Hệ thống biểu tượng trong thơ Tagore rất phong phú, đa dạng. Bao gồm hình ảnh biểu tượng về vũ trụ - thiên nhiên, về thần linh, và về con người. Tất cả chúng đều có sự chuyển đổi, hoán vị sắc thái ý nghĩa rất độc đáo và thú vị. Từ một hình ảnh ban đầu chúng đã chuyển đổi sang ý nghĩa khác sâu sắc hơn, khiến người đọc phải tĩnh tâm suy nghĩ mới thấy được hết cái hay, cái tinh túy của nó.
Xét những hình ảnh thơ trong bài 31 tập Người làm vườn ta dễ dàng nhận thấy được đều này :
“Tim anh như con chim sống nơi hoang dại đã tìm thấy mắt em một bầu trời.”
Ở đây ta thấy tác giả đã dùng thủ pháp nghệ thuật so sánh và tạo dựng hình ảnh tượng trưng nhằm làm bật nổi những cung bật ý nghĩa tồn tại bên trong lớp vỏ ngôn từ độc đáo đó. Nhà thơ đã xây dựng cặp hình ảnh tượng trưng “tim anh” và “con chim”. Cả hai hình ảnh này đều nhằm chỉ về nhân vật trữ tình là tác giả. Trong đó hình ảnh “tim” chỉ về trung tâm cảm xúc, tinh thần chi phối mọi hoạt động tâm linh của của con người. Còn hình ảnh “con chim sống nơi hoang dại” làm hiện lên trong tâm tưởng người đọc về một nơi rộng lớn, hoang vắng, hiu quạnh gợi tiềm thức về sự cô đơn, lẻ loi, lạc lõng, bơ vơ không nơi nương tựa. Vế tiếp theo của câu thơ tác giả viết “đã tìm thấy mắt em
một bầu trời”, như vậy Tagore không chỉ dừng lại ở việc khắc họa cái tâm tình của nhân vật “anh”
mà còn miêu tả cái tâm hồn rộng lớn, bao la của nhân vật em. Điều này thể hiện qua đôi mắt của nhân vật em “mắt em một bầu trời”. Mắt cô gái thực sự là một thế giới mênh mông nhiều cảm xúc như chính bầu trời vậy.
Các hình ảnh : tim anh, mắt em, con chim, bầu trời…ở trên hoàn toàn không phải là đối tượng thẩm mĩ để nhà thơ miêu tả. Ở đây tác giả không hề miêu tả vẻ đẹp của đôi mắt, cũng chẳng khắc họa cái đẹp đẽ, tươi sáng của bầu trời, và cũng không phải tô vẽ nét đẹp của đôi cánh hay bộ lông con chim nào, mà tất cả chúng đều là những hình ảnh biểu tượng nghệ thuật, thông qua những hình ảnh này tác giả muốn gửi gắm ý đồ nghệ thuật sâu xa của mình.
Mặt khác, ta thấy rằng nhà thơ đã rất tinh tế khi sử dụng cặp hình ảnh so sánh “con chim” – “bầu trời”, một chỉnh thể gắn bó quen thuộc xưa nay. Hễ nhắc đến “con chim” người ta nghĩ ngay đến “bầu trời” và ngược lại khi nhắc đến“bầu trời” người ta liên tưởng ngay đến “con chim”. “Con
chim” và “bầu trời” có mối quan hệ mật thiết không thể tách rời, và đó là một quy luật tất yếu của
cuộc sống, của sự tồn tại trong vũ trụ. Thông qua hình ảnh “con chim”- “bầu trời” không thể tách rời
nhau, ý tác giả muốn nói đến sự gắn liền bên nhau mãi mãi của cặp hình ảnh “tim anh” – “mắt em”.
Giữa chúng có sự liên hệ tương đồng nhất định với nhau.
Ngoài ra, cách thể hiện “đôi mắt em” như “bầu trời” không chỉ nói lên sự rộng lớn, trong sáng của tâm hồn nhân vật “em” mà còn thể hiện niềm vui sướng của nhân vật “anh” khi bắt gặp tâm hồn “em” trong mắt em. Như vậy ta thấy tác giả đã đưa người đọc đi từ cảm giác cô đơn, trống vắng
trong tâm hồn nhân vật anh đến vui sướng, hạnh phúc khi gặp “mắt em”. Ở đây có sự thống nhất của chỉnh thể hình tượng với kết quả, từ hình ảnh đã làm bật lên cảm xúc mãnh liệt của nhân vật trữ tình “anh”.
Thủ pháp nghệ thuật so sánh – tượng trưng còn được thể hiện rõ nét ở câu thơ tiếp theo :
“Mắt em như cái nôi của buổi sáng, mắt em như vương quốc của sao đêm”.
