1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều dưỡng đa khoa trường cao đẳng y tế thái nguyên

117 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 2,47 MB

Nội dung

Tôi xin cam đoan luận văn “Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều dưỡng đa khoa trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên” là công trình nghiên cứu của riên

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

NGUYỄN VĂN QUANG

THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC HỌC PHẦN THỰC TẬP CỘNG ĐỒNG CỦA SINH VIÊN CAO ĐẲNG ĐIỀU DƯỠNG ĐA KHOA TRƯỜNG CAO ĐẲNG

Y TẾ THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

THÁI NGUYÊN - NĂM 2017

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

NGUYỄN VĂN QUANG

THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC HỌC PHẦN THỰC TẬP CỘNG ĐỒNG CỦA SINH VIÊN CAO ĐẲNG ĐIỀU DƯỠNG ĐA KHOA TRƯỜNG CAO ĐẲNG

Trang 3

Tôi xin cam đoan luận văn “Thực trạng dạy và học học phần thực tập

cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều dưỡng đa khoa trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS Trần Thế Hoàng

Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào khác

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Quang

Trang 4

Tôi xin trân trọng cảm ơn Đảng ủy, Ban giám hiệu, Phòng đào tạo, Khoa Y tế công cộng – Trường đại học Y Dược Thái Nguyên; Đảng ủy, Ban Giám hiệu trường Cao đẳng Y tế Thái nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các Thầy, Cô giáo đã tận tình giảng dạy, cung cấp kiến thức cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và đóng góp những ý kiến vô cùng quý giá để tôi hoàn thành luận văn

và khóa học này

Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân thành tới TS Trần Thế Hoàng - người thầy đã tận tình giảng dạy, cung cấp cho tôi những kiến thức, phương pháp luận quý báu và trực tiếp hướng dẫn tôi suốt quá trình nghiên cứu để tôi hoàn thành luận văn này

Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn những người thân yêu trong gia đình đã luôn động viên, tạo mọi điều kiện thuân lợi cho tôi trong quá trình học tập Tôi xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè, đồng nghiệp đã dành cho tôi những tình cảm tốt đẹp cũng như sự giúp đỡ tận tình để tôi vượt qua mọi khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình

Thái Nguyên, tháng 11 năm 2017

Học viên

Nguyễn Văn Quang

Trang 5

BGD&ĐT : Bộ Giáo dục và Đào tạo

TT-GDSK : Truyền thông giáo dục sức khỏe

Trang 6

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1 TỔNG QUAN 3

1.1 Khung chương trình đào tạo sinh viên cao đẳng điều dưỡng và học phần thực tập cộng đồng 3

1.1.1 Giới thiệu ngành nghề đào tạo cao đẳng điều dưỡng đa khoa 3

1.1.2 Khung chương trình đào tạo tín chỉ cao đẳng điều dưỡng đa khoa 4

1.1.3 Học phần Thực tập cộng đồng 4

1.2 Tình hình dạy/học thực địa trên thế giới và Việt Nam 9

1.2.1 Tình hình dạy/học thực địa trên thế giới 9

1.2.2 Tình hình học thực địa ở Việt Nam 14

1.2.3 Một số nghiên cứu về dạy/học thực địa tại cộng đồng tại Việt Nam 18

1.3 Một số yếu tố liên quan đến hoạt động dạy/học tại cộng đồng 22

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26

2.1 Đối tượng nghiên cứu 26

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 26

2.2.1 Thời gian nghiên cứu 26

2.2.2 Địa điểm nghiên cứu 26

2.3 Phương pháp nghiên cứu 26

2.3.1 Thiết kế nghiên cứu 26

2.3.2 Cỡ mẫu nghiên cứu 27

2.3.3 Phương pháp chọn mẫu 28

2.4 Chỉ số nghiên cứu 29

2.5 Một số tiêu chuẩn đánh giá dùng trong nghiên cứu 30

2.6 Phương pháp thu thập số liệu 33

2.7 Hạn chế của nghiên cứu và cách khống chế 33

Trang 7

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35

3.1 Thực trạng dạy và học học phần TTCĐ tại thực địa của sinh viên cao đẳng điều dưỡng đa khoa trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên 35

3.1.1 Đặc điểm chung của sinh viên tham gia nghiên cứu 35

3.1.2 Thực trạng dạy học phần thực tập cộng đồng tại thực địa cho sinh viên cao đẳng điều dưỡng đa khoa trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên 36

3.1.3 Thực trạng học học phần thực tập cộng đồng tại thực địa của sinh viên cao đẳng điều dưỡng đa khoa trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên 42

3.2 Các yếu tố liên quan đến hoạt động dạy/học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều dưỡng đa khoa 52

3.2.1 Các yếu tố liên quan đến kết quả học học phần thực tập cộng đồng tại thực địa của sinh viên cao đẳng điều dưỡng đa khoa 52

3.2.2 Các yếu tố liên quan đến hoạt động dạy học phần thực tập cộng đồng tại thực địa của sinh viên cao đẳng điều dưỡng đa khoa 60

Chương 4.BÀN LUẬN 61

4.1 Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng tại thực địa của sinh viên cao đẳng điều dưỡng đa khoa trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên tháng 6/2016 đến tháng 3/2017 61

4.2 Yếu tố liên quan đến kết quả học tập, hoạt động dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều dưỡng đa khoa 72

KẾT LUẬN 77

KHUYẾN NGHỊ 79

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 8

Bảng 3.1 Đánh giá kết quả hoạt động giảng dạy học phần thực tập cộng

đồng của giảng viên từ phía sinh viên 36

Bảng 3.2 Hoạt động giảng dạy và hướng dẫn xác định nhu cầu sức khỏe

của giảng viên tại cộng đồng 37

Bảng 3.3 Hoạt động hướng dẫn thu thập thông tin và giao tiếp với

nhân, gia đình và cộng đồng 38

Bảng 3.4 Đặc điểm hướng dẫn hoạt động truyền thông giáo dục sức

khỏe cho sinh viên tại cộng đồng của giảng viên 39

Bảng 3.5 Kết quả hoạt động giám sát học phần thực tập cộng đồng của

giảng viên từ phía sinh viên 40

Bảng 3.6 Hoạt động học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao

đẳng điều dưỡng đa khoa 42

Bảng 3.7 Hoạt động chăm sóc sức khỏe cho cá nhân, gia đình và cộng

đồng của sinh viên cao đẳng điều dưỡng đa khoa 43

Trang 9

Bảng 3.9 Đánh giá hoạt động tư vấn cho người dân, gia đinh, cộng đồng

của sinh viên cao đẳng điều dưỡng đa khoa 45

Bảng 3.10 Hoạt đông tham gia các chương trình y tế và phong trào văn

hóa – xã hội tại địa phương của sinh viên cao đẳng điều dưỡng đa khoa 46

Bảng 3.11 Đánh giá hoạt động của ban cán sự lớp và làm việc nhóm tại

cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều dưỡng đa khoa 47

Bảng 3.12 Đặc điểm cán bộ cơ sở và bệnh nhân tham gia hỗ trợ thực

hành học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều dưỡng đa khoa 48

Bảng 3.13 Phản hồi của sinh viên cao đẳng điều dưỡng đa khoa về thuận

lợi và khó khăn khi học tại cộng đồng 49

Bảng 3.14 Đặc điểm hoạt động lượng giá học phần thực tập cộng đồng

của sinh viên cao đẳng điều dưỡng đa khoa 50

Bảng 3.15 Nhận xét của sinh viên cao đẳng điều dưỡng đa khoa về kết

quả học tập học phần thực tập cộng đồng 51

Bảng 3.16 Điểm tổng kết học phần thực tập cộng đồng của sinh viêncao

đẳng điều dưỡng đa khoa trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên 52

Bảng 3.17 Mối liên quan giữa các yếu tố nhân khẩu học với kết quả học

Trang 10

Bảng 3.21 Mối liên quan giữa cơ sở học thực hành với kết quả học học

phần thực tập cộng đồng 55

Bảng 3.22 Mối liên quan giữa hoạt động học tập học phần thực tập cộng

đồng với kết quả học học phần thực tập cộng đồng 56

Bảng 3.23 Mối liên quan giữa hoạt động ban cán sự lớp, làm việc nhóm,

hiểu biết văn hóa địa phương với kết quả học phần thực tập cộng đồng 57

Bảng 3.24 Mối liên quan giữa hoạt động lượng giá học phần với kết quả

học học phần thực tập cộng đồng 58

Trang 11

ĐẶT VẤN ĐỀ

Chăm sóc sức khỏe cộng đồng là làm cho cộng đồng khỏe mạnh Chăm sóc sức khỏe cộng đồng là nâng cao sức khỏe của con người qua cách sống lành mạnh và xây dựng những quan niệm về sức khỏe đúng đắn, khoa học có thể thực hiện được tại cộng đồng [3] Nhằm đáp ứng hoạt động chăm sóc sức khỏe cộng đồng cho người dân, người cán bộ y tế đã được đào tạo về vấn đề này, thông qua công tác học tập tại trường Chương trình đào tạo cán bộ y tế tại các trường y (hệ đại học, cao đẳng và trung cấp) đều có học phần thực tập cộng đồng Thực tế cho thấy việc đào tạo tốt kiến thức, thái độ và kỹ năng của người cán bộ y tế tương lai về chăm sóc sức khỏe cộng đồng là một yêu cầu

rõ rệt, phù hợp với nguyện vọng và nhu cầu thực tế trong chăm sóc sức khỏe người dân tại cộng đồng [3]

