhấc lên rồi đặt xuống như chân trái đồng thời tay trái đánh về trước tay phải đánh về sau như đi đều, cứ như vậy chân nọ tay
kia phối hợp nhịp nhàng giậm chân tại chỗ.(1,5 điểm)
b) Động tác đứng lại (3,5 điểm)
- Khẩu lệnh: "Đứng lại - ĐỨNG”, có dự lệnh và động lệnh "Đứng lại” là dự lệnh, “ĐỨNG” là động lệnh Thời cơ người chỉ huy hô dự lệnh và động lệnh đều
rơi vào chân phải (0,5 điểm)
- Động tác: Khi nghe dứt động lệnh “ĐỨNG” làm 2 cử động:
+ Cử động 1: Chân trái giậm tiếp một bước (tay vẫn đánh như đi đều) (1,5 điểm)
+ Cử động 2: Chân phải đưa về đặt sát chân trái, đồng thời hai tay đưa về
thành tư thế đứng nghiêm (1,5 điểm)
3 Những điểm chú ý (2 điểm)
- Khi đặt bàn chân xuống đất, đặt mũi bàn chân rồi đặt cả bàn chân
Câu 7: (hệ số 0,6) Đồng chí nêu trường hợp vận dụng, hô khẩu lệnh và
làm nhanh động tác đổi chân khi đang giậm chân (2 lần); Nêu điểm chú ý?
Đáp án:
1 Trường hợp vận dụng (2 điểm)
Quân nhân khi đang giậm chân, tiếng hô của người chỉ huy: “MỘT” rơi vào lúc bàn chân trái vừa chạm đất, “HAI” rơi vào lúc bàn chân phải vừa chạm đất, nếu giậm theo nhịp nhạc, phách nặng rơi vào chân trái, phách nhẹ rơi vào chân phải, quân nhân khi thấy mình giậm sai với nhịp hô của người chỉ huyhoặc sai với nhịp nhạc thì phải đổi chân ngay
Trang 62 Động tác đổi chân (6 điểm)
Động tác đổi chân gồm 3 cử động:
+ Cử động 1: Chân trái giậm một bước dừng lại (2 điểm)
+ Cử động 2: Chân phải giậm liên tiếp 2 bước tại chỗ (tay trái đánh về
trước, tay phải đánh về sau có dừng lại) (2 điểm)
+ Cử động 3: Chân trái giậm 1 bước kết hợp với đánh tay, rồi hai chân
thay nhau giậm theo nhịp thống nhất (2 điểm)
3 Những điểm chú ý (2 điểm)
- Khi đổi chân, tay và chân phối hợp nhịp nhàng
- Khi đặt bàn chân xuống đất, đặt mũi bàn chân rồi đặt cả bàn chân
Câu 8: (hệ số 0,6) Đồng chí nêu ý nghĩa, hô khẩu lệnh và làm nhanh
động tác chào cơ bản, nhìn bên phải (trái) chào, thôi chào khi đội mũ kêpi (2 lần); Nêu điểm chú ý?
Đáp án:
1 Ý nghĩa: (1 điểm) Để biểu thị kỷ luật quân đội, thể hiện tinh thần đoàn
kết, nếp sống văn minh để thống nhất hành động, biểu thị tư thế, tác phong quân nhân, thể hiện tính đặc thù của quân đội
2 Động tác (8 điểm)
a) Động tác chào cơ bản và thôi chào khi đội mũ kêpi (4 điểm)
- Động tác chào (3 điểm)
+ Khẩu lệnh: (0,5 điểm) “ CHÀO ”, chỉ có động lệnh, không có dự lệnh + Động tác: (2,5 điểm)
Khi nghe dứt động lệnh “CHÀO” tay phải đưa lên theo một đường gần nhất, đặt đầu ngón tay giữa vào bên phải vành lưỡi trai, năm ngón tay khép lại
và duỗi thẳng, lòng bàn tay úp xuống và hơi chếch về trước Bàn tay và cánh tay dưới thành một đường thẳng, cánh tay trên nâng lên và ngang với thân người Đầu ngay ngắn mắt nhìn thẳng vào đối tượng mình chào
- Động tác thôi chào (1 điểm)
+ Khẩu lệnh: (0,5 điểm) “ THÔI” , chỉ có động lệnh, không có dự lệnh + Động tác: (0,5 điểm) Khi nghe dứt động lệnh “ THÔI” tay phải đưa xuống theo đường gần nhất về tư thế đứng nhiêm
b) Động tác nhìn bên phải (trái) chào và thôi chào (4 điểm)
- Động tác chào (3 điểm)
+ Khẩu lệnh: (0,5 điểm) “Nhìn bên phải (trái) - CHÀO ”, có dự lệnh và động lệnh, “Nhìn bên phải (trái)” là dự lệnh, “ CHÀO” là động lệnh
+ Động tác: (2,5 điểm) Khi nghe dứt động lệnh “CHÀO” tay phải đưa lên chảo đồng thời mặt đánh lên 150, quay mặt sang phải (trái) 450, mắt nhìn vào người mình chào
- Động tác thôi chào (1 điểm)
+ Khẩu lệnh: (0,5 điểm) “ THÔI ”, chỉ có động lệnh, không có dự lệnh.
