Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 35 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
35
Dung lượng
265,5 KB
Nội dung
ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT Mở đầu 1. Lí do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Mục đích yêu cầu 4. Phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu Chương 1 THẾ GIỚI THƠ TAGORE 1.1 R.Tagore là một con người đa tài. 1.2 R.Tagore là tác giả của 52 tập thơ đặc sắc. 1.3 Thơ Tagore là cả một thế giới. Chương 2 THẾ GIỚI BIỂU TƯỢNG TRONG THƠ TAGORE 2.1 Giới thuyết về biểu tượng. 2.2 Thơ R.Tagore có cả một hệ thống biểu tượng rất phong phú và nhiều sắc vẻ. 2.3 Phân loại các biểu tượng trong thơ R.Tagore. 2.3.1 Hệ thống biểu tượng là những hình ảnh ngoại giới. 2.3.2 Hệ thống biểu tượng là những hình ảnh thần linh. 2.3.3 Hệ thống biểu tượng là những hình ảnh con người. Chương 3 NHỮNG SẮC THÁI Ý NGHĨA CỦA CÁC HỆ THỐNG TRONG THƠ TAGOR 3.1 Sự chuyển đổi sắc thái của các biểu tượng trong thơ R.Tagore : 3.2 Hệ thống biểu tượng đã tạo nên tính hàm súc trong thơ R.Tagore : 3.3 Hệ thống biểu tượng đã khiến thơ R.Tagore trở nên đặc sắc, độc đáo. Kết luận Tài liệu tham khảo Mục lục Nhận xét của giáo viên hướng dẫn Nhận xét của giáo viên phản biện 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Tác giả R.Tagore không chỉ được thế giới biết đến như là một nhà văn, nhà viết kịch, nhạc sĩ, họa sĩ tài năng mà còn là một nhà thơ kiệt xuất. Chính vì lí do trên, Tagor đã được trao giải Nobel văn học vào năm 1913 với thiphẩm nổi tiếng : “Thơ dâng” và trở thành người Châu Á đầu tiên nhận giải Nobel. Thơ ca của Tagore giàu tinh thần nhân loại, với những vần thơ tuyệt diệu, mang đậm những cảm nhận sâu sắc, độc đáo, thể hiện một tài năng sáng tác thơ ca khác thường. Thơ ông là gạch nối giữa những truyền thống văn hóa Ấn Độ và văn hóa hiện đại Phương Tây. Thơ R.Tagore khẳng định giá trị cuộc sống, cho thấy bản chất cuộc sống là bất tận niềm vui và tràn đầy hạnh phúc. Qua cái nhìn của Tagore, cuộc sống hiện lên ngập tràn trong tiếng cười và chan chứa niềm vui, còn thiên nhiên thì thật đẹp với ánh sáng lai láng và sắc màu rực rỡ. Nhưng bằng sự trải nghiệm của chính mình, nhà thơ cảm nhận trong cuộc đời này bất hạnh, khổ đau là có thực. Một điểm nổi bật khác là sự thấm đẫm chất nhân văn trong những thiphẩm của Tagore, đó chính là thái độ đề cao con người, phủ nhận thần thánh. Triết học của Tagore vì vậy về thực chất là triết lí nhân sinh lấy nền tảng của nó là tình yêu thuơng mãnh liệt đối với con người. Đặc biệt Thơ Tagore còn khẳng định rằng tình yêu là một tình cảm nhân bản cao quý, tình yêu khiến cuộc đời trở nên ý nghĩa hơn. Để thể hiện những nội dung mang tính chất nhân văn sâu sắc ấy, đại thi hào R.Tagore đã sáng tạo nên một hệ thống biểu tượng trong thơ. Thơ của Tagore rất giàu những biểu tượng. Trong những hệ thống biểu tượng ấy hàm chứa bao nhiêu ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Nét đặc trưng trong mỗi vần thơ Tagore là một tư tưởng uyên thâm, một cảm xúc nồng nàn, nhưng trên hết là sự đa dạng tinh tế trong ngôn ngữ hình tượng. Đó là một thế giới hình ảnh tượng trưng giàu sắc thái ý nghĩa mà những thế hệ yêu thơ vẫn tiếp tục đi tìm để rồi lạc bước trong sự ngỡ ngàng thú vị. Những biểu tượng mang tính đa nghĩa ấy khiến chúng ta phải nghiền ngẫm thật lâu mới có thể hiểu được sự thâm thúy bên trong mà nhà thơ muốn thể hiện. Cái hay cái đặc sắc chính ở đằng sau những hình ảnh tưởng chừng như bình thường mà lại chứa đựng rất nhiều ý nghĩa thâm thúy đó, để rồi khi khám phá chúng ta phải vỡ òa vì sung sướng khi nhận ra những ý vị sâu sắc của nó. Từ những điều đó đã làm cho em cảm thấy say mê, thích thú mỗi khi đọc từng dòng thơ Tagor, vì vậy em đã chọn đề tài những biểu tượng mang tính đa nghĩa trong thơ Tagor để làm luận văn tốt nghiệp. 