Thực tập cộng đồng nhằm tạo ra những cơ hội cho sinh viên hiểu được các yếu tố môi trường ảnh hưởng tới sức khoẻ, hành vi tìm kiếm dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người dân và các vấn đề sức khoẻ đang xảy ra trong cộng đồng Đặc biệt, sinh viên có cơ hội thực hành chăm sóc sức khỏe cho người dân trong điều kiện thực tế tại cộng đồng thông qua thực hành tại các trạm y tế xã và các hoạt động khác tại cơ sở thực địa Điều quan trọng là sau khi tốt nghiệp sinh viên có được những kiến thức, thái độ và kỹ năng cần thiết giúp họ tự tin khi làm việc tại cộng đồng; đáp ứng được chuẩn đầu ra của Bộ Giáo dục và Đào tạo; đáp ứng được nhu cầu xã hội [1]

Nghiên cứu cho thấy hoạt động dạy và học trong quá trình thực tập tại cộng đồng của sinh viên y khoa tương đối tốt [11], [20], [29] Tỉ lệ sinh viên cho rằng nội dung thực tập cộng đồng là phù hợp chiếm 95,5%; học tại cộng đồng là rất bổ ích cho sinh viên chiếm 90,9%; có sự hỗ trợ cộng đồng là 81,8%; có đủ tài liệu học tập là 90,9% [29]; tỉ lệ sinh viên cho rằng hình thức lượng giá phù hợp và phản ánh đúng khả năng học tập của sinh viên chiếm 98,3% [20] Tuy nhiên, việc học tại cộng đồng của sinh viên cũng gặp một số

Trang 12

khó khăn như: thời gian tập huấn trước khi đi cộng đồng còn ngắn; nhà trường không có phương tiện hỗ trợ cho việc di chuyển xuống cộng đồng; giảng viên kiêm nhiệm còn ít kinh nghiệm giảng dạy; cơ sở vật chất trang thiết

bị tại trạm y tế thực tập còn thiếu; thời gian giám sát của giảng viên nhà trường còn ít [11], [29]

Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên được thành lập từ trường Trung học

Y tế Thái Nguyên theo quyết định số 6317/QĐ-BGDĐT ngày 06/11/2006 [7] Hiện trường đào tạo nhiều mã ngành trong đó mã ngành cao đẳng điều dưỡng

đa khoa giữ vai trò chủ đạo [23] Khung chương trình đào tạo cao đẳng điều dưỡng đa khoa bao gồm 100 tín chỉ, trong đó có học phần “Thực tập cộng đồng” Với học phần này sinh viên sẽ đi thực tập cộng đồng tại các trạm y tế xã/phường thuộc Trung tâm Y tế Thành phố Thái Nguyên [5], [23]

Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và đáp ứng nhu cầu xã hội, trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên đã chuyển đào tạo mã ngành cao đẳng điều dưỡng đa khoa từ hình thức học theo niên chế sang hình thức học theo tín chỉ [16] Sau khi chuyển sang hình thức đào tạo theo tín chỉ thì giả thuyết đặt ra là các hoạt động dạy và học học phần thực tập cộng đồng sẽ có sự thay đổi Câu hỏi đặt ra cho chúng tôi là: Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều dưỡng đa khoa tại thực địa như thế nào? Yếu tố nào liên quan đến hoạt động dạy và học tại cộng đồng cho sinh viên cao đẳng điều dưỡng đa khoa? Đó chính là lý do chúng tôi tiến hành

nghiên cứu này nhằm mục tiêu:

1 Mô tả thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng tại thực địa của sinh viên cao đẳng điều dưỡng Trường cao đẳng Y tế Thái Nguyên tháng 6/2016 đến tháng 3/2017

2 Phân tích một số yếu tố liên quan đến kết quả học tập, hoạt động dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều dưỡng

Trang 13

Chương 1 TỔNG QUAN

1.1 Khung chương trình đào tạo sinh viên cao đẳng điều dưỡng và học phần thực tập cộng đồng

Đào tạo người điều dưỡng trình độ cao đẳng có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề điều dưỡng ở trình độ cao đẳng, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng

và bảo vệ Tổ quốc Sinh viên tốt nghiệp ngành điều dưỡng có khả năng đảm trách công tác ở các học viện, viện nghiên cứu, bệnh viện trung ương, bệnh viện tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương, các bệnh viện huyện/thị xã trực thuộc tỉnh, các bệnh viện ngoài công lập, các trung tâm y tế (TTYT) quận (huyện), các trạm y tế (TYT) xã phường, thị trấn

1.1.1 Giới thiệu ngành nghề đào tạo cao đẳng điều dưỡng đa khoa

- Nhóm ngành nghề đào tạo: Khoa học sức khoẻ

- Thời gian đào tạo: 3 năm

- Phương thức đào tạo: Chính quy

- Hình thức đào tạo: Tập trung

- Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bổ túc

trung học phổ thông

- Cơ sở đào tạo: Các trường Đại học, Cao đẳng Y - Dược được

Bộ Giáo dục và Đào tạo (BGD&ĐT), Bộ Y tế (BYT) cho phép

- Nơi làm việc: Các cơ sở y tế và các cơ sở đào tạo, nghiên cứu,

quản lý thuộc ngành y tế

Trang 14

- Bậc học có thể tiếp tục: Các loại hình đào tạo đại học và sau đại học

theo quy định hiện hành [23]

1.1.2 Khung chương trình đào tạo tín chỉ cao đẳng điều dưỡng đa khoa

Khối lượng kiến thức: 100 tín chỉ, chưa kể phần nội dung về giáo dục thể chất (2 tín chỉ) và giáo dục quốc phòng (8 tín chỉ); trong đó có 40 học phần bắt buộc gồm 98 tín chỉ, 02 học phần tự chọn gồm 04 tín chỉ [21], [22] (Phụ lục 10)

1.1.3 Học phần Thực tập cộng đồng

1.1.3.1 Giới thiệu học phần Thực tập cộng đồng

- Số tín chỉ: 2

- Số tiết: 80

-Thời điểm học: Học kỳ III

- Điều kiện tiên quyết: Sinh viên phải học qua học phần điều dưỡng cơ

sở, CSSK người lớn bệnh nội khoa, ngoại khoa

- Học phần TTCĐ trang bị cho sinh viên kiến thức về: Đại cương về chăm sóc sức khỏe cộng đồng (CSSKCĐ), vai trò của người điều dưỡng trong CSSKBĐ tại cộng đồng Các vấn đề thuộc sức khỏe cộng đồng (dịch tễ học, chẩn đoán vấn đề sức khỏe của một nhóm người, một gia đình hay một cộng đồng) Cách xác định tình trạng sức khỏe của cộng đồng, các yếu tố tác động

tới sức khỏe cộng đồng và LKH can thiệp (LKH và thực hành CSSK tại cộng

đồng, cung cấp các dịch vụ chăm sóc, quản lý sức khỏe, bệnh tật, thay đổi tập quán sống không có lợi cho sức khỏe) [23]

1.1.3.2 Kế hoạch học tập học phần Thực tập cộng đồng

* Mục tiêu

Sau khi kết thúc môn học, sinh viên có khả năng:

+ Trình bày khái niệm điều dưỡng cộng đồng, chức năng nhiệm vụ của người điều dưỡng cộng đồng

+ Mô tả các bước chẩn đoán cộng đồng

Trang 15

+ Trình bày quy trình điều dưỡng cộng đồng

+ Trình bày cách tổ chức, quản lý, ghi chép hồ sơ sức khoẻ tại TYT + Trình bày mô hình tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của TYT xã/phường + Trình bày các chương trình y tế triển khai tại y tế cơ sở

+ LKH CSSK cho cá nhân và cộng đồng

+ Thực hiện cung cấp các dịch vụ chăm sóc, quản lý sức khỏe, bệnh tật

và các kỹ năng giao tiếp, truyền thông giáo dục sức khoẻ (TT-GDSK) tại cộng đồng [5], [23]

* Địa điểm thực tập cộng đồng

Sinh viên đi thực tập cộng đồng tại các TYT xã/phường – cơ sở thực địa của nhà trường – thuộc TTYT Thành phố Thái Nguyên [5]

* Nội dung học tập chi tiết và chỉ tiêu

tự làm

1 Nghe báo cáo về hoạt động của TYT

2 Tìm hiểu tình hình cơ sở vật chất, tổ chức

biên chế, chức năng nhiệm vụ của TYT

01 báo cáo về tình hình trạm y tế; kết quả điều tra 04 nhóm chỉ số; mô hình bệnh tật tại thời điểm điều tra /sinh viên – Điểm kiểm tra thường xuyên

3 Điều tra thu thập một số chỉ số về kinh tế,

văn hoá xã hội, sức khoẻ bệnh tật

4

Thu thập một số chỉ số về sức khoẻ bệnh

tật qua nghiên cứu sổ sách, báo cáo thống

kê tại TYT, ủy ban nhân dân và phỏng vấn

5 Lập kế hoạch chăm sóc sức khỏe cộng

đồng

01 bản kế hoạch giải quyết vấn đề sức khỏe cho 01 cụm dân cư – Điểm thi giữa học phần