Trang 7+ Động tác: (0,5 điểm) Khi nghe dứt động lệnh “ THÔI ” tay phải đưa
xuống theo một đường gần nhất, đồng thời quay mặt về thành tư thế đứng nghiêm
Khi thay đổi hướng chào từ 450 bên phải (trái), thì nhìn theo đối tượng
mình chào, đến chính giữa phía trước mặt dừng lại, tay không đưa theo vành mũ
3 Những điểm chú ý (1 điểm)
- Khi đưa tay chào, đưa thẳng, không đưa vòng, năm ngón tay khép sát nhau (nhất là ngón cái và ngón út)
- Bàn tay và cánh tay dưới thành một đường thẳng, lòng bàn tay không ngửa quá
- Động tác đưa tay lên, bỏ tay xuống phải nhanh, mạnh, dứt khoát và chuẩn xác
- Khi chào không nghiêng đầu, không cười đùa, hút thuốc, liếc mắt hoặc nhìn đi nơi khác Người ngay ngắn, nghiêm túc
- Khi nhìn bên phải (trái) chào hoặc thay đổi hướng chào: Không xoay vai hoặc đưa tay theo vành mũ Tay chào không thay đổi nhưng vị trí đặt đầu ngón tay giữa trên vành mũ (vành lưỡi trai) thay đổi
- Khi mang găng tay vẫn chào bình thường, khi bắt tay phải bỏ găng tay
- Trong các hội nghị vị trí bố trí ngồi theo kiểu bàn tròn, trước và sau khi phát biểu hoặc thảo luận quân nhân không thực hiện động tác chào Trong thực hiện các chế độ hội họp, học tập, sinh hoạt, công tác bình thường, khi ở vị trí chủ trì hoặc khi phát biểu quân nhân không thực hiện động tác chào
Câu 9: (hệ số 0,6) Đồng chí nêu ý nghĩa, hô khẩu lệnh và làm nhanh
động tác chạy đều đứng lại, đứng lại (2 lần); Nêu điểm chú ý?
Đáp án:
1 Ý nghĩa: (1 điểm) Dùng để vận động hành tiến được nhanh chóng, trật
tự và thống nhất
2 Động tác (8 điểm)
a) Động tác chạy đều (5 điểm)
- Khẩu lệnh: (1 điểm) “Chạy đều - CHẠY”, có dự lệnh và động lệnh;
“Chạy đều” là dự lệnh, “ CHẠY” là động lệnh
Khi nghe dứt dự lệnh “Chạy đều” hai bàn tay nắm lại, đầu ngón tay cái
đặt lên đốt thứ hai của ngón tay giữa (bên ngoài); hai tay co lên bên sườn, cổ tay ngang thắt lưng, lòng bàn tay úp vào trong người Toàn thân vẫn thẳng, mắt nhìn thẳng, người hơi ngả về trước, sức nặng toàn thân rơi vào hai mũi bàn chân (không kiễng gót)
- Động tác: (4 điểm) Nghe dứt động lệnh “ CHẠY”, làm 2 cử động:
+ Cử động 1: (2 điểm) Dùng sức bật của chân phải, chân trái bước lên
cách chân phải 85cm, đặt mũi bàn chân xuống đất, sức nặng toàn thân dồn vào chân trái, đồng thời tay phải đánh ra trước, cánh tay dưới hơi chếch vào trong người, nắm tay thẳng đường khuy áo túi ngực phải, khuỷu tay không quá thân
Trang 8người Tay trái đánh về sau, nắm tay không quá thân người.
+ Cử động 2: (2 điểm) Chân phải bước lên cách chân trái 85cm, tay trái
đánh ra trước như tay phải ở cử động 1, nắm tay thẳng đường khuy áo túi ngực trái kéo xuống, tay phải đánh về sau như tay trái ở cử động 1 Cứ như vậy hai chân thay nhau chạy (chạy bằng mũi bàn chân) kết hợp đánh tay, tốc độ 170 bước
trong1 phút
b) Động tác đứng lại (3 điểm)
- Khẩu lệnh: (1 điểm) “Đứng lại - ĐỨNG ”, có dự lệnh và động lệnh
“Đứng lại” là dự lệnh, “ ĐỨNG ” là động lệnh.
