Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến bệnh tai mũi họng ở công nhân mỏ than phấn mễ công ty gang thép thái nguyên Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến bệnh tai mũi họng ở công nhân mỏ than phấn mễ công ty gang thép thái nguyên luận văn tốt nghiệp thạc sĩ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC
LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS TS TRẦN DUY NINH
THÁI NGUYÊN, 2017
Trang 3Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu
và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất
kỳ công trình nào khác
Thái Nguyên, năm 2017
Người cam đoan
Hoàng Quốc Đạt
Trang 4Trong quá trình hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, đóng góp, giúp đỡ và động viên của tất cả thầy cô, bạn bè đồng nghiệp
và gia đình Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Trần
Duy Ninh - người Thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, dìu dắt tôi trên con
đường nghiên cứu khoa học
Tôi xin trân trọng cảm ơn: Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, các thầy
cô khoa Y tế công cộng - Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc mỏ than Phấn Mễ, anh chị em công nhân
mỏ than đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình triển khai đề tài, học tập và nghiên cứu
Tôi xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô trong hội đồng khoa học đã
đã tạo điều kiện, góp nhiều ý kiến qúy báu cho luận văn và động viên tôi trong suốt quá trình học tập
Tôi cũng chân thành cảm ơn các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp, gia đình và người thân đã giúp đỡ, động viên tôi cả về tinh thần và vật chất trong quá trình học tập và nghiên cứu
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2017
Hoàng Quốc Đạt
Trang 5KV : Khu vực
MTLĐ : Môi trường lao động
SL : Số lượng
TCCP : Tiêu chuẩn cho phép
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
TCVS : Tiêu chuẩn vệ sinh
TMH : Tai, mũi, họng
V.A : Végétations adénoides
VMDƯ : Viêm mũi dị ứng
VKH : Vi khí hậu
VSATLĐ : Vệ sinh an toàn lao động VTGMTƯD :Viêm tai giữa mạn tính ứ dịch
Trang 6Chương 1.TỔNG QUAN 3
1.1 Đặc điểm chung về bệnh tai, mũi, họng 3
1.1.1 Đặc điểm của bệnh tai mũi họng 3
1.1.2 Thực trạng bệnh tai, mũi, họng trên thế giới và Việt Nam 5
1.2 Các yếu tố lý, hóa, sinh học trong môi trường khai thác than 8
1.2.1 Khái niệm môi trường lao động 8
1.2.2 Khái niệm ô nhiễm môi trường lao động 9
1.2.3 Các yếu tố lý học trong môi trường khai thác than 9
1.2.4 Các yếu tố hóa học trong môi trường khai thác than 12
1.2.5 Yếu tố lý hóa (bụi than) trong môi trường khai thác than 13
1.2.6 Các yếu tố sinh học 14
1.2.7 Các yếu tố khác trong môi trường khai thác than 14
1.3 Các yếu tố liên quan đến bệnh tai mũi họng ở môi trường lao động 15
1.3.1 Yếu tố cá nhân phòng chống bệnh 15
1.3.2 Yếu tố thói quen/phong tục thập quán của công nhân khai thác than 16
1.3.3 Yếu tố nguồn lực 17
1.3.4 Yếu tố môi trường lao động 17
1.3.5 Cung ứng dịch vụ của hệ thống y tế cho công nhân khai thác than 18
1.3.6 Yếu tố chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường lao động, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động 19
1.4 Giới thiệu nghiên cứu bệnh tai mũi họng và môi trường lao động 20
1.4.1 Một số nghiên cứu về bệnh tai mũi họng tại môi trường lao động 20
1.4.2 Vài nét tổng quan về mỏ than Phấn Mễ 22
Chương 2.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1 Đối tượng nghiên cứu 26
Trang 72.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 26
2.2.1 Địa điểm nghiên cứu 26
2.2.2 Thời gian nghiên cứu 27
2.3 Phương pháp nghiên cứu 27
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu 27
2.3.2 Cỡ mẫu và cách chọn mẫu 27
2.4 Các chỉ số nghiên cứu 29
2.4.1 Các chỉ số về đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu 29
2.4.2 Các chỉ số về bệnh tai mũi họng của đối tượng nghiên cứu 29
2.4.3 Các chỉ số về môi trường khai thác than 30
2.4.4 Nhóm các yếu tố liên quan đến bệnh tai mũi họng 30
2.5 Kỹ thuật thu thập số liệu 31
2.5.1 Phỏng vấn 31
2.5.2 Khám tai mũi họng 31
2.5.3 Đo điều kiện môi trường khai thác than 31
2.6 Các tiêu chuẩn đánh giá 32
2.6.1 Các tiêu chuẩn lâm sàng cơ bản để chẩn đoán một số bệnh TMH 32
2.6.2 Các tiêu chuẩn đánh giá môi trường lao động 34
2.7 Phương pháp khống chế sai số 35
2.8 Phương pháp xử lý số liệu 36
2.9 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 36
Chương 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 37
3.1 Nhóm các chỉ số thông tin chung của công nhân nghiên cứu 37
3.2 Thực trạng bệnh tai, mũi, họng ở công nhân mỏ than Phấn Mễ - Công ty Gang thép Thái Nguyên năm 2016 40
Trang 8Chương 4.BÀN LUẬN 57
4.1 Đặc điểm chung của công nhân nghiên cứu 57
4.2 Thực trạng bệnh tai, mũi, họng ở công nhân mỏ than Phấn Mễ - Công ty Gang thép Thái Nguyên, mùa hè năm 2016 58
4.3 Kết quả xét nghiệm yếu tố môi trường lao động tại mỏ than Phấn Mễ 62
4.4 Yếu tố liên quan đến bệnh tai mũi họng ở công nhân khai thác than 64
KẾT LUẬN 68
1 Thực trạng bệnh tai, mũi, họng ở công nhân mỏ than Phấn Mễ - Công ty Gang thép Thái Nguyên năm 2016 68
3.2 Kết quả xét nghiệm yếu tố môi trường lao động tại mỏ than Phấn Mễ 68
3.3 Yếu tố liên quan đến bệnh tai mũi họng ở công nhân khai thác than 69
KHUYẾN NGHỊ 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 9Bảng 3.1 Phân bố công nhân nghiên cứu theo tuổi và giới 37
Bảng 3.2 Phân bố công nhân nghiên cứu theo tuổi nghề 38
Bảng 3.3 Phân bố công nhân theo hành vi phòng chống bệnh TMH 39
Bảng 3.4 Tỉ lệ công nhân mắc các triệu chứng về bệnh tai 40
Bảng 3.5 Tỉ lệ mắc các triệu chứng về bệnh mũi 40
Bảng 3.6 Tỉ lệ mắc các triệu chứng về bệnh họng 41
Bảng 3.7 Đặc điểm khám thực thể bệnh tai 41
Bảng 3.8 Đặc điểm khám thực thể bệnh mũi 42
Bảng 3.9 Đặc điểm khám thực thể bệnh họng 43
Bảng 3.10 Tỉ lệ mắc bệnh tai mũi họng chung và mắc bệnh tai mũi họng theo các nhóm bệnh cụ thể 44
Bảng 3.11 Đặc điểm mô hình bệnh tai (n = 13) 44
Bảng 3.12 Đặc điểm mô hình bệnh mũi (n = 92) 45
Bảng 3.13 Đặc điểm mô hình bệnh họng (n = 195) 45
Bảng 3.14 Nhiệt độ môi trường lao động mỏ than 47
Bảng 3.15 Tốc độ gió môi trường lao động mỏ than 47
Bảng 3.16 Độ ẩm trong không khí tại khu lao động mỏ than 48
Bảng 3.17 Hàm lượng bụi môi trường lao động mỏ than 48
Bảng 3.18 Hàm lượng khí CO trong không khí mỏ than 49
Bảng 3.19 Hàm lượng khí SO2 trong không khí mỏ than 49
Bảng 3.20 Hàm lượng khí CO2 trong không khí mỏ than 50
Bảng 3.21 Mối liên quan giữa công việc với tỉ lệ mắc bệnh tai mũi họng ở công nhân khai thác than 50
Bảng 3.22 Mối liên quan giữa giới tính với tỉ lệ mắc bệnh tai mũi họng ở công nhân khai thác than 51
Trang 10Bảng 3.24 Mối liên quan giữa tuổi nghề với tỉ lệ mắc bệnh tai mũi họng ở
công nhân khai thác than 52
Bảng 3.25 Mối liên quan giữa việc được tập huấn về vệ sinh an toàn lao động
với tỉ lệ mắc bệnh tai mũi họng ở công nhân khai thác than 52
Bảng 3.26 Mối liên quan giữa khám sức khỏe định kỳ với tỉ lệ mắc bệnh tai