6 Tham gia công tác khám chữa bệnh,chăm

sóc bệnh nhân, thường trực, tuyên truyền 5 lần /sinh viên

Trang 16

TT Nội dung Chỉ tiêu bắt buộc

tự làm

giáo dục sức khoẻ cho cộng đồng

8 Tổ chức, quản lý hồ sơ sức khoẻ tại TYT 2 lần/sinh viên

9 Thực hiện quản lý điều dưỡng tại cộng đồng 01 lần/sinh viên

1.1.3.3 Đáp ứng của học phần thực tập cộng đồng với chuẩn năng lực cơ bản của điều dưỡng Việt Nam

Môn học TTCĐ đáp ứng chuẩn đầu ra theo Quyết định số BYT ngày 21 tháng 4 năm 2012, BYT ban hành Bộ chuẩn năng lực cơ bản của Điều dưỡng Việt Nam để các cơ sở đào tạo, sử dụng điều dưỡng nghiên cứu áp dụng và để thông tin cho các nước trong khu vực và Thế giới về chuẩn năng lực điều dưỡng Việt Nam [8]

1532/QĐ-Tiêu chuẩn 1: Thể hiện sự hiểu biết về tình trạng sức khỏe, bệnh tật của các cá nhân, gia đình và cộng đồng

- Tiêu chí 1: Xác định nhu cầu về sức khỏe và tình trạng sức khỏe của các cá nhân, gia đình và cộng đồng

- Tiêu chí 2: Giải thích tình trạng sức khỏe của các cá nhân, gia đình và cộng đồng

Tiêu chuẩn 2: Ra quyết định chăm sóc phù hợp với nhu cầu của các cá nhân, gia đình và cộng đồng

- Tiêu chí 1: Thu thập thông tin và phân tích các vấn đề về sức khỏe, bệnh tật

để xác định các vấn đề về sức khỏe và bệnh tật của cá nhân, gia đình và cộng đồng

- Tiêu chí 2: Ra các quyết định về chăm sóc cho người bệnh, gia đình và cộng đồng an toàn và hiệu quả

Trang 17

- Tiêu chí 3: Thực hiện các can thiệp điều dưỡng để hỗ trợ cá nhân, gia đình và cộng đồng đáp ứng với các vấn đề về sức khỏe/bệnh tật phù hợp với văn hóa, tín ngưỡng của người bệnh, gia đình người bệnh

- Tiêu chí 4: Theo dõi sự tiến triển của các can thiệp điều dưỡng đã thực hiện

Tiêu chuẩn 3: Xác định ưu tiên chăm sóc dựa trên nhu cầu của người bệnh,

Tiêu chuẩn 11: Giao tiếp hiệu quả với người bệnh và gia đình người bệnh

- Tiêu chí 1: Nhận biết tâm lý và nhu cầu của người bệnh qua những biểu hiện nét mặt và ngôn ngữ cơ thể của người bệnh

- Tiêu chí 2: Giao tiếp hiệu quả với các cá nhân, gia đình, cộng đồng có các trở ngại về giao tiếp do bệnh tật, do những khó khăn về tâm lý

- Tiêu chí 3: Thể hiện lời nói, cử chỉ động viên, khuyến khích người bệnh an tâm điều trị

- Tiêu chí 4: Thể hiện sự hiểu biết về văn hóa, tín ngưỡng trong giao tiếp với người bệnh, gia đình và nhóm người

Trang 18

Tiêu chuẩn 12: Sử dụng hiệu quả các kênh truyền thông và phương tiện nghe nhìn trong giao tiếp với người bệnh và gia đình người bệnh

- Tiêu chí 1: Sử dụng các phương tiện nghe nhìn sẵn có để truyền thông

và hỗ trợ giao tiếp với người bệnh, người nhà và cộng đồng

- Tiêu chí 2: Sử dụng các phương pháp, hình thức giao tiếp hiệu quả và thích hợp với người bệnh, người nhà người bệnh

Tiêu chuẩn 13: Cung cấp thông tin cho người bệnh, người nhà về tình trạng sức khỏe hiệu quả và phù hợp

- Tiêu chí 1: Xác định những thông tin cần cung cấp cho người bệnh và gia đình

- Tiêu chí 2: Chuẩn bị về tâm lý cho người bệnh và gia đình trước khi cung cấp những thông tin “xấu”

Tiêu chuẩn 14: Xác định nhu cầu và tổ chức hướng dẫn, giáo dục sức khỏe cho cá nhân gia đình và cộng đồng

- Tiêu chí 1: Thu thập và phân tích thông tin về nhu cầu hiểu biết của cá nhân, gia đình, và cộng đồng và hướng dẫn GDSK

- Tiêu chí 2: Xác định nhu cầu và những nội dung cần hướng dẫn, GDSK cho cá nhân, gia đình và cộng đồng

- Tiêu chí 3: Xây dựng kế hoạch GDSK phù hợp với văn hóa, xã hội và tín ngưỡng của cá nhân, gia đình và cộng đồng

- Tiêu chí 4: Xây dựng tài liệu GDSK phù hợp với trình độ của đối tượng

- Tiêu chí 5: Thực hiện tư vấn, TT-GDSK khỏe phù hợp, hiệu quả với cá nhân, gia đình và cộng đồng

- Tiêu chí 6: Đánh giá kết quả GDSK và điều chỉnh kế hoạch GDSK dựa trên mục tiêu và kết quả mong chờ

Trang 19

Tiêu chuẩn 22: Nghiên cứu khoa học và thực hành dựa vào bằng chứng

- Tiêu chí 1 Xác định và lựa chọn các lĩnh vực và vấn đề nghiên cứu phù hợp, cần thiết và khả thi

- Tiêu chí 2: Áp dụng các phương pháp phù hợp để tiến hành nghiên cứu những vấn đề đã lựa chọn

- Tiêu chí 3: Sử dụng phương pháp thống kê thích hợp để phân tích và diễn giải dữ liệu đã thu thập được

- Tiêu chí 4: Đề xuất các giải pháp thích hợp dựa trên kết quả nghiên cứu

- Tiêu chí 5: Trình bày, chia sẻ kết quả nghiên cứu với đồng nghiệp, người bệnh và những người có liên quan

- Tiêu chí 6: Ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào thực hành điều dưỡng Sử dụng các bằng chứng từ nghiên cứu khoa học để nâng cao chất lượng thực thực hành chăm sóc điều dưỡng [8]

1.2 Tình hình dạy/học thực địa trên thế giới và Việt Nam

1.2.1 Tình hình dạy/học thực địa trên thế giới

Ở nhiều nước trên thế giới việc giảng dạy, học tập tại cộng đồng được nhiều nước chú ý Trường Đại học Y khoa Cơ đốc giáo Ấn Độ với chương trình “Dạy học dựa vào cộng đồng” nổi tiếng để sinh viên sớm được tiếp cận với cộng đồng Khoa khoa học sức khoẻ của viện đại học LinkoPing Thụy

Điển với việc bắt đầu học tập bằng chương trình “Con người với xã hội” để

cho sinh viên tiếp cận được với xã hội, nơi đang chờ đón sự phục vụ của các bác sỹ tương lai Khoa Y học và khoa học sức khoẻ trường đại học Transket

là một địa chỉ hàng đầu đào tạo y khoa hướng cộng đồng của Cộng hòa Nam Phi Đây thực sự là một mô hình cho những trường mong muốn đào tạo ra những con người với tính nhậy cảm đối với nhu cầu cộng đồng và ý thức trách nhiệm của một công dân

Trang 20

Trường Đại học Y khoa Đại học Frontera ChiLe với một chương trình giảng dạy vững chắc, đã mở rộng sự tham gia của chương trình đào tạo vào cộng đồng trong các lĩnh vực nâng cao sức khoẻ cộng đồng, đào tạo sinh viên

và cán bộ y tế (CBYT) thực hành để đáp ứng các nhu cầu của cộng đồng đề

ra Họ đã khuyến khích cộng đồng tham gia vào việc thay đổi chương trình giảng dạy và đã mời các CBYT địa phương tham gia giảng dạy Họ đã tìm kiếm và đã nhận được nhiều nguồn tài trợ đã tác động trực tiếp vào việc cung cấp các dịch vụ y tế trong nhiều cộng đồng Trường đã mời cộng đồng tham gia vào các chương trình nghiên cứu của trường và đã nghiên cứu những chủ

đề phù hợp với cộng đồng Bằng cách đưa sinh viên và giảng viên đến cộng đồng, làm cho sinh viên trở nên thích thú phục vụ cộng đồng hơn Ở Cu Ba,

hệ thống đào tạo y khoa cung cấp đội ngũ cán bộ không chỉ biết điều trị mà còn biết CSSK cho gia đình và cộng đồng Cộng đồng đã đóng góp chủ yếu vào việc CSSK chủ yếu của họ vì mỗi cộng đồng đều có bác sỹ gia đình và y

tế hỗ trợ họ Mặt khác sinh viên nội trú và các bác sỹ cũng được học và gúp phần CSSK cho cộng đồng đó Tại Thái Lan việc đào tạo tại thực địa cho sinh viên cũng được các trường đại học y hết sức chú ý [12]

