PHÒNG GD&ĐT LẠNG GIANG TRƯỜNG THCS DƯƠNG ĐỨC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Dương Đức, ngày 24 tháng 11 năm 2010 BÁO CÁO ĐÓNG GÓPCHODỰTHẢO “ĐỊNH HƯỚNG ĐỔIMỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở CẤP TRUNG HỌC” Sau khi tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn theo tổ, nhóm chuyên môn thảo luận về thực trạng đổimới phương pháp dạy học ở trường phổ thông, ngoài những thực trạng, nguyên nhân, giải pháp đã được nêu ở bản dự thảo, chúng tôi có một số ý kiến đóng góp như sau: 1. Về thực trạng: Dạy theo chuẩn kiến thức và kỹ năng không có nghĩa là cắt xén, lược bỏ kiến thức trong chương trình mà là đối với các đối tượng học sinh khác nhau, giáo viên phải biết cách áp dụng nội dung và phương pháp dạy học thích hợp. Với học sinh trung bình thì bám sát chuẩn tối thiểu, để các em nắm được kiến thức cơ bản. Với học sinh giỏi thì ngoài kiến thức chuẩn, giáo viên phải mở rộng thêm để phát huy tính sáng tạo của các em. Song, để có được thông tin ngược chiều từ HS ta phải đánh giá HS theo đúng chuẩn quy định. Do đó, theo chúng tôi, kỹ năng kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh còn rất nhiều hạn chế. Thực tế ở một số môn đề thi còn nặng so với chuẩn, dẫn đến việc kiểm tra đánh giá học sinh thiếu chính xác. Do việc đổimới dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng còn có nhiều khó khăn, bám theo chuẩn kiến thức kỹ năng thì lượng kiến thức như SGK được giảm tải rất nhiều, việc xác định kiến thức chuẩn thì chính các thày cô dạy và ra đề còn lúng túng. Mặt khác, phải bám vào chuẩn kiến thức, kỹ năng để dạy học, ra đề chứ không được lệ thuộc vào SGK. Nên, thứ nhất, vẫn còn đa số các đ/c GV lại phụ thuộc vào SGK, một số GV chưa nghiên cứu đầy đủ chuẩn kiến thức kỹ năng, chưa thực hiện được đổimới đồng bộ giữa các môn học nên còn nhiều bất cập. Thứ hai, nội dung sách Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng xoay quanh những chương, bài học trong SGK. Có một số bài bị lược bỏ nhưng những chương, bài này vẫn có trong nội dung ôn tập thi học kỳ và thi vào THPT. Thứ ba, sách Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng không phát hành rộng rãi. mỗi trường học chỉ có vài bộ cho một môn học để giáo viên tham khảo, giáo viên muốn có sách đầy đủ phải tự bỏ tiền mua. Riêng học sinh không có tài liệu này, phần lớn các em cũng bám sát SGK vì thầy cô giáo dạy trên lớp cũng dựa theo SGK. Thứ tư, việc phân phối chương trình theo bài học trong SGK chứ không theo sách chuẩn kiến thức và các kỳ thi vẫn ra đề vào những nội dung trong PPCT nên GV vẫn cứ coi SGK là tài liêu chính thống để dạy học. Chính vì vậy, phải thống nhất việc thực hiện dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và SGK, sách hướng dẫn GV thì việc đổimới KTĐG theo chuẩn kiến thức kỹ năng mới có hiệu quả. 2. Về nguyên nhân: - Một số GV hạn chế trong việc xác định kiến thức trọng tâm của bài học. - Một số giờ học tổ chức hoạt động nhóm có tính hình thức, việc trao đổi chỉ tập trung vào một số HS khá hơn. - Một số giờ học sử dụng CNTT mang nặng tính trình chiếu, GV không hướng dẫn học sinh cách ghi bài, cách học bài có sử dụng CNTT. - Các giờ học thông thường GV ít nhận được thông tin ngược từ phía HS. - Hệ thống đề trong ngân hàng còn chưa được kiểm định chặt chẽ. - Một số thày cô giáo ngại sử dụng đồ dùng dạy học. - Công tác bảo quản, tu bổ, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học còn thiếu kinh phí. 3. Về giải pháp: Ngoài những giải pháp đã nêu trong bản dự thảo, chúng tôi mạnh dạn đưa ra ý kiến sau: Tổ chức, hướng dẫn học sinh có thói quen tự học theo 3 bước: - Học kỹ lại bài vừa học trong ngày - Đọc bài sẽ học ngày mai. - Nghiên cứu bài học ngày mai. Và 3 bước này GV phải làm thế nào kiểm tra được sự chuẩn bị của HS. Trên đây là báo cáo tham luận của chúng tôi, rất mong các đồng chí đóng góp và choý kiến để bản thâm luận đầy đủ. PHÓ HIỆU TRƯỞNG Chu Thị Hoan . trong ng y - Đọc bài sẽ học ng y mai. - Nghiên cứu bài học ng y mai. Và 3 bước n y GV phải làm thế nào kiểm tra được sự chuẩn bị của HS. Trên đ y là báo. đề vào những nội dung trong PPCT nên GV vẫn cứ coi SGK là tài liêu chính thống để d y học. Chính vì v y, phải thống nhất việc thực hiện d y học theo chuẩn