mũi họng ở công nhân khai thác than 53
Bảng 3.27 Mối liên quan giữa việc được cung cấp đầy đủ phương tiện bảo hộ
lao động với tỉ lệ mắc bệnh tai mũi họng ở công nhân khai thác than 53
Bảng 3.28 Mối liên quan giữa việc sử dụng khẩu trang thường xuyên với tỉ lệ
mắc bệnh tai mũi họng ở công nhân khai thác than 54
Bảng 3.29 Liên quan giữa nhiệt dộ, tốc dộ gió và dộ ẩm với tỉ lệ mắc bệnh tai
mũi họng ở công nhân khai thác than 54
Bảng 3.30 Liên quan giữa hàm lượng bụi với với tỉ lệ mắc bệnh tai mũi họng
ở công nhân khai thác than 55
Bảng 3.31 Liên quan giữa hơi khí độc CO, SO2 vàCO2 với tỉ lệ mắc bệnh tai
mũi họng ở công nhân khai thác than 56
Trang 11Hình 1.1 Sơ đồ quy trình và công nghệ khai thác hầm lò của mỏ than
Phấn Mễ (Khu vực 1 - Làng Cẩm) 24
Hình 1.2 Sơ đồ quy trình và công nghệ khai thác than lộ thiên tại mỏ
than Phấn Mễ (Khu vực 2 - Phấn Mễ) 25
Biểu đồ 3.1 Đặc điểm giới của công nhân nghiên cứu 37
Biểu đồ 3.2 Đặc điểm dân tộc của công nhân nghiên cứu 38
Biểu đồ 3.3 Đặc điểm tập huấn về vệ sinh an toàn lao động của công
nhân 39
Biểu đồ 3.4 Tỉ lệ mắc bệnh tai mũi họng theo giới 46
Biểu đồ 3.5 Phân bố tỉ lệ mắc bệnh tai mũi họng theo tuổi 46
Trang 12Một số nghiên cứu đã chỉ ra công nhân phải làm việc trong môi trường ô nhiễm, nồng độ bụi Silic cao tới 22,5%, gấp nhiều lần tiêu chuẩn cho phép, bụi toàn phần là 23 mg/m3, công nhân phải làm việc trong điều kiện nhiệt độ cao, độ ẩm cao (87%), tốc độ gió thấp Môi trường làm việc ô nhiễm, tư thế lao động gò bó đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe công nhân khai thác hầm mỏ, qua đó ảnh hưởng đến năng suất lao động Công nhân khai thác hầm
mỏ có nguy cơ cao mắc các bệnh liên quan đến môi trường và điều kiện làm việc, đặc biệt là bệnh hô hấp, tai mũi họng, bệnh ngoài da, bệnh bụi phổi silic
và suy hô hấp [37], [58] Nghiên cứu của Muhammad Ishtiaq và cs (2014) cho kết quả hơn một nửa công nhân khai thác than bị các triệu chứng của bệnh liên quan đến nghề nghiệp, trong đó tỉ lệ công nhân bị bệnh về tai chiếm 29,0%; bệnh mũi họng chiếm 33,5% [58]
Yếu tố nguy cơ hàng đầu gây bệnh liên quan đến nghề nghiệp của công nhân chính là sự hiểu biết của công nhân về bệnh tật và cách phòng chống Nghiên cứu của Debasish Sarkar (2003) đã chỉ ra trình độ học vấn thấp và thiếu hiểu biết về bệnh là mối nguy hại lớn đến sức khỏe của công nhân [61] Điều kiện lao động chưa đạt yêu cầu, môi trường lao động ô nhiễm, thực hành
Trang 13vệ sinh cá nhân chưa tốt là yếu tố nguy cơ chính tác động lên tình trạng bệnh
da liễu ở công nhân mỏ than Phấn Mễ Bên cạnh đó là các yếu tố như việc khám sức khỏe định kỳ, nghe truyền thông về an toàn vệ sinh lao động, sử dụng bảo hộ lao động đều ảnh hưởng tới bệnh của công nhân khai thác than Thái Nguyên là nơi có trữ lượng than lớn thứ hai trong cả nước, lực lượng công nhân ngành than ở Thái Nguyên tương đối đông và đang làm việc ở các mỏ than lộ thiên và hầm lò Một trong những mỏ than có trữ lượng lớn ở Thái Nguyên chính là mỏ than Phấn Mễ, nơi chủ yếu cung cấp than mỡ cho ngành luyện cốc Hàng năm, mỏ than Phấn Mễ đã tiến hành khám sức khỏe và giải quyết chế độ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp nhưng trên thực tế,
tỉ lệ công nhân khai thác bị một số bệnh liên quan, trong đó có bệnh tai, mũi, họng còn tương đối cao
Câu hỏi đặt ra cho chúng tôi là: Thực trạng bệnh tai, mũi, họng và điều kiện môi trường lao động ở mỏ than Phấn Mễ hiện nay ra sao? Yếu tố nào ảnh hưởng đến bệnh tai, mũi, họng của công nhân khai thác mỏ than Phấn Mễ? Để góp phần thiết thực chăm sóc sức khỏe công nhân ngành than, đặc biệt công
nhân khai thác mỏ than Phấn Mễ, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Thực
trạng và một số yếu tố liên quan đến bệnh tai, mũi, họng ở công nhân mỏ than Phấn Mễ - Công ty Gang thép Thái Nguyên” với các mục tiêu:
1 Mô tả thực trạng bệnh tai, mũi, họng ở công nhân mỏ than Phấn Mễ - Công ty Gang thép Thái Nguyên, mùa hè năm 2016
2 Đánh giá một số yếu tố môi trường tại mỏ than Phấn Mễ - Công ty Gang thép Thái Nguyên
3 Phân tích một số yếu tố liên quan đến bệnh tai, mũi, họng ở công nhân khai thác tại mỏ than Phấn Mễ
Trang 14Chương 1 TỔNG QUAN
1.1 Đặc điểm chung về bệnh tai, mũi, họng
Tai, mũi, họng (TMH) là những hốc tự nhiên của cơ thể, đảm bảo những chức năng như: nghe, thăng bằng, phát âm, và thở; đồng thời cũng là cửa ngõ đầu tiên của cơ thể khi vi khuẩn xâm nhập Bởi vậy bệnh TMH là bệnh hay gặp ở mọi lứa tuổi, chiếm tỉ lệ tương đối cao và thường gặp ở mùa xuân, hè Bệnh TMH ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng sống và để lại các biến chứng nặng nếu không được chẩn đoán, điều trị kịp thời [24], [38], [39]
1.1.1 Đặc điểm của bệnh tai mũi họng
Bệnh TMH bao gồm nhiều bệnh với các tên gọi riêng và được ghi thành
mã số riêng trong bảng thống kê trong nước và quốc tế Viêm mũi, họng thường khó xác định được ranh giới do đó trong thực tế lâm sàng việc ghi chuẩn xác tên bệnh chỉ khi viêm mũi, họng tính khu trú Bệnh TMH có thể gây biến chứng xa thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng Ở nước ta, tỉ lệ viêm mũi, họng khá cao Bệnh thường hay tái phát, dễ thành mạn tính, khi mạn tính hay
có đợt cấp và có thể đưa tới các biến chứng [24], [38], [39] Một số bệnh TMH thường gặp bao gồm: viêm tai ngoài, viêm tai giữa cấp, viêm tai giữa mạn, viêm mũi xoang cấp và mạn, viêm mũi dị ứng (VMDƯ), viêm Amidal cấp, viêm Amidal mạn, viêm họng cấp, viêm họng mạn
* Viêm tai giữa
Do vi khuẩn, virus từ các ổ viêm ở mũi họng đi lên tai qua vòi nhĩ Eustache Bệnh nhân có thể biểu hiện bằng các triệu chứng như đau tai, ù tai, nghe kém, chảy mủ tai Nhưng nhiều khi không có biểu hiện triệu chứng rõ rệt Nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời, tích cực và đúng phương pháp, bệnh sẽ khỏi, không để lại di chứng Nhưng nếu không được theo dõi, không
Trang 15được điều trị đúng, có thể đưa đến nhiều biến chứng phức tạp [6], [24], [39]
* Viêm mũi xoang
Do nhiễm trùng thứ phát sau viêm V.A, Amidal, sau bệnh như cúm, sởi,
dị ứng với các yếu tố kích thích; các yếu tố lý hóa học Bệnh thường biểu hiện các triệu chứng: sốt nhẹ (hoặc không sốt), đau đầu, tắc mũi, chảy mũi kéo dài, ngửi kém Điều trị tại tuyến y tế cơ sở: rửa mũi, nhỏ mũi bằng các thuốc thông thở, thuốc sát trùng mũi họng, khí dung mũi xoang Điều trị triệt
để đúng phác đồ khi viêm mũi, viêm xoang cấp tránh gây biến chứng Khi có chảy mũi kéo dài phải đến cơ sở chuyên khoa khám, điều trị [6], [24], [54]
* Viêm họng - Viêm Amidal - Viêm V.A
Do nhiễm vi khuẩn, virus tại họng hoặc do viêm nhiễm kế cận: răng, miệng, mũi, xoang Trong các đợt cấp tính thường biểu hiện sốt, người mệt mỏi, nhức đầu, kém ăn Bệnh nhân có cảm giác khô, rát, nóng trong họng, sau
đó đau họng Khi bị mạn tính thường biểu hiện bằng chảy mũi và ngạt mũi kéo dài Bệnh có thể gây ra các biến chứng: viêm tai giữa; viêm mũi xoang; viêm tấy hoặc áp xe quanh Amidal; viêm tấy hạch dưới hàm, viêm nội tâm mạc, viêm khớp, viêm cầu thận [6], [24]