2.Lịch sử vấn đề : Về tác giả R.Tagore và thơ ông cho đến nay đã có nhiều công trình, bài viết nghiên cứu : 2 Trong quyển : “Tuyển tập tác phẩm R.Tagore” tập 2, Giáo sư Lưu Đức Trung đã tuyển chọn và giới thiệu nhiều bài thơ tiêu biểu của thi hào R.Tagore, đặc biệt ở phần Phụ lục tác giả cũng đã cung cấp một số bài nghiên cứu hoàn chỉnh hoặc trích lược về R.Tagore của các tác giả trong và ngoài nước như các bài: “Ảnh hưởng của Tagore đối với thơ ca hiên đại của Ấn Độ” do Mạnh Chương dịch của tác giả V.K.Gokak ( Ấn Độ), bài viết đã khẳng định tầm ảnh hưởng sâu rộng của Tagore đối với văn học Ấn Độ và thế giới. Các bài “Rabindranath Tagore” của tác giả W.B.Yeats ( Ireland ), bài “Về Tagore” của I.Êrenbua (Nga), hay bài “Tagore với chúng tôi” của Nira Chanhdhuri ( Ấn Độ ) điều tập trung chủ yếu ca ngợi cuộc đời sự nghiệp cũng như ca ngợi tài năng xuất chúng của R.Tagore trong nhiều lĩnh vực, và tất nhiên không thể thiếu thơ ca. Nói về tinh thần nhân đạo trong những sáng tác thơ ca của Tagore, trong tuyển tập giáo sư Lưu Đức Trung cũng đã giới thiệu bài “ Tinh thần nhân đạo chủ nghĩa trong thơ Tagore” của Cao Huy Đỉnh, nét nổi bậc ở bài viết chính là nêu cao được tư tưởng ca ngợi cuộc đời, ca ngợi con người trần thế, phê phán thế giới thần linh phù phiếm của Tagore, mong mỏi cho con người được sung sướng, hạnh phúc. Bài viết “Tagore nhà thơ tình nổi tiếng” của Lưu Đức Trung thì chú trọng đến những nét đặc sắc trong thơ tình yêu Tagore, tác giả cũng đã đi sâu phân tích những hình ảnh tình yêu trong nhiều bài thơ tiêu biểu. Tác giả Nguyễn Văn Hạnh thì lại quan tâm đến những hình ảnh thiên nhiên trong “Thiên nhiên trong Thơ dâng của Tagore”, bài viết đi sâu phân tích ý nghĩa của hình ảnh thiên nhiên và phân loại những hình ảnh đó trong tập Thơ dâng ra thành 3 nhóm : Những hình ảnh thiên nhiên thuộc về vũ trụ. Những hình ảnh chỉ những hiện tượng động thực vật trên trái đất. Những hình ảnh chỉ sự vận động dịch chuyển của thời gian. “Những câu thơ đầu tiên trong cuộc đời thi sĩ của R.Tagore, đơn giản chỉ là ghi lại những hiện tượng thiên nhiên bình thường như chẳng có gì để nói, “trời mưa, lá rụng”. Vậy mà với ông, đằng sau đó là cả một thế giới tinh thần huyền diệu, chứa đựng bao điều bí ẩn của đất trời, của kiếp nhân sinh. Và với Thơ dâng, những hình ảnh thiên nhiên ấy, đã được hồi sinh, tái tạo với muôn vàn hình thù, hương sắc, nói hộ những tiếng thì thầm muôn đời của con người, vũ trụ, thiên nhiên trong một sự thống nhất vĩnh hằng.”(1,tr875). 3 Đề cập đến lối sáng tác mang đậm chất trí tuệ, Nguyễn Thị Bích Thúy có bài “Chất trí tuệ - điểm sáng thẩm mĩ trong thơ R.Tagore”. Tác giả khẳng định : “Chất trí tuệ được kết tinh trong toàn bộ hình tượng thơ cùng với đặc trưng thi pháp của Tagore đã khẳng định tầm tư tưởng và sự sáng tạo nghệ thuật lớn lao của ông”.( tr 877). Và “Để thấm thơ Tagore, người đọc phải tĩnh tâm, phải suy ngẫm thì mới phát hiện được vẻ đẹp mang tầm vóc vũ trụ của con người: niềm vui trong lao động sáng tạo ; sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên ở đằng sau lớp vỏ ngôn từ có dáng vẻ thần bí và siêu hình. Chất trí tuệ, sự suy tư, triết lí đã trở thành dấu ấn, thành phương tiện để biểu hiện trong thơ Tagore”. Trong cuốn “ Văn học Ấn Độ” - Nxb.giáo dục, 1998 - giáo sư Lưu Đức Trung đã nhận xét rất tinh tế : “Đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật thơ của Tago mà nhiều nhà nghiên cứu đã nói đến là giàu chất hiện thực.Tago không phải là nhà thơ hiện thực thuần túy, nhưng nội