6.2.2.Thínghiệmthựchànhvềhoáhọc. 6.2.2.1. Vai trò của thínghiệmthựchành trong việc dạy và học hoáhọc. Khái niệm: Thínghiệmthựchành là hình thứcthínghiệm do học sinh tự làm khi hoàn thiện kiến thức nhằm minh hoạ, ôn tập, cũng cố kiến thức đã học và rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo. Nhiệm vụ: Cũng cố những kiến thức mà học sinh đã học trong các giờ học trước đó và rèn luyện những kĩ xảo về kĩ thuật thínghiệmhoáhọc. Vai trò: - Là phương tiện cụ thể hoá cũng cố kiến thức. - Là phương tiện quan trọng giúp rèn luyện cho học sinh kĩ năng, kĩ xảo thực hiện các thínghiệm đơn giản nhất. - Thínghiệmthựchành dạy cho học sinh cách vận dụng kiến thức một cách độc lập để giải thích các hiện tượng quan sát được và rút ra những kết luận trên cơ sỡ quan sát được. - Dạy học sinh cách giải quyết các bài tập thựcnghiệm - giải quyết bằng con đường thựcnghiệm những nhiệm vụ thực tiển hay lí thuyết vừa sức. 6.2.2.2. Những yêu cầu sư phạm đối với thínghiệmthực hành. Để thínghiệmthựchành đạt được nhiệm vụ và mục đích đặt ra cần đảm bảo thực hiện được các yêu cầu sau đây: + Giờ học thínghiệmthựchành cần được chuẩn bị thật tốt.Giáo viên phải tổ chức cho học sinh nghiên cứu trước bản hướng dẩn làm thí nghiệmthực hành.Căn cứ vào nội dung của giờ thực hành, giáo viên cần làm trước thínghiệm để viết bản hướng dẫn được cụ thể, chính xác, phù hợp với điều kiện thiết bị của phòng thí nghiệm. + Phải đảm bảo an toàn.Những thínghiệm với các chất nổ và chất độc hại, với các axit đặc…thì không nên cho học sinh làm; nếu cho làm thì phải hết sức chú ý theo giỏi nhắc nhở để tiến hành an toàn tuyệt đối. + Các thínghiệm phải đơn giản tới mức tối đa nhưng đồng thời phải rõ ràng.Các dụng cụ thínghiệm cũng phải đơn giản nhưng phải đảm bảo chính xác mĩ thuật, phù hợp với yêu cầu về mặt sư phạm. + Khi chọn thí nghiệmthực hành, giáo viên cần tính đến tác dụng của các thínghiệm đó tới việc hình thành kĩ năng, kĩ xảo cho học sinh. + Phải đảm bảo và duy trì được trật tự trong lớp khi làm thí nghiệm. + Giáo viên phải theo sát quá trình tiến hànhthínghiệm của học sinh, chú ý kĩ thuật thínghiệm để giúp đỡ kịp thời nếu cần, không can thiệp vào công việc của các em, giữ gìn trật tự chung của cả lớp. 6.2SD.2.3. Các bước tiến hành trong giờ thí nghiệmthực hành. Giờ thínghiệmthựchành gồm có các bước sau: - Giáo viên hướng dẫn chung. - Học sinh làm thí nghiệm. - Viết báo cáo và giáo viên nhận xét. + Trong phần mở đầu, giáo viên nhắc lại ngắn gọn nội dung, mục đích của toàn bộ công việc và của mỗi thí nghiệm.Hướng dẫn kĩ thuật tiến hành các thínghiệm và kế hoạch thực hiện. + Khi làm thínghiệmthì phải đảm bảo cho các học sinh trong nhóm đều phải được tiến hành.Mỗi học sinh thực hiện thì các học sinh khác giúp dỡ và quan sát. + Khi làm xong thì học sinh phải hoàn thành các kết quả và giáo viên phải nhận xét quá trình làm và kết quả thực hiện. 6.2.2.4. Học sinh viết báo cáo kết quả công tác thực hành. Đây là một giai đoan quan trọng trong thínghiệm của học sinh. Trong khi viết báo cáo về quá trình làm và kết quả thí nghiệm, học sinh học được cách trình bày ngắn gọn những điều đã làm để đạt mục tiêu thínghiệm và kết quả thu được. Nếu tiến hànhthínghiệm để cũng cố kiến thức và dạy học sinh vận dụng kiến thứcthì báo cáo thínghiệm cần nêu rõ nhiệm vụ được đặt ra mà thínghiệm góp phần giải quyết, các quan điểm lí thuyết làm cơ sỡ để giải quyết vấn đề và các kết quả thí nghiệm.