* Chảy máu mũi
Nguyên nhân do chấn thương, do phẫu thuật, do viêm mũi xoang, viêm V.A, do khối u mũi xoang hoặc do các bệnh lý nội khoa Biểu hiện bệnh: máu chảy ra cửa mũi trước hoặc chảy ra cả cửa mũi sau, xuống họng Trường hợp chảy máu nặng bệnh nhân có thể nuốt máu, sau đó nôn ra máu đen, có thể có dấu hiệu choáng do mất máu Nghiên cứu cho thấy chảy máu mũi là nguyên nhân hàng đầu trong các trường hợp cấp cứu TMH [55] Xử trí cầm máu tại chỗ (tuỳ mức độ nặng nhẹ mà có cách xử trí cầm máu khác nhau) [6], [24]
* Chấn thương tai mũi họng
Nguyên nhân chủ yếu do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, chơi thể
Trang 16thao, đánh nhau Những chấn thương thuộc TMH thường nặng nề, có thể dẫn tới nguy hiểm đến tính mạng hoặc để lại những di chứng gây ảnh hưởng đến chức năng hoặc thẩm mỹ cho người bệnh Nghiên cứu về TMH cho thấy gãy xương mũi và chóng mặt là một trong những nguyên nhân cấp cứu thường gặp ở nhóm bệnh nhân này [55] Cần có thái độ và kỹ năng xử trí ban đầu đúng đắn, chuyển bệnh nhân đến tuyến chuyên khoa kịp thời [6], [24]
1.1.2 Thực trạng bệnh tai, mũi, họng trên thế giới và Việt Nam
1.1.2.1 Thực trạng bệnh tai, mũi, họng thế giới
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học về các bệnh
lý TMH Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tỉ lệ mắc bệnh TMH khác nhau rõ rệt ở các lứa tuổi và ngành nghề [46], [49], [50]
Các nghiên cứu trên thế giới cũng đều cho thấy bệnh TMH chiếm tỉ lệ cao trong cộng đồng Năm 2005, Hannaford P.C và cs có nghiên cứu bệnh TMH trong cộng đồng ở Scotland Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có gần 21% đối tượng giảm nghe, 7% đối tượng thường bị hắt hơi hoặc có vấn đề vê giọng nói, 13 - 18% đối tượng mắc các triệu chứng về mũi, và có đến 31% đối tượng có biểu hiện đau họng nặng hoặc viêm Amidal Nghiên cứu cũng khẳng định TMH là bệnh phổ biến tại cộng đồng [49] Nghiên cứu khác ở Nigeria năm 2013 cũng cho thấy trong các bệnh nhân bị bệnh TMH thì các bệnh về tai chiếm cao nhất (62,7%); tiếp theo là các bệnh về mũi (23,0%); các bệnh về họng (9,6%) và các bệnh phần đầu mặt cổ chiếm 4,7% [46]
Năm 2002, nghiên cứu của Bunnag Chaweewan và cs (2002) tại Thái Lan trên đối tượng là người cao tuổi đã cho kết quả tỉ lệ các đối tượng mắc viêm tai chiếm 16,3% trong đó viêm tai ngoài 12,5 % và tỉ lệ viêm tai giữa 2,7 % [44] Nghiên cứu của Bluestone C.D (2004) cho tỉ lệ viêm tai giữa mạn tính ở Inuit (Alaska) là 30 – 46,0% [43] Nghiên cứu của Pilan R.R và cs (2012) tại Sao Paulo cho kết quả: tỉ lệ viêm mũi xoang mạn tính tại Sao Paulo
Trang 17là 5,51% với 500.000 người bị; trong đó 45,33% là nam giới [60] Nghiên cứu gần đây của Shi J.B và cs (2015) tại Trung Quốc trên 10.636 người cho thấy:
tỉ lệ viêm mũi xoang mạn tính là 8,0% tương ứng khoảng 107 triệu người mắc bệnh Tỉ lệ mắc bệnh ở nam giới cao hơn nữ giới, tỉ lệ mắc bệnh khác nhau giữa các nhóm tuổi, dân tộc, tình trạng hôn nhân và trình độ học vấn [65] Nghiên cứu của Halawi A.M và cs (2013) cũng cho thấy viêm mũi xoang mạn tính là một bệnh mạn tính phổ biến với tỉ lệ mắc dao động tương đối rộng từ 2 - 16,0% và phổ biến hơn ở phụ nữ Viêm mũi xoang mạn tính thường phổ biến ở những bệnh nhân có bệnh kèm theo như hen, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và dị ứng thời tiết [48] Trong một báo cáo tổng quan khác tại Hoa Kỳ cho thấy tỉ lệ bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính chiếm 16,5% và
có xu hướng tăng lên theo từng năm [41]
1.1.2.2 Thực trạng bệnh tai mũi họng tại Việt Nam
Việt Nam là một đất nước khí hậu nhiệt đới gió mùa với nền kinh tế đang phát triển, tỉ lệ mắc bệnh TMH trong cộng đồng khá cao do đặc thù khí hậu và tình trạng ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí ngày càng gia tăng Tại Việt Nam cũng đã có nhiều nghiên cứu về bệnh TMH; tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có một con số thống kê quốc gia về vấn đề này Đây là một đòi hỏi cấp thiết đặt ra bởi sự gia tăng nhanh chóng của các bệnh TMH ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở trẻ em hay hoặc công nhân làm việc trong các môi trường lao động không đảm bảo vệ sinh Nghiên cứu của Phạm Thế Hiển (2004) về bệnh TMH tại Cà Mau, bệnh tai mũi họng 34,4 %, viêm mũi xoang mạn tính 11,8 %, viêm Amiđan mạn tính 8,4 %, viêm tai giữa mạn tính 1,6% [19] Nghiên cứu của Phan Quang Đoàn và cs (2009) cho tỉ lệ mắc VMDƯ trên địa bàn Hà Nội là 5%, trong đó nam 48,4%, nữ 51,6% Tuổi bắt đầu mắc bệnh thường trẻ, nhóm ≤ 15 tuổi là 38,4%, từ 16 - 20 tuổi: 14,8%; 21 - 30: 24,5% Tuổi càng cao tỉ lệ mắc bệnh càng giảm: 51 - 60: 1,9%; > 60 tuổi: 2,2% Tuổi
Trang 18mắc bệnh trung bình là 21,16, thấp nhất 1 tuổi, cao nhất 74 tuổi Có 77,7% người VMDƯ có tiền sử dị ứng cá nhân và 25,2% % có tiền sử dị ứng gia đình Triệu chứng hay gặp trong VMDƯ là: hắt hơi 90,6%; ngạt mũi 88,1%, chảy nước mũi 84,3%, ngứa mũi 84,6% [11] Nghiên cứu của Nguyễn Kỳ Duy Tâm (2009) cho tỉ lệ bệnh nhân bị viêm tai giữa mạn tính nguy hiểm chiếm 15,0% tại Bệnh viện Nhi trung ương Cần Thơ Tỉ lệ bệnh nhân có thời gian chảy mủ tai từ 1 - 5 năm chiếm 58,3%; chảy mủ từng đợt chiếm 85,0% Dịch mủ có màu trắng đục (68,3%); tỉ lệ nam/nữ là 1,6/1; 36,7% bệnh nhân ở thành phố và 63,3% bệnh nhân ở nông thôn 50,0% bệnh nhân có viêm amidal kèm theo lvà 46,7% có viêm VA kèm theo; chỉ có 18,3% viêm mũi xoang [31] Nghiên cứu về mô hình bệnh TMH của người Ê đê trong nghiên cứu của Phùng Minh Lương (2011) cho tỉ lệ mắc bệnh TMH trong cộng cộng đồng dân tộc Ê Đê là 58,9% Tỉ lệ các nhóm bệnh: Tai 31,92%; Mũi Xoang 25,11%; Họng 20,02% Tỉ lệ bệnh viêm tai giữa: Viêm tai giữa cấp tính 0,4% Viêm tai giữa mạn tính thủng nhĩ 2,2%; Viêm tai giữa mạn tính xâm lấn bi ểu
bì 0,22%; VTGƯD 29,1%; Tỉ lệ viêm mũi xoang: Viêm mũi cấp tính 2,4%;Viêm mũi mạn tính 4,83%; Viêm mũi dị ứng 12,9%; Viêm xoang cấp tính 0,2%; Viêm xoang mạn tính 4,77% Tỉ lệ các bệnh Viêm họng – viêm
VA – viêm Amidal: Viêm họng cấp tính 0,7% Viêm họng mạn tính 3% Viêm amidan cấp tính 0,1% Viêm Amidal mạn tính 16,1% Viêm VA: Nhà trẻ mẫu giáo 2,45%, Tiểu học 0,15% [27] Nghiên cứu về mô hình bệnh TMH vào mùa khô của dân tộc Ê đê cho kết quả: Thăm khám 2232 người tại nghiên cứu cắt ngang mùa khô: Viêm mũi xoang: 40,3%, Viêm họng: 34,1%, Viêm tai: 29,2% Bệnh lý cụ thể: Viêm mũi cấp: 6%, Viêm mũi mạn: 5,8%,Viêm mũi dị ứng: 18,4% Viêm xoang cấp: 0,7%, Viêm xoang mạn: 7,4%, Viêm họng mạn: 6,7%,Viêm Amidal: 25.9%,Viêm V.A:1.5% Viêm tai giữa mạn ứ dịch: 23,1%, VTG mạn xơ nhĩ: 1,9%, Viêm tai giữa mủ mạn: 3,2% [28]
Trang 19Nghiên cứu của Nguyễn Quốc Linh về bệnh viêm mũi họng cở công nhân xi măng Tuyên Quang (2011) cho tỉ lệ mắc bệnh viêm mũi, họng trong công nhân là 65,9%; trong đó có 15,0% viêm mũi cấp tính, 9,8% viêm mũi mạn tính 6,5% viêm mũi dị ứng; 13,4% viêm họng cấp tính; 37,3% viêm họng mạn tính; 3,3% viêm amidal cấp tính và 5,7% viêm amidal mạn tính [26] Nghiên cứu của Đỗ Đức Huy (2015) về thực trạng một số bệnh TMH, yếu tố liên quan ở người lao động sản xuất gốm tại làng nghề Phù Lãng, huyện Quế