dung thơ ca của ông đều được phản ánh cuộc đời và sự sống. Cuộc đời và sự sống đó được Tago bọc ngoài bằng một lớp từ ngữ, một số hình ảnh tượng trưng có tính chất tôn giáo, siêu hình thần bí như Chúa Đời, Thượng Đế, Thầy , Người …” (tr139). Ở cuối bài viết của mình, giáo sư Lưu Đức Trung nêu lên tác dụng to lớn từ việc sử dụng hình ảnh tượng trưng : “Chính nhờ vận dụng thủ pháp biểu hiện tượng trưng trên đây mà làm cho thơ ca của ông dễ đi vào lòng người đọc bằng lí trí và tình cảm. Đó là thủ pháp nghệ thuât độc đáo trong phong cách thơ ca lãng mạn của Tago”. (tr 142) Khi đi sâu phân tích sức mê hoặc, quyến rũ trong nghệ thuật bài thơ “28” của Tagore, tác giả Lê Lưu Oanh đã viết trong cuốn “Rabinđranat Tago trong nhà trường”: “Bài thơ là một hệ thống tầng tầng lớp lớp những hình ảnh tượng trưng và so sánh (…) Hệ thống những hình ảnh những hình ảnh tượng trưng, so sánh này làm cho những hình ảnh của tình yêu, của tâm hồn, của trái tim người đang yêu được mĩ lệ hóa, lung linh những sắc màu huyền diệu.”(tr109). Cùng trong cuốn “Rabinđranat Tago trong nhà trường”, Nguyễn Thanh Hưng có bài “ Hình ảnh Chúa trong Thơ dâng”: “Tago sử dụng rất nhiều những hình ảnh : Chúa, Thượng đế - trong thơ, ông cũng vận dụng những câu chuyện thần thoại, truyền thuyết, cổ tích để nói về cuộc sống nơi trần gian. Nhưng thiết nghĩ, đó chỉ là sư phân thân của nhà thơ. Chính Tago đã tạo ra những nhân vật ấy để nói về ý tưởng của mình”. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên chỉ dừng lại ở việc phân tích cái hay cái đẹp về nội dung, nghệ thuật cũng như tầm ảnh hưởng của thơ Tagore đối với nền văn học Ấn Độ và thế giới, còn vấn đề những hình ảnh tượng trưng thì chỉ mới đề cập đến trong một vài bài thơ chứ không phân tích kĩ. 4 Về biểu tượng trong thơ Tagore, trước đây có sinh viên Cao Thi Hồng Châu ở lớp Cử nhân ngữ văn khóa 24 - Khoa Sư phạm - trường Đại học Cần Thơ làm luận văn tốt nghiệp với đề tài : “Hệ thống biểu tượng trong thơ Tagore”. Đề tài chỉ dừng lại ở mức độ xác lập và nhận dạng hệ thống biểu tượng trong thơ Tagore chứ chưa đi sâu phân tích những biểu tượng ấy đa nghĩa như thế nào, tính chất tượng trưng của nó ra sao. Trong luận văn này bản thân em sẽ đi sâu luận giải những biểu tượng mang tính đa nghĩa trong trơ Tagore. 3.Mục đích yêu cầu : Triển khai đề tài luận văn này nhằm thực hiện các mục đích yêu cầu sau đây : - Để thấy được hầu hết hình tượng trong thơ của Tagore đều là những biểu tượng (hình ảnh tượng trưng). - Trên cơ sở ấy để khám phá tính đa nghĩa của hệ thống biểu tượng trong thơ Tagore. - Nhận rõ được tài năng của đại thi hào Tagore trong việc tạo dựng một thế giới biểu tượng trong thơ ông - Từ đó, xác lập được một nét rất độc đáo trong thi pháp thơ Tagor. 4. Phạm vi của đề tài : - Tagore có 52 tập thơ trữ tình vô cùng phong phú, vô cùng đa dạng. Có thể gọi thơ Tagore là một vũ trụ thơ, một đại dương thơ. Đi vào thế giới thơ của Tagore ta có cảm giác như lạc vào “rừng xanh” nên có rất nhiều vấn đề cần bàn, cần xét nhưng đề tài này chỉ giới hạn trong việc luận giảng hệ thống biểu tượng mang tính đa nghĩa trong thơ Tagore. 