Nghiên cứu về đào tạo thông qua chăm sóc tại hộ gia đình cho sinh viên điều dưỡng (thực hành chăm sóc tại cộng đồng) và điều dưỡng viên của Sakuyama T và cs (2004) cho kết quả rất rõ rệt về lợi ích của hoạt động đào tạo này Có tới 95,1% sinh viên và 97,8% của các điều dưỡng viên đến thăm

hộ gia đình đồng ý rằng chương trình này rất có ý nghĩa và cần phải được tiếp tục Tỉ lệ sinh viên cho rằng chương trình đào tạo tại cộng đồng là phù hợp chiếm 70,0% và tỉ lệ điều dưỡng viên đánh giá nội dung chương trình phù hợp chiếm 48,0% Đánh giá về thời gian đào tạo tại cộng đồng; 80% sinh viên

và 87% y tá đến thăm hộ gia đình đồng ý thời gian đào tạo là phù hợp Cả sinh viên và điều dưỡng viên đến thăm hộ gia đình là đều đánh giá việc chăm

Trang 21

sóc tại nhà là quan trọng; là một phương pháp tốt, hiệu quả để giáo dục sinh viên trong hoạt động học tập [51]

Nghiên cứu của Burke M và Smith L G (2005), thấy sinh viên y khoa không được tiếp xúc đầy đủ với việc chăm sóc tại hộ gia đình Một chương trình giảng dạy về khoa học và giáo khoa kéo dài một tuần được thực hiện bởi học viên y tá trong chương trình bác sỹ thăm khám tại nhà, nhằm cung cấp chăm sóc tại nhà cho sinh viên y khoa Chương trình nhấn mạnh các khía cạnh y tế, tâm lý xã hội và giảm nhẹ của chăm sóc bệnh nhân Mô hình hóa vai trò và tính chuyên nghiệp được ghi nhận là có giá trị đối với sinh viên và được nghiên cứu sâu hơn trong bối cảnh chương trình học y tế dành cho chăm sóc tại nhà [30] Nghiên cứu Jamison J R (2005), cho thấy tất cả các sinh viên

có khả năng chuẩn bị một chương trình CSSK phù hợp với tư duy hiện tại trong CSSK hiện đại Một nhóm nhỏ học sinh đánh giá cao sự đa dạng của các kinh nghiệm học tập được cung cấp Đánh giá đã cung cấp phản hồi hữu ích dẫn đến những thay đổi đáng kể chăm sóc sức khỏe [39] Nghiên cứu của McCallin A (2005) thấy các chuyên gia y tế cần phải học cách cộng tác Phát triển thực tiễn liên chuyên nghiệp đòi hỏi phải cam kết tham gia vào việc chia sẻ học tập và đối thoại Đối thoại có tiềm năng khuyến khích học tập, đổi mới tư duy, hỗ trợ các mối quan hệ làm việc mới và cải thiện chăm sóc khách hàng [47]

Nghiên cứu của Cassidy I (2006), thấy hững rào cản về thể chất, tâm

lý, xã hội và sự nhiệt huyết trong giảng dạy làm thay đổi hoạt động chăm sóc sức khỏe của sinh viên [31] Nghiên cứu của Lonser V M và cs (2006), sinh viên rất hài lòng với kết quả của một số đặc điểm, thúc đẩy sinh viên học tập: học tập tự định hướng, tương tác giữa sinh viên và học sinh và học nhóm [46] Nghiên cứu của Curran V R.và cs (2007), thấy tuổi, năm kinh nghiệm thực tiễn của một nhà giáo dục chuyên nghiệp về y tế dường như liên quan đến những phản ứng đối với đào tạo chuyên nghiệp [33] Nghiên cứu của

Trang 22

Khademian Z và cs (2008) thấy việc chăm sóc nâng cao sức khoẻ của bệnh nhân tại các cộng đồng khác nhau có liên quan đến nhận thức về hành vi chăm sóc bệnh nhân của điều dưỡng [40]

Nghiên cứu của Mtshali N G (2009) về “Thực hiện giáo dục cộng đồng trong chương trình giáo dục điều dưỡng cơ bản tại Nam Phi” đã cho thấy vai trò của việc đào tạo CSSKCĐ Nghiên cứu đã thảo luận về đánh giá nội dung đào tạo dựa trên các khía cạnh: (1) Kinh nghiệm của cộng đồng về đào tạo chăm sóc dựa vào cộng đồng; (2) Lợi ích cho cộng đồng từ sự tham gia chương trình đào tạo dựa vào cộng đồng; (3) Mối quan hệ đối tác giữa các cộng đồng

và các trường đại học; (4) Chia sẻ trong các hoạt động học tập; (5) Nhận thức

về các dịch vụ có sẵn của cộng đồng, nhân quyền và tự chủ của cộng đồng liên quan đến đào tạo Kết quả thảo luận cho thấy các cộng đồng có sinh viên đi học tập đều thực sự được hưởng lợi trong việc tham gia vào chương trình đào tạo dựa vào cộng đồng [48]

Nghiên cứu của Gopalakrishnan S (2010) thấy những nơi có tầm quan trọng về sức khoẻ cộng đồng đối về đào tạo Kiểm tra đánh giá kiến thức và đánh giá các kỹ năng đã đạt được của học sinh trong suốt quá trình thực hiện

Họ cũng đánh giá sự tự tin khi phải đối mặt Kiểm tra viên và xác định sinh viên bằng cách đánh giá hiệu quả chung [36] Nghiên cứu của Curran V R

và cs (2010) thấy có sự khác biệt đáng kể trong thái độ của sinh viên từ các ngành nghề khác nhau và sự hài lòng của họ với sự tham gia vào việc đào tạo chuyên nghiệp hóa Nhìn chung, sự hài lòng của học sinh với đào tạo chuyên nghiệp hóa là tương đối tích cực và bị ảnh hưởng bởi hoạt động làm việc theo nhóm chuyên nghiệp [32]

Nghiên cứu của Rikhotso S R và cs (2014) cho kết quả: cần xây dựng khung chương trình đào tạo để hướng dẫn lâm sàng và hỗ trợ sinh viên điều dưỡng tại bệnh viện nông thôn được lựa chọn Việc quản lý trường đại học và

Trang 23

bệnh viện nên thúc đẩy sự hợp tác giữa những người dạy kèm đại học và y tá chuyên nghiệp để đảm bảo hướng dẫn và hỗ trợ đầy đủ cho sinh viên điều dưỡng [49] Nghiên cứu về “Phương pháp giảng dạy trong CSSKCĐ – kinh nghiệm của các nhân viên y tế ở Iran” của Eshagh Ildarabadi và cs (2014) cho thấy có nhiều phương pháp giảng dạy tại cộng đồng cho sinh viên được áp dụng như: bài giảng, trình diễn, làm, thăm và đi thực tế Việc sử dụng các phương pháp dựa trên sự sẵn sàng của giảng viên, dựa trên điều kiện của các

cơ sở, dịch vụ và khả năng riêng của giảng viên kiêm nhiệm Khi sinh viên đến học tại các TYT, thì các giảng viên thường giới thiệu cho sinh viên đến tổ chức, hoạt động và tiềm năng của TYT trong việc cung cấp các dịch vụ y tế đến với khách hàng Sinh viên cũng được mô tả về quá trình làm việc của các điều dưỡng viên/CBYT tại cộng đồng một cách chi tiết; đồng thời giảng viên cũng sẽ trao đổi về bệnh tật, vì sinh viên quan tâm đến vấn đề đó Thậm chí, giảng viên còn thao tác trực tiếp việc hướng dẫn một bà mẹ cho con uống thuốc như thế nào trong sự hiện diện của các sinh viên Trình diễn là phương pháp giảng dạy đã được sử dụng thường xuyên nhất cho tiêm chủng và các hoạt động khám thai/đỡ đẻ/cân nặng trẻ trong các phần giảng dạy của nữ hộ sinh Các CBYT cơ sở - giảng viên kiêm nhiệm luôn cố gắng chia sẻ với các sinh viên, thông tin về việc chuẩn bị và hoàn thành các tập tin và quản lý bệnh nhân tại cộng đồng Các giảng viên kiêm nhiệm sẽ đi cùng với sinh viên đến thăm các hộ gia đình để hiểu được phong tục tập quán/thói quen sinh hoạt của người dân; đồng thời giảng viên sẽ giải thích vấn đề thực tế trong các chuyến thăm Giảng viên kiêm nhiệm cũng giảng dạy, giải thích về thực hành y tế và

vệ sinh môi trường, chương trình y tế học đường cho sinh viên Kết quả nghiên cứu cho thấy việc sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy cho sinh viên, đặc biệt là quan sát, phân tích thực tế đã thực sự nâng cao chất lượng đào tạo dựa vào cộng đồng [38]

Trang 24

Nghiên cứu tại Úc của Spiers M C.và cs (2015), việc học lâm sàng tại vùng nông thôn và từ xa cho các sinh viên là một người hỗ trợ quan trọng [52] Nghiên cứu của Loke J.C và cs (2015) phát hiện thấy có sự giảm đáng kể

về mặt mức độ chăm sóc của các sinh viên năm đầu đến năm cuối [45]

Nghiên cứu của Dobrowolska B và cs (2016), thấy có sự căng thẳng cụ thể giữa lý tưởng của họ về chăm sóc và kinh nghiệm thực tế của họ về chăm sóc trong thực tế lâm sàng [34] Nghiên cứu của Li Y.S và (2016) thấy hành

vi chăm sóc quan trọng nhất là “biết bệnh nhân”, trong khi đó ít nhất là “ủng hộ cho bệnh nhân”, bao gồm các hành vi chăm sóc để tôn trọng lợi ích tốt nhất của bệnh nhân và gia đình, và cho họ biết, có thể bởi vì hành vi này khó khăn hơn cho y tá để thực hành trong văn hoá Đài Loan [44]