Ở câu thơ này, hình ảnh biểu tượng “đôi mắt” lại một lần nữa xuất hiện, nhưng lần này nó được so sánh như “cái nôi của buổi sáng” và “vương quốc của sao đêm”. Sự so sánh như vậy là có dụng ý của tác giả. Cái nôi là cái để người mẹ ru con ngủ. Hình ảnh “cái nôi” gợi cho ta ký ức về
tuổi thơ, về đứa trẻ hồn nhiên, thơ ngây đang say ngủ trong lời ru êm đêm, ngọt ngào và trìu mến của người mẹ. Chiếc nôi như bao bọc, che chở, nuôi dưỡng đứa trẻ lớn lên từng ngày theo nhịp đập của thời gian, nhịp đập của trái tim yêu thương của người mẹ, cho tình yêu con thiêng liêng lớn bao la, rộng Thái Bình của người mẹ. Hình ảnh “cái nôi” ở đây lại được gắn với yếu tố thời gian là “buổi sáng”, điều đó tạo cho người đọc cảm giác về một không khí dịu hiền, ấm áp, ngọt ngào, trong trắng. Hình ảnh biểu tượng có sức gợi nghĩa vô cùng sâu sắc là như vậy. Không dừng lại ở đó tác giả lại tiếp tục so sánh “Đôi mắt em như vương quốc của sao đêm”. Tagore đã vô cùng tinh tế và uyên bác khi sử dụng hình ảnh so sánh “đôi mắt em” như “vương quốc sao đêm” mà không phải là “vương quốc
ánh trăng”, đó là bởi vì đã nhắc đến vương quốc thì phải nói đến số đông đúc trong một nơi rộng lớn,
và quần thể các vì “sao đêm” đáp ứng được đều này một cách tương đối rõ nét. Còn nữa, hình ảnh
“sao đêm” gợi cho ta về những vì tinh tú luôn thường trực sáng soi vạn vật. Trong đêm tối khi vạn
vật cây cỏ, con người đều đã ngưng hoạt động để chìm lắng vào không gian yên tĩnh của đêm thì
“sao đêm” vẫn luôn luôn sáng, chúng như những “đôi mắt” treo lơ lững trên không trung nhấp nháy
theo dõi mọi cử chỉ hoạt động dưới trần gian điều này phù hợp với nổi niềm thao thức của nhân vật “em”. Bên cạnh đó, dù ánh sáng của “sao đêm” không thể nào bằng ánh sáng của ánh trăng nhưng ánh trăng thì đêm có đêm không, còn “sao đêm” thì đêm nào cũng xuất hiện để tỏa sáng, (chỉ trừ khi sao bị mây che) như vậy sự thao thức của “sao đêm” là thường trực hơn. Điều đó lại phù hợp với tình cảm luôn thường trực của nhân vật em. Hiểu càng sâu sắc hình ảnh “sao đêm” thì ta càng thẩm thấu được thế giới của “đôi mắt em” như thế nào, sự thao thức thường trực của tâm hồn “em” ra sao. Cách so sánh “sao đêm” với “đôi mắt em” này của Tagore là vô cùng độc đáo và hợp lí.
Đó chính là những biểu tượng có sự chuyển đổi sắc thái ý nghĩa, hay mang tính đa nghĩa, nhiều tầng bậc ý nghĩa trong thơ Tagore.
Ở bài 28 tập Người làm vườn ta cũng thấy những hình ảnh biểu tượng chuyển đổi sắc thái ý nghĩa rất tiêu biểu, đặc biệt hình ảnh “đôi mắt em” lại xuất hiện như một motip nhưng lại có tầm ý nghĩa khác :
Đôi mắt em lo âu ưu buồn, đôi mắt em muốn dò hỏi lời anh nói như mặt trăng muốn soi vào đáy biển.