5. Phương pháp nghiên cứu : - Phương pháp diễn dịch . - Phương pháp quy nạp. - Phương pháp loại suy. -Phương pháp so sánh phân tích. - Phương pháp logic – lịch sử. Chương 1 THẾ GIỚI THƠ TAGOR 1.1) R. Tagore là một con người đa tài : Đúng như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định : “Đại văn hào Rabindranath Tagor cả thế giới đều kính trọng”, Tagore được cả thế giới tôn vinh bởi ông là một nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch lớn, một họa sĩ có tài, một nhạc sĩ nổi tiếng, một nhà giáo, một nhà hoạt động xã hội, một vị 5 hiền triết hiểu sâu biết rộng. Tài năng thiên phú của Tagore không chỉ ở Ấn Độ, mà cả thế giới đều nể phục. Tagore sinh ngày 7 tháng 5 năm 1861 tại Cancutta, bang Bengan, một nơi có nền văn học phát triển lâu đời. Tagore xuất thân trong gia đình quý tộc Bàlamon, cha của Tagore là Đêvendranat Tagore (1817 – 1905) một triết gia và một nhà cải cách xã hội nổi tiếng trong hội Brahma Somaj do Ram Mohan Roi sáng lập. Sau này cha của Tagore cũng trở thành lãnh tụ của phong trào này. Gia đình Tagore có mười lăm anh chị em ruột. Ông là con thứ mười bốn. Anh em của Tagore điều là những nhân tài của đất nước Ấn Độ và có nhiều sự cống hiến cho sự phát triển nền văn hoá hiện đại Ân Độ. Mặc dù tôn giáo đã khai trừ ra ngoài đẳng cấp, nhưng gia đình Tagore vẫn được nhân dân yêu mến. Cha Tagore là người hết mực yêu thương con cái rất chú trọng đến việc giáo dục con cái, dạy con sống giản dị, cần cù, trau dồi sức khoẻ và văn hoá, biết yêu dân tộc và đất nước. Tagore được cha quan tâm và chăm sóc nhiều nhất. Ông thường theo cha đi du lịch khắp đất nước từ rừng núi Himalaya có nhiều thắng cảnh đẹp đến tận bờ biển phía nam lộng gió tràn ngập ánh mặt trời. Từ nhỏ Tagore là cậu bé thông minh, chăm chỉ, hiếu học, ba lần gia đình gửi đến ba trường khác nhau nhưng Tagore không chịu ngồi yên ở một trường nào cả, vì Tagor không chịu nổi cảnh thầy giáo người Anh đánh đập, hành hạ học trò bắt học trò hát những bài hát tiếng Anh vô nghĩa. Tagore chỉ thích tự học. Ông đã tự học lấy tiếng cổ Sanskrit và đọc được các tác phẩm văn học cổ, tự trau dồi ngôn ngữ và chẳng bao lâu đã nổi tiếng là cậu bé giỏi văn Bengan. Tagore cũng tự học tiếng Anh, đến năm 11 tuổi đã dịch được kịch Macbeth của Shakespeare ra tiếng Bengan. Đến tuổi thanh niên Tagore đã thông thạo trong việc dịch thuật thơ ca của Schille, Byron, Browning,Victor Hugo .v .v . Lớn lên Tagore gặp cảnh đau buồn của gia đình, trong vòng bốn năm trời, người thân cứ lần lượt vĩnh biệt ông. ( Năm 1902 vợ chết, 1904 con gái thứ hai chết, 1905 cha và anh chết, 1907 con trai đầu chết ). Từ đó Tagore càng buồn phiền, thường ngày ngồi hàng giờ trên bao lơn nhà mình ngắm nhìn người qua lại trên đường hoặc ngồi trầm tư cả buổi trên ghế divan trong phòng ở. Ông thích vào rừng ngồi ngắm nhìn cảnh đẹp của cây cối hoa lá hoặc trên bờ sông ngắm nhìn dòng nước lững lờ trôi trong buổi hoàng hôn. Năm 1877, cha cho qua học luật ở Anh, không thích, ông lại trở về. Từ đó ông lại bắt tay vào hoạt động xã hội và tích cực sáng tác văn học - nghệ thuật. Ông có chân trong Hội các nhà văn tiến bộ Ấn Độ thành lập năm 1936. Những năm gần cuối đời, Tagore là "chiến sĩ thập tự quân chống phát xít" - ông tích cực đấu tranh cho sự nghiệp bảo vệ hoà bình và chống chiến tranh thế giới lần thứ hai. Ngày 7 tháng 8 năm 1941, Tagore kết thúc cuộc đời mình như kết thúc một bản hợp tấu hùng hồn vĩ đại - bản hợp tấu mang ý chí và nghị lực của một thiên tài lớn lao. 6 Sự nghiệp văn học nghệ thuật của Tagor rất lớn, ông để lại cho Ấn Độ và thế giới 52 tập thơ, 42 vở kịch; 12 tập tiểu thuyết, gần 100 truyện ngắn, 63 tập tiểu luận, 2230 ca khúc, trên 3000 bức họa đặc sắc… Ở lĩnh vực nào Tagore đều lao động miệt mài và để lại dấu ấn khó phai mờ trong lòng người thưởng thức. Ở lĩnh vực thơ ca, Tagore sáng tác từ lúc 8 tuổi cho đến khi qua đời. Bài thơ cuối cùng ông viết trên giường bệnh ngày 30 tháng 7 năm 1941 trước khi mất 8 ngày. Nguồn thơ của Tagore luôn tuôn chảy một cách dạt dào trong dòng máu cơ thể ông. Thơ ông sử dụng nhiều bút pháp nghệ thuật khác nhau khi so sánh tượng trưng, ẩn dụ, khi miêu tả trực tiếp … nhưng dù thế nào đều đem lại sự lôi cuốn mãnh liệt cho