1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kiến thức, thái độ và thực hành rửa tay phòng bệnh của sinh viên Y6 hệ bác sĩ đa khoa trường đại học Y Hà Nội năm 2010

77 6,6K 82
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 2,33 MB

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀRửa tay phòng bệnh là rửa tay sạch đúng cách bằng xà phòng và nước, tại đúng các thời điểm (như trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với máudịch cơ thể...) nhằm loại trừ các vi khuẩn gây bệnh bám trên tay người do quá trình tiếp xúc với môi trường mang lại. Rửa tay phòng bệnh bao gồm rửa tay xà phòng (RTXP) trong sinh hoạt hằng ngày và rửa tay thường quy (RTTQ) tại bệnh viện.Các nhà khoa học đã xác định, trên 1cm² da của người bình thường chứa tới 40.000 vi khuẩn. Đặc biệt số lượng này còn nhiều hơn ở trên da tay, vốn là nơi thường xuyên tiếp xúc với đủ mọi vật trong cuộc sống thường ngày 5. Theo tổ chức y tế thế giới (TCYTTG), rửa tay (RT) được coi là liều vắc xin tự chế, rất đơn giản, dễ thực hiện, hiệu quả về chi phí. Chỉ một động tác RT sạch với nước và xà phòng đã làm giảm tới 35% khả năng lây truyền vi khuẩn Shigella, vốn là nguyên nhân gây các bệnh tiêu chảy và làm tử vong hàng triệu người mỗi năm trên thế giới 35. Theo nhiều báo cáo của các chuyên gia kiểm soát nhiễm khuẩn trong và ngoài nước thì các bệnh truyền nhiễm đã và đang diễn ra trong cộng đồng hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng cách RTXP. Khuyến cáo tại Hội nghị kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện khu vực Châu Á Thái Bình Dương lần thứ III năm 2007 dựa vào các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra : 1. Rửa tay là biện pháp đơn giản nhất, rẻ tiền nhất và cũng hiệu quả nhất trong kiểm soát nhiễm khuẩn, do đó cần tăng cường sự tuân thủ RT. 2.RTTQ hoặc sát khuẩn tay bằng dung dịch chứa cồn là phương pháp tiện ích và hiệu quả nhất trong kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện 18. TCYTTG ước tính, tại bất kỳ một thời điểm nào đều có trên 1,4 triệu ca nhiễm khuẩn liên quan tới chăm sóc y tế 41. Nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) ngày nay đã trở thành một thách thức mang tính thời đại và tính toàn cầu, được ngành y tế các quốc gia trên thế giới hết sức quan tâm.Vài năm gần đây, Bộ Y tế đã phát động phong trào vệ sinh bàn tay ở cả bệnh viện và cộng đồng 2, 23. Những nghiên cứu trước đây cho thấy tỷ lệ thực hành rửa tay tại cộng đồng và tại các bệnh viện của Việt Nam còn thấp (đều dưới 15%) 1, 12, 15, 21. Con số này cho thấy nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng ở nước ta rất lớn. Đại học Y Hà Nội là một trong những nơi đầu ngành về đào tạo y tế, nơi hàng năm có hàng trăm bác sĩ ra trường, họ sẽ tỏa đi tới mọi miền đất nước làm việc trong lĩnh vực chăm sóc y tế. Việc họ có thói quen thực hành RT tốt sẽ bảo vệ sức khỏe chính bản thân họ và những người xung quanh, đồng thời cũng góp vào việc phòng chống NKBV. Vậy thực sự những bác sĩ tương lai Y6 sắp ra trường đã được trang bị đầy đủ về kiến thức cũng như kĩ năng rửa tay phòng bệnh như thế nào? Những nghiên cứu trước đây chủ yếu đánh giá thực hành RTTQ của các nhân viên y tế (NVYT) hoặc thực trạng thực hành RTXP của hộ gia đình, học sinh vùng nông thôn. Nhưng chưa có nghiên cứu nào về thực hành RT ở đối tượng sinh viên y, những người hằng ngày vẫn có mặt tại bệnh viện, tiếp xúc trực tiếp với rất nhiều bệnh nhân.Với những lí do nêu trên, chúng tôi thấy cần có một nghiên cứu về kiến thức, thái độ và thực hành rửa tay phòng bệnh của sinh viên Y6 trường đại học Y Hà Nội, từ đó góp phần đề xuất những giải pháp nâng cao ý thức, thực hành vệ sinh đôi tay cho các bác sĩ tương lai. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Kiến thức, thái độ và thực hành rửa tay phòng bệnh của sinh viên Y6 hệ bác sĩ đa khoa trường đại học Y Hà Nội năm 2010” với các mục tiêu:1.Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành rửa tay thường quy của sinh viên Y6 hệ bác sĩ đa khoa trường đại học Y Hà Nội năm 2010.2.Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành rửa tay xà phòng của sinh viên Y6 hệ bác sĩ đa khoa trường đại học Y Hà Nội năm 2010.

Trang 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Rửa tay phòng bệnh là rửa tay sạch đúng cách bằng xà phòng và nước,tại đúng các thời điểm (như trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc vớimáu/dịch cơ thể ) nhằm loại trừ các vi khuẩn gây bệnh bám trên tay người doquá trình tiếp xúc với môi trường mang lại Rửa tay phòng bệnh bao gồm rửatay xà phòng (RTXP) trong sinh hoạt hằng ngày và rửa tay thường quy (RTTQ)tại bệnh viện

Các nhà khoa học đã xác định, trên 1cm² da của người bình thường chứatới 40.000 vi khuẩn Đặc biệt số lượng này còn nhiều hơn ở trên da tay, vốn lànơi thường xuyên tiếp xúc với đủ mọi vật trong cuộc sống thường ngày [5] Theo tổ chức y tế thế giới (TCYTTG), rửa tay (RT) được coi là liều vắc xin tựchế, rất đơn giản, dễ thực hiện, hiệu quả về chi phí Chỉ một động tác RT sạchvới nước và xà phòng đã làm giảm tới 35% khả năng lây truyền vi khuẩnShigella, vốn là nguyên nhân gây các bệnh tiêu chảy và làm tử vong hàng triệungười mỗi năm trên thế giới [35] Theo nhiều báo cáo của các chuyên gia kiểmsoát nhiễm khuẩn trong và ngoài nước thì các bệnh truyền nhiễm đã và đangdiễn ra trong cộng đồng hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng cách RTXP

Khuyến cáo tại Hội nghị kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện khu vựcChâu Á Thái Bình Dương lần thứ III năm 2007 dựa vào các nghiên cứu khoahọc đã chỉ ra : 1 Rửa tay là biện pháp đơn giản nhất, rẻ tiền nhất và cũng hiệuquả nhất trong kiểm soát nhiễm khuẩn, do đó cần tăng cường sự tuân thủ RT.2.RTTQ hoặc sát khuẩn tay bằng dung dịch chứa cồn là phương pháp tiện ích

và hiệu quả nhất trong kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện [18] TCYTTG ướctính, tại bất kỳ một thời điểm nào đều có trên 1,4 triệu ca nhiễm khuẩn liênquan tới chăm sóc y tế [41] Nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) ngày nay đã trởthành một thách thức mang tính thời đại và tính toàn cầu, được ngành y tế cácquốc gia trên thế giới hết sức quan tâm

Trang 2

Vài năm gần đây, Bộ Y tế đã phát động phong trào vệ sinh bàn tay ở cảbệnh viện và cộng đồng [2, 23] Những nghiên cứu trước đây cho thấy tỷ lệthực hành rửa tay tại cộng đồng và tại các bệnh viện của Việt Nam còn thấp(đều dưới 15%) [1, 12, 15, 21] Con số này cho thấy nguy cơ mắc các bệnhnhiễm trùng ở nước ta rất lớn