1.2.2 Tình hình học thực địa ở Việt Nam

Tại Việt Nam việc cải tiến chương trình giảng dạy trong trường Đại học Y nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ sức khỏe nhân dân là một vấn đề cấp thiết và phù hợp với chủ trương đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước trong

sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo Trên thực tế cho thấy chương trình giảng dạy truyền thống đào tạo bác sĩ đa khoa còn có mặt chưa hợp lý cho nên khi bác sĩ mới ra trường đã gặp không ít khó khăn trong nhiệm vụ CSSK nhân dân tại khu vực họ phụ trách

Thiếu bác sĩ, điều dưỡng làm việc đặc biệt là ở khu vực nông thôn miền núi, vùng sâu, vùng xa đang là vấn đề cấp thiết của ngành y tế Việt Nam Để giải quyết vấn đề này, trong nhiều năm qua Đảng và Chính phủ Việt Nam đã

có nhiều chính sách khuyết khích đào tạo CBYT cho khu vực này Được cụ thể hóa qua nghị định số 134/2006 NĐ-CP “quy định về chế độ cử tuyển vào các

cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân’’, và quyết định của thủ tướng chính phủ số 1544/QĐ-TTg, ‘‘phê duyệt đề án đào tạo nhân lực y tế cho vùng khó khăn, vùng núi của các tỉnh

Trang 25

thuộc miền Bắc, miền Trung, vùng đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên

theo chế độ cử tuyển’’ [9], [10] Quá trình đào tạo diễn ra trong cơ sở đào tạo,

bản chất là quá trình giảng dạy và học tập, là sự tương tác giữa giảng viên và sinh viên, kết quả đó là sản phẩm của quá trình đào tạo, là kiến thức, kỹ năng

và thái độ người học sau một khóa đào tạo [18] Tại trường Đại học Y tế Công cộng đã trình bày tóm tắt nội dung học thực địa đối tượng y sỹ thực hiện tại TYT xã và cộng đồng dân cư để giúp học sinh thực hành các kỹ năng xác định vấn đề sức khỏe, lập và thực hiện kế hoạch tuyên truyền giáo dục, chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng [28] Tại hội thảo 8 trường Đại học Y trong toàn quốc (2001) về giảng dạy thực địa cho thấy: hầu hết các trường Đại học

Y khoa ở Việt Nam đã tiến hành giảng dạy theo định hướng cộng đồng, nhưng ở các mức độ khác nhau và phương pháp làm cũng khác nhau Một số trường đã có một số kinh nghiệm về vấn đề đào tạo thực địa như; Đại học Y Dược Huế, Đại học Y Dược Thái Nguyên, Trung tâm đào tạo CBYT thành phố Hồ Chi Minh Tuy nhiên cách làm ở mỗi trường khác nhau, việc chia sẻ

và thống nhất giữa các trường là rất cần thiết [13]

Bên cạnh đó, việc giảng dạy thực địa tại các trường cao đẳng/trung học

y tế trên toàn quốc cũng được thực hiện thông qua học phần TTCĐ trong khung chương trình đào tạo của BGD&ĐT Tuy nhiên, số đơn vị học trình, thời gian đào tạo, hoạt động giảng dạy và học tập có sự khác biệt đôi chút giữa các trường Trường Đại học Y Dược Huế, với sự hỗ trợ của Chinh phủ

Hà Lan trong dự án “Tăng cường giảng dạy dịch tễ và CSSKBĐ” và dự

án “Tăng cường giảng dạy hướng cộng đồng trong 8 trường đại học y của Việt Nam “ cho thấy việc tìm ra những giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo thực địa là hết sức cần thiết Do vậy trường Đại học Y Dược Huế đã làm quen với việc giảng dạy hướng cộng đồng và giảng dạy thực địa Ngoài ra trường Đại học Y Dược Huế cũng nhận được sự hỗ trợ của dự án sức khoẻ

Trang 26

sinh sản nhằm đầy mạnh công tác giảng dạy thực địa, bước đầu đã đáp ứng tốt trong việc học tập thực địa cho sinh viên Đối với sinh viên chính quy năm thứ 5 của trường đại học Y Dược Huế có thời gian đi thực địa là 2 tuần Mục tiêu của đợt thực tế được đặt ra là:

- Trình bày và tiến hành được 3 bước của chẩn đoán cộng đồng

- Thực hiện một số điều tra định lượng dựa vào các bộ câu hỏi

- Thực hiện được các phương pháp nghiên cứu định tính có sự tham gia của cộng đồng trên một số chủ đề thích hợp, phân tích và báo cáo các kết quả thu được

Tiến hành khám sức khoẻ cho các hộ gia đinh nơi sinh viên đang cư trú

và xây dựng được 01 dự án nhỏ về giáo dục sức khoẻ cho cộng đồng và tuỳ mỗi đợt đi thực địa các bộ môn phụ trách có thể kết hợp thực hiện một số đề tài nghiên cứu nhỏ Với sự cố gắng của mạnh Đại học Y Dược Huế cũng đã đạt được một số thành công nhất định, tuy còn rất nhiều khó khăn về vấn đề kinh phí, kinh nghiệm giảng dạy ở cộng đồng [13]

Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh: công tác giảng dạy thực địa với 3 nội dung tổ chức hoạt động của TYT, can thiệp vấn đề sức khoẻ ưu tiên, trình bày một tiểu luận tốt nghiệp qua thực địa cộng đồng Có điểm đặc biệt khác ở đây là sinh viên trước khi đi cộng đồng đã được bố trí 20 tuần thực tập chuyên môn lâm sàng (nội, ngoại, sản, nhi, y học cổ truyền) do các giảng viên trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh giảng dạy, phối hợp hướng dẫn của bác sỹ lâm sàng bệnh viện thành phố

Sự đánh giá thực hành chuyên môn cũng phối hợp giữa giảng viên bộ môn của nhà trường và bác sỹ mời giảng bệnh viện thành phố Qua đây trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã thu được kết quả khả quan, thực hiện tương đối tốt mục tiêu giảng dạy của nhà trường [26]

Trang 27

Trường Đại học Y Dược Hà Nội với mục tiêu yêu cầu đào tạo bác sỹ đa khoa hướng cộng đồng và dựa vào cộng đồng là trang bị cho họ những kiến thức, kỹ năng cần thiết, phự hợp với nơi làm việc sau khi tốt nghiệp Nhà trường đã có quy trình tổ chức dạy và học tại cộng đồng rất cụ thể, chi tiết, mọi việc được chuẩn bị rất chu đáo [27] Sinh viên năm thứ năm nhà trường thời gian học một tuần tại trường, hai tuần tại cộng đồng, với mục tiêu sau đợt thực địa có khả năng thiết kế và thực hiện, chẩn đoán vấn đề sức khoẻ cộng đồng và bước đầu LKH can thiệp Dưới sự hỗ trợ, giám sát của các giảng viên

và ban điều hành chương trình Sau mỗi đợt dạy/học tại cộng đồng, nhà trường tổ chức buổi họp rút kinh nghiệm về mọi mặt cho đợt học sau gồm: ban điều hành, các giảng viên, đại diện các lớp sinh viên Trong tài liệu học tập của mình, mỗi sinh viên đều có một nội qui học tập cộng đồng với 10 điều rất cụ thể hướng dẫn cho sinh viên khi về với cộng đồng, tránh được những sai lầm đáng tiếc xảy ra Qua đó việc đào tạo bác sĩ đa khoa theo hướng cộng đồng và dựa vào cộng đồng đã thu được những thành công nhất định tuy còn rất nhiều khó khăn cần phải vượt qua [27]

Trường Đại học Y Dược Hải Phòng, Đại học Y Dược Thái Bình, Đại học Y Dược Cần Thơ, Khoa Y - Đại học Tây Nguyên… cũng đã và đang chú trọng kết hợp đào tạo sinh viên có kiến thức y học cơ sở vững chắc, kỹ năng khám, điều trị lâm sàng với thực hiện các chương trình CSSK cho nhân dân ở trong vùng [17], [24], [25] Các nhà trường luôn tạo điều kiện tổ chức đưa sinh viên học tập ở thực địa Mặc dù chương trình học tập, cách thức tổ chức đào tạo thực địa có khác nhau nhưng đều nhằm mục tiêu nâng cao khả năng giao tiếp, tiếp cận cộng đồng, biết cách thu thập các dữ liệu phục vụ chẩn đoán cộng đồng và LKH can thiệp Để bệnh nhân và những người dân nơi sinh viên thực địa có điều kiện tiếp cận với thông tin về sức khoẻ, điều này có lợi cho việc bảo vệ, nâng cao sức khoẻ cho họ

Trang 28

Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên đào tạo các bác sĩ đa khoa để phục vụ các tỉnh trung du và miền núi phía bắc của Việt Nam Hầu hết các tỉnh này được coi là những vùng khó khăn Các bác sĩ chỉ được đào tạo thông qua giáo dục trong nhà trường và bệnh viện lâm sàng sẽ gặp rất nhiều khó khăn sau khi ra trường về phục vụ các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa Do