Võ, tỉnh Bắc Ninh cho kết quả tỉ lệ mắc bệnh TMH của người lao động ở làng nghề chiếm tương đối cao Tỉ lệ mắc các bệnh tai mũi họng ở người lao động sản xuất gốm tại làng nghề Phù Lãng là 61,5%; bệnh ở tai chiếm tỉ lệ 5%; bệnh ở mũi xoang chiếm tỉ lệ 30% (trong đó tỉ lệ viêm mũi xoang dị ứng và viêm mũi xoang mạn chiếm từ 13,5 - 15,5%); bệnh ở họng chiếm tỉ lệ 26,5% (trong đó viêm họng mạn tính chiếm tỉ lệ 23%) [21] Nghiên cứu của Nghô Xuân Thao (2015) trên 470 công nhân sản xuất gạch Tuynel Bắc Ninh cho tỉ
lệ mắc bệnh viêm mũi họng là 22,0% ở Tân Sơn và 26,7% ở Tân Giếng Đáy Công nhân mắc chủ yếu bệnh viêm mũi dị ứng 19,4%; viêm mũi cấp 17,2%
và viêm mũi mạn 8,3% [35]
1.2 Các yếu tố lý, hóa, sinh học trong môi trường khai thác than
1.2.1 Khái niệm môi trường lao động
Môi trường lao động (MTLĐ) là tập hợp các yếu tố văn hóa, xã hội, sinh học, hóa học, lí học xung quanh người lao động trong không gian của người đó, bên cạnh đó là điều kiện, phương tiện bảo hộ, hiểu biết, ý thức về môi trường của con người cũng là các yếu tố tác động lên sức khỏe người lao động [12], [16], [18] Nghiên cứu cho thấy hoạt động khai thác than đã tác động đến môi trường và các điều kiện kinh tế xã hội khác bao gồm: đất, nước,
âm thanh và ô nhiễm không khí qua đó ảnh hưởng không nhỏ tới thiên nhiên và sức khỏe của con người [51]
Trang 201.2.2 Khái niệm ô nhiễm môi trường lao động
Ô nhiễm MTLĐ là sự biến đổi của các thành phần MTLĐ không phù hợp với tiêu chuẩn của MTLĐ, gây ảnh hưởng xấu đến người lao động [17]
1.2.3 Các yếu tố lý học trong môi trường khai thác than
Trong hầm lò các yếu tố vi khí hậu gồm nhiệt độ, độ ẩm và tốc độ gió; chiếu sáng; tiếng ồn; mức rung chuyển; áp suất khí quyển luôn biến đổi, nó phụ thuộc nhiều vào quy trình, công nghệ khai thác [17], [18]
* Nhiệt độ:
Nhiệt độ không khí là khái niệm về sự nóng hay lạnh của không khí được đo bằng độ C, độ F Nhiệt độ không khí ảnh hưởng đến nhiệt độ da và nhiệt độ cơ thể Trong sản xuất nhiệt độ không khí cao gặp ở nhiều ngành nghề như luyện kim, hầm mỏ [18] Tiêu chuẩn nhiệt độ tối đa cho phép trong môi trường lao động của Việt Nam là: Trong điều kiện bình thường không vượt quá 300C Xung quanh các lò công nghiệp không vượt quá 400C Nhiệt độ trong cơ sở sản xuất không chênh lệch với bên ngoài quá 3 - 50C [18] Nhiệt độ trong hầm lò thường từ 27-33oC và do nhiều yếu tố tạo nên: (1)
Do nhiệt độ ngoài trời, ở cùng một độ sâu nhiệt độ trong lò về mùa hè cao hơn mùa đông Nhiệt độ giữa trong và ngoài lò chênh lệch nhau không rõ, ít ảnh hưởng của nhiệt độ bên ngoài (2) “Nhiệt lượng do sức nén” gây ra do tỷ trọng của không khí tăng theo độ sâu, lớp than càng xuống sâu nhiệt độ càng cao, cứ 100m sâu thì tăng 10C (3) Nhiệt lượng phát ra từ bản thân người lao động, đèn chiếu sáng (4) Nhiệt độ trong lò tăng hay giảm còn phụ thuộc vào
độ ẩm không khí Cảm giác oi bức của người công nhân là do độ ẩm cao [12] Lao động trong môi trường nhiệt độ cao có nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động Trong một ca lao động một người công nhân khai thác mất 3156ml mồ hôi theo đó là sẽ mất 30-40g muối NaCl, tuy nhiên với những công nhân đã thích nghi với MTLĐ chỉ mất 8g muối Nghiên cứu của
Trang 21Kalkowsky B và cs (2006) trên công nhân khai thác than ở Đức cho thấy trong ca làm việc thì nhịp tim trung bình của công nhân là 102,8 ck/phút; nhiệt độ trung bình là 37,70c; lượng nước mất trung bình qua đổ mồ hôi là 3436g với tốc độ mất trung bình là 494g/h [53]
* Độ ẩm:
Độ ẩm của không khí là khái niệm chỉ lượng hơi nước có trong không khí Có 3 đại lượng đo độ ẩm, trong đó độ ẩm tuyệt đối được tính bằng số gam hơi nước có trong 1m3 không khí, độ ẩm tối đa là lượng hơi nước bão hoà trong không khí ở mỗi nhiệt độ nhất định Trong thực tế khái niệm hay dùng là độ ẩm tương đối Độ ẩm tương đối là tỉ lệ % giữa độ ẩm tuyệt đối trên
độ ẩm tối đa Việt Nam quy định độ ẩm tương đối trong môi trường lao động
là dao động quanh 75% [16]
Độ ẩm tương đối trong lò rất cao Độ ẩm không bị ảnh hưởng bởi chiều sâu của lò và không phụ thuộc vào mùa Tại nơi khai thác độ ẩm thường từ 90-100% Độ ẩm không khí có vai trò quan trọng trong điều hòa thân nhiệt Khi độ ẩm cao, nhiệt độ cao, người công nhân nhanh mệt và giảm hoạt động cơ bản của cơ thể: Ảnh hưởng tới thân nhiệt, chuyển hóa muối nước, tim mạch, hô hấp, bài tiết nước tiểu Ở độ ẩm 20% thì 30oC một người công nhân mới đổ mồ hôi nhưng khi độ ẩm là 60% thì ở 25-26oC người công nhân đã đổ mồ hôi
* Tốc độ gió:
Tốc độ gió thường biểu thị bằng m/s, gió làm tăng hoặc giảm thải nhiệt của cơ thể Khi nhiệt độ MTLĐ tăng cao như nhiệt độ xung quanh gần lò luyện cán thép, lò nấu thuỷ tinh gió có thể đưa không khí nóng tới chỗ người lao động làm việc và nghỉ ngơi hoặc gió có thể đưa không khí mát ở bên ngoài tới [18]
Trang 22Trong lao động hầm lò, thông gió trong lò là sự đối lưu khí giữa các đường lò, nó phụ thuộc vào hệ thống quạt gió Thông gió một mặt làm giảm nhiệt độ, độ ẩm, nồng độ bụi và thoát bớt khí độc nhưng một mặt nó cung cấp oxy cho người công nhân Người ta thấy rằng tại nơi đặt quạt thông gió tốc độ gió là 11-12 m/s thì tại cuối đường lò chợ nơi sản xuất chủ yếu tốc độ gió chỉ đạt < 11 m/s, tốc độ này không đảm bảo các yêu cầu như đã nêu ở trên Mặt khác, việc di chuyển từ nơi có tốc độ gió cao đến nơi thấp và nhiệt độ, độ ẩm thay đổi cũng làm cho người công nhân dễ bị cảm lạnh và ảnh hưởng tới đường hô hấp hay hoặc tăng tỉ lệ mắc bệnh TMH Do đó, việc xây dựng một
hệ thống kiểm soát môi trường ở hầm lò (trong đó có tốc độ gió) cho các mỏ than là một việc làm có khả năng thực thi và đem lại hiệu quả cao trong đảm bảo sức khỏe công nhân [68]
* Các yếu tốc lý học khác
Các yếu tố lý học khác như chiếu sáng, áp lực không khí, tia xạ, tiếng
ồn, rung chuyển của máy trong quá trình sản xuất cũng ảnh hưởng tới năng suất lao động và sức khỏe người lao động
Chiếu sáng: Chiếu sáng trong các đường lò chật hẹp là rất cần thiết,
thiếu ánh sáng có thể gây ra tai nạn lao động, giảm năng suất lao động, gây căng thẳng thị giác và dẫn đến các bệnh về mắt Trong lò không có chiếu sáng
tự nhiên, nguồn sáng chủ yếu từ các bình ắc quy cá nhân Việc không có ánh sáng mặt trời làm thiếu đi các tia tử ngoại có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, nấm, cũng tạo điều kiện cho bệnh nhiễm khuẩn phát triển
Rung chuyển: Rung chuyển là một yếu tố tiếp xúc có hại trong lao động
Máy móc gây rung có nhiều loại, mỗi loại gây rung một kiểu khác nhau với tần số cao thấp, biên độ và vận tốc khác nhau Tác động của rung đến cơ thể
có thể là cục bộ hay toàn thân Trong hầm lò chủ yếu gặp ở những công nhân
sử dụng dụng cụ hơi nén như búa hơi, khoan hơi tạo ra sự rung chuyển