người đọc. Tagore để lại 52 tập thơ, trong đó có nhiều sáng tác rất nổi tiếng. Đặc biệt tập Thơ Dâng là đỉnh điểm của nghệ thuật thơ ca khi được trao giải noben năm 1913. Tagore viết truyện ngắn muộn hơn làm thơ. Năm 16 tuổi (1887) ông cho ra mắt tập truyện ngắn đầu tay của mình với tựa đề Người ăn mày kì dị. Từ đó trở đi, Tagore vươn cao khám phá một lĩnh vực mới, với sự đa tài của mình, ông đã tiếp tục đạt được nhiều thành tựu to lớn. Truyện ngắn của ông ngày càng phong phú, mang nhiều màu sắc nên chiếm lĩnh được lòng người đọc. Truyện ngắn của Tagore chan chứa tinh thần nhân đạo, ông rất nhẹ nhàng, tinh tế trong việc phơi bày bộ mặt tàn ác của xã hội. Mỗi câu chuyện đều để lại trong lòng người đọc những cảm xúc khác nhau từ buồn đau, giận dữ đến xót xa, thương cảm rồi u uất, căm hận. Người nhân dân lao động chính là hình tượng được Tagore tập trung miêu tả trong tác phẩm của mình, ông tôn trọng, quý mến, đồng cảm với họ, đặc biệt là người phụ nữ. Truyện ngắn Tagore rất đa dạng. Có truyện chỉ ngắn mấy chục dòng, có truyện rất dài, kết cấu phức tạp nhưng hầu hết đều thể hiện tính hiện thực sâu sắc. Ông thường kết hợp tính chất huyền ảo và hiện thực trong tác phẩm làm tăng thêm phần gợi cảm và hấp dẫn. Tiêu biểu : Dàn hỏa thiêu, Quan chánh án, Đá đói…. Tiểu thuyết của Tagore cũng để lại những đóng góp đáng kể vào con đường phát triển chủ nghĩa hiện thực ở Ấn Độ. Tiêu biểu ở thể loại này có các tác phẩm : Gora (1910), Ngôi nhà và thế giới ( 1916), Đắm thuyền (1906)…Trong đó, tiểu thuyết Gora được xem như bản cáo trạng hùng hồn về chế độ thực dân, phong kiến ở Ấn Độ, là tiếng kèn hiệu triệu thúc dục nhân dân Ấn Độ, trước hết là tầng lớp thanh niên, vùng dậy đấu tranh giải phóng đất nước. Cũng như truyện ngắn, chất hiện thực trong tiểu thuyết của Tagore rất sâu đậm, lối miêu tả nội tâm nhân vật là thủ pháp đặc sắc của ông. Yếu tố thiên nhiên trong tiểu thuyết cũng là nét đặc sắc. Thiên nhiên trở thành “nhân vật im lặng” thường đồng cảm chứng kiến hòa hợp với tâm trạng các nhân vật trong truyện, tạo nên chất trữ tình nồng thắm. Điều đó đã tạo nên thành công trên lĩnh vực tiểu thuyết của Tagore. 7 Về soạn kịch, từ nhỏ cậu bé Tagore đã bị những vỡ kịch làm cho cuốn hút, say mê. Đó chính là tiền đề để khi lớn lên Tagore cho ra đời nhiều tác phẩm kịch nổi tiếng thế giới. Trong lĩnh vực này, Tagore không chỉ là người soạn kich mà còn kiêm luôn đạo diễn hay diễn viên. Kịch của Tagore xoay quanh các mối xung đột lớn trong xã hội Ấn Độ giữa tôn giáo và con người, giữa thiện và ác, giữa bạo lực và tự do, giữa chiến tranh và hòa bình. Năm 1883, Tagore khiến giới sân khấu bấy giờ phải chú ý bằng vở kịch đầu tay có tên Sự trả thù ngọt ngào. Năm 1916, ông sửa chữa và dịch ra tiếng Anh lấy tên là Thầy tu khổ hạnh. Vở kịch là bản tuyên chiến của ông với chủ nghĩa khổ hạnh ở Ấn Độ. Thông qua tác phẩm ông mong muốn con người rời ý định lên thiên đường mà quay trở về với cuộc đời thực. Sau tác phẩm này, Tagore còn liên tiếp cho ra đời nhiều vở kịch khác với nội dung ngày càng phong phú, nghệ thuật độc đáo. Tiêu biểu như là : Lễ hiến sinh (1890), Vô cảm ( 1912), Mùa xuân trở lại (1916)… Âm nhạc thế giới cũng ghi nhận nhiều thành tựu đáng nể của Tagore. Ông để lại cho đời 2230 bản nhạc ngắn dài, trong đó hai bài quốc ca Ấn Độ và Bangladesh đều là sáng tác của Tagore. Nhạc Tagore có tên riêng trong ngôn ngữ Bengali là Rabindrasangit, bắt nguồn từ dòng nhạc cổ điền Thumri xứ Ấn, khi thánh ca, khi dục ca, khi là giai điệu ragas melody êm dịu, ông dùng những dòng văn dòng thơ của mình làm lời ca cho hàng ngàn bản nhạc muôn điệu. Nhiều bài mang đậm chất đạo ca, thanh thoát, diệu âm…của không gian