Thời cơ hô dự lệnh và động lệnh đều rơi vào chân phải
- Động tác: (2 điểm) Khi nghe dứt động lệnh “ ĐỨNG ” làm 4 cử động: + Cử động 1: (0,5 điểm) Chân trái bước lên bước thứ nhất.
+ Cử động 2: (0,5 điểm) Chân phải bước lên bước thứ hai.
+ Cử động 3: (0,5 điểm) Chân trái bước lên bước thứ ba, bàn chân đặt
chếch sang bên trái 22,50 rồi đứng lại
+ Cử động 4: (0,5 điểm) Chân phải kéo lên đặt sát chân trái đồng thời hai
tay đưa về thành tư thế đứng nghiêm
3 Những điểm chú ý (1 điểm)
- Chạy bằng mũi bàn chân không chạy cả bàn chân
- Tay đánh phía trước chếch đúng độ, không đánh tay lên cao hoặc chúc xuống, không ôm bụng
- Thân người ngay ngắn, mắt nhìn thẳng
- Mỗi bước chạy ở từng cử động ngắn dần và giảm tốc độ
- Khi dừng lại ở cử động 4, không lao người về trước, giữ tư thế nghiêm
Câu 10: (hệ số 0,6) Đồng chí nêu trường hợp vận dụng, hô khẩu lệnh và
làm nhanh động tác đổi chân khi đang chạy đều (2 lần); Nêu điểm chú ý?
Đáp án:
1 Trường hợp vận dụng (2 điểm)
Khi đang chạy đều, người chỉ huy hô “MỘT” rơi vào lúc chân trái vừa chạm đất, “HAI” rơi vào lúc chân phải vừa chạm đất, quân nhân thấy mình chạy sai với nhịp hô của người chỉ huy phải đổi chân ngay
2 Động tác đổi chân (6 điểm)
Đổi chân có 3 cử động:
+ Cử động 1: Chân trái chạy tiếp một bước và chân phải co lên
+ Cử động 2: Chân trái chạy thêm một bước ngắn (nhảy cò, khi nhảy cò tay đánh có dừng lại)
+ Cử động 3: Chân phải chạy lên, cứ như thế hai chân thay nhau chạy, kết hợp đánh tay nhịp nhàng tiếp tục chạy đều
3 Những điểm chú ý (2 điểm)
Trang 9Khi nhảy cò phải phối hợp chân, tay nhịp nhàng.
Câu 11: (hệ số 0,6) Đồng chí nêu ý nghĩa, hô khẩu lệnh và làm nhanh
động tác đi nghiêm, đứng lại (2 lần); Nêu điểm chú ý?
Đáp án:
1 Ý nghĩa: (1 điểm) Thực hiện khi duyệt đội ngũ, duyệt binh, diễu binh,
khi làm nhiệm vụ tiêu binh danh dự, để biểu thị phong cách quân nhân hùng mạnh, trang nghiêm, thống nhất của quân đội chính quy
2 Động tác (8 điểm)
a) Động tác đi nghiêm (6 điểm)
- Khẩu lệnh: (0,5 điểm) “Đi nghiêm - BƯỚC ”, có dự lệnh và động lệnh “Đi nghiêm” là dự lệnh, “ BƯỚC ” là động lệnh
- Động tác: Khi nghe dứt động lệnh “ BƯỚC ” làm 2 cử động:
+ Cử động 1: (3 điểm) Chân trái bước lên một bước đầu gối thẳng, bàn
chân thẳng hướng tiến và song song với mặt đất cách mặt đất 30cm rồi đặt mạnh
cả bàn chân xuống đất, sức nặng toàn thân dồn vào chân trái, thân trên ở tư thế nghiêm tay phải đánh ra trước, khuỷu tay gập lại và nâng lên, cánh tay trên tạo với thân người một góc 800, cánh tay dưới thành đường thăng bằng song song với mặt đất, cách thân người 20cm có độ dừng, nắm tay úp xuống, mép dưới của nắm tay cao ngang mép trên túi áo ngực bên trái, khớp xương thứ ba của ngón tay trỏ thẳng với cúc túi áo ngực bên trái (đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp nữ: khi mặc áo quân phục thường dùng mùa hè mép trên cánh tay dưới cao ngang mép dưới cúc áo thứ nhất tính từ trên xuông, khi mặc áo quân phục thường dùng mùa đông mép dưới cánh tay dưới cao ngang mép trên cúc áo thứ nhất tính từ trên xuống Cánh tay cách thân người 20cm, khớp xương thứ ba ngón tay trỏ thẳng đường chiết ly ngực áo bên trái Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ
nữ cơ bản như sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp nữ, chỉ khác: Mép trên của cánh tay dưới cao ngang mép dưới cúc áo thứ hai tính từ trên xuống) Tay trái đánh về sau hết cỡ, có độ dừng, cánh tay thẳng sát thân người, lòng bàn tay quay vào trong Mắt nhìn thẳng
+ Cử động 2: (2,5 điểm) Chân phải bước lên một bước như chân trái, tay
trái đánh về trước như tay phải ở cử động 1 (chỉ khác mép dưới của nắm tay cao ngang mép trên túi áo ngực bên phải, khớp xương thứ ba ngón tay trỏ thẳng với cúc túi áo ngực bên phải Đối với quân nhân nữ, khớp xương thứ ba ngón tay trỏ thẳng với đường chiết ly ngực áo bên phải), tay phải đánh ra sau như tay trái ở
cử động 1 Cứ như vậy chân nọ tay kia tiếp tục bước với tốc đội 106 bước trong
1 phút
b) Động tác đứng lại: (2 điểm)
Trang 10- Khẩu lệnh: (0,5 điểm) “Đứng lại - ĐỨNG ”, có dự lệnh và động lệnh
“Đứng lại” là dự lệnh, “ ĐỨNG ” là động lệnh.
Thời cơ hô dự lệnh và động lệnh đều rơi vào chân phải
- Động tác: Khi nghe dứt động lệnh "ĐỨNG", làm 2 cử động:
+ Cử động 1: (1 điểm) Chân trái bước lên 1 bước (bàn chân đặt chếch
sang trái 22,50)
+ Cử động 2: (0,5 điểm) Chân phải đưa lên ngang với chân trái (bàn chân
đặt chếch sang phải 22,50) Hai tay đưa về thành tư thế đứng nghiêm
3 Những điểm chú ý (1 điểm)
- Bước chân lên đầu gối thẳng, không vung chân
- Mũi bàn chân không chếch lên, không chếch sang phải, sang trái
- Đặt bàn chân xuống, không nện gót hoặc mũi bàn chân xuống đất, mà đặt mạnh cả bàn chân xuống đất
- Tư thế người ngay ngắn, nghiêm trang, không nghiêng ngả, mắt nhìn thẳng
- Tay gập vuông góc, cánh tay trên và thân người hợp với nhau một góc
800, cánh tay dưới thành một đường thẳng và song song với mặt đất
Câu 12: (hệ số 0,6) Đồng chí nêu ý nghĩa, hô khẩu lệnh và làm nhanh
động tác đi đều chuyển thành đi nghiêm chào và thôi chào (2 lần); Nêu điểm chú ý?
Đáp án
1 Ý nghĩa: (1 điểm) Thường dùng khi duyệt đội ngũ, duyệt binh, diễu
binh để biểu thị phong cách quân nhân hùng mạnh trang nghiêm, thống nhất của quân đội chính quy
2 Động tác (8 điểm)
a) Động tác đi đều chuyển thành đi nghiêm nhìn bên phải (trái) chào (4 điểm)
- Khẩu lệnh: (0,5 điểm) “Nhìn bên phải (trái) - CHÀO ”, có dự lệnh và động lệnh, “Nhìn bên phải (trái)” là dự lệnh, “ CHÀO”là động lệnh
Thời cơ hô dự lệnh và động lệnh đều rơi vào chân trái
- Động tác: (3,5 điểm) Đang đi đều, khi nghe dứt động lệnh “ CHÀO”, làm 2 cử động:
+ Cử động 1: (1,5 điểm) Chân phải bước lên, chân trái bước lên bước thứ
nhất (vẫn đi đều), khi bàn chân trái vừa chạm đất, mặt đánh lên 150
+ Cử động 2: (2 điểm) Chân phải tiếp tục bước lên, chân trái bước lên
bước thứ hai, chuyển thành đi nghiêm Khi bàn chân trái vừa chạm đất, đồng thời quay mặt sang phải (trái) 450 chào
b) Động tác đi nghiêm nhìn bên phải (trái) chào chuyển thành đi đều thôi chào (4 điểm)
- Khẩu lệnh: (0,5 điểm) “Đi đều - BƯỚC ” có dự lệnh và động lệnh; “Đi