Đại học Y Hà Nội là một trong những nơi đầu ngành về đào tạo y tế, nơihàng năm có hàng trăm bác sĩ ra trường, họ sẽ tỏa đi tới mọi miền đất nước làmviệc trong lĩnh vực chăm sóc y tế Việc họ có thói quen thực hành RT tốt sẽ bảo

vệ sức khỏe chính bản thân họ và những người xung quanh, đồng thời cũnggóp vào việc phòng chống NKBV Vậy thực sự những bác sĩ tương lai Y6 sắp

ra trường đã được trang bị đầy đủ về kiến thức cũng như kĩ năng rửa tay phòngbệnh như thế nào? Những nghiên cứu trước đây chủ yếu đánh giá thực hànhRTTQ của các nhân viên y tế (NVYT) hoặc thực trạng thực hành RTXP của hộgia đình, học sinh vùng nông thôn Nhưng chưa có nghiên cứu nào về thựchành RT ở đối tượng sinh viên y, những người hằng ngày vẫn có mặt tại bệnhviện, tiếp xúc trực tiếp với rất nhiều bệnh nhân

Với những lí do nêu trên, chúng tôi thấy cần có một nghiên cứu về kiếnthức, thái độ và thực hành rửa tay phòng bệnh của sinh viên Y6 trường đại học

Y Hà Nội, từ đó góp phần đề xuất những giải pháp nâng cao ý thức, thực hành

vệ sinh đôi tay cho các bác sĩ tương lai Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu

đề tài: “Kiến thức, thái độ và thực hành rửa tay phòng bệnh của sinh viên

Y6 hệ bác sĩ đa khoa trường đại học Y Hà Nội năm 2010” với các mục tiêu:

1 Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành rửa tay thường quy của sinh viên Y6 hệ bác sĩ đa khoa trường đại học Y Hà Nội năm 2010.

2 Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành rửa tay xà phòng của sinh viên Y6 hệ bác sĩ đa khoa trường đại học Y Hà Nội năm 2010.

Trang 3

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Sinh thái học của lớp vi khuẩn trên đôi bàn tay

1.1.1 Lớp vi khuẩn cư trú thường xuyên

Bình thường trên bàn tay người có lớp vi khuẩn (VK) cư trú thườngxuyên Chúng nằm trên bề mặt và sâu dưới da; ổn định về mặt số lượng vàchủng loại Theo các nhà khoa học, dù không nhìn thấy bằng mắt thường,nhưng quan sát qua kính hiển vi trên 1cm² da tay người bình thường chứahơn 40.000 vi khuẩn các loại [5] Chúng thường là VK không gây bệnhtrên người lành như:

 Staphylocoque coagulase negative

1.1.2 Lớp vi khuẩn cư trú tạm thời

Hằng ngày, thông qua những tiếp xúc với bệnh nhân và môi trườngxung quanh; số lượng VK trên bàn tay các NVYT còn tăng lên gấp nhiềulần Lớp VK này có mặt ngay trên bề mặt da bàn tay, chúng rất phong phú

về chủng loại cũng như số lượng Chúng thường là những VK gây bệnh cơhội như:

 Enterobacteries

 E.coli

 Klebsiella

Trang 4

có khả năng sẽ bị mắc bệnh Nếu chúng ta không rửa tay để loại bỏ lớp VKnày thì đôi bàn tay chúng ta sẽ là môi trường sinh sôi của VK, là nguồn lâytruyền bệnh dịch cho bản thân, những người xung quanh và làm gia tăng tỷ

lệ các bệnh nhiễm trùng [28]

Kết quả kiểm tra ngẫu nhiên của bệnh viện (BV) Chợ Rẫy tại thành phố

Hồ Chí Minh (HCM) năm 2001 ở 77 nhân viên y tế, số vi trùng đếm đượctrung bình trên bàn tay hộ lý là 481.273 vi trùng, trên bàn tay bác sĩ275.110 và nhóm điều dưỡng sạch nhất cũng là 126.875 vi trùng [12]

1.2 Lợi ích của việc rửa tay phòng bệnh

1.2.1 Lợi ích của việc rửa tay thường quy

Trong suốt thế kỷ thứ XIX, ở châu Âu và Mỹ, 25% bà mẹ sinh contại bệnh viện đã tử vong do sốt hậu sản Nguyên nhân mà sau này mãi saunày, nhờ tiến bộ của khoa học mới phát hiện ra là do vi khuẩnStreptococcus pyogenes Năm 1843, bác sĩ Oliver Wendell Holmes (Mỹ)yêu cầu một bác sĩ của khoa sản (nơi ông làm việc) nghỉ việc một tháng sau

2 trường hợp bà mẹ tử vong mà ông cho rằng liên quan đến vệ sinh bàn taycủa bác sĩ đó Ý kiến của ông đã bị nhiều bác sĩ cùng thời phản đối [18]

Trang 5

Vào những năm 1840 Semmelweis – một bác sĩ người Hungari gốc

Áo làm việc tại BV (ở Áo) có hai khoa sản, ông đã quan sát sản phụ đượcnhập viện tại hai khoa sản mà không phụ thuộc vào tình trạng lâm sàng Ởkhoa thứ nhất, sản phụ được thăm khám bởi các sinh viên y đi từ phòng mổxác đi sang phòng đỡ đẻ Còn ở khoa thứ hai, sản phụ được khám bởi các

nữ hộ sinh không có tiếp xúc với phòng mổ xác Tỷ lệ tử vong cho mẹ ởkhoa đầu tiên là 18%, với nguyên nhân chính là sốt sản khoa; trong khi ởkhoa thứ hai chỉ là 2% Semmelweis cũng quan sát thấy rằng một đồngnghiệp làm tại khoa sản bị chết - vì một bệnh giống với trường hợp sốt sảnkhoa - sau khi bị cắt phải tay khi đang mổ xác Ông có kết luận rằng, cáchạt gây nhiễm nhỏ gây ra sốt sản khoa có nguồn gốc từ tử thi và được lâytruyền cho sản phụ ở khoa thứ nhất qua bàn tay thăm khám của sinh viên y

Vì vậy ông đã cho những người đi từ phòng mổ xác khử khuẩn tay bằngvôi chlorinate, sau đó thì tỷ lệ tử vong cho mẹ ở khoa thứ nhất đó giảmxuống bằng khoa thứ hai Tuy nhiên, tại thời điểm đó, nhiều người chorằng khuyến cáo rửa tay giữa những lần tiếp xúc với người bệnh củaSemmelweis là quá nhiều và không bác sĩ nào chấp nhận đôi bàn tay họchính là nguyên nhân gây tử vong hậu sản Một số người khác thì cho rằngkết quả nghiên cứu của ông thiếu bằng chứng khoa học [26, 34]

Năm 1879, tại một hội thảo khoa học ở Paris, bác sĩ Louis Pasteur đãlên tiếng: “Nguyên nhân gây tử vong ở những bà mẹ bị nhiễm trùng hậusản chính là các bác sĩ đã sử dụng bàn tay khám các bà mẹ bị bệnh rồikhám các bà mẹ mạnh khỏe” Sau đó, ông đưa ra Lý thuyết về “Mầm bệnh”

và phương pháp tiệt khuẩn Pasteur được sử dụng tới ngày nay [15]

Chưa đầy một thế kỷ sau, một nghiên cứu quan trọng khác đã đượctiến hành Theo dấu đại dịch tụ cầu những năm 1950, Rammelkamp vàcộng sự đã chứng minh rằng sự tiếp xúc trực tiếp là nguyên nhân chính làm

Trang 6

lây truyền Staphylococcus aureus Họ cũng chứng minh rằng: việc rửa taygiữa những lần tiếp xúc với bệnh nhân đã làm tỷ lệ nhiễm S.aureus giảmxuống mức thấp hơn so với lây truyền qua không khí Trong nghiên cứucủa họ, tỷ lệ mang tụ cầu ở nhóm RTTQ là 10% trong khi tỷ lệ mang tụcầu ở nhóm chỉ rửa tay khi cảm thấy cần lên tới 43% [26].