thần thánh chốn Phật. Tagore có tư chất một nhạc sư “Khi nghe một bản nhạc, cây đàn sitar tôi cầm bắt được ngay làn điệu, hòa nhập vào ban hợp xướng dễ dàng vì tôi là một ca sĩ. Giữa đám đông ồn ào cuồng nhiệt, tôi mất dọng và thấy chóng mặt.” Trong tập Hợp Nhất Sáng Tạo (Creative Unity 1922), ông viết : một khúc ca không có nhịp điệu (melody) thì cũng chẳng khác gì một con bướm bị bứt cánh, đấy cũng là lý do Tagore thường không in ra lời của bản nhạc. Chính ông mong mỏi người sau có thể quên hết các sáng tác văn chương nghệ thuật nhưng sẽ nhớ mãi những bài ca của ông, vì trong âm nhạc Tagore đã nối kết muôn điệu làm một, tình yêu và đạo lý nhất quán trào dâng lòng người.Nhạc Tagore chẳng ai ở quê hương Bengal, Đông Bắc Ấn, mà không nghe không hát, nó trở thành dân ca trên đầu môi cửa miệng bình dân lan sang cả Miến Điện vùng nói tiếng Bengali. Ngày 14-7-1930 Tagore đã đàm luận với nhà bác học A.Einstein ở Berlin về vật lý, triết lý và nhất là về âm nhạc. Qua cuộc đàm luận có ghi lại này, Tagore tỏ ra rất am tường âm nhạc Tây phương và là một bậc thầy của nhạc truyền thống Ấn/Bengal. Trong nghệ thuật hội họa, dù năm 68 tuổi Tagore mới bắt đầu vẽ tranh nhưng đã để lại cho đời hàng ngàn bức vẽ vô giá. Tranh của Tagore đã được triển lãm ở nhiều nơi trên thế giới như Münich, New York, Paris, Moxcva… 8 Ngoài ra Tagore còn để lại cho đời hàng trăm bút ký, tiểu luận, diễn văn, hồi ức, thư tín có giá trị vô cùng to lớn đối văn nền văn học nhân loại. Những công trình nghệ thuật kể trên đây nói lên đầy đủ sự đa tài và sức lao động nghệ thuật vô tận của Tagor. Dù ở lĩnh vực nào Tagore đều lại ấn tượng sâu sắc. Dường như “mình ông cũng đủ cho một nền văn hóa”(Indra Gandhi). Với số lượng tác phẩm khổng lồ cùng với sự phong phú, độc đáo, hấp dẫn và tầm ảnh hưởng to lớn của nó, Tagore khiến cả thế giới phải nghiêng mũ khâm phục trước sự đa tài của mình. 1.2) R. Tagore là tác giả của 52 tập thơ đặc sắc . Thơ là thành tự xuất sắc nhất trong sự nghiệp sáng tác của Tagore. Ông đã say sưa sáng tác từ lúc 8 tuổi cho đến lúc qua đời. Bài thơ cuối cùng Tagore sáng tác trên giường bệnh ngày 30 tháng 7 năm 1941 trước khi mất 8 ngày . Ông đọc cho người khác chép và không kịp xem lại. Thơ Tagore như ánh sáng huyền diệu lung linh chiếu rọi vào tâm hồn người đọc, chiếm lĩnh người đọc bằng nghệ thuật điêu luyện. Điều đó khiến nhiều tác giả tên tuổi trên thế giới phải kính phục : “Không có nhà thơ ở Châu Âu nào kể từ khi Geothe qua đời vào năm 1832 có thể sánh được với Tago về nhân cách cao quý, về sự vĩ đại tự nhiên, về sự thanh tịnh hài hòa.” ( Per Hallstrom –Viện sĩ viện hàn lâm Thụy Điển). Tagore đã để lại 52 tập thơ vô cùng đặc sắc, đó là tài sản vô giá cho toàn nhân loại: “Sáng tác của Tagore cho thấy trí tuệ thâm nhập thật sâu xa, chất thơ thật huyền hoặc và tinh thần thật tha thiết. Những sáng tác ấy thực đã bộc lộ được những gì nhân loại hằng mơ và khao khác”. Tagore đã tạo ra một thể thơ độc nhất vô nhị mà các nhà nghiên cứu gọi là Rabindrasangit – một thể thơ bao gồm cả thơ lẫn nhạc và cả thể thơ văn xuôi tự do. Các tập thơ nổi tiếng của Tagore có thể kể đến : - Thời kì trước Thơ dâng (1872 – 1887): Những bài ca buổi sáng (Morning songs), Những bức tranh và những bài hát (Pictures anh songs), Sắc nhọn và mòn tù (Sharps and flats), Masini, Con thuyền vàng (The golden boat). - Thời kì Thơ dâng (1888 – 1913) : Thơ Dâng (The Gitaniali), Tặng vật (Naivedya), Thơ ca (Poetry). - Thời kì sau Thơ dâng (1914 – 1941) : Người làm vườn (The gardener), Đàn ngỗng bay (Balaka), Tặng phẩm của người yêu (The lover’s gift), Những con chim bay lạc (The stray birds), Thiên nga (The geese), Hái quả (Fruit