Trong câu thơ, ta thấy tác giả đã xây dựng nên hai cặp hình ảnh so sánh tương ứng : cặp thứ nhất là cặp so sánh giữa “đôi mắt em lo âu u buồn” với “lời anh nói”, cặp thứ hai là cặp hình ảnh so sánh “mặt trăng” với “đáy biển”. “Mặt trăng” ở đây là một thiên thể trong vũ trụ, “đáy biển” thì là một sự vật trong vũ trụ, giữa “mặt trăng” và “đáy biển” có một khoảng cách xa vời vợi, vì vậy không bao giờ mặt trăng có thể soi vào đáy biển được. Chính vì “mặt trăng” không soi được vào “đáy biển” nên nó luôn “muốn” như vậy. Điều này cũng giống như “đôi mắt em lo âu u buồn” không thể nào dò hỏi được “lời anh nói” và luôn “muốn” làm được điều đó . “Đôi mắt em” ở đây không phải là một giác quan nữa, mà là hiện thân của tâm hồn, khác vọng, là “cửa sổ tâm hồn” của nhân vật “em”. Còn “lời anh nói” thì là tình cảm chân thành, và cũng là tình cảm của nhân vật “anh”. “ Đôi mắt” của nhân vật “em” lúc nào cũng muốn dò hỏi, tìm hiểu tình cảm, lòng chân thành, thủy chung và đáy sâu tâm hồn của nhân vật “anh”. Thế nhưng tình cảm của nhân vật anh là vô hạn, không bờ đáy, không biên giới, vậy nên “đôi mắt” của nhân vật “em” cứ mãi dò tìm mà không bao giờ thấy được, không bao giờ hiểu được. Bên cạnh đó, điều này cũng thể hiện được khác vọng khám phá tình yêu mãnh liệt của nhân vật em trên còn đường tìm hiểu cái tận cùng trong vô cùng của tình yêu ( thông qua việc dò tìm trong đôi mắt “anh”). Nếu như nhân vật “em” muốn tìm hiểu thật sâu, thật kĩ tình cảm của nhân vật “anh” thì đồng thời nhân vật “anh” lại càng bộc lộ bản thân một cách mãnh liệt, hết mình hơn, phơi bày tất cả trước mắt em, không dấu diếm dù chỉ một điều gì nhỏ bé. Thế nhưng nhân vật “anh” càng phơi bày thì nhân vật “em” lại càng không hiểu gì cả. Bởi tình yêu không phải là “vật chất” mà là “tinh thần” đâu thể cắt nghĩa được, và không gì có thể đo lường được, nó như “giếng sâu không
đaý” vậy :
“Anh đã phơi bày cuộc đời mình trước mắt em, anh không giấu giếm điều gì. Chính vì thế mà em chẳng biết gì về anh”.
Hình ảnh biểu tượng trong đoạn thơ kế tiếp cũng có sự chuyển đổi sắc thái ý nghĩa rất tiêu biểu và rõ nét :
Nếu đời anh chỉ là viên ngọc, anh sẽ đập ra thành trăm mảnh, xâu thành chuỗi quàng vào cổ em.
“Viên ngọc” là hình ảnh tượng trưng cho sự quý giá, hiếm hoi, còn “bông hoa” là hiện thân cho cái đẹp, cái tươi thắm. Ngọc chỉ đẹp khi còn nguyên vẹn thế nhưng nhân vật anh lại sẵng sàng đập nát nó ra thành trăm mãnh để làm thành chuổi đeo vào cổ em, để em càng đẹp hơn nữa. Hoa chỉ đẹp khi nó liền cành, vậy mà nhân vật “anh” nguyện ngắt nó đi để “cài lên mái tóc em”. Điều này thể hiện sự hi sinh, dâng hiến trong tình yêu của nhân vật “anh”.
Ở câu 6 của bài ta cũng thấy xuất hiện hình ảnh mang tính đa nghĩa :
“Nhưng em ơi, đời anh là trái tim làm sao biết đâu là bờ là đáy”
“Trái tim” ở đây là hình ảnh tượng trưng cho tình yêu, là trung tâm tình cảm, rung động cảm
xúc của con người. Tác giả sử dụng lối đồng nhất “đời anh là trái tim” nhằm làm bật nổi sự tồn tại của nhân vật anh là sự tồn tại của tình cảm, sống hoàn toàn bằng tình cảm.
Hình ảnh trái tim ở cuối bài thơ lại một lần nữa cho thấy sự chuyển đổi sắc thái ý nghĩa của hình ảnh biểu tượng : “trái tim”.
“Trái tim anh ở cạnh em như chính đời em, nhưng chẳng bao giờ em thấu hiểu nó đâu”.
Ở đây hình ảnh “trái tim” được tác giả sử dụng để tượng trưng cho tình yêu của nhân vật
“anh”. Nếu tác giả viết “đời anh ở cạnh em” hay “thân anh ở cạnh em” thì đó là tình yêu xác thịt chư
không phải tình yêu trong tâm hồn. Bằng cách sử dụng hình ảnh “trái tim anh ở cạnh em”, tác giả đã tạo suy tưởng về một tình yêu thánh thiện, trong sáng.
Tìm hiểu bài thơ 67 trong tập Người làm vườn, ta lại càng hiểu sâu đậm hơn về những biểu tượng đa nghĩa trong thơ Tagore.
Dù chiều đang đến dần từng bước, ra hiệu cho mọi lời ca bật tiếng im hơi: Dù các bạn mi đã quay về ngơi nghĩ và mi đã thấm mệt rồi;
Dù nổi sợ lan dần trong bóng tối và bầu trời phủ kín mộng nơi nơi; Nhưng chim ơi hãy nghe ta nhé, xin đừng xếp cánh chim ơi.