Trang 23Rung chuyển liên tục, lao động kéo dài, tư thế lao động gò bó là những yếu
tố làm cho người công nhân mệt mỏi và dễ mắc các bệnh xương khớp, rối loạn vận mạch và bệnh về cơ, thần kinh
Tiếng ồn, áp lực không khí tăng cũng là các yếu tố góp phần ảnh
hưởng đến sức khỏe người lao động
1.2.4 Các yếu tố hóa học trong môi trường khai thác than
Trong các mỏ than hầm lò cần chú ý tới một số hơi khí độc như: Carbon dioxide (CO2), carbon monoxide (CO), nitrogen dioxide (NO2), metane (CH4)
* Khí CO 2 :
Khí CO2 không màu, không mùi Nó không phải là khí độc nhưng khi chiếm tỉ lệ cao thì gây ra nguy hiểm vì nó làm giảm lượng oxy gây ngạt thở, ảnh hưởng sự hô hấp Phát sinh từ các lớp than hoặc đất đá trong lò đặc biệt ở những đường lò cũ, thông gió kém CO2 còn phát sinh ra từ khí thở của người công nhân, quá trình nổ mìn và sự oxy hóa gỗ lò Nghiên cứu cho thấy mức
độ tập trung CO và CO2 tăng lên khi nhiệt độ ban đầu tăng lên [67]
* Khí CO và NO 2 :
Khí CO có tính chất kết hợp với huyết sắc tố hồng cầu tạo cacboxy hemoglobin (COHb) làm cho hồng cầu không vận chuyển được oxy Khi hàm lượng CO tăng cao gây đau đầu, mệt mỏi, giảm trí nhớ, nặng hơn có thể gat các hội chứng toàn thân xanh tím, hôn mê và có thể đi đến tử vong Nồng độ khi CO tối đa được tạo ra tại mỏ than có liên quan thuận chặt chẽ với nhiệt độ tối đa tăng cao ở mỏ than [67] Nghiên cứu gần đây của Zhu Hongqing và cs (2017) cho thấy mỏ than có phản ứng lại với oxy ở nhiệt độ 30oC và tạo ra rất nhiều khí CO, đồng thời cũng tạo ra khí C2H2 [69]
Khí NO2 có đặc tính kích thích mạnh với niêm mạch đường hô hấp Ở độ tập trung > 5 ppm NO2 làm giảm quá trình vận chuyển lông nhầy Khi tiếp xúc với nồng độ NO2 0,25 - 1ppm dẫn tới viêm phế quản, phế quản phổi, thay
Trang 24đổi về colagen, lượng tế bào mastocyst và tế bào lông chuyển Khi kết hợp với các khí khác tác động kích thích của NO2 mạnh hơn Trong hầm lò hai khí độc CO và NO2 xuất hiện sau khi nổ mìn: Mìn nổ càng mạnh càng nhiều khí
CO, mìn càng nhiều amoni nitrate thì càng sinh nhiều NO2 Nghiên cứu cho thấy nguồn khí CO và NO2 chính trong khai thác hầm lò sâu là từ động cơ diesel Trong thời lượng ca làm việc trung bình 8h thì người công nhân vận hành động cơ diesel có phơi nhiễm với nồng động khí NO vào 1,35 ppm và
NO2 là 0,21 ppm [45]
* Khí CH 4 :
Khí CH4 không gây độc nhưng khi tập trung cao nó làm giảm lượng O2,
ở đó công nhân cảm thấy ngạt thở Khí CH4 cóthể gây nổ khi gặp lửa Khí này phát ra từ các lớp than và nơi khai thác kém thông khí
* Khí chứa lưu huỳnh
Trong một số mỏ than có khí chứa lưu huỳnh như; H2S, SO2 Khí SO2
gây kích thích đến niêm mạc đường hô hấp mạnh SO2 ở nồng độ 10 ppm sẽ gây dừng hoạt động lông chuyển trong 5 phút ở niêm mạc khí quản, tuy nhiên phải mất nồng độ cao hơn SO2 để đưa được 10 ppm SO2 vào khí quản Khí
SO2 do oxy hóa có thể thành SO3 kích thích trên niêm mạc mạnh, trong không khí nó kết hợp với nước tạo H2SO4 và axit hóa không khí
1.2.5 Yếu tố lý hóa (bụi than) trong môi trường khai thác than
Trong hầm lò nồng độ bụi cao, nó gồm nhiều thành phần nhưng chủ yếu
là bụi than Tác động của bụi tới niêm mạc mũi họng: Bụi không chỉ gây kích thích cơ học mà còn gây kích thích hóa học, sinh học Các hạt bụi to < 20 µm bám vào niêm mạc kích thích niêm mạc làm cương tụ, sưng nề và tăng tiết dịch Hạt bụi to nhọn có thể gây xước, rách niêm mạc kết hợp nhiễm khuẩn gây viêm, mà triệu chứng viêm lúc đầu là sưng nề sau đó là teo lại làm cho
Trang 25chức năng lọc tự làm sạch của niêm mạc bị giảm sút rõ rệt
Bụi than tỏa ra từ quá trình khai thác và vận chuyển than trong đường lò Bụi nhẹ hòa lẫn và lơ lửng trong không khí, lượng bụi nhiều hay ít tùy theo tính chất của than, cấu tạo của vỉa than, cách thức lấy than và độ ẩm Ở các đường lò khai thác cơ bản và đường lò khai thác than nồng độ bụi rất cao đặc biệt sau khi nổ mìn, khi khoan khô nồng độ bụi tăng cao gấp hàng chục lần và sau nhiều giờ mới giảm Trong bụi than hàm lượng SiO2 thường dao động từ từ 3-20% SiO2 tác động lên đường hô hấp Kích cỡ và hình dạng bụi than rất ảnh hưởng tới niêm mạc đường hô hấp Than càng cứng càng tạo ra những hạt bụi sắc cạnh kích thích niêm mạc càng mạnh
1.2.6 Các yếu tố sinh học
Các vi sinh vật gây bệnh TMH thường gặp chủ yếu là virus và vi khuẩn, ngoài ra còn gặp các đơn bào, nấm Các virus thường gây bệnh TMH gồm: Rhinovirus, Coronavirus, Myxovirus, Adnovirus Các vi khuẩn gây bệnh TMH thường gặp có thể kể đến như: Streptocous, Hemophylus, Influenza, Moraxella Catarrhalis, Pseudomonas, Enterobactor, Klebsiella Không khí trong đường lò có các vi khuẩn, virus, kí sinh trùng và nấm Đường lò ẩm ướt, thông khí kém, công tác vệ sinh không tốt đó là môi trường thuận lợi cho các loại vi sinh vật phát triển nhất là các vi khuẩn gram (-) và nấm mốc Những tác động của yếu tố lý hóa đến niêm mạc đường hô hấp kết hợp với nhiễm vi sinh vật làm cho tỉ lệ bệnh nhiễm trùng tăng cao
1.2.7 Các yếu tố khác trong môi trường khai thác than
Nước trong đường lò: Do rò rỉ từ các mạch nước, nước dẫn tới các điểm khoan Nước trong đường lò có nhiều thành phần: gỉ sắt, hơi khí hòa tan trong nước, chất thải của người lao động không được xử lý tốt, các vi sinh vật yếu
tố này cũng làm tăng sự phát triển của bệnh nhiễm trùng
Trang 261.3 Các yếu tố liên quan đến bệnh tai mũi họng ở môi trường lao động
MTLĐ là một yếu tố tác động rất lớn đến sức khỏe của cộng đồng nói chung và của người lao động nói riêng MTLĐ hiện đại có khoảng 10.000 loại hóa chất khác nhau được sử dụng, khoảng 200 tác nhân sinh học là vi khuẩn,
vi rút, ký sinh trùng, nấm mốc, bụi hữu cơ và 3000 tác nhân gây dị ứng Sự ô nhiễm MTLĐ kết hợp với các biện pháp vệ sinh lao động không tốt làm suy giảm sức khỏe công nhân, làm giảm năng suất kinh tế; thậm chí có thể gây nên những bệnh khó chữa như: bệnh bụi phổi silic, bệnh điếc nghề nghiệp Một trong những bệnh phổ biến, hay gặp đầu tiên do ô nhiễm MTLĐ chính là bệnh TMH
Bệnh TMH là bệnh rất ở công nhân lao động, trong đó có công nhân khai thác than Bệnh do nhiều yếu tố nguy cơ khác nhau gây nên, nhưng được chia làm 04 nhóm chính sau: (i) Yếu tố cá nhân phòng chống bệnh TMH (ii) Yếu tố thói quen/phong tục tập quán của công nhân khai thác than (iii) Yếu
tố nguồn lực tác động đến việc phòng chống bệnh TMH của công nhân khai thác than (iv) Yếu tố MTLĐ (v) Yếu tố hệ thống y tế phòng chống bệnh TMH của công ty (vi) Yếu tố luật pháp chính sách liên quan đến phòng
chống bệnh TMH
1.3.1 Yếu tố cá nhân phòng chống bệnh
Yếu tố cá nhân bao gồm kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống bệnh nói chung và bệnh TMH nói riêng của công nhân cũng như đảm bảo an toàn lao động Một số hành vi phòng bệnh TMH như: mang khẩu trang thường xuyên trong khi làm việc ; hay không uống rượu, không hút thuốc lá ; rửa mũi phòng tránh bệnh TMH, không tự ý ngoáy mũi thường xuyên ; chú ý giữ ấm, đề phòng bị nhiễm lạnh; giữ vệ sinh cơ thể, rửa tay chân thường xuyên, đảm bảo ăn uống hợp vệ sinh; thường xuyên vệ sinh răng miệng, rửa mặt, súc họng thường xuyên; khám sức khỏe định kỳ, khi đã mắc bệnh TMH