gathering), Trăng non (The crescent moon), Dấu bưu điện (Punascha), Đất biên cương (Parishesh), Ngọn đèn đêm (Senjuti), Trên giường bệnh 9 (Rogshalyaya), Hồi phục (Arogya), Vào ngày sinh nhật ( Jammadine), Những ghi chép cuối cùng (Sheshlekha)… Trong những thiphẩm ấy, tất nhiên phải nhắc đến đầu tiên là Thơ Dâng (Gitanjali) , gồm 103 bài, tập thơ đã đưa tên tuổi Tagore lên đỉnh vinh quang bằng giải thưởng noben văn học năm 1913. Đây là tuyển tập thơ do ông tuyển chọn từ các tập khác và dịch từ tiếng Bengan sang tiếng Anh. Tập Thơ Dâng như viên ngọc luôn lấp lánh ánh hào quang. Đó không chỉ là niềm tự hào của nhân dân Ấn Độ mà còn là niềm tự hào của toàn thể nhân dân Châu Á. Thơ dâng cũng là tác phẩm đầu tiên của châu lục này đạt giải noben. Mãi đến năm 1968, ở châu Á, mới có thêm nhà văn Kawabata (1899-1972) của Nhật Bản được tặng giải thưởng cao quý này. Thơ Dâng : “Là công trình của một nền văn hóa cao siêu, những bài thơ đó như cỏ cây mọc đầy trên một mãnh đất chung. Một truyền thống trãi qua nhiều thế kỉ, ở đó thơ và tôn giáo là một, đã thu lượm được những hình tượng và những xúc cảm có thể học được hoặc không thể học được rồi đem trả lại cho đông đảo quần chúng những tư duy của người học giả hay của người quý tộc”. W.B.Yeats ( Nhà văn Ireland ). Chính vì lẻ đó Thơ Dâng lần lược được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới với số lượng ngày càng lớn. Ở Anh, Mỹ, Pháp và Liên Xô (trước đây) đã tái bản trên 100 lần. Tên tuổi và tài năng ngày của Tagore càng nổi tiếng hơn trên thế giới theo sự tăng lên của người đọc Thơ Dâng. Per Hallstrom, Viện sĩ viện hàn lâm Thụy Điển nói về tập Thơ Dâng khi quyết định tặng thưởng giải Noben như sau : “Tập thơ nhỏ bé được chính tác giả dịch ra tiếng Anh đã tạo ra một ấn tượng về sự phong phú và tài năng thơ đáng kinh ngạc đến mức không có gì là lạ hay hay vô lí trong đề nghị tặng thưởng cho nó”. Tập Thơ Dâng ra đời đã hướng tâm trí người dân Ấn Độ trở về với thực tại, tìm thấy niềm vui, niềm hạnh phúc trong sự gắng bó với cuộc đời trần thế. Trước đây, ở Ấn Độ, dưới sự ảnh hưởng của các tôn giáo như Hinđu, Phật giáo người ta quan niệm rằng : Hạnh phúc chỉ có ở Cõi vĩnh hằng, do đó, con người phải thoát khỏi vô minh, nhận thức chân lí phải vô ngã, vô thường, phải dập tắt đi ngọn lửa tham lam, căm hận, si mê, chỉ còn lại sự an lạc, an tịnh trong tâm hồn. Tư tưởng đó ăn sâu bén rễ hàng ngàn đời nay trong đời sống tinh thần người dân Ấn Độ. Một mặt, tư tưởng đó có ý nghĩa tích cực. Nó giúp con người vươn tới sự vị tha cao cả trong tâm hồn bằng cách xóa bỏ ý thức vị kỉ về cái tôi. Tuy nhiên, nó cũng khiến người dân Ấn Độ không thiết tha xây dựng hạnh phúc trong chính đời sống hiện tại, kiếm tìm an lạc trong hư vô. Bác bỏ điều đó Thơ Dâng đã khẳng định giá trị cuộc sống, khẳng định bản chất của cuộc sống là tràn trề niềm vui bất tận và hạnh phúc vô biên ngay từ bài thơ số 1 : 10 [...]... mang tính đa nghĩa trong thơ Tagore chính là hệ thống hình ảnh có nhiều ý nghĩa tượng trưng trong thơ Tagore 2.2 Thơ R .Tagore có cả một hệ thống biểu tượng rất phong phú và nhiều sắc vẻ: 19 Trong thơ Tagore, biểu tượng được nhà thơ sử dụng rất phong phú đa dạng với sắc nhiều vẻ, nhiều ý nghĩa khác nhau rất độc đáo và tinh tế Các lớp hình tượng biểu trưng ấy đi vào thơ Tagore không còn là những thực... tôn giáo, từ thi n nhiên và con người (Tác gia tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường Tago – Nxb Đại học Sư phạm - trang 50) Như vậy có thể phân loại một cách cụ thể hệ thống các biểu tượng trong thơ Tagore như sau : 2.3.1 Hệ thống biểu tượng là những hình ảnh ngoại giới Trong thơ Tagore, những hình ảnh ngoại giới chiếm một vai