Ngày càng nhiều các nghiên cứu trên thế giới chứng minh vai tròcủa RTTQ đối với việc làm giảm tỷ lệ nhiễm trùng liên quan tới chămsóc y tế Theo Conly (1989), tỷ lệ nhiễm khuẩn liên quan tới chăm sóc y

tế đã giảm rõ rệt, từ 33% xuống còn 12% và từ 33% xuống còn 10%,ngay sau hai lần can thiệp đẩy mạnh việc RTTQ cách nhau 4 năm [28]

Một trong những nghiên cứu nổi tiếng cho thấy lợi ích của việctuân thủ rửa tay được tiến hành từ năm 1995-1998 (có hồi cứu) là nghiêncứu của GS.TS Didier Pittet tại BV thực hành Genever, Thụy Sỹ Ông vàcộng sự đã tiến hành nhiều nghiên cứu về vệ sinh bàn tay Trong nghiêncứu này Pittet đã đưa ra khái niệm là tất cả những lần rửa tay với nước

và xà phòng, rửa tay với dung dịch sát khuẩn tại những thời điểm khuyếncáo rửa tay đều được tính là sự tuân thủ rửa tay Đối tượng được giámsát là tất cả cán bộ y tế ở các khoa lâm sàng Thời điểm giám sát là tất cảcác ngày trong tuần, 20 phút đầu tiên của một ca làm việc Thời giangiám sát được tính đến khi nào thỏa mãn cỡ mẫu cần thiết Những điềudưỡng chuyên ngành kiểm soát nhiễm khuẩn thực hiện giám sát sự tuânthủ rửa tay Để đánh giá hiệu quả của chương trình rửa tay, nhóm nghiêncứu đã đưa ra các chỉ số đánh giá: tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện, tỷ lệMRSA (tỷ lệ vi khuẩn kháng thuốc) và mức độ tiêu thụ dung dịch rửatay chứa cồn

Trang 7

Bảng 1.1: Kết quả chương trình rửa tay qua nghiên cứu của Pittet

Sự tuân thủ rửa tay

- Điều dưỡng và trợ lý điều dưỡng

- Bác sĩ

TăngKhông tăng

6 Mức tiêu thụ dung dịch sát khuẩn

tay/1000 ngày điều trị bệnh nhân

3,5lít

15,4lítBảng trên cho thấy: từ năm 1995-1997, trên 20.000 thời điểmkhuyến cáo rửa tay đã được quan sát, sự tuân thủ rửa tay tăng lên từ 48%đến 66% Tuy nhiên tỷ lệ tuân thủ rửa tay được cải thiện rõ rệt ở điềudưỡng, hộ sinh nhưng tỷ lệ này không được cải thiện ở các bác sĩ Tỷ lệNKBV giảm từ 17,9 % (1994) xuống còn 9,9% (1997) Sự lan truyền vikhuẩn kháng Methicilin/10.000 ngày điều trị/bệnh nhân giảm từ 2,17 %(1994) xuống còn 0,93% (1997) nhưng lượng tiêu thụ dung dịch sát khuẩntay chứa cồn lại tăng từ 3,5 lít (1993) lên 15,4 lít (1997) Năm 2002, trongmột báo cáo, Pittet đã tuyên bố là từ năm 1999-2001, tỷ lệ NKBV duy trì ởmức 10% (giảm 6% so với trước khi có chương trình rửa tay), trong khikinh phí đầu tư cho chương trình rửa tay chỉ là 290.000 USD, tính ra là đãtiết kiệm chi phí cho điều trị nhiễm khuẩn trong 3 năm là 12 triệu đô la Mỹ[18,41]

Trang 8

Tại Việt Nam, kết quả điều tra về vấn đề NKBV năm 2000 do Sở Y

tế thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với các chuyên gia y tế Pháp tiến hànhcho thấy: Trong 9.900 bệnh nhân (BN) của 24 đơn vị bệnh viện trên toànđịa bàn thành phố phát hiện được 854 ca nhiễm khuẩn mắc phải tại bệnhviện (chiếm tỷ lệ 8,6%), trong đó cao nhất là viêm phổi nhiễm khuẩn(26,5%), nhiễm khuẩn do đặt thông tiểu là 18,8% [20] NKBV là nhữngnhiễm khuẩn mắc phải trong thời gian nằm viện mà lý do nhập viện khôngphải do nhiễm trùng ấy, thường xuất hiện sau 48 giờ nhập viện Nhiễmkhuẩn này không hiện diện cũng như không ở trong giai đoạn ủ bệnh tạithời điểm nhập viện [9] Hậu quả của NKBV là kéo dài thời gian nằm viện,tăng chi phí điều trị, tăng tỷ lệ BN tỷ vong, tăng nguy cơ tạo các chủng VKkháng thuốc [17] NKBV đang trở thành một gánh nặng thực sự của ngành

y tế Tăng cường sự tuân thủ RTTQ là điều quan trọng nhất trong các cơ sở

y tế, các bệnh viện

Việc tăng cường thực hành RTTQ trong các bệnh viện ở Việt Nam đãghi nhận nhiều thành công Tại bệnh viện Bình Dân, sau khi phát độngchương trình VSBT, tỷ lệ NKBV đã giảm từ 17,1% xuống còn 2,1%, thờigian nằm viện và chi phí sử dụng kháng sinh cũng đã giảm [28] Bệnh việnBạch Mai trong những năm gần đây đã chú trọng công tác chống NKBV,đồng thời tiến hành tuyên truyền, tập huấn về công tác VSBT khi thăm khámbệnh nhân Nhờ vậy, tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện từ 1,5% (1995) giảmxuống còn 0,8% (2006) [4]

Năm 2009, TCYTTG đã phát động Cuộc vận động toàn cầu tham giachiến dịch “Bảo vệ sự sống: hãy rửa tay” Nhận thức được tầm quan trọngcủa vệ sinh bàn tay trong khám, chữa bệnh, ngày 20/4/2009, TS NguyễnThị Xuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế đã đại diện cho Lãnh đạo Bộ Y tế ký vănbản ủng hộ phong trào vệ sinh bàn tay và kiểm soát nhiễm khuẩn do

Trang 9

TCYTTG phát động, Việt Nam đã trở thành nước thứ 118 tuyên bố triểnkhai Cuộc vận động toàn cầu này Cũng trong năm 2009, Bộ Y tế đã banhành Thông tư số 18/2009/TT-BYT về việc hướng dẫn tổ chức thực hiệncông tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám, chữa bệnh Đặc biệt

là ngay điều đầu tiên của Thông tư đã quy định về rửa tay [23]

1.2.2 Lợi ích của việc rửa tay xà phòng

90% bệnh lây lan qua đường tiếp xúc mà bàn tay là cầu nối chủ yếu

Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo, chỉ một động tác RT sạch với nước và xàphòng đã làm giảm tới 35% khả năng lây truyền vi khuẩn Shigella, giảmrủi ro nhiễm khuẩn tiêu chảy tới 47%, nhiễm khuẩn đường hô hấp tới 19-45% [35] Quan trọng là tạo được thói quen RTXP thường xuyên, đúngcách, nhất là tại các thời điểm trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh Sau khi đi

vệ sinh, khi lau chùi phân/nước tiểu – nơi chứa nhiều vi khuẩn dễ dính vàobàn tay và từ đó xâm nhập vào cơ thể hoặc lây lan sang người khác thôngqua tiếp xúc với bàn tay bẩn (sơ đồ 1.1)

Sơ đồ 1.1 Sơ đồ lây truyền bệnh đường phân-miệng

Trang 10

Kết quả xét nghiệm bàn tay người tại 11 tỉnh của Việt Nam cũng cho thấy,

tỷ lệ đối tượng có bàn tay nhiễm E.coli từ phân rất cao [5] Do đó sau khi đi

vệ sinh, cần phải rửa tay ngay với xà phòng Điều này không những giúpgiữ gìn thân thể sạch sẽ mà còn phòng chống lây nhiễm bệnh tật và còn tạođược thói quen vệ sinh Và cũng cần phải RTXP trước khi chuẩn bị thức ăn

và trước khi ăn để loại trừ các VK bám trên tay có thể lây lan vào thức ăn

và vào miệng

Nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng chỉ ra rất rõ lợi ích của RTXP.Theo Luby và cộng sự, việc khuyến khích RTXP và tăng cường giáo dụccho trẻ em nghèo tại Karachi, Pakistan đã làm giảm 40% tỷ lệ chốc, giảm53% tỷ lệ tiêu chảy, và giảm 50% tỷ lệ viêm phổi Tỷ lệ trẻ em tới bác sĩ vìtiêu chảy giảm 56% và giảm 26% số trẻ cần được nhập viện [33] Theonghiên cứu phân tích của Aiello và nhóm nghiên cứu (2008), việc tăngcường RTXP giúp làm giảm 31% bệnh đường tiêu hóa và giảm 21% bệnh

hô hấp RTXP là một phương pháp có tính khả thi và hiệu quả về chi phí,giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn ở các nước đang phát triển [35]