đó, trường Đại học Y Dược Thái Nguyên đang thực hiện chương trình đào tạo học phần thực hành cộng đồng I theo hình thức tín chỉ Trong học phần này, hoạt động, học tập của sinh viên không chỉ tập trung tại trường, giảng đường mà cả thầy và trò cùng gắn bó với cộng đồng, nơi người dân đang sống và làm việc CBYT huyện, xã trở thành những giảng viên kiêm nhiệm và trực tiếp tham gia vào công tác giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ sinh viên tại cộng đồng Đối tượng học tập chủ yếu là sinh viên y đa khoa hệ chính quy năm thứ năm (sinh viên được thực tập tại bệnh viện và TTYT huyện (2 tuần), TYT xã và cộng đồng (3 tuần)) và sinh viên hệ liên thông năm thứ 3 (02 tuần

ở bệnh viện và TTYT huyện, 02 tuần ở TYT xã và cộng đồng) [6]

1.2.3 Một số nghiên cứu về dạy/học thực địa tại cộng đồng tại Việt Nam

Quản lý sức khỏe tại cộng đồng là một biện pháp tốt nhất, tiên tiến nhất của ngành y tế vì nó toàn diện, có hệ thống và có tổ chức chặt chẽ, có tính chất khoa học nhằm nâng cao CSSKBĐ cho người dân [4] Đã có một

số nghiên cứu về giảng dạy tại cộng đồng Nghiên cứu của Nguyễn Đức Yên (2005) về “Giảng dạy thực tập tại cộng đồng của trường Trung cấp Y Phú Thọ” cho kết quả; hàng năm nhà trường tổ chức cho học sinh điều dưỡng năm thứ hai thực hành cộng đồng trong 2 tuần tại 6 TYT tại 6 xã điểm Mỗi

xã TTCĐ có từ 10 – 12 học sinh Giảng viên hướng dẫn là giảng viên các bộ môn y tế cộng đồng, điều dưỡng, lâm sàng tham gia giảng dạy thực địa đã được tập huấn về giảng dạy thực địa Đội ngũ giảng viên kiêm nhiệm là CBYT thuộc TYT xã cũng đã được tập huấn Các phương pháp giảng dạy thực địa chủ yếu là dựa trên vấn đề, nghiên cứu tình huống, nghiên cứu từng

Trang 29

ca, đóng vai Nội dung thực hành là cho học sinh tiếp xúc với người dân, rèn

kỹ năng được học tập tạị trường và vận dụng các kiến thức kỹ năng đã học vào thực tế CSSKCĐ và người bệnh đến khám chữa bệnh tại TYT [29]

Đánh giá kết quả học phần thực hành cộng đồng cho thấy; hầu hết học sinh đều cho là nội dung thực hành cộng đồng đều phù hợp là 95,5%; học tập tại cộng đồng rất bổ ích cho học sinh là 90,9%; có sự hỗ trợ cộng đồng chiếm 81,8%; học sinh có đủ tài liệu học tập chiếm 90,9%; lượng giá chủ yếu chấm bản thu hoạch đạt 100% và dựa vào chỉ tiêu tay nghề của học sinh để cho điểm đạt 90,9% [29] Học tập tại cộng đồng rất bổ ích cho học sinh là 90,9%

và được sự hỗ trợ cộng đồng là 81,8% Sinh viên có đủ tài lịệu học tập tạị cộng đồng bổ ích cho học sinh là 90,9% Trang thiết bị, cơ sở vật chất cho học tập tại các TYT phục vụ cho học tập chưa đầy đủ còn thiếu thốn đạt 65,0% Phương tiện đưa đón học sinh đi lại của học sinh chưa được quan tâm nhiều sinh viên còn tự túc phương tiện đạt 45,5% Học tại cộng đồng giúp sinh viên biết cách tư vấn cho người nhà, người bệnh đến khám bệnh tại trạm

là 95,5%; học tập tại cộng đồng giúp ích nhiều cho học sinh là 95,5%; hiểu được chức năng, nhiệm vụ, hoạt động cuả một TYT là 90,9%; biết LKH chăm sóc bệnh nhân tại trạm và hộ gia đình đạt 90,9% [29]

Về hoạt động giảng dạy của giảng viên thì kết quả nghiên cứu cho thấy: thời gian thực tập 2 tuần để giảng viên hướng dẫn học sinh tại cộng đồng như vậy là ngắn cho chiếm 50,0% và trong quá trình giảng dạy khi tiếp xúc với cộng đồng vẫn còn những khó khăn chiếm 50,0% [29]

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Điệp (2006) về “Học thực địa của

sinh viên năm thứ năm tại Trường đại học Y khoa Thái Nguyên” cho thấy:

Thực trạng học tập của sinh viên Y5 – Trường đại học Y – Dược Thái Nguyên tương đối tốt Từ các khâu chuẩn bị tại trường và tại cộng đồng, việc học tập tại cộng đồng… đều có kế hoạch cụ thể và được thực hiện đầy đủ

Trang 30

Sau đợt học thưc địa sinh viên không những củng cố được kiến thức về chuyên môn mà còn mở rộng kiến thức về xã hội [11] Kết quả nghiên cứu cho thấy; 92,08% sinh viên cho rằng nội dung tập huấn phù hợp với học thực địa; 92,08% cho rằng nội dung tài liệu phù hợp với học thực địa; 89,1% ý kiến chỉ ra rằng tài liệu học tập dễ hiểu; 11,88% sinh viên cho rằng cơ sở vật chất, trang thiết bị tại nơi thực địa là đầy đủ, đảm bảo; 66,83% sinh viên cho rằng phương tiện giảng dạy hiện có tại thực địa là thích hợp; 59,90% sinh viên cho rằng thời gian học tập thực địa 4 tuần là phù hợp; 61,88% sinh viên cho rằng học tập thực địa đã hoàn toàn là bài học thực hành; 95,55% sinh viên

có ý kiến cho rằng học thực địa rất bổ ích cho sinh viên; 94,55% sinh viên được người dân ủng hộ việc học thực địa; 90,10 % sinh viên nhận được sự hỗ trợ của cộng đồng; 41,09% sinh viên không khó khăn khi học thực địa [11]

Nghiên cứu của Nguyễn Quang Mạnh và cs (2011) về “Đánh giá thực trạng học tích cực tại thực địa của sinh viên y khoa trường Đại học Y Dược

Thái Nguyên”, cho kết quả: Trong quá trình học thực địa, khoảng 20 – 22%

sinh viên thường xuyên hoặc rất thường xuyên thảo luận với lãnh đạo cộng đồng để xác định và LKH giải quyết vấn đề sức khỏe Tần suất trao đổi giữa giảng viên với sinh viên ở mức độ thường xuyên và thỉnh thoảng là chủ yếu

60 – 70% Tuy nhiên, khoảng 13 – 27% ý kiến cho sự phản hồi hiếm khi được làm và đặc biệt 5 – 12% cho rằng không bao giờ làm Về cách tổ chức dạy/học, phần lớn 48,4% hài lòng và rất hài lòng Về nội dung chương trình giảng dạy, 44,4% sinh viên hài lòng và 6,6% rất hài lòng Tuy nhiên số lượng sinh viên không hài lòng về nội dung giảng chiếm tỉ lệ đáng kể 22,4% Về phương pháp giảng dạy, chỉ có 34.0% sinh viên hài lòng và 7,5% rất hài lòng Mức độ hài lòng của sinh viên về chương trình học tập tại thực địa được chia làm 3 mức: cao, trung bình và thấp Kết quả nghiên cứu thấy số sinh viên hài lòng ở mức cao còn thấp 20,9%; phần lớn sinh viên hài lòng ở mức trung bình

Trang 31

54,9%; đặc biệt có tới 20,9% hài lòng ở mức thấp [19]

Từ khi chuyển sang đào tạo theo hệ tín chỉ, Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên đã đổi mới đào tạo học phần Thực hành cộng đồng I Nghiên

cứu của Đoàn Văn Thương và cs (2012) về “Phản hồi của sinh viên đối với

hoạt động dạy/học học phần thực hành cộng đồng I theo phương pháp mới của khoa y tế công cộng” cho kết quả: Khi thực hiện phương pháp mới thì tỉ

lệ sinh viên đánh giá về thời gian tập huấn đảm bảo chất lượng rất cao là 94,5% và phù hợp là 97,5% Tuy nhiên có 27,0% sinh viên cho rằng chỉ tiêu học tập tại huyện là nhiều/quá nhiều so với thời gian học Phần lớn 73,2% sinh viên thực hiện học tập theo đúng kế hoạch, tỉ lệ ỷ lại của sinh viên trong hoạt động học tập tại cộng đồng chiếm 15,8% Tỉ lệ sinh viên cho rằng gặp khó khăn về phương tiện đi lại và nơi ăn ở bất tiện chiếm 45,0% và 37,0% Tỉ

lệ sinh viên có phản hồi thời điểm giảng viên xuống giảng dạy là phù hợp chiếm rất cao 94,8% Có 15,3 % sinh viên phản hồi là phương pháp giảng dạy của giảng viên kiêm nhiệm chưa phù hợp Hầu hết 98,3% sinh viên cho rằng hình thức lượng giá mới phản ánh đúng khả năng của sinh viên Tỉ lệ sinh viên hài lòng với kết quả học tập chiếm 78%; Khi xuống cộng đồng thực tập sinh viên đã nhận được sự hỗ trợ rất cao của cộng đồng [20]

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thái Hà, Nguyễn Quang Mạnh (2010),