Đó đâu phải là bóng lá rừng u ám, mà chỉ là sóng biển trào dâng, như con rắn đang thăm thẳm cuộn mình.
Đó đâu phải là điệu múa của hoa nhài đang nở, mà chính là bọt sóng sáng ngời lên. Ôi đâu bờ biển xanh rực nắng, đâu rồi chiếc tổ ấm của mi?
…
Đêm lẻ loi nằm suốt lối mi qua, tinh mơ ngủ sau núi đồi rợp bóng
Những vì sao đếm từng giờ, nín thở. Mãnh trăng mờ bơi mõi giữa đêm sâu. (Phan Nhật Chiêu và Lương Duy Trung dịch, NXB văn học Hà Nội, 1979)
Bắt gặp ngay ở câu 1 là yếu tố thời gian vào lúc buổi chiều : “Dù chiều đang đến dần từng
bước”. Thế nhưng, ở đây tác giả không hề chú tâm miêu tả cảnh chiều mà chỉ để gợi lên thời điểm
cuối ngày. Chiều đã ra hiệu cho tất cả phải im tiếng, tất cả “lời ca”, tượng trưng cho niềm vui sướng, phải nín lặng vì không gì có thể vượt qua được quy luật của thời gian. Sức mạnh của thời gian đã chiến thắng tất cả, chiếm lĩnh mọi thứ cảng đường nó. Nếu như ở câu 1 có yếu tố khách quan, thì câu 2 lại xuất hiện cả yếu tố khách quan (các bạn mi đã quay về ngơi nghĩ ) và yếu tố chủ quan (mi đã
thấm mệt rồi). Hai yếu tố này tác động mạnh mẽ làm cho con chim lòng trở nên dễ dao động, ngã
nghiêng, mất ý chí. Ở câu thứ 3 thì ta thấy có sự hiện diện của hai hình ảnh thời gian, nhằm miêu tả màn đêm đã buông xuống “trong bóng tối” và “bầu trời phủ kín mạng nơi nơi”. Cả 3 câu trên đều nhằm khắc họa yếu tố hoàn cảnh nhằm làm gia tăng sự chi phối của nó. Thế nhưng tác giả vẫn kêu gọi com chim “đừng xếp cánh” mà hãy vượt qua hoàn cảnh đó. Ở câu 6 ta thấy xuất hiện của những hình ảnh đối lập theo cả chiều ngang và chiều dọc : “Bóng lá rừng u ám” gợi cảm giác về sự phẳn lặng, yên ả, sâu thăm đối lập với “sóng biển trào dâng” cồn cào, mãnh liệt, dữ dội. Hình ảnh “điệu
múa của hoa nhài đang nở” mền mại, uyển chuyển, duyên dáng đối lập với hình ảnh “bọt sóng sáng ngời lên” dữ dội, ồn ào. Không chỉ có sự đối lập về chiều ngang mà còn có sự đối lập về chiều dọc,
đó là hình ảnh “bóng lá rừng u ám” ở câu trên đối lập với “bọt sóng sáng ngời lên” ở câu dưới. Ở Câu 7 xuất hiện 2 hình ảnh rất đặc sắc và tiêu biểu “bờ biển xanh rực nắng” và “tổ ấm”. Hai hình ảnh này hoàn toàn không phải là đối tượng thẩm mĩ mà là biểu tượng của nghệ thuật. Đây là những hình ảnh tượng trưng cho cái đích đến và cái đỉnh cao của cuộc sống và sáng tạo nghệ thuật. Ở hai câu tiếp theo 9, 10 nhà thơ đã tạo nên sự thống nhất cho chỉnh thể hình tượng: “Đêm lẻ loi”, “tinh
mơ ngủ” cùng với “những vì sao” và “mãnh trăng mờ” tạo thành một sự thống nhất hài hòa. Ở đây
nhà thơ đang nói về vũ trụ thế nhưng không hề lấy vũ trụ làm đối tượng thẩm mĩ mà tập trung miêu tả các hiện tượng và sự thật trong vũ trụ dưới sự ảnh hưởng của vũ trụ. Nhưng cũng có thiên thể như
“sao” thì đang hồi hộp chờ đợi kết quả thử thách với “con chim lòng” : “Những vì sao đếm từng giờ nín thở”.
Đó chính là nét đặc sắc trong việc sử dụng những biểu tượng đa nghĩa, những biểu tượng có sự chuyển đổi ý nghĩa trong thơ Tagore. Dường như những hình ảnh này “biết nói” với người đọc rất nhiều điều mà tác giả Tagore đã gửi gắm.