Tại hội thảo Vệ sinh cá nhân vì sức khỏe cộng đồng, ông Trần ĐắcPhu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế cho biết: “Rửa tay xà phòng,chúng ta nghĩ là đơn giản nhưng thực ra rất quan trọng, làm giảm nguy cơmắc các bệnh truyền nhiễm” [12] Ngành y tế đã và đang đẩy mạnh tuyêntruyền lợi ích RTXP, vận động thực hành thường xuyên RTXP trong cộngđồng [36,37], đặc biệt đây cũng là một cách hữu hiệu trong phòng chốngđại dịch cúm A (H1N1) đang bùng phát hiện nay [11] Vi rút Cúm A(H1N1) là một loại vi rút có khả năng lây từ người sang người Đường lâytruyền chủ yếu của Cúm là qua các giọt bắn khi chúng ta nói chuyện, hắthơi hoặc ho Các giọt bắn này mang mầm bệnh, chúng có thể lây trực tiếpqua đường hô hấp hay qua đường tiếp xúc với dụng cụ, bề mặt và bàn tay

Trang 11

có nhiễm dịch từ đường hô hấp của người Cúm Việc tăng cường RTXPhoặc sát trùng tay với dung dịch có chứa cồn mọi lúc, mọi nơi khi có tiếpxúc với bề mặt nguy cơ và khi chăm sóc người bệnh tại gia đình, sau khi đi

vệ sinh, sau khi ho, hắt hơi, chùi mũi….sẽ làm hạn chế tối đa việc mắc cúm

và giảm thiểu sự lây lan, bùng phát dịch cúm [17]

Rất nhiều quốc gia trên thế giới sau khi phát động chiến dịch tăngcường RT ngoài cộng đồng, trường học, đã làm giảm trên 40% tần suất BN

bị nhiễm trùng đường hô hấp (bao gồm cả cúm mùa), bị viêm phổi ở cộngđồng và trẻ dưới 5 tuổi [17] Hiệu quả RTXP rất rõ, quan trọng để việcRTXP trở thành một thói quen của mỗi người dân là một thách thức lớn.Ngày 15/10/2008 cùng với 20 quốc gia trên khắp thế giới, “Ngày thế giớirửa tay với xà phòng” lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam, gần 500trường học thuộc hơn 20 tỉnh thành phố trên cả nước hưởng ứng với sựtham gia của hàng chục nghìn em học sinh và người dân Mục đích củahoạt động này là đẩy mạnh việc tuyên truyền nâng cao nhận thức, thay đổihành vi của toàn xã hội, của mỗi người dân, đặc biệt là trẻ em trong việcthực hiện thường xuyên RTXP để phòng chống dịch bệnh [3]

1.3 Các nghiên cứu về kiến thức, thái độ và thực hành rửa tay phòng

bệnh

1.3.1 Các nghiên cứu trên thế giới

Nghiên cứu nổi tiếng của Pitte và cộng sự [18, 34], tại Thụy Sĩ thì48% điều dưỡng tuân thủ RTTQ và sau 3 năm có chương trình can thiệp thì

tỷ lệ tuân thủ RTTQ đã tăng lên tới 66% Còn tại Thổ Nhĩ Kỳ, khi đượchỏi về RTTQ đa số các y tá lâm sàng không đạt kiến thức liên quan tới việcVSBT Phần lớn các y tá đều báo cáo rằng họ luôn luôn RT sau khi tiếp xúcvới BN hay các chất thải, máu/dịch cơ thể Các y tá đều tán thành việc phải

Trang 12

RTTQ một cách thường xuyên nhưng thực tế họ không thể làm được điềunày vì thiếu các cơ sở vật chất [25] Một nghiên cứu khác nhằm thu thậpcác thông tin về thực hành RTTQ để từ đó đưa ra các biện pháp kiểm soátlây nhiễm Trong số các sinh viên điều dưỡng (Thổ Nhĩ Kỳ) được hỏi theo

bộ câu hỏi có 80,2% sinh viên (SV) trả lời có RTTQ trước và sau mỗi lầnlàm thủ thuật cho BN Thời gian trung bình 1 lần RTTQ từ 1 phút trở lênchiếm 71,9% Kết luận từ nghiên cứu cho thấy tất cả các sinh viên đềuđược học về rửa tay nhưng họ vẫn chưa thực sự quan tâm tới RT và chưathực hành được những kiến thức đã học

Một chương trình nghiên cứu lớn tại 11 quốc gia đang phát triển đượctiến hành năm 2007 với mục đích nhằm cung cấp những hiểu biết cần thiết

để phát triển các chiến lược cho việc thay đổi hành vi rửa tay Nghiên cứutập trung chủ yếu vào đối tượng các bà mẹ hay những người đang chăm sóctrẻ nhỏ, sử dụng phương pháp phỏng vấn và quan sát để đánh giá về cáchành vi rửa tay

Bảng 1.2: Tỷ lệ RTXP của các bà mẹ, người chăm sóc trẻ tại những

thời điểm quan trọng ở 11 nước đang phát triển.

Địa điểm

nghiên cứu n

RTXP sau đi

VS (%)

RTXP sau VS cho trẻ (%)

RTXP trước cho trẻ ăn (%)

RTXP trước nấu ăn (%)

Chỉ RT với nước (%)

Trang 13

Nghiên cứu của Yalcin SS, Yalsin S, Altin S (2004) về " Rửa taycủa thanh thiếu niên" được tiến hành tại 7 trường học tại Konya, Thổ Nhĩ

Kỳ Hơn 1000 học sinh tham gia trả lời các câu hỏi như “bạn RT khinào”, “trong bao lâu”, “RT như thế nào” và “tại sao” Kết quả cho thấyphần lớn thanh thiếu niên vẫn có kiến thức hạn chế về RTXP, có 42,4%

số thanh niên có RT đúng nguyên tắc Các cách vệ sinh tay của học sinhgồm rửa tay với nước và xà phòng (99,2%), vệ sinh tay bằng dung dịch

có chứa cồn (0,2%), sử dụng khăn giấy để lau tay (0,6%) Thời giantrung bình 1 lần RTXP là 41,8 – 39,1 giây [38]

Tại Hàn Quốc một khảo sát về hành vi rửa tay và nâng cao nhận thức

về tầm quan trọng của rửa tay, số liệu được thu thập bằng cách quan sát2.800 lượt người RT sau khi sử dụng nhà vệ sinh công cộng (NVSCC) tại 7thành phố trong cả nước và phỏng vấn 1.000 người trên 14 tuổi qua điệnthoại Kết quả cho thấy: 94% số người trả lời phỏng vấn tuyên bố thườngxuyên RT sau khi sử dụng NVSCC nhưng con số thực tế khi quan sát tại

Trang 14

NVSCC là 63,4% số người quan sát đã RT Đặc biệt nữ giới RT nhiều hơnnam giới Trong những người phỏng vấn có 73% RTXP trước khi nấu ăn

và 67% RT khi từ ngoài trở về nhà Và mặc dù phần đông mọi người trả lờiphỏng vấn (chiếm 77,6%) biết rằng RT là hữu ích trong việc ngăn chặntruyền bệnh; nhưng 39,6% số người trả lời phỏng vấn đã không làm nhưvậy vì họ không có thói quen RT và 30,2% nghĩ rằng việc RT bất tiện [29]

Tại Colombia theo điều tra tại 25 trường học ở Bogota qua bảng câuhỏi thấy có 33,6% tổng số học sinh là thường xuyên RTXP trước khi ăn vàsau khi đi vệ sinh Khoảng 7% học sinh có ý thức cập nhật thông tin thườngxuyên về các vấn đề liên quan tới nhiễm trùng và rửa tay [31]

1.3.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam

Theo một điều tra về tình hình thực hiện các biện pháp dự phòng cơbản tại BV Bạch Mai và một số BV khu vực phía Bắc được công bố ngày17/3/2007 Tại BV Bạch Mai: chỉ 2,6% nhân viên y tế RTTQ trước khithăm khám bệnh nhân và 4,2% RTTQ trước khi chuyển từ thao tác bẩnsang thao tác sạch trên cùng một bệnh nhân Tỷ lệ RTTQ trong ngày củacác NVYT còn quá thấp, chỉ từ 3 – 5 lần/ngày [15] Thạc sỹ Trần ĐứcMục_Phó Vụ trưởng Vụ Điều trị (Bộ y tế) cho biết chỉ có 17% NVYT ởViệt Nam RTTQ thường xuyên và đúng cách [12]

Nghiên cứu về việc tuân thủ RTTQ tại BV Saint Paul và Thanh Nhànnăm 2007 cho thấy, tỷ lệ bác sĩ và điều dưỡng không RT lần nào chiếm tỷ

lệ 58,3% Tỷ lệ NVYT RT khi có cơ hội chỉ là 12,2% [1]

Kết quả khảo sát trong năm 2009 tại 29 khoa lâm sàng thuộc khốingoại, sản, cấp cứu của 9 BV tuyến Trung ương và tỉnh của khu vực phíaBắc cho thấy: hơn 58% NVYT không trả lời đúng các câu hỏi về VSBT[15] Còn trong lễ phát động “Bàn tay sạch” được tổ chức tại BV Nhi

Trang 15

Trung ương, 300 NVYT có mặt đều không nắm được quy trình RTTQ do

bộ Y tế quy định Những NVYT thao tác sai quy trình đều không cảm thấy

gò bó khi được yêu cầu thực hiện lại [4]

Tại cộng đồng, Cục Y tế dự phòng Việt Nam, Bộ Y tế công bố saumột loạt nghiên cứu đánh giá "Hiện trạng về RT bằng xà phòng tại cộngđồng dân cư của 10 xã khu vực phía Bắc" Cuộc điều tra được tiến hành hếtsức công phu với việc các cán bộ tham gia điều tra đã ở tại các hộ gia đình từ5h sáng đến 20h tối và tiến hành quan sát về thực hành vệ sinh cá nhân của1.180 người dân Kết quả điều tra cho thấy, tỷ lệ người dân trong cộng đồngRTXP rất thấp Chỉ có 6,1% số đối tượng được quan sát có RTXP trước khiăn; 0,8% số người RTXP sau tiểu tiện; 18,6% có thực hiện hành vi RTXPsau khi đại tiện Tỷ lệ các bà mẹ đang nuôi con dưới 5 tuổi có 2,6% RTXPtrước khi cho trẻ ăn, 10,5% sau khi cho trẻ đi tiểu/đại tiện và 17,1% cóRTXP sau dọn phân cho trẻ [21]

Trong nghiên cứu “Vệ sinh môi trường nông thôn Việt Nam” (2006)được tiến hành 8 vùng trên toàn quốc, phỏng vấn và quan sát 37.000 hộ giađình cho thấy: tỷ lệ RTXP rất thấp ở cả 3 thời điểm 12% trước khi ăn,12,2% sau tiểu tiện và 15,6% sau đại tiện Trong số những người đượcphỏng vấn 2,3% số người nêu ra được RTXP là một trong những biện phápphòng tránh bệnh tiêu chảy và bệnh giun Nhóm đối tượng có học vấn thấp,nam giới, người dân tộc thiểu số, người sống tại vùng núi phía Bắc, TâyNguyên, Trung Bộ có tỷ lệ RTXP thấp hơn các nhóm tương ứng khác [7]

Nghiên cứu về hành vi vệ sinh của học sinh tại 966 điểm trường họctrong 224 xã vùng nông thôn Việt Nam năm 2006 tiến hành quan sát tạinhững điểm trường có khu rửa tay và có học sinh đi vệ sinh tại thời điểmquan sát thu được kết quả: 4,6% số học sinh RTXP sau khi đi tiểu tiện và

Trang 16

11,5% RTXP sau khi đi đại tiện [9] Tình trạng thiếu nước và xà phòng làmgiảm tỷ lệ học sinh RTXP [9,36] Tại các điểm trường có xà phòng thì tỷ lệhọc sinh RTXP khá cao 30,7% và 64,5% tại 2 thời điểm tương tự.

Trang 17

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang

2.2 Đối tượng nghiên cứu

Sinh viên năm thứ 6 (Y6) hệ Bác sĩ đa khoa trường đại học Y Hà Nộinăm học 2009 - 2010

- Tiêu chuẩn lựa chọn:

 Những sinh viên hiện đang theo học năm thứ 6 hệ Bác sĩ đa khoatrường đại học Y Hà Nội tại thời điểm nghiên cứu ( năm 2010)

 Sinh viên tự nguyện và đồng ý tham gia nghiên cứu

- Tiêu chuẩn loại trừ:

 Những sinh viên hiện đang theo học tại trường đại học Y Hà Nội tạithời điểm nghiên cứu nhưng khác chuyên ngành và/hoặc khác nămhọc

 Những sinh viên không tự nguyện và từ chối tham gia nghiên cứu

 Sinh viên không tuân thủ qui trình thu thập số liệu (không hoànchỉnh bộ câu hỏi, sao chép bài của sinh viên khác…)

2.3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu đã được tiến hành từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2010, thời gianthu thập số liệu tháng 4 năm 2010 tại trường đại học Y Hà Nội

Trang 18

2.4 Mẫu và cách chọn mẫu

Cách chọn mẫu: mời tất cả sinh viên khối Y6 hệ Bác sĩ đa khoa đanghọc tại trường đại học Y Hà Nội tham gia nghiên cứu Nhóm nghiên cứutới tất cả 12 tổ sinh viên giải thích về nghiên cứu, phát bộ câu hỏi và mờicác bạn tham gia tự điền bộ câu hỏi với sự hướng dẫn và giám sát củanghiên cứu viên

Khối sinh viên Y6 đa khoa có tất cả 12 tổ, tổng số 295 sinh viên,chúng tôi đã phát ra 295 phiếu câu hỏi nhưng chỉ thu lại được 160 phiếu,trong đó có 40 phiếu điền chưa đủ hết các thông tin Mẫu số thực tế đểphân tích cho nghiên cứu là 120 sinh viên Y6 đa khoa

2.5 Biến số, chỉ số nghiên cứu

2.5.1 Một số đặc trưng cá nhân của sinh viên

- Tuổi

- Giới

- Dân tộc : Kinh hay dân tộc khác

- Nơi ở hiện tại: kí túc xá, ở trọ, ở cùng gia đình

- Điều kiện nơi rửa tay của SV: có nước sạch và XP rửa tay

Trang 19

 Bước 3: Chà hai lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ ngón tay.

 Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn taykia

 Bước 5: Dùng lòng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngượclại

 Bước 6: Xoay đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại.Chà xát tay đến khi khô tay

Trang 20

 Không rửa lại tay bằng nước sau khi đã chà tay bằng cồn

5 thời điểm cần tuân thủ RTTQ theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới:

 Trước khi đụng chạm vào người bệnh

 Trước khi tiến hành một thủ thuật vô khuẩn

 Sau khi tiếp xúc, phơi nhiễm với dung dịch cơ thể

 Sau khi tiếp xúc, đụng chạm vào người bệnh

 Sau khi tiếp xúc, đụng chạm vào các vật dụng xung quanh người bệnh

Trang 21

 Mục đích RTTQ: sinh viên lựa chọn đúng – sai cho từng mục đích,cách tính điểm như trên Nếu SV được từ 4/5 điểm trở lên -> tính là

SV nắm được mục đích RTTQ

 Quy trình RTTQ do bộ Y tế quy định: SV kể được số bước có trongquy trình (được 1 điểm), nội dung từng bước theo đúng thứ tự quytrình Mỗi bước SV kể đúng thứ tự và đủ được tính 1 điểm Kể đúngđược thời gian tối thiểu cho RTTQ (30 giây) được 1 điểm

 Đánh giá SV đạt kiến thức chung về RTTQ (bao gồm kiến thức vềthời điểm, mục đích, quy trình RTTQ) khi SV trả lời được từ 80%câu hỏi về phần kiến thức (đạt được từ 16/20 điểm trở lên)

- Nhóm biến số về thái độ của SV đối với RTTQ: đánh giá mức độ tánthành của SV: đồng ý – bình thường – không đồng ý đối với các quanniệm (bao gồm cả các quan niệm đúng và chưa đúng) về mục đích, hiệuquả, thời điểm và cách thức RTTQ Nếu các quan niệm đúng SV đồng ý vàcác quan niệm sai SV không đồng ý thì chúng tôi đánh giá là SV có thái độtích cực

- Nhóm biến số về thực hành RTTQ: sinh viên sẽ điền vào phiếu hỏi cácthông tin như:

 Mức độ thường xuyên – không thường xuyên RTTQ

 Nguyên nhân SV không thường xuyên RTTQ

 Các thời điểm được khuyến cáo SV có – không RTTQ

 Thời gian trung bình một lần RT

 Cách RTTQ: sử dụng nước và xà phòng, cồn sát khuẩn, nước

Trang 22

Bước 3: Dùng lòng bàn tay này chà xát chéo lên mu bàn tay kia

và ngược lại.

Bước 4: Dùng đầu ngón tay

của bàn tay này miết vào kẽ

giữa các ngón của bàn tay kia

và ngược lại.

Bước 5: Chụm 5 đầu ngón tay của tay này cọ vào lòng bàn tay kia bằng cách xoay

đi, xoay lại.

Bước 6: Xả cho tay sạch hết xà phòng dưới nguồn nước sạch Lau khô tay bằng khăn hoặc

giấy sạch.

Chú ý:

 Thời gian mỗi lần rửa tay tối thiểu là 01 phút

 Các bước 2,3,4,5 làm đi làm lại tối thiểu 5 lần

4 thời điểm quan trọng RTXP [18]:

 Trước khi chuẩn bị thức ăn

 Trước khi ăn

 Sau khi đi vệ sinh

Trang 23

 Sau khi làm vệ sinh cho trẻ.

- Nhóm biến số về kiến thức RTXP

 Thời điểm RTXP cũng tương tự như RTTQ, nếu SV trả lời được từ9/11 điểm trở lên tính là SV nắm được kiến thức về thời điểmRTXP

 Mục đích RTXP: SV sẽ tự liệt kê các bệnh phòng được khi RTXP.Mỗi bệnh liệt kê đúng sẽ được tính là 1 điểm

 Đánh giá chung về kiến thức RTXP đạt khi SV trả lời được từ 80%câu hỏi

- Nhóm biến số về thái độ RTXP : chúng tôi đánh giá mức độ đồng ý –bình thường – không đồng ý của SV về các quan niệm được đưa ra dựa trênmột vài nghiên cứu trước, cả các quan niệm đúng và chưa đúng Nếu cácquan niệm đúng SV đồng ý và các quan niệm sai SV không đồng ý thìchúng tôi đánh giá là SV có thái độ tích cực

- Nhóm biến số về thực hành RTXP: sinh viên sẽ điền vào phiếu hỏi cácthông tin như:

 Mức độ thường xuyên – không thường xuyên RTXP

 SV sử dụng xà phòng trong vòng 24h tính từ thời điểm trả lời câu hỏitrở về trước: có – không – không nhớ

 Thời điểm SV RTXP

 Mức độ SV nhắc nhở những người xunh quanh RTXP:

thường xuyên – thỉnh thoảng – chưa từng nhắc

Trang 24

2.6 Kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu:

Số liệu được thu thập thông qua bộ câu hỏi Bộ công cụ thu thập sốliệu do nhóm nghiên cứu xây dựng với sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn

Bộ công cụ thu thập số liệu được thử nghiệm trước khi đưa vào áp dụngchính thức trong nghiên cứu

2.7 Quản lý, xử lý và phân tích số liệu

Số liệu sau khi được thu thập được làm sạch và nhập vào máy tínhbằng phần mềm Epidata 2.1 Phần mềm thông kê Stata 10 được sử dụngtrong phân tích số liệu Cả thống kê mô tả và suy luận được thực hiện.Kiểm định khi bình phương được sử dụng để so sánh tỷ lệ thực hành RTTQ

và tỷ lệ RTXP trong số sinh viên được nghiên cứu Mức ý nghĩa thống kêp< 0,05 được sử dụng trong thống kê suy luận

2.8 Sai số và cách khắc phục sai số

- Bộ câu hỏi được thử nghiệm trên 5 sinh viên trước khi điều tra

chính thức

- Các phiếu chưa điền đủ thông tin được loại ra khỏi nghiên cứu.

- Quá trình nhập số liệu vào máy được thực hiện 2 lần và được kiểm

tra đối chiếu với từng phiếu

2.9 Vấn đề đạo đức nghiên cứu

- Nghiên cứu được sự thống nhất và đồng ý của trường đại học Y

Hà Nội

- Các bạn sinh viên tham gia vào nghiên cứu là tự nguyện và đồng ý

- Kết quả nghiên cứu chỉ sử dụng cho mục đích viết khóa luận và đềxuất kiến nghị nhằm nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành rửa tayphòng bệnh của các bác sĩ đa khoa tương lai

Trang 25

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Thông tin chung về sinh viên tham gia nghiên cứu

Biểu đồ 3.1 Phân bố sinh viên theo giới

* Đặc điểm về dân tộc: 100% sinh viên tham gia nghiên cứu là dântộc kinh

Bảng 3.2 Nơi ở hiện tại của sinh viên

Trang 26

Bảng 3.3 Điều kiện nơi rửa tay của sinh viên

Có Không Tổng

(n=120)

Có XP hoặc dung dịch rửa tay 115 95.8 5 4.2 100

Có cả nước sạch và XP rửa tay 117 94.2 7 5.8 100

Trang 27

Nhận xét:

Kết quả ở bảng trên cho thấy đa phần sinh viên tham gia có đủđiều kiện nơi rửa tay (gồm nước sạch và xà phòng rửa tay) Trong số 120sinh viên tham gia, 98,3% sinh viên trả lời nơi rửa tay có vòi nước sạch

và 95,8% trả lời có xà phòng hoặc dung dịch rửa tay Tuy nhiên chỉ có94,2% sinh viên trả lời có đủ cả vòi nước sạch và xà phòng hoặc dungdịch rửa tay

3.2 Kiến thức, thái độ và thực hành rửa tay thường quy của sinh viên Y6 đa khoa

3.2.1 Kiến thức của sinh viên về rửa tay thường qui (RTTQ)

Bảng 3.4 Sự hiểu biết của SV về thời điểm khuyến cáo RTTQ

Nội dung Đúng

Sai\không biết

Tổng (n=120)

Trước khi thăm khám bệnh nhân (BN) 106 88.3 18 11.7 100

Sau tiếp xúc với chất nôn\chất thải BN 118 98.3 2 1.7 100Chuẩn bị làm thủ thuật cho BN 120 100.0 0 0.0 100Sau cầm các dụng cụ ở xung quanh BN 60 66.7 40 33.3 100Trả lời đúng từ 80% câu hỏi trở lên 111 92.5 9 7.5 100

Nhận xét:

Kết quả ở bảng trên cho thấy sự hiểu biết của sinh viên về thời điểmkhuyến cáo rửa tay thường qui (RTTQ) ở mức độ rất tốt Có 92,5% sinh viêntham gia nghiên cứu trả lời đúng và đầy đủ các thời điểm khuyến cáo RTTQ.100% sinh viên trả lời đúng hai thời điểm RTTQ sau khi thăm khám BN vàtrước khi làm thủ thuật cho BN 100% SV trả lời đúng Tuy nhiên lại chỉ có

Trang 28

66,7% SV biết phải RTTQ sau khi đụng chạm hay cầm vào các dụng cụ ởxung quanh BN

Bảng 3.5 Sự hiểu biết của sinh viên về mục đích RTTQ

Nội dung Đúng

Sai / Không biêt

Tổng (n=120)

Tránh nhiễm khuẩn thêm cho BN 120 100.0 0 0.0 100Tránh nhiễm khuẩn cho người nhà BN 42 35.0 78 65.0 100Tránh nhiễm khuẩn cho bản thân

Trang 29

Bảng 3.6 Kiến thức của SV về quy trình RTTQ do bộ Y tế quy định

Nội dung Kết quả (n=120)

Kết quả ở bảng trên cho thấy kiến thức của SV về quy trình RTTQ do

bộ Y tế quy định còn thấp Trong số 120 SV chỉ có 7,5% nắm được thời giantối thiểu của mỗi lần rửa tay là 30 giây Chỉ có 2.5% sinh viên trả lời đúng và

đủ 6 bước của quy trình, có đến 21,7% SV không biết về quy trình RTTQ

Bảng 3.7 Kiến thức chung của SV về RTTQ

Nội dung Kết quả (n=120)

Số lượng %

Trả lời đúng trên 80% câu hỏi về kiến thức RTTQ 4 3.3Trả lời đúng 70%-80% câu hỏi về kiến thức RTTQ 3 2.5Trả lời đúng 60%-70% câu hỏi về kiến thức RTTQ 32 26.7Trả lời đúng 50%-60% câu hỏi về kiến thức RTTQ 69 57.5Trả lời đúng dưới 50% câu hỏi về kiến thức RTTQ 12 10.0

Trang 30

Biểu đồ 3.3 Kiến thức chung của SV về RTTQ

Nhận xét:

Tổng hợp kiến thức của sinh viên về RTTQ (thời điểm, mục đích

và qui trình), kết quả ở bảng và biểu đồ cho thấy kiến thức của sinh viênrất hạn chế Đa phần sinh viên chỉ trả lời được từ 50-60% các kiến thức

về RTTQ Rất ít sinh viên có kiến thức đầy đủ về RTTQ (trả lời đúngtrên 80% các câu hỏi chỉ có 3,3%)

3.2.2 Thái độ của sinh viên đối với RTTQ

Bảng 3.8 Mức độ tán thành của SV về mục đích và hiểu quả RTTQ

Nội dung

Không đồng ý

Bình thường Đồng ý

Tổng (n=120)

n % n % n % %

RTTQ là biện pháp đơn giản

và hiệu quả nhất trong phòng chống

NKBV

7 94.2 100

Việc RTTQ ở bênh viện có

thể làm giảm tỉ lệ tử vong cho bệnh nhân 11 9.2 20

Trang 31

2.5 3.3

74.1

16.7 9.2

Đồng ý Bình thường Không đồng ý

Biểu đồ 3.4 Mức độ tán thành của SV về mục đích và hiệu quả RTTQ

Nhận xét:

Kết quả ở bảng và biểu đồ trên cho thấy đa phần sinh viên có thái

độ tích cực đối với RTTQ Phần lớn sinh viên đều đồng ý với ý kiếnRTTQ là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất trong phòng chống NKBV(94,2%) và là một biện pháp để bảo đảm an toàn cho NVYT (88,3%) Tuynhiên chỉ có 74,1% đồng ý về hiệu quả RTTQ có thể làm giảm tỷ lệ tửvong cho bệnh nhân

Bảng 3.9 Mức độ tán thành của SV về thời điểm RTTQ

Nội dung

Không đồng ý

Bình thường Đồng ý

Tổng (n=120)

Khi bạn bận, việc hoàn thành

nhiệm vụ của mình quan trọng

hơn RTTQ

71 59.2 31 25.8 18 15.0 100

Cần tạo thói quen RTTQ trước

và sau mỗi lần thăm khám bn 2 1.7 6 5.0 112 93.3 100Bạn RTTQ ngay khi có ai nhắc

Nhận xét:

Trang 32

Kết quả ở bảng trên cho thấy mức độ tán thành của sinh viên về thờiđiểm RTTQ chưa được tốt Phần lớn (93,3%) sinh viên tán thành việc tạo thóiquen rửa tay trước và sau mỗi lần thăm khám bệnh nhân nhưng chỉ có 50%

SV chấp nhận RTTQ ngay khi có người nhắc nhở phải rửa tay Đặc biệt chỉ

có 59,2% SV phản đối việc hoàn thành nhiệm vụ quan trọng hơn RTTQ

Bảng 3.10 Mức độ tán thành của SV về cách thức RTTQ

Nội dung

Không đồng ý

Bình thường Đồng ý

Tổng (n=120)

n % n % n % %

Nhất thiết phải rửa tay bằng

nước và XP khi dây bẩn, dính

máu/dịch cơ thể

Khử khuẩn tay bằng dung dịch

cồn khi tay không trông rõ vết

cáu bẩn

18 15 17 14.2 85 70.8 100

Không rửa tay lại bằng nước

sau khi đã chà tay bằng cồn 24 20.0 11 9.2 85 70.8 100

3.2.3 Thực hành của sinh viên về RTTQ

Trang 33

Biểu đồ 3.5 Tỷ lệ SV RTTQ tại những thời điểm được khuyến cáo

Nhận xét:

Kết quả ở biểu đồ trên cho thấy thực hành của sinh viên về RTTQchưa hoàn toàn tốt Phần lớn sinh viên đã thực hiện RTTQ vào những thờiđiểm được khuyến cáo Tỷ lệ sinh viên RTTQ sau khi tiếp xúc vớimáu/dịch cơ thể đạt cao nhất 99,2% Tuy nhiên tỷ lệ sinh viên RTTQ trướckhi khám BN còn thấp (chỉ có 55,8%)

Biểu đồ 3.6 Mức độ thực hành RTTQ trước khi thăm khám BN

Nhận xét:

Trang 34

Tỷ lệ SV thường xuyên RTTQ trước khi thăm khám BN tương đốithấp 34,2%, có tới 65,8% SV không thường xuyên RTTQ trước khi thămkhám BN.

Bảng 3.11 Lý do SV không rửa tay thường xuyên trước khi thăm khám

BN

Lý do Kết quả (n=79)

Số lượng %

Chỉ tiếp xúc với bệnh nhân trong thời gian ngắn 6 7.6

Cảm thấy rất bất tiện khi phải rửa tay nhiều lần 15 19.0Công việc quá nhiều, rửa tay rất mất thời gian 9 11.4

Nhận xét:

Khi được hỏi lý do không thường xuyên RTTQ trước khi thăm khám

BN, 79 SV không thường xuyên RTTQ đã đưa ra rất nhiều lý do, trong đó

lý do phổ biến được sinh viên trả lời là quên không rửa tay (54,4%) Ba lý

do khác được nhiều sinh viên trả lời là: nghĩ rằng chỉ tiếp xúc với bệnhnhân trong thời gian ngắn (36,7%); do đã đeo găng 31,6%; lý do bồn rửatay ở vị trí bất tiện chiếm tỷ lệ 29,1% Đặc biệt có một số sinh viên khôngrửa tay thường xuyên vì cho rằng mất thời gian (11,4%) hoặc cảm thấy rất

Trang 35

bất tiện khi phải rửa tay nhiều lần (19%) Chỉ có 1,3% không thường xuyênRTTQ do da bị dị ứng với chất rửa tay.

Biểu đồ 3.7 Các cách RTTQ của SV

Nhận xét:

Kết quả ở bảng trên cho thấy cách rửa tay của sinh viên rất tốt Phần lớnsinh viên đều RTTQ đúng cách 85,8% RTXP và nước sạch; 10% dùng cồn sátkhuẩn Chỉ có 4,2% sinh viên tham gia trả lời rằng chỉ rửa tay với nước

Biểu đồ 3.8 Thời gian trung bình một lần RTTQ của SV

Trang 36

Nhận xét:

Kết quả ở biểu đồ trên cho thấy đa số sinh viên có thời gian rửatay đảm bảo (từ 30 giây trở lên) Trung bình thời gian một lần RTTQ củasinh viên là 1 phút 40 giây Thời gian nhanh nhất của một lần sinh viênrửa tay là 10 giây, thời gian lâu nhất là 5 phút Có tới 95% sinh viên rửatay từ 30 giây trở lên Chỉ có 5% sinh viên rửa tay không đủ thời gian (íthơn 30 giây)

3.3 Kiến thức, thái độ và thực hành rửa tay xà phòng của sinh viên Y6

đa khoa

3.3.1 Kiến thức về RTXP của sinh viên

Bảng 3.12 Sự hiểu biết của SV về thời điểm RTXP

Nội dung Đúng

Sai\không biết

Tổng (n=120)

Sau khi đụng chạm vào chất thải 118 98.3 2 1.7 100

Trả lời đúng từ 80% câu hỏi trở lên 57 47.5 63 52.5 100

Trang 37

Nhận xét:

Kết quả ở bảng trên cho thấy sự hiểu biết của sinh viên về thời điểmrửa tay xà phòng (RTXP) ở mức độ thấp Chỉ có 47,5% sinh viên tham gianghiên cứu trả lời được trên 80% câu hỏi về các thời điểm RTXP khuyếncáo (bao gồm rửa tay trước khi nấu ăn, trước khi ăn cơm, trước khi cho em

bé ăn, sau khi đi đại tiện và sau khi thay tã cho em bé) Nhìn chung, sinhviên có hiểu biết khá tốt về thời điểm rửa tay sau khi đi đại tiên, thay tã cho

em bé nhưng còn hạn chế ở thời điểm trước khi nấu ăn và trước khi ăncơm 96,7% sinh viên biết phải RTXP sau khi đi đại tiện nhưng chỉ có59,2% sinh viên biết RTXP trước khi nấu ăn

Bảng 3.13 Sự hiểu biết của SV về mục đích RTXP

Phòng tránh được các bệnh

Đúng Sai / Không

biêt

Tổng (n=120)

Các bệnh lây qua đường phân-miệng 103 85.8 17 14.2 100Các bệnh lây qua đường hô hấp 19 15.8 101 84.2 100Các bệnh lây qua vết thương ở bàn tay 27 22.5 93 77.5 100

Nhận xét:

Trả lời cho câu hỏi “Rửa tay xà phòng giúp phòng tránh được nhữngbệnh gì?”, kết quả ở bảng trên cho thấy hiểu biết của sinh viên về mục đíchRTXP còn thấp Mặc dù có 85,8% sinh viên nhận thức được tầm quantrọng của việc RTXP giúp phòng tránh các bệnh lây qua đường phân-

Trang 38

miệng Nhưng chỉ có 22,5% sinh viên biết RTXP giúp phòng tránh cácbệnh lây qua vết thương ở bàn tay Tỷ lệ sinh viên kể được RTXP phòngtránh được cả các bệnh lây qua đường hô hấp và các bệnh viêm loét giácmạc, ngộ độc chỉ có 15,8% sinh viên.

Bảng 3.14 Kiến thức chung của SV về RTXP

Nội dung Kết quả

Số lượng %

Trả lời đúng trên 80% câu hỏi về kiến thức RTXP 23 19.2Trả lời đúng trên 70%-80% câu hỏi về kiến thức RTXP 38 31.7Trả lời đúng dưới 70% câu hỏi về kiến thức RTXP 59 49.1

Biểu đồ 3.9 Kiến thức chung của SV về RTXP

Ngày đăng: 21/06/2014, 14:26

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Kết quả chương trình rửa tay qua nghiên cứu của Pittet  và cộng sự - Kiến thức, thái độ và thực hành rửa tay phòng bệnh của sinh viên Y6 hệ bác sĩ đa khoa trường đại học Y Hà Nội năm 2010
Bảng 1.1 Kết quả chương trình rửa tay qua nghiên cứu của Pittet và cộng sự (Trang 7)
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ lây truyền bệnh đường phân-miệng - Kiến thức, thái độ và thực hành rửa tay phòng bệnh của sinh viên Y6 hệ bác sĩ đa khoa trường đại học Y Hà Nội năm 2010
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ lây truyền bệnh đường phân-miệng (Trang 9)
Bảng 1.2: Tỷ lệ RTXP của các bà mẹ, người chăm sóc trẻ tại những  thời điểm quan trọng ở 11 nước đang phát triển. - Kiến thức, thái độ và thực hành rửa tay phòng bệnh của sinh viên Y6 hệ bác sĩ đa khoa trường đại học Y Hà Nội năm 2010
Bảng 1.2 Tỷ lệ RTXP của các bà mẹ, người chăm sóc trẻ tại những thời điểm quan trọng ở 11 nước đang phát triển (Trang 12)
Bảng 3.1 Phân bố sinh viên theo tuổi - Kiến thức, thái độ và thực hành rửa tay phòng bệnh của sinh viên Y6 hệ bác sĩ đa khoa trường đại học Y Hà Nội năm 2010
Bảng 3.1 Phân bố sinh viên theo tuổi (Trang 25)
Bảng 3.4 Sự hiểu biết của SV về thời điểm khuyến cáo RTTQ - Kiến thức, thái độ và thực hành rửa tay phòng bệnh của sinh viên Y6 hệ bác sĩ đa khoa trường đại học Y Hà Nội năm 2010
Bảng 3.4 Sự hiểu biết của SV về thời điểm khuyến cáo RTTQ (Trang 27)
Bảng 3.5 Sự hiểu biết của sinh viên về mục đích RTTQ - Kiến thức, thái độ và thực hành rửa tay phòng bệnh của sinh viên Y6 hệ bác sĩ đa khoa trường đại học Y Hà Nội năm 2010
Bảng 3.5 Sự hiểu biết của sinh viên về mục đích RTTQ (Trang 28)
Bảng 3.6 Kiến thức của SV về quy trình RTTQ do bộ Y tế quy định - Kiến thức, thái độ và thực hành rửa tay phòng bệnh của sinh viên Y6 hệ bác sĩ đa khoa trường đại học Y Hà Nội năm 2010
Bảng 3.6 Kiến thức của SV về quy trình RTTQ do bộ Y tế quy định (Trang 29)
Bảng 3.8. Mức độ tán thành của SV về mục đích và hiểu quả RTTQ - Kiến thức, thái độ và thực hành rửa tay phòng bệnh của sinh viên Y6 hệ bác sĩ đa khoa trường đại học Y Hà Nội năm 2010
Bảng 3.8. Mức độ tán thành của SV về mục đích và hiểu quả RTTQ (Trang 30)
Bảng 3.9  Mức độ tán thành của SV về thời điểm RTTQ Nội dung - Kiến thức, thái độ và thực hành rửa tay phòng bệnh của sinh viên Y6 hệ bác sĩ đa khoa trường đại học Y Hà Nội năm 2010
Bảng 3.9 Mức độ tán thành của SV về thời điểm RTTQ Nội dung (Trang 31)
Bảng 3.10  Mức độ tán thành của SV về cách thức RTTQ - Kiến thức, thái độ và thực hành rửa tay phòng bệnh của sinh viên Y6 hệ bác sĩ đa khoa trường đại học Y Hà Nội năm 2010
Bảng 3.10 Mức độ tán thành của SV về cách thức RTTQ (Trang 32)
Bảng 3.11 Lý do SV không rửa tay thường xuyên trước khi thăm khám BN - Kiến thức, thái độ và thực hành rửa tay phòng bệnh của sinh viên Y6 hệ bác sĩ đa khoa trường đại học Y Hà Nội năm 2010
Bảng 3.11 Lý do SV không rửa tay thường xuyên trước khi thăm khám BN (Trang 34)
Bảng 3.13 Sự hiểu biết của SV về mục đích RTXP - Kiến thức, thái độ và thực hành rửa tay phòng bệnh của sinh viên Y6 hệ bác sĩ đa khoa trường đại học Y Hà Nội năm 2010
Bảng 3.13 Sự hiểu biết của SV về mục đích RTXP (Trang 37)
Bảng 3.14 Kiến thức chung của SV về RTXP - Kiến thức, thái độ và thực hành rửa tay phòng bệnh của sinh viên Y6 hệ bác sĩ đa khoa trường đại học Y Hà Nội năm 2010
Bảng 3.14 Kiến thức chung của SV về RTXP (Trang 38)
Bảng 3.15 Mức độ tán thành của SV đối với những quan niệm chưa đúng về RTXP - Kiến thức, thái độ và thực hành rửa tay phòng bệnh của sinh viên Y6 hệ bác sĩ đa khoa trường đại học Y Hà Nội năm 2010
Bảng 3.15 Mức độ tán thành của SV đối với những quan niệm chưa đúng về RTXP (Trang 39)
Bảng 3.16 Mức độ tán thành của SV đối với những quan niệm đúng về RTXP - Kiến thức, thái độ và thực hành rửa tay phòng bệnh của sinh viên Y6 hệ bác sĩ đa khoa trường đại học Y Hà Nội năm 2010
Bảng 3.16 Mức độ tán thành của SV đối với những quan niệm đúng về RTXP (Trang 40)
Bảng 3.18 Mối liên quan giữa giới với việc thường xuyên RTXP - Kiến thức, thái độ và thực hành rửa tay phòng bệnh của sinh viên Y6 hệ bác sĩ đa khoa trường đại học Y Hà Nội năm 2010
Bảng 3.18 Mối liên quan giữa giới với việc thường xuyên RTXP (Trang 43)
Bảng 3.19 Mức độ nhắc những người xung quanh RTXP của SV - Kiến thức, thái độ và thực hành rửa tay phòng bệnh của sinh viên Y6 hệ bác sĩ đa khoa trường đại học Y Hà Nội năm 2010
Bảng 3.19 Mức độ nhắc những người xung quanh RTXP của SV (Trang 44)
Bảng 4.1 Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành RTPB của SV Y6 đa khoa - Kiến thức, thái độ và thực hành rửa tay phòng bệnh