Những hình ảnh thần linh ở đây được hiểu như là : Chúa, Chúa Đời, Thượng Đế, Đức Chúa,
Người, Thầy, Thần Chết, Đấng Tối Cao,Cõi Cực Lạc, Vầng Dương, Trái Đất, Mẹ, Đất, …
Trong thơ Tagore hệ thống biểu tượng này xuất hiện rất phổ biến, đặc biệt là tập Thơ Dâng. Tất cả đều là hình ảnh biểu tượng mang tính chất tượng trưng. Khi Tagore nhắc đến những hình ảnh mang tính chất tâm linh, siêu hình này thì không phải là nghĩa của chính nó. Chẳng hạn như khi nhắc đến Thượng Đế trong câu sau :
“ Thượng đế ở xa kia, nơi thợ cày nai lưng cày đất cằn sỏi cứng
Thượng đế ở cạnh người làm đường đang đập đá
Thượng đế với họ cùng vất vả giãi nắng dầm mưa
áo quần lấm bụi "
Thượng Đế ở đây được hiểu như là Cuộc sống lao động vậy. Tagore thường nhắc đến Thượng Đế nhưng không có nghĩa ông là tín điều của tôn giáo. Người ta nói rằng ngay cả một người vô thần cũng trở thành một Ấn giáo. Danh từ “Thượng Đế” mà Tagore nhắc đến có ý nghĩa đặc biệt sâu xa nhưng không có gì là thần bí.
Những hình ảnh biểu tượng về thần linh được nhà văn sử dụng thực ra chỉ là sự phân thân của chính nhà thơ. Chính vì cần phải nói lên ý tưởng của mình nên Tagore đã xây dựng một hệ thống biểu tượng tâm linh đa dạng như vậy. Tôn giáo trong thơ Tagore là tôn giáo của nhà thơ, chính vì vậy Đức Chúa nhiều khi chính là cái tôi, là “nhân vật tư tưởng” của nhà thơ. Hình ảnh thần linh cũng có đời sống nội tại, cũng sống động như con người thật ngoài đời. Nhiều khi hình ảnh thần linh giúp nhà thơ đi đúng hướng :
“Thơ tôi đã rũ sạch mọi điểm trang lòe loẹt, không còn kiểu cách huênh hoang. Vật trang sức sẽ làm hại tình thân giữa đôi ta, sẽ ngăn cách Người với tôi, và khi va chạm thành tiếng xủng xẽng sẽ át cả tiếng Người thì thầm”. ( Rabinđranat Tagore trong nhà trường –Lưu Đức Trung, trang 130 ).
Ở đây Tagore nói chuyện với “Người” cũng tức là đang nói chuyện với chính nhà thơ. Và lời của Chúa cũng là lời từ cõi lòng nhà thơ vậy. Như vậy, Chúa đã trở thành người bạn thơ, là nhân vật, cái tôi trữ tình cuả nhà thơ để qua đó ông bộc bạch tình cảm và quan niệm của mình. Thượng đế và thi nhân nhiều khi trùng làm một như trong câu thơ sau đây :
Thi nhân hỡi, phải chăng nguồn vui của người là ngắm nhìn vật do mình sáng tạo qua chính mắt tôi và đứng bên tai tôi thầm lặng lắng nghe hòa điệu tuyệt trần do mình sáng tác”
Ở đây Thượng đế và thi nhân như hòa chung làm một cung tấu lên khúc nhạc ngợi ca con người. Tagore đã nói rất rõ về “tôn giáo nhà thơ” trong thơ ông rằng : “Thơ và các nghệ thuật nuôi
dưỡng lòng tin sâu sắc của con người và sự hợp nhất giữa bản thể của mình với tất cả những gì tồn tại , và chân lí cuối cùng là chân lí của bản ngã con người. Đó là một tôn giáo không có gì khó hiểu, không phải như một hệ siêu hình cần phân tích và tranh luận. Nhờ kinh nghiệm của bản thân mà chúng ta biết được những công trình sáng tạo của ta là gì và do bản năng mà ta hiểu được ý nghĩa của sự sáng tạo ở quanh ta.”