“Phát triển công cụ đo lường thái độ sinh viên hướng đến sống và làm việc ở

khu vực nông thôn miền núi, vùng sâu, vùng xa”, cho kết quả: đặc điểm chung

của sinh viên tuổi 23 và 24 chiếm phần lớn 47,0% và 30,6% theo thứ tự; thấp nhất là 22 tuổi 3%; cao nhất là 28 tuổi 0,4%; tuổi trung bình là 23,78% Tỉ lệ nam và nữ tương đương 49,6% và 50,4% Dân tộc Kinh chiếm đa số 77.6%; nhóm dân tộc thiểu số cũng chiếm tỉ lệ đáng kể chiếm 22.4% Phần lớn sinh viên đến từ khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa 72.0% Tuy nhiên, sau khi tốt nghiệp đa phần sinh viên không có nguyện vọng làm việc tại y tế cơ sở chiếm

Trang 32

80.6% Phân tích nhân tố khám phá (Scree plot) đã chỉ ra thái độ sinh viên hướng đến sống và làm việc ở khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa phụ thuộc

ba yếu tố: (i) yếu tố thuộc cộng đồng và xã hội; (ii) yếu tố thuộc cá nhân và gia đình; và (iv) yếu tố thuộc nghề nghiệp [14]

1.3 Một số yếu tố liên quan đến hoạt động dạy/học tại cộng đồng

Hoạt động dạy/học tại cộng đồng dành cho sinh viên bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, nhưng có thể gộp thành 04 nhóm yếu tố chính là: (1) yếu tố từ phía giảng viên; (2) yếu tố từ phía sinh viên; (3) yếu tố từ cơ sở thực địa và (4) yếu tố từ nhà trường Các yếu tố từ phía nhà trường có thể kể đến như việc; sắp xếp giờ học, lịch học của từng lớp từng khóa ; chế độ chi trả cho giảng viên đi giảng dạy tại cộng đồng; mối quan hệ nhà trường với cơ sở thực địa; tài liệu học tập, quy chế thực hành tại cộng đồng cho sinh viên các yếu

tố về phía giảng viên bao gồm: trình độ chuyên môn của giảng viên; sự nhiệt tình của giảng viên; khối lượng lớp giảng viên được giao yếu tố từ cơ sở thực địa như: chất lượng giảng viên kiêm nhiệm, khả năng cung cấp dịch vụ y

tế của cơ sở thực địa cho người dân trong cộng đồng; điều kiện cơ sở vật chất cho học tập; trang thiết bị y tế tại cơ sở thực địa; tài liệu học tập/sách vở tại cơ

sở thực địa các yếu tố về phía sinh viên bao gồm: nhận thức của sinh viên

về vai trò môn học, khả năng chuyên cần của sinh viên, ý thức học tập của sinh viên, học lực của sinh viên, khả năng làm việc nhóm của sinh viên Nghiên cứu của Sakuyama T và cs (2004) cho thấy một số yếu tố liên quan đến hoạt động dạy/học tại cộng đồng: (1) Các khóa đào tạo chăm sóc tại cộng đồng không được thực hiện đầy đủ/không được quan tâm đúng mức trong giáo dục y tế hiện nay bởi vì hầu hết các hoạt động đào tạo hiện nay tập trung vào tại bệnh viện (2) Quá trình học chăm sóc tại cộng đồng của sinh viên bị ảnh hưởng bởi sự tiến triển của bệnh/bệnh nhân với thời gian thực tập

Trang 33

tại cộng đồng mà sinh viên có (ví dụ bệnh nhân tiến triển bệnh kéo dài mà trong khi đó thời gian thực tập tại cộng đồng có 02 tuần) [51]

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đức Yên cho thấy các bất cập trong dạy

và học tại cộng đồng, bao gồm: (1) bất cập trong khâu chuẩn bị: điều kiện cơ

sở vật chất của các TYT – nơi thực hành cộng đồng còn thiếu thốn, gây nhiều khó khăn cho học sinh; học sinh thiếu tài liệu tập huấn cho học sinh (2) bất cập trong khâu tổ chức giảng dạy thực hành; thời gian thực hành ngắn; việc rèn luyện kỹ năng của học sinh còn khó khăn, chưa đạt yêu cầu, chế độ giảng thực hành cộng đồng cho giảng viên còn thấp chưa khuyến khích được người dạy (3) Bất cập trong khâu đánh giá kết quả thực hành; theo dõi giám sát chưa chặt chẽ Đánh giá mới chỉ là dựa vào bản viết thu hoạch của học sinh chưa đi sâu vào đánh giá kỹ năng tay nghề Giảng viên chưa thường xuyên đánh giá học sinh chủ yếu dựa vào cán bộ trạm [29]

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Điệp (2006) thì hoạt động học tập tại cộng đồng bị ảnh hưởng bởi một số vấn đề bất cập ảnh hưởng như là việc tập huấn cho sinh viên trước khi đi cộng đồng còn ngắn; Không có phương tiện hỗ trợ của nhà trường từ huyện về xã và ngược lại Khi học tại cộng đồng sinh viên gặp phải những khó khăn như nơi ở không bảo đảm cho sinh hoạt và học tập CBYT cơ sở chưa có kinh nghiệm giảng dạy, cơ sở vật chất trang thiết bị còn thiếu, sinh viên áp dụng phương pháp học tập chưa phù hợp, khó khăn khi giao tiếp với cộng đồng…Ngoài ra thời gian kiểm tra, giám sát và hướng dẫn cho sinh viên của giảng viên nhà trường còn ít nên sinh viên chưa đạt được kết quả học tập cao [11]

Nghiên cứu của Mtshali N.G (2009) cho thấy yếu tố liên quan đến hoạt động thực hiện đào tạo dựa vào cộng đồng cho sinh viên điều dưỡng là mối quan hệ đối tác/liên lạc thường xuyên giữa nhà trường/giảng viên với cơ sở thực địa/giảng viên kiêm nhiệm Bên cạnh đó là vai trò và sự tham gia của

Trang 34

cộng đồng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động dạy/học tại cộng đồng cho sinh viên điều dưỡng [48] Nghiên cứu cũng đã đề xuất việc thực hiện quan hệ đối tác bền vững hơn thông qua các mối quan hệ chặt chẽ và tương tác và nâng cao vai trò, sự tham gia của cộng đồng nâng cao chất lượng chương trình đào tạo dựa vào cộng đồng cho sinh viên điều dưỡng [48]

Nghiên cứu của Takahashi S và cs (2010), các sinh viên cho biết họ đã hiểu rõ hơn về vai trò của mình và của người khác và quan điểm toàn diện hơn về bệnh nhân và gia đình và chứng tỏ khả năng làm việc theo nhóm để tạo ra các kế hoạch chăm sóc hợp tác Các yếu tố tạo điều kiện thuận lợi là một đội ngũ chuyên nghiệp hiện có mạnh mẽ, sự mua bán và hỗ trợ hành chính, sự tham gia của chuyên gia y tá lâm sàng phù hợp và sinh viên nhiệt tình Thách thức cho hoạt động học tập của sinh viên y khoa bao gồm hậu cần, thời gian đi lâm sàng thường xuyên của sinh viên, thời gian cần thiết của nhân viên để LKH và thực hiện chương trình, và khó khăn trong việc đánh giá tác động đối với chăm sóc bệnh nhân [53]

Nghiên cứu của Ildarabadi E và cs (2013) về nền tảng lý thuyết áp dụng trong quá trình đào tạo điều dưỡng cộng đồng cho thấy các yếu tố có liên quan đến hoạt động đào tạo bao gồm; quan điểm của sinh viên đối với vai trò của các điều dưỡng viên trong CSSKCĐ, thái độ của sinh viên đối với khóa học, định hướng y tế của mối sinh viên, kỹ năng điều kiện tiên quyết/kiến thức của sinh viên, quản lý của nhà trường/cơ sở thực địa kém, hoạt động di chuyển tại cộng đồng của sinh viên, số lượng chỉ tiêu/hoạt động của sinh viên tại cộng đồng, trách nhiệm của sinh viên tại cộng đồng [37] Nghiên cứu cũng

đề xuất việc cần thiết phải loại bỏ những rào cản đối với việc học tập điều dưỡng cộng đồng, xác định rõ hơn vai trò của sinh viên và tạo điều kiện hơn

để thúc đẩy sức khỏe cộng đồng [37]

Trang 35

Nghiên cứu của Lekalakala-Mokgele E và cs (2015) cho kết quả: Sinh viên cảm thấy an toàn học tập khi họ được nhân viên y tế hỗ trợ Họ cảm thấy một cảm giác thoải mái khi nhân viên tỏ ra quan tâm và hoan nghênh họ Việc học bị cản trở khi học sinh gặp phải những lời bình luận rất dè dặt, bạo lực gây cản trở việc học trong môi trường học tập lâm sàng và cộng đồng [42] Nghiên cứu Roberts C và cs(2015)thấysinh viên nên sử dụng lý thuyết một cách hợp lý và nhất quán và cho rằng nhận dạng nghề nghiệp và các khung văn hoá xã hội cung cấp những con đường đầy hứa hẹn cho việc thúc đẩy sự hiểu biết về học tập của học sinh và phát triển nhận dạng chuyên nghiệp trong môi trường làm việc chuyên nghiệp [50]