Trang 27cần đến khám tại các cơ sở y tế, bệnh viện để có thể kịp thời phát hiện và điều trị dứt điểm [24], sẽ được người công nhân thực hiện khi họ có kiến thức, thái độ tốt về vấn đề đó Việc thực hiện hành vi dự phòng cá nhân sẽ làm giảm tỉ lệ mắc bệnh TMH cho người công nhân
Nghiên cứu của Đỗ Đức Huy (2015) cũng cho thấy rõ các yếu tố kiến thức, thái độ và thực hành của người lao động sản xuất chính là những yếu tố liên quan đến bệnh TMH Kết quả nghiên cứu cho thấy kiến thức, thái độ, thực hành của người lao động sản xuất gốm tại làng nghề Phù Lãng về an toàn
vệ sinh lao động chưa tốt: (1) Chỉ có 44% người lao động được cung cấp đầy
đủ bảo hộ lao động Tỉ lệ người lao động thường xuyên sử dụng bảo hộ lao động thấp (2) Có mối liên quan rõ rệt giữa việc sử dụng dụng khẩu trang, với các bệnh ở mũi họng (p < 0,05) [21]
1.3.2 Yếu tố thói quen/phong tục thập quán của công nhân khai thác than
Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến bệnh TMH chính những thói quen rất phổ biến trong thời hiện đại Những tập quán - thói quen đơn giản như vừa ăn vừa nói chuyện, cười đùa chính là yếu tố nguy cơ gây các bệnh TMH [54] Nghiên cứu của Penaranda A và cs (2012) tại Bogota, Colombia
đã chứng nhận mối liên quan giữa việc sử dụng thức ăn nhanh thường xuyên
và bệnh viêm mũi dị ứng [59] Người công nhân khai thác than thường có thói quen ăn ca tập trung, vừa ăn vừa nói chuyện hay hoặc ăn thức ăn nhanh vào buổi sáng sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh TMH
Bên cạnh đó là thói quen không sử dụng phương tiện bảo hộ lao động do cảm thấy nóng bức, khó xoay sở hoặc làm cho năng suất lao động giảm cũng
là thói quen không tốt cho sức khỏe, tăng nguy cơ mắc bệnh TMH Nghiên cứu của Âu Hiền Sĩ và cs (2010) cho thấy 100% công nhân biết nhà máy qui định vệ sinh nơi làm việc nhưng chỉ 66% mang phương tiện bảo hộ khi làm việc 71,7% hiểu biết môi trường lao động có thể ảnh hưởng sức khỏe và
Trang 28người nhiều tuồi nghề có nhận thức đúng cao hơn, biết lợi ích khám sức khỏe định kỳ nhiều hơn và có ý thức mang phương tiện bảo hộ tốt hơn [30]
1.3.4 Yếu tố môi trường lao động
Một trong những giải pháp phòng chống, điều trị bệnh TMH hiệu quả chính là việc đảm bảo vệ sinh MTLĐ [54], [64] Theo công bố của Schoenwetter W.F (2000) cho thấy yếu tố nguy cơ gây viêm mũi dị ứng có thể kể đến bao gồm: tiếp xúc với không khí ô nhiễm, nhà ở có nhiều bụi bặm, nhà ở và nơi làm việc ít có sự thông thoáng không khí [62] Một nghiên cứu khác cũng cho thấy việc sống trong một ngôi nhà bê tông hoặc không xa nhà máy/mỏ có không khí ô nhiễm sẽ tăng nguy cơ bị bệnh viêm mũi dị ứng (OR
= 1.350; 95%CI: 1.141 – 1.597 và OR = 1.455; 95%CI: 1.175 – 1.801; theo thứ tự) [66] Nghiên cứu tại các cơ sở sản xuất đều cho tỉ lệ bệnh TMH chiếm cao, nguyên nhân phần lớn là do ô nhiễm môi trường Nghiên cứu về môi trường và bệnh TMH của người lao động sản xuất gốm tại Quế Võ, tỉnh Bắc
Trang 29Ninh cho kết quả: nhiều yếu tố môi trường lao động của người sản xuất gốm tại làng nghề Phù Lãng vượt tiêu chuẩn cho phép: (1) Độ ẩm tại nơi sản xuất gốm có tỉ lệ không đạt TCCP cao 5/5 mẫu (2) Hàm lượng bụi toàn phần môi trường xung quanh nơi sản xuất gốm có tỉ lệ không đạt TCCP 2/5 mẫu (3) Hàm lượng khí CO2 trong không khí môi trường xung quanh sản xuất gốm có
tỉ lệ không đạt TCCP 3/5 mẫu [21] Nghiên cứu cho thấy Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỉ lệ bệnh bụi phổi silic giữa nhóm công nhân làm việc trực tiếp tại khu vực khai thác đá với nồng độ bụi silic cao và nồng độ bụi silic thấp ở khu vực sản xuất gạch (p <0,05) [13] Thực tế là các doanh nghiệp đôi khi không đảm bảo MTLĐ cho công nhân, họ chỉ thực hiện kiểm tra MTLĐ khi được thanh tra yêu cầu hoặc đơn vị đối tác kinh doanh yêu cầu (OR = 45,62; 95%CI: 11,4 - 183,0, p < 0,001) [9]
1.3.5 Cung ứng dịch vụ của hệ thống y tế cho công nhân khai thác than
Khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh liên quan đến nghề nghiệp do điều kiện lao động đặc thù gây ra được coi là một trong những giải pháp quan trọng để phòng chống bệnh nghề nghiệp, trong đó có khám phát hiện các bệnh TMH [18]
Trên thực tế, hoạt động khám sức khỏe định kỳ lại do các cán bộ y tế từ các cơ sở y tế khác đến đảm nhiệm, thời gian khám ngắn, ít mang theo các trang thiết bị hiện đại giúp cho việc khám chẩn đoán bệnh TMH rõ ràng Cán
bộ phụ trách y tế tại các hầm khai thác than thường ít có kinh nghiệm về bệnh TMH Do đó, việc thực hiện khám các chuyên khoa sâu TMH, dùng các phương pháp chẩn đoán hiện đại trong thăm khám, chẩn đoán sớm không được thực thi Việc quản lý các ca bệnh, phân loại bệnh TMH và việc áp dụng giải pháp tổng thể về y tế chưa thực sự được áp dụng trong các cơ sở y
tế nhà máy Hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe về phòng chống bệnh
Trang 30TMH, về thực hiện các hành vi vệ sinh mũi xoang, rửa mũi trong và sau ca làm việc có tiếp xúc nhiều với khói bụi còn ít được thực thi tại các nhà máy
1.3.6 Yếu tố chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường lao động, đảm bảo
an toàn vệ sinh lao động
Ở nước ta, việc quản lý và bảo vệ môi trường dựa vào các công cụ pháp
lý và mệnh lệnh hành chính kết hợp với giáo dục và truyền thông về bảo vệ môi trường Việc sử dụng các công cụ thuế, phí để bảo vệ môi trường mới được quy định rải rác trong các văn bản pháp luật có liên quan như thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt Tại các cơ quan, doanh nghiệp, công xưởng thì việc được thanh - kiểm tra nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, triệt để những ô nhiễm MTLĐ/môi trường sản xuất bởi các lực lượng cảnh sát môi trường, các đoàn liên ngành vẫn còn chưa thực sự hiệu quả Theo quy định, hoạt động khám sức khỏe định kỳ tại các doanh nghiệp được thực hiện 02 lần/năm nhằm đảm bảo sức khỏe cho người công nhân và phát hiện sớm các bệnh sẽ xảy ra, trong đó có TMH Nhưng thực tế cho thấy, hoạt động này diễn ra đôi khi không đảm bảo chất lượng hoặc không được diễn ra một cách thường xuyên Theo yêu cầu của chính phủ, các cơ sở sản xuất phải cung cấp trang thiết bị phòng hộ, đảm bảo vệ sinh an toàn lao động cho công nhân [7] Tuy nhiên, đôi khi do thói quen của công nhân không sử dụng, do nguồn kinh phí hạn chế mà hoạt động cung cấp trang thiết bị bảo hộ, truyền thông về sử dụng trang thiết bị bảo hộ, đảm bảo
an toàn lao động tại các cơ sở sản xuất còn có một số bất cập Bên cạnh đó, đối với các công nhân có bệnh nghề nghiệp thì được hưởng các chế độ hỗ trợ của doanh nghiệp/nhà nước và có chính sách hỗ trợ cho về hưu trước thời hạn Tuy nhiên, để được hưởng chính sách bệnh nghề nghiệp thì công nhân phải thực hiện quy trình giám định sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế [8]
Trang 311.4 Giới thiệu nghiên cứu bệnh tai mũi họng và môi trường lao động