Tagore cũng đã đưa ra những lí giải của riêng mình về “chân dung Người trong tác phẩm” của ông :
“Tôi khoe khoang với họ là đã hiểu người. Họ timg thấy chân dung người trong mọi tác phẩm của tôi. Họ tới và hỏi : “Người ấy là ai ?”.Tôi không biết phải trả lời ra sao. Tôi nói : “Thực ra tôi không thể nói ?” Họ chê bai rồi bỏ đi dáng vẻ khinh khi. Nhưng người cứ ngồi đó mỉm cười”.
Như vậy, Tagore xây dựng những hình ảnh thần linh phong phú và đặc sắc trong thơ mình chỉ là để biểu tượng cho một thực tại nào đó. Bởi vì chính bản thân ông không hề tin vào thần thánh, tin vào Cõi Cực Lạc. Lời khẳng định của Ilia Erenbua (Nhà văn Nga) thật đúng với điều đó :“Trong thơ
ông hay nói thần thánh chẳng qua là muốn vận dụng những thủ pháp văn học thường thấy trong thơ cổ. Cố nhiên, Tago là một người tiên tiến, ông căm ghét mê tín tôn giáo, sự phân chia giai cấp trong xã hội, số phận đáng sợ của những kẻ không ai chạm tới”, những đám ép duyên, tảo hôn, tình thế bi thảm của những quả phụ, sự mù quáng và thái độ cuồng tín của những giai cấp có độc quyền.”
2.3.3 Hệ thống biểu tượng là những hình ảnh con người.
Nếu như thần linh được Tagore sử dụng nhưng vô tín thì con người lại được nhà thơ hết lời tôn vinh, ca ngợi. Tagore viết về con người rất nhiều để cao con người, phủ nhận thần thánh. Thể hiện tình yêu thuơng mãnh liệt đối với con người. Thế nhưng, so với hệ thống biểu tượng về ngoại giới và thần linh thì hệ thống biểu tượng về con người được sử dụng ít hơn. Chỉ có một số là mang tính biểu tượng. Loại biểu tượng này bao gồm : Người, con người, em, anh, người làm vườn, thầy
tu…
Hình ảnh em trong bài thơ số 11 (Người làm vườn) là một hình ảnh tiêu biểu cho hệ thống những hình ảnh về con người.
Cứ thế mà đi, đừng dềnh dang chải chuốt. Nếu vòng tóc vẫn còn lỏng, đường ngôi rẽ chưa xuôi,
Nào, hãy bước lẹ lên cỏ non xanh mịn. Nếu đất đỏ vì sương mai văng lên gót, vòng nhạc nơi chân còn lỏng lẻo, ngọc báu rơi khỏi chuỗi đeo tay, cũng đừng bận lòng, em ạ. Nào, hãy bước lẹ lên cỏ non xanh mịn.
…
Hoài công em châm đèn trang điểm – đèn chập chờn và gió thổi tắt ngay. Ai sẽ biết mi mắt em đã không bị muội đèn chạm tới? Vì mắt em còn đen hơn mây trời mọng nước. Hoài công em chong đèn trang điểm – đèn vẫn tắt ngay.
(Người dịch: Đỗ Khánh Hoan)
Ở đây ta thấy hình ảnh em là tượng trưng cho cái đẹp, cái tuyệt sắc, cái hoàn hảo, cái chân- thiện-mĩ, chứ không phải đơn giản chỉ là đối tượng thẩm mĩ. Vậy nên không cần “dềnh dang chải
chuốt” thì em vẫn là đẹp nhất, không gì có thể sánh bằng em được, mắt em còn đen hơn, đẹp hơn cả
mây trời mọng nước, em hãy tự nhiên bước bước đi đừng bận tâm gì cả.
Ngay cả hình ảnh trong tiêu đề Người làm vườn thực ra cũng không phải là nói về một người làm vườn thực thụ chăm sóc khu vườn hoa trái của mình, mà hàm ý sâu xa của tác giả là muốn nói đến người vung đắp, chăm bẵm cho tình yêu, cho hạnh phúc thêm tươi đẹp, đậm sắc, thơm hương.
Đó chính là những hình ảnh biểu tượng về con người trong thơ Tagore.
Chương 3