trò hết sức quan trọng trong tư tưởng nghệ thuật R .Tagore Chỉ tính... giới đã trở thành nơi trú ngụ, chở che, trả lại cho con người chân thi n mỹ, giúp con người thoát khỏi dục vọng, khổ đau Riêng với Tagore đây là nơi con người tìm đến với cuộc đời Hòa hợp với thi n nhiên, vũ trụ, là một phần của cuộc 24 sống, của tình yêu và chân lí của R .Tagore Chính vì vậy những hình ảnh này xuất hiện nhiều trong thơ Tagore Hình ảnh ngoại giới ở đây được hiểu bao gồm những hình ảnh... sắc, thơm hương Đó chính là những hình ảnh biểu tượng về con người trong thơ Tagore Chương 3 NHỮNG SẮC THÁI Ý NGHĨA CỦA CÁC HỆ THỐNG TRONG THƠ TAGORE 3.1 Sự chuyển đổi sắc thái ý nghĩa của các biểu tượng trong thơ R .Tagore : 29 Hệ thống biểu tượng trong thơ Tagore rất phong phú, đa dạng Bao gồm hình ảnh biểu tượng về vũ trụ - thi n nhiên, về thần linh, và về con người Tất cả chúng đều có sự chuyển đổi,... chân thành của người ông, người cha, người thầy Tagore yêu mến và tin tưởng vào tương lai các em và nhắc nhở mọi người hãy giữ chân thi n - mỹ trong trẻ nhỏ Tagore làm thơ cho trẻ em trong một hoàn cảnh đau buồn khi hai con ông đều lần lượt chết Tập Sisu (Trẻ thơ ) viết năm 1909, đến năm 1915 được dịch ra Anh văn đặt tên là " Trăng non " (The crescent moon ) Tagore am hiểu sâu sắc tâm lý, tình cảm, ước... em Viết về trẻ thơ, Tagore chú trọng ca ngợi tính hồn nhiên, trung thực và vô tư của thi u nhi Đứa trẻ nào cũng vậy, thích hoà mình với thi n nhiên, thích vui đùa giữa cái thế giới vô biên ấy Bên cạnh đó, ông còn muốn dùng tâm hồn trong sáng ngây thơ của trẻ thơ để đối lập với bản chất xấu xa, đáng khinh của xã hội dối trá, vì đồng tiền 1.3.2) Mấy đặc điểm nghệ thuật trong thơ Tagore 17 Đặc điểm nổi... ca tuyệt diệu , vừa là bức tranh thi n nhiên tươi màu Ông thường tạo ra trong thơ nhiều hình ảnh lung linh huyền diệu , nhiều màu sắc tươi mát , biến nỗi khổ đau thành niềm vui kì lạ của đất nước , của con người " tan ra chảy thành tiếng hát trong trái tim thi sĩ " (86 - Mùa hái quả ) Đặc biệt , thi n nhiên là đối tượng được Tagor miêu tả khá nhiều , ông đã để cho thi n nhiên ùa ngập vào trong thơ... tài năng thơ ca xuất chúng của Tagore, những đóng góp của ông đối với nền văn học thế giới là vô cùng to lớn Đó là một gia tài đồ sộ và 12 phong phú với nhiều bút pháp nghệ thuật độc đáo Với 52 tập thơ đặc sắc, kết quả của suốt một đời sáng tác không mệt mõi, thơ Tagore đã và đang là một phần của nền văn học thế giới đương đại 1.3) Thơ Tagore là cả một thế giới : Thơ Tagore vô cùng phong phú và đa... trong cuộc sống Đọc thơ Tagore ta như lạc vào “chốn rừng xanh” vô cùng phức tạp, nói vậy để thấy được sự bao quát rộng lớn của thơ Tagore Đó là một thế giới nhiều màu, nhiều vẻ, trăm sắc nghìn hương với bao nhiêu điều thú vị cần tìm hiểu Sau đây chúng ta lần lượt khám phá nội dung và nghệ thuật thơ Tagore để thấy được điều đó 1.3.1) Nội dung 1.3.1.1) Con người và cuộc sống trong thơ Tagore : “Trong tất... năm, nhưng nó có ý nghĩa tiến bộ như ở thời đại chúng ta vậy Quan niệm đó đã được Tagore thể hiện cụ thể trong vần thơ hiện đại trong bài Con người thần thánh (1896) Con người đối với Tagore là vĩ đại, là ánh sáng thi ng liêng, là lòng khoang hồng rộng mở, là tâm hồn thanh thản, là tình yêu, là kẻ thù của kêu ngạo và bạo tàn Tagore luôn chan chứa lòng tin yêu con người và thể hiện điều đó Ông xúc động . cứu Chương 1 THẾ GIỚI THƠ TAGORE 1.1 R .Tagore là một con người đa tài. 1.2 R .Tagore là tác giả của 52 tập thơ đặc sắc. 1.3 Thơ Tagore là cả một thế giới tâm đến những hình ảnh thi n nhiên trong Thi n nhiên trong Thơ dâng của Tagore , bài viết đi sâu phân tích ý nghĩa của hình ảnh thi n nhiên và phân loại