1.4.1 Một số nghiên cứu về bệnh tai mũi họng tại môi trường lao động
* Trên thế giới
Zawisza E (1982) phân tích về dị ứng ở 141 công nhân mỏ than bị nhiễm trùng hô hấp trên thấy rằng: 7% trường hợp được tìm thấy gây ra bệnh bởi bụi than 57% có những thay đổi ở mũi bị kích thích: phì đại cuốn mũi, polip niêm mạc mũi, lệch vách ngăn mũi Lehmann nghiên cứu hiệu quả lọc của mũi ở 426 công nhân mỏ theo nghề nghiệp, trong đó 185 người khỏe mạnh và
241 người bị bụi phổi đưa ra kết luận rằng bụi phổi có xu hướng phát triển ở công nhân có chức năng lọc của mũi thấp Đề nghị nên thử test này hàng năm
và với những người có chức năng mũi kém cần được chuyển làm công việc khác nơi không có vấn đề về bụi Nghiên cứu của Muhammad Ishtiaq và cs (2014) trên 400 công nhân khai thác than ở mỏ than Cherat, huyện Nowshera, Pakistan cho kết quả hơn một nửa công nhân khai thác than bị các triệu chứng của bệnh liên quan đến nghề nghiệp, trong đó tỉ lệ công nhân bị bệnh về tai chiếm 29,0%; bệnh mũi họng chiếm 33,5% [58]
* Tại Việt Nam
MTLĐ ngành than là nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm Các yếu tố vi khí hậu, bụi và khí độc trong lò phối hợp tác động gây ảnh hưởng tới sức khỏe, bệnh lý của công nhân Hiện nay, Việt Nam chưa có nghiên cứu đánh giá một cách toàn diện về bệnh TMH của công nhân khai thác than trên cả nước
Theo Ngô Ngọc Liễn (1963) nghiên cứu trên 275 công nhân tại mỏ than
Hà Lầm cho thấy tỉ lệ bệnh TMH là 33,5% trong đó viêm họng 70%, viêm mũi 18% Nghiên cứu của Nguyễn Thị Toán (1988) nghiên cứu 629 CN ở mỏ than Mạo Khê cho thấy tỉ lệ bệnh TMH là 70,57% trong đó viêm mũi 15,42%, viêm họng 44,19% Trần Thị Liên (1999) nghiên cứu MTLĐ và tình hình bệnh tật ở hai mỏ Vàng Danh và Mạo Khê thấy rằng trong môi trường nhiệt
Trang 32độ 28-31oC, độ ẩm 72 - 96%, tốc độ gió 0,6 - 2,4 m/s và nồng độ bụi 1,56 -
70 mg/m3, tỉ lệ bệnh TMH là 63,3% Vũ Thành Khoa (2001) nghiên cứu
1148 công nhân mỏ than Thống Nhất Quảng Ninh cho thấy tỉ lệ bệnh TMH là 68,7% Trong đó bệnh mũi họng là 66,3% chủ yếu là bệnh mãn tính
* Tại Thái Nguyên
Thái Nguyên là khu vực có trữ lượng than đứng thứ 2 cả nước Cũng giống như các mỏ than ở các khu vực khác, các mỏ than tại Thái Nguyên được đánh giá là ô nhiễm Nguyên nhân do việc khai thác than trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên vẫn chủ yếu theo hình thức thủ công, phương pháp và công nghệ lạc hậu, điều này dẫn tới ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
Môi trường không khí khu vực các mỏ than bị ô nhiễm do bụi và các chất khí độc hại như CO2,NO2, SO2 Tại tất cả các điểm đo đạc khảo sát hiện trạng chất lượng môi trường không khí ở các mỏ than, nồng độ trung bình của bụi đều vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,53-27,21 lần [23] Như vậy vấn đề ô nhiễm bụi ở khu vực khai thác than tại Thái Nguyên là rất lớn Ở các moong khai thác than Núi Hồng, Khánh Hoà, Quang Vinh…nồng độ bụi tại vị trí xúc bốc, sàng tuyển, xúc than đều vượt TCCP từ 30 - 100 lần, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của công nhân và nhân dân lao động Nồng độ trung bình của khí CO cực đại đo được tại moong Bắc Làng Cẩm là 1,419mg/m3, tại mỏ than Bá Sơn không phát hiện khí CO Do hình thức khai thác của các mỏ than tại Thái Nguyên là khai thác lộ thiên và khai thác hầm lò nên có một lượng lớn khí CO được giải phóng và tích tụ, nhưng do không gian rộng, khả năng phát tán nhanh, do đó chỉ phát hiện được khí CO trong khu vực moong khai thác vào các buổi sáng sớm khi mặt trời chưa lên cao, độ
ẩm lớn Quá trình khai thác và vận chuyển than tạo nên tiếng ồn lớn tại khu vực khai thác và vùng lân cận Từ kết quả đo đạc tiếng ồn ở các mỏ than cho
Trang 33thấy tiếng nổ mìn khai thác than có thể vượt 100dBA ở khoảng cách 300m Tuy nhiên mỗi ngày chỉ nổ có 1 lần với khối lượng không lớn nên ảnh hưởng của nó tới khu dân cư là không đáng kể Tiếng ồn cao, vượt tiêu chuẩn cho phép sẽ gây ảnh hưởng nhiều tới sức khoẻ của người công nhân làm việc trực tiếp tại nơi khai thác Các nguồn gây ô nhiễm chính là máy khoan, tiếng nổ mìn, máy ủi, máy xúc, và tiếng ồn do các phương tiện vận tải Các thiết bị máy móc này hoạt động trên các khai trường xa khu dân cư nên tiếng ồn chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới người công nhân vận hành máy là chính còn không có tác động gì đáng kể tới các khu vực xung quanh [23]
Hoàng Văn Tiến và cs (2005) khi nghiên cứu MTLĐ và sức khỏe bệnh tật công nhân mỏ than Na Dương, Lạng Sơn cho thấy MTLĐ bị ô nhiễm do nhiều yếu tố độc hại, đặc biệt là bụi vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép với hàm lượng silic cao Nồng độ bụi toàn phần ở nhóm nguy cơ cao là 15,9 ± 12,3 mg/m3; bụi hô hấp là 5,5 ± 1,2 mg/m3; hàm lượng SiO2 là 16,4 ± 2,0 % Nồng
độ bụi toàn phần ở nhóm nguy cơ vừa là 6,8 ± 1,2 mg/m3; bụi hô hấp là 3,1 ± 0,5 mg/m3; hàm lượng SiO2 là 15,3 ± 3,5 % Nồng độ bụi toàn phần ở nhóm nguy cơ ít là 3,2 ± 0,8 mg/m3; bụi hô hấp là 2,1 ± 0,4 mg/m3; hàm lượng SiO2
là 8,2 ± 2,0 % [36] Nghiên cứu của Lê Đình Thành và Nguyễn Thế Báu (2012) cho thấy mức phát thải bụi của các quá trình hoạt động khai thác than
là cao: phát bụi do vận chuyển đất đá bằng ô tao Bella ở đường khô là 3000 -
5000 mg/s; do xúc bốc đất đá bằng mày với đá khô là 500 mg/s; do đổ than trong bãi chứa là 1500 mg/s và do vun đất đá bằng máy xúc 5900 mg/s [34]
1.4.2 Vài nét tổng quan về mỏ than Phấn Mễ
Mỏ than Phấn Mễ nằm bên Quốc lộ 3, thuộc địa phận huyện Phú Lương, cách Thành phố Thái Nguyên 15 km về phía Tây Bắc, là một mỏ lớn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, có trữ lượng lớn than mỡ tương đối lớn Hiện nay, mỏ than Phấn Mễ là đơn vị khai thác than đáp ứng nhu cầu nguyên liệu sản xuất
Trang 34của công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên với công suất thiết kế ban đầu 50.000 tấn/năm Than mỡ là nguyên liệu sản xuất cốc luyện kim phục vụ cho dây chuyền sản xuất gang từ quặng sắt băng công nghệ lò cao Mỏ Phấn Mễ gồm hai khu vực: khu vực khai thác hầm lò (khu vực 1 - Làng Cẩm) và khu vực khai thác lộ thiên (khu vực 2 - Phấn Mễ) và với tổng số 575 công nhân tham gia khai thác
* Quy mô, tổ chức và công nghệ khai thác hầm lò khu vực Làng Cẩm
Ở khu vực khai thác than hầm lò bao gồm 400 công nhân, được chia ra thành các tổ chính sau: Tổ mở vỉa (khoảng 50 công nhân); tổ khai thác than than (100 công nhân); tổ bốc xúc và vận tải (100 công nhân) và tổ sàng tuyển than (150 công nhân) Các công nhân ở các tổ sẽ được phân công thực hiện
các công việc được mô tả trong quy trình khai thác than hầm lò (Hình 1.2)
- Công tác mở vỉa và chuẩn bị: Mỏ dùng phương pháp khoan bắt mìn để đào lò mở vỉa than, các thiết bị được sử dụng là búa chèn khí ép IIP-18A, thuốc nổ thường dùng là XB-20, lò trong than được đào bằng máy khoan điện cầm tay EWRO - 600 Nổ mìn trong đá và than dùng máy KB1/100M
- Khai thác than: Các phân xưởng sản xuất theo phương pháp hầm lò của mỏ Phấn Mễ dùng hệ thống khai thác chia lớp nghiêng chèn lò toàn bộ bằng tự chảy và nổ phân tầng khai thác than ở lò chợ dùng khoan bắt mìn kết hợp thủ công Hiện tại công tác đang gặp khó khăn do điều kiện địa chất của vỉa than thay đổi nên chủ yếu đào lò trong than và khai thác than lộ vỉa
- Công tác bốc xúc và vận tải: đất đá của quá trình đào lò, đào giếng chuẩn bị mở vỉa cũng như than nguyên khai ở gương lò chợ được xúc bốc thủ công và vận tải lên bãi chứa trên mặt khai trường bằng tàu điện và trục tải Toàn bộ đất đá thải kể cả các đá kẹp trong than sau khi sàng tuyển được bốc xúc bằng máy xúc kết hợp thủ công và vận tải từ mặt khai trường ra bãi thải
Trang 35bằng ô tô tự đổ trọng tải 12 tấn Than thương phẩm được vận chuyển về khu Gang thép Thái Nguyên bằng ô tô trọng tải 5 - 12 tấn
- Sàng tuyển than: Lượng đá kẹp lẫn trong than nguyên khai ở khu vực sản xuất theo phương pháp hầm lò của mỏ Phấn Mễ là 10%, cũng như các mỏ khai thác lộ thiên, mỏ Phấn Mễ cũng dùng phương pháp sàng khô bằng thủ công để tuyển tách đá và lấy than thương phẩm
Hình 1.1 Sơ đồ quy trình và công nghệ khai thác hầm lò
của mỏ than Phấn Mễ (Khu vực 1 - Làng Cẩm)
* Quy mô, tổ chức và công nghệ khai thác than Khu vực Phấn Mễ
Ở khu vực khai thác than lộ thiên bao gồm 400 công nhân, được chia ra thành các tổ chính sau: Tổ khoan bắt mìn (khoảng 50 công nhân); tổ xúc bốc (150 công nhân); tổ vận tải (50 công nhân) và tổ sàng tuyển (150 công nhân) Các công nhân ở các tổ sẽ được phân công thực hiện các công việc được mô
tả trong quy trình khai thác than lộ thiên dưới đây (Hình 1.1):
- Khoan bắt mìn: Để phá vỡ đất đá, các mỏ đã tiến hành nổ mìn bằng phương pháp nổ mìn vi sai
Trang 36- Xúc bốc đất đá và than: Công việc bốc xúc than ở bãi chứa than lên ô
tô, tàu hỏa được thực hiện kết hợp cả máy xúc và thủ công
- Vận tải đất đá và than: Phần lớn công tác vận tải đất đá từ khai trường
ra bãi thải các mỏ sử dụng ô tô tự đổ Kpaz 256b có tải trọng 12 tấn
Hình 1.2 Sơ đồ quy trình và công nghệ khai thác than lộ thiên tại mỏ than
Phấn Mễ (Khu vực 2 - Phấn Mễ)
- Công tác sàng tuyển than: Trong than nguyên khai ở các mỏ thường có lẫn đá kẹp từ 5-10% làm ảnh hưởng đến chất lợng các loại than Để loại bỏ lượng đá này, mỏ than sử dụng công nghệ tuyển là sàng khô, phương pháp được áp dụng là sàng thủ công Người công nhân dùng xẻng xúc than hắt vào mặt lưới sàng dựng nghiêng, than có độ hạt nhỏ hơn sẽ lọt qua lỗ sàng, còn đá thường có cỡ hạt lớn trượt trên mặt lưới sàng sang một bên khác, các cục đá quá cỡ được nhặt bằng tay trước khi sàng
Trang 37Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
2.1.1 Người lao động (công nhân khai thác than)
Công nhân khai thác than ở mỏ than Phấn Mễ, Thái Nguyên
* Tiêu chuẩn lựa chọn
- Người lao động từ 18 tuổi trở lên, có tuổi nghề ít nhất 2 năm Với thời gian này, được coi là thời gian phơi nhiễm đủ để có thể mắc các bệnh có liên quan nghề nghiệp hoặc bệnh nghề nghiệp (trong đó có các bệnh TMH), theo Quy định của Bảo hiểm xã hội trong công tác giám định Y khoa của nhiều nước trên thế giới [17]
- Đồng ý tham gia nghiên cứu
* Tiêu chuẩn loại trừ
- Loại trừ công nhân mắc các bệnh mạn tính hoặc cấp tính khó hồi phục, không do yếu tố nghề nghiệp như: lao tiến triển; viêm phổi không điển hình tính đến thời điểm nghiên cứu
- Loại trừ người công nhân khai thác dễ thay đổi vị trí làm việc
2.1.2 Môi trường khai thác
Các yếu tố vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió), bụi (bụi toàn phần,
bụi hô hấp), hơi khí độc (CO, SO2, CO2) tại các xưởng, phân xưởng đang hoạt động khai thác than để xét nghiệm/đo các chỉ số môi trường
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.2.1 Địa điểm nghiên cứu
Mỏ than Phấn Mễ tại hai khu vực:
- Khu vực 1 (Làng Cẩm): Khu vực khai thác theo phương pháp hầm lò,
là một loại hình khai thác vất vả nhất trong nghề khai thác than, thuộc xã Hà Thượng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên Đây là khu vực khai thác sâu dưới
Trang 38lòng đất với đặc thù điều kiện vi khí hậu khắc nghiệt như nhiệt độ cao, độ ẩm cao, gió quẩn, tù đọng, lao động nặng nhọc…
- Khu vực 2 (Phấn Mễ): Khu vực khai thác theo phương pháp lộ thiên: phương tiện khai thác bằng cơ giới là chủ yếu Khu vực này thuộc xã Phấn
Mễ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên Khu vực lộ thiên có điều kiện vi khí hậu tương tự như ở ngoài trời, phụ thuộc vào mùa và các yếu tố môi trường tự nhiên (nhiệt độ, độ ẩm, gió ngoài trời)
2.2.2 Thời gian nghiên cứu
Từ 01/2016 - 12/2016
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.3.2 Cỡ mẫu và cách chọn mẫu
2.3.2.1 Cỡ mẫu và chọn mẫu cho nghiên cứu tỉ lệ bệnh TMH (mục tiêu 1)
* Cỡ mẫu: Áp dụng công thức tính cỡ mẫu nghiên cứu mô tả: ước lượng tỉ lệ bệnh
[15], [56]:
Trong đó:
n: Số lượng bệnh nhân tối thiểu cần nghiên cứu
Z1-α/2: Giá trị điểm Z tại mức ý nghĩa α, với α = 0,05 → Z1-α/2 = 1,96
p = 0,53 (Tỉ lệ công nhân bị bệnh tai mũi họng từ nghiên cứu trước chiếm 53,0% [58])
d: Độ sai lệch mong muốn giữa tỉ lệ thu được từ mẫu và tỉ lệ thực của quần thể, chọn d = 1/10p, d = 0,053
Thay số, n = 341, làm tròn n = 350
* Chọn mẫu
2
2 α/2 1d
p)p(
z
Trang 39Chọn quần thể nghiên cứu theo phương pháp chủ đích: chọn chủ đích mỏ than Phấn Mễ Tiếp theo chọn chủ đích 01 mỏ khai thác lộ thiên (Khu vực Phấn Mễ) 01 mỏ khai thác hầm lò (Khu vực Làng Cẩm)
Chọn công nhân: tại mỏ than Phấn mễ có khoảng 800 công nhân (400 công nhân ở Khu vực Phấn Mễ và 400 công nhân ở Khu vực Làng Cẩm) khai thác than trực tiếp, nhóm nghiên cứu chủ động chọn 350 công nhân khai thác vào tham gia nghiên cứu (175 ở khu vực Phấn Mễ và 175 ở khu vực Làng Cẩm) bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống với hệ số k = 2
2 / 1
X
s z
n
Trong đó:
n: cỡ mẫu tối thiểu cần nghiên cứu
Z1-/2: giá trị điểm Z tại mức ý nghĩa α, với α = 0,05 → Z1 – α/2 = 1,96 s: độ lệch chuẩn
Với các thông số đã được xác định thì cỡ mẫu đo môi trường tối thiểu là
14 mẫu Như vậy mỗi khu vực sẽ chọn đo tối thiểu 7 vị trí (khu vực Làng Cẩm 7 mẫu, khu vực Phấn Mễ 7 mẫu), tổng số sẽ có:
Trang 40- Cách chọn mẫu đại diện: trên cơ sở các khu vực (Khu vực Làng Cẩm
và Khu vực Phấn Mễ) đã chọn, lấy mẫu chủ đích tại những vị trí công nhân khai thác đang làm việc
Đo ở nhiều điểm tại 1 tổ/vị trí để đảm bảo tính đại diện cho khu vực đo (4 điểm xung quanh, 1 ở trung tâm) Đo vào buổi sáng, buổi chiều (trong thời gian lao động của công nhân) Mỗi vị trí tiến hành lấy mẫu vi khí hậu, bụi, hơi khí độc Cụ thể tiến hành đo cho vị trí làm việc của các tổ như sau: Tổ khoan bắt mìn; tổ bốc xúc than, tổ bốc xúc đất, tổ vận tải, tổ sàng tuyển than, tổ bãi chứa (tổ làm việc ở bãi chứa than) và tổ bãi thải
2.4.2 Các chỉ số về bệnh tai mũi họng của đối tượng nghiên cứu
- Các triệu chứng cơ năng, thực thể các bệnh về tai
- Các triệu chứng cơ năng, thực thể các bệnh về mũi
- Các triệu chứng cơ năng, thực thể các bệnh về họng