1.4.2 Qui trình nghiêncứu một đềtài khoa học giáo dục Quy trình nghiêncứu một đềtài về PPDHHH nói riêng, về khoa học giáo dục nói chung, thường gồm các giai đoạn chủ yếu sau đây: - Xác địnhđềtàinghiêncứu và lậpđềcươngnghiêncứu. Đó là giai đoạn chuẩn bị nghiêncứu. - Giai đoạn thiết kế quy trình nghiên cứu, trong đó quan trọng là xây dựng hệ thống giải thuyết khoa học, xây dựng mô hình lí tưởng về đối tượng, thu thập xử lí thông tin lí luận, thu thập xử lí tài liệu thực tiễn. - Giai đoạn triển khai việc nghiêncứu (hay thi công sơ đồ logic của quy trình nghiêncứuđề tài), trong đó quan trọng là sử dụng phối hợp các phương pháp nghiêncứu thích hợp, đặc biệt là thực nghiệm sư phạm, đánh giá kết quả của thực nghiệm sư phạm và của cả công trình và trình bày công trình thành một văn bản khoa học. Nội dung cụ thể của từng giai đoạn: 1.4.2.1.Xácđịnhđềtàinghiêncứuvàlậpđềcươngnghiêncứu. 1.4.2.1.1. Xác địnhđềtàinghiên cứu. Việc lựa chọn đúng đắn đềtàinghiêncứu có tác dụng rất quan trọng đến thành công của một công trình NCKH. Đềtàinghiêncứu cần đạt các yêu cầu sau đây: - Đềtài xuất phát từ nhu cầu bức thiết của thực tiễn giáo dục hay nội bộ khoa học giáo dục. nhu cầu đó thường nảy sinh do mâu thuẩntong hoạt động thực tiễn hay lí luận dạy học, giáo dục. Phải biết tập trung vào những vấn đề cấp bách trong những vấn đề cần giải đáp và chưa được giải đáp. - Đềtài có chứa đựng những điều còn chưa biết, còn hoài nghi. Mỗi đềtài đều bao gồm một câu hỏi hay một hệ thống câu hỏi chưa được giải đáp hoặc được giải đáp chưa đầy đủ. Chúng phản ánh những hoài nghi, thắc mắc, những điều chưa rõ cần giải quyết. Nêu tên một lĩnh vực hoạt động giáo dục (ví dụ: thí nghiệm Hóa học ở trờng phổ thông) chưa phải là đã tìm được một đềtàinghiêncứu. chỉ khi nào nêu được câu hỏi, vạch rõ sự nghi vấn mới coi là xácđịnh được đề tài. Tuy nhiên khi viết công trình không nhất thiết phải viết dưới hình thức câu hỏi. - Đềtài hứa hẹn phát hiện những cái mới có tính qui luật. Điều này nằm trong bản chất của việc nghiêncứu khoa học. Đềtài khoa học về dạy học Hóa học phải hướng việc nghiêncứu vào sự phát hiện những cái mới, những mối liên hệ có tính qui luật trong hiện thực dạy học, trong quá trình dạy học và giáo dục. Cái mới ở đây có những mức độ khác nhau: có thể là hoàn toàn mới, hoặc là một sự tổng hợp nhiều cái cũ, hay xen kẽ mới với những cái cũ. Cái mới có thể là một lí thuyết mới, cũng có thể là một sự cụ thể hóa, một sự vận dụng những kiến thức đã có vào một hoàn cảnh mới. Chẳng hạn việc vận dụng một cách sáng tạo những thành tựu khoa học kĩ thuật sẵn có trên thế giới vào điều kiện cụ thể của nước ta là một hướng cần được khuyến khích. - Để có thể nghiêncứu đi vào chiều sâu, có thể thu hẹp đề tài. Thu hẹp đềtài là tạo điều kiện đi sâu, sãng tạo cái mới. Chẳng hạn, vấn đề “Hoàn thiện hệ thống thí nghiệm Hóa học để nâng cao chất lượng dạy học ở trường PT” có thể được thu hẹp thành đềtài “Hoàn thiện phương pháp sử dụng hệ thống thí nghiệm Hóa học để nâng cao chất lượng dạy học ở trường THCS”. Sự thu hẹp đềtài có thể do những nguyên nhân khách quan (do việc thay đổi chương trình, sách giáo khoa Hóa học được bắt đầu thực hiện ở trường THCS trước khi thực hiện ở THPT…), nhưng cũng có thể do những nguyên nhân chủ quan (Chẳng hạn: sở trường, hứng thú, điều kiện công tác và năng lực của người nghiên cứu). Tuy vậy, yêu cầu đi sâu không mâu thuẫn với quan điểm nghiêncứu toàn diện. Để giải quyết hợp lí mối quan hệ giữa bề sâu và bề rộng, người ta thường phối hợp giữa cá nhân và tập thể. Tập thể đảm nhiệm một đềtài hay một tuyến đềtài bao quát toàn diện một vấn đề thực tiễn, trong đó mỗi cá nhân nghiêncứu một đềtài đi sâu vào một khía cạnh của vấn đề đó. 1.4.2.1.2. Lậpđềcươngnghiêncứu. Việc lậpđềcươngnghiêncứu cần được thực hiện ngay khi bắt đầu việc nghiên cứu, sau đó được hoàn chỉnh thêm trong quá trình nghiêncứu.Đềcương sẽ giúp người nghiêncứu hình dung được toàn bộ những nét cơ bản của nôi dung và quá trình nghiên cứu: đềcươngnghiêncứu chính là chương trình hành động khái quát của người nghiêncứu.Đềcươngnghiêncứu của một công trình khoa học thường gồm 8 nội dung chủ yếu sau: - Lập luận xácđịnh tính cấp thiết của đề tài. - Mục đích, nhiệm vụ nghiêncứu. - Khách thể và đối tượng nghiêncứu. - Giải thuyết khoa học. - Phương pháp nghiêncứu. - Dự kiến phần đóng góp mới của đề tài. - Dàn ý công trình nghiêncứu. - Dự kiến kế hoạch nghiên cứu, trong đó có kế hoạch thời gian. 1.4.2.2. Thiết kế quy trình nghiêncứu 1.4.2.2.1 Xây dựng hệ thống giải thuyết khoa học. Giải thuyết khoa học là lời tiên đoán khoa học, dự báo lời giải đáp cho mâu thuẫn được nêu ra trong đề tài; đó là sự phác thảo trên những nét cơ bản quy trình và hệ thống những kết luận giải định cho vấn đềnghiêncứu. Đó cũng chính là giả định về bản chát của đối tượng nghiêncứuvà là luận điểm chỉ dẫn con đường đi để khám phá đối tượng. Giải thuyết khoa học, với chức năng tiên đoán, có giá trị là cơ sở phương pháp luận, là công cụ lí thuyết giúp người nghiêncứu tác động vào đối tượng nghiên cứu, tìm ra cấu trúc – chức năng của nó, vạch ra bức tranh toàn vẹn về bản chất của đối tượng. 1.4.2.2.2.Vận dụng giả thuyết, tác động vào đối tượng nghiên cứu, xây dựng mô hình lí tưởng về đối tượng. Người nghiêncứu sử dụng giả thuyếtkhoa học như một công cụ phương pháp, tác động vào đối tượng, tìm ra quy luật về cơ chế vận hành của nó. Từ đó thiết lập được mô hình lí tưởng của đối tượng về cấu trúc, về sự tương tác giữa các thành tố của nó, về quy luật của logic chuyển vận của đối tượng. Đó là bức tranh về bản chất của đối tượng. Đây là bước “thực nghiệm khoa học trong tư duy” của người nghiêncứu. Trong quá trình này, người nghiêncứu phải căn cứ vào tính đặc thù của đối tượng nghiêncứu mà lựa chọn nội dung, phương pháp nghiên cứu, cách thức tổ chức quy trình nghiên cứu, các phương tiện và công cụ nghiêncứu. 1.4.2.3. Giai đoạn triển khai việc nghiêncứu. 1.4.2.3.1. Triển khai việc nghiêncứu tức là vận dụng các phương pháp nghiêncứu khoa học thích hợp để đạt được những mục đích và nhiệm vụ đề ra cho đề tài. Trong giai đoạn chọn đềtàivàlậpđề cương, người nghiêncứu cũng đã sử dụng đến một số phương pháp NCKH như phương pháp nghiêncứu lí luận, phương pháp quan sát….Nhưng ở giai đoạn triển khai nghiêncứu thì phải sử dụng phối hợp tất cả các phương pháp nghiêncứu khoa học thích hợp. Chọn phương pháp nghiêncứu thích hợp trước hết là thích hợp với mục đích nghiên cứu, với tính chất của đề tài; đồng thời cũng cần thích hợp với điều kiện sử dụng phương pháp đó. Phải phối hợp và vận dụng nhiều phương pháp nghiêncứu vì mỗi phương pháp đều có chỗ mạnh, chỗ yếu, do đó cần vận dụng phối hợp những phương pháp khác nhau, lấy chỗ mạnh của phương pháp này khắc phục chỗ yếu của phương pháp kia. Các phương pháp NCKH thường được dùng trong các công trình nghiêncứu về dạy học Hóa học là: phương pháp nghiêncứu lí luận, phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn, phương pháp tổng kết kinh nghiệm, phương pháp thực nghiệm sư phạm, phương pháp thí nghiệm trong phòng thí nghiệm và xưởng trường, phương pháp chuyên gia. Với đềtài thuộc loại điều tra cơ bản, thường hay dùng phương pháp phỏng vấn, quan sát; với đềtài về cải tiến nội dung hay phương pháp dạy học thì phương pháp thực nghiệm sư phạm là quan trọng. Phương pháp thực nghiệm sư phạm có nhiều ưu điểm nhưng nói chung đòi hỏi công phu, vì vậy không thể thực nghiệm tràn lan mà phải chọn vấn đề then chốt để thực nghiệm, các vấn đề còn lại có thể được giải quyết bằng những phương pháp khác. 1.4.2.3.2. Viết công trình nghiêncứu. Theo dàn ý của công trình nghiêncứu trong đềcươngnghiên cứu, sau khi đã được bổ sung và hoàn chỉnh trong quá trình triển khai, người nghiêncứu viết công trình nghiêncứu. Nội dung công trình thường gồm các phần sau đây: - Mở đầu Nêu rõ lập luận xácđịnh tính cấp thiết của đề tài, mục đích, nhiệm vụ, giả thuyết khoa học, phương pháp nghiêncứu. - Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài. Tổng quan những cơ sở lí luận của đềtàivà tình hình nghiêncứu về đềtài ở trong nước và trên thế giới. Khi trình bày những tài liệu lí luận, chỉ nên viét về những gì cần thiết cho nhiệm vụ nghiêncứu của đềtài dùng làm cơ sở cho thực nghiệm, làm tài liệu để khai quát, làm đềtài bàn bạc, phê phán….Khi xử lí các tài liệu lí luận, ta cần phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát để tìm ra ý mới. Cái mới có thể là sự tổng hợp nhiều cái cũ, có thể là một sự cụ thể hóa, một sự vận dụng kết quả của tác giả khác vào hoàn cảnh không hoàn toàn giống với hoàn cảnh của tác giả đó. - Nội dung và kết quả nghiêncứu. Những đề xuất mới về lí luận hoặc thực tiễn. Khi trình bày những tài liệu thực nghiệm, cần tìm cách trình bày một cách rõ ràng, sáng sủa, khái quát như dùng bảng, sơ đồ, biểu đồ, đồ thị….Cần giải thích kết quả thực nghiệm bằng lí luận, giải thích nguyên nhân. - Kết luận chung. Trên cơ sở phân tích tài liệu rút ra những kết luận, nêu lên những đề nghị thực tiễn, đề xuất những suy nghĩ mới và những vấn đề cần nghiêncứu tiếp theo. Chỉ nên coi là kết luận những gì đạt được bằng lập luận chặt chẽ trên cơ sở đầy đủ bằng chứng từ những tài liệu đã được thẩm tra. Chỉ nên kết luận khi có thể bác bỏ được mọi lí lẽ dẫn đến đều trái với kết luận đưa ra. - Tài liệu tham khảo. - Mục lục. - Phụ lục.