Nghiên cứu của Khan M K và cs (2017): Giảng dạy là một hoạt động phức tạp và đòi hỏi phải nắm vững nội dung, kiểm soát lớp học, kỹ thuật tổ chức và kỹ năng giảng dạy Sự chủ động liên tục của giảng viên trong việc học hỏi, thu nhận kỹ năng và sàng lọc để thực hành là điều cần thiết để đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh Đánh giá việc giảng dạy là rất quan trọng trong quá trình dạy và học [41] Nghiên cứu của Sara Donetto và cs (2017); nghiên cứu định tính về vai trò của không gian và nơi để tạo ra “cộng đồng học tập”, nhằm đáp ứng với việc mở rộng nguồn nhân lực theo chính sách theo định hướng của Anh Có các ảnh hưởng có thể có của không gian đối với kinh nghiệm học tập của sinh viên và khách tham quan sức khoẻ vừa mới đủ điều kiện và về mối quan hệ đội một cách rộng rãi hơn [35]

Trang 36

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

- Sinh viên cao đẳng điều dưỡng đa khoa (CĐĐDĐK), Trường Cao đẳng

Y tế Thái Nguyên

- Đại diện phòng Đào tạo, Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên

- Giảng viên bộ môn Y học cộng đồng, Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên

- Giảng viên kiêm nhiệm (cán bộ TYT cơ sở)

- Người bệnh, người dân tại cộng đồng

* Tiêu chuẩn lựa chọn

+ Sinh viên CĐĐDĐK đã học hoàn thành học phần TTCĐ sau 01 tuần + Giảng viên bộ môn Y học cộng đồng, Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên đã tham gia giảng dạy học phần TTCĐ

+ Giảng viên kiêm nhiệm (cán bộ TYT cơ sở) trực tiếp quản lý/giảng dạy sinh viên trong quá trình thực tập tại cộng đồng

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

2.2.1 Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 05/2016 – 05/2017

2.2.2 Địa điểm nghiên cứu

+ Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên

+ TYT cơ sở học thực hành của sinh viên CĐĐDĐK trường Cao đẳng

Y tế Thái Nguyên

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Thiết kế nghiên cứu

Phương pháp mô tả, thiết kế cắt ngang, kết hợp định lượng với định tính

Trang 37

2.3.2 Cỡ mẫu nghiên cứu

2.3.2.1 Cỡ mẫu định lượng

* Cỡ mẫu cho đối tượng nghiên cứu là sinh viên

Áp dụng công thức tính cỡ mẫu theo nghiên cứu mô tả [15], [43]

2

2 ) 1

2

d

q p

với độ tin cậy 95%

p: Lấy p = 0,49 (Nghiên cứu của Nguyễn Quang Mạnh và cs

năm 2011: 49,0% sinh viên không hài lòng về nội dung giảng dạy tại cộng đồng)

q: q = 1– p = 1 – 0,49 = 0,51 d: Độ sai lệch mong muốn giữa tỉ lệ thu được từ mẫu và tỉ lệ

thực của quần thể chọn d = 1/10p; p = 0,049 Thay số n = 400, lấy n = 400; vậy cỡ mẫu tối thiểu của nghiên cứu là

400 sinh viên

2.3.2.2 Cỡ mẫu cho nghiên cứu định tính

Thực hiện 03 cuộc thảo luận nhóm (01 cuộc thảo luận nhóm với nhóm sinh viên có thành tích điểm học tập kết quả cao; 01 cuộc thảo luận nhóm có thành tích điểm học tập thấp và 01 cuộc thảo luận nhóm với tất cả giảng viên (07 giảng viên) tham gia giảng học phần TTCĐ)

Thực hiện 04 cuộc phỏng vấn sâu (01 với đại diện phòng đào tạo; 01 với giảng viên nhà trường tham gia giảng dạy học phần TTCĐ cộng đồng; 02 với giảng viên kiêm nhiệm)

Trang 38

2.3.3 Phương pháp chọn mẫu

2.3.3.1 Chọn mẫu định lượng

- Chọn sinh viên CĐĐDĐK: Trong thời gian làm nghiên cứu, chọn sinh viên cao đẳng điều đa khoa trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên là sinh viên vừa kết thúc học tập học phần TTCĐ Tiến hành chọn ngẫu nhiên sinh viên theo phương pháp chọn mẫu hệ thống:

+ Lấy danh sách sinh viên CĐĐDĐK khóa 8, 9 từ danh sách sinh viên của phòng đào tạo

+ Chọn sinh viên tham gia nghiên cứu theo phương pháp chọn mẫu hệ thống: Chọn 400 sinh viên từ 910 sinh viên CĐĐDĐK khóa 8, 9 trong năm học 2016 – 2017

Chọn 200 sinh viên từ 520 sinh viên cao đẳng khóa 8: k = 520/200 = 2,6 Vậy lấy k = 2 dựa trên danh sách sinh viên chọn ra 200 sinh viên với hệ số k

= 2 tham gia nghiên cứu Tương tự, chọn 200 sinh viên từ 390 sinh viên cao đẳng điều dưỡng khóa 9: k = 390/200 = 2.45 lấy k = 2 dựa trên danh sách sinh viên chọn ra 200 sinh viên với hệ số k = 2 tham gia nghiên cứu

2.3.3.2 Chọn mẫu định tính

Chọn giảng viên nhà trường/giảng viên cơ hữu tham gia thảo luận nhóm:

Áp dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện; chọn chủ đích toàn bộ giảng viên nhà trường tham gia giảng dạy học phần TTCĐ (07 giảng viên bộ môn Y học cộng đồng Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên)

Chọn giảng viên kiêm nhiệm: chọn ngẫu nhiên 02 giảng viên kiêm nhiệm từ 14 CBYT/giảng viên kiêm nhiệm thuộc 14 TYT là cơ sở thực địa của Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên

Phỏng vấn cán bộ phòng đào tạo: Chọn chủ đích cán bộ đại diện phòng đào tạo – cán bộ trực tiếp phụ trách, quản lý hoạt động đào tạo tại cộng đồng

Phỏng vấn sâu 01 giảng viên: Chọn chủ đích 01 giảng viên phụ trách

bộ môn Y học cộng đồng, Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên

Trang 39

Chọn sinh viên tham gia thảo luận nhóm: Chọn chủ đích 02 nhóm sinh viên đã hoàn thành học học phần TTCĐ với 01 nhóm có kết quả học tập cao

và 01 nhóm có kết quả học tập trung bình (mỗi nhóm 10 sinh viên)

2.4 Chỉ số nghiên cứu

* Đặc điểm chung của sinh viên tham gia nghiên cứu

- Đặc điểm giới tính và dân tộc của đối tượng nghiên cứu

* Thực trạng dạy học học phần thực tập cộng đồng

- Đánh giá kết quả giảng dạy của giảng viên từ phía sinh viên

- Hoạt động giảng dạy và hướng dẫn xác định nhu cầu sức khỏe của giảng viên tại cộng đồng

- Giảng viên hướng dẫn thu thập thông tin và giao tiếp với cá nhân, gia đình và cộng đồng

- Hướng dẫn TT-GDSK cho sinh viên tại cộng đồng của giảng viên

- Hoạt động giám sát học phần TTCĐ của giảng viên

- Nhận xét của giảng viên, giảng viên kiêm nhiệm và sinh viên về thực trạng dạy học phần TTCĐ

- Hoạt động học học phần TTCĐ của sinh viên CĐĐDĐK

- Hoạt động chăm sóc sức khỏe cho cá nhân, gia đình và cộng đồng của sinh viên CĐĐDĐK

- Đặc điểm hoạt động TT-GDSK tại cộng đồng

- Hoạt động tư vấn cho người dân, gia đình và cộng đồng

- Hoạt đông tham gia các chương trình y tế và phong trào văn hóa - xã hội tại địa phương của sinh viên CĐĐDĐK

- Hoạt động của ban cán sự lớp và làm việc nhóm tại cộng đồng

- Hỗ trợ học tại cộng đồng từ phía cơ sở dành cho sinh viên CĐĐDĐK (CBYT cơ sở, người bệnh, người dân)

- Phản hồi của sinh viên về thuận lợi và khó khăn khi học tại cộng đồng

Trang 40

- Đặc điểm hoạt động lượng giá học phần TTCĐ

- Nhận xét kết quả học tập học phần TTCĐ của sinh viên CĐĐDĐK

- Kết quả điểm tổng kết học phần TTCĐ của sinh viên CĐĐDĐK

* Các yếu tố liên quan đến hoạt động dạy và học học phần TTCĐ

- Mối liên quan giữa các yếu tố nhân khẩu học với kết quả học

- Mối liên quan giữa tập huấn với kết quả học

- Mối liên quan giữa hoạt động giảng dạy với kết quả học

- Mối liên quan giữa hoạt động giám sát với kết quả học

- Mối liên quan giữa cơ sở học thực hành với kết quả học

- Mối liên quan giữa hoạt động học tập với kết quả học

- Mối liên quan giữa hoạt động ban cán sự lớp, làm việc nhóm, hiểu biết văn hóa địa phương với kết quả học

- Mối liên quan giữa hoạt động lượng giá với kết quả học

- Các yếu tố liên quan đến hoạt động học học phần TTCĐ

- Các yếu tố liên quan đến hoạt động dạy học phần TTCĐ

Chi tiết phân loại biến số được trình bày tại Phụ lục 8 và Phụ lục 9

2.5 Một số tiêu chuẩn đánh giá dùng trong nghiên cứu

Ngày đăng: 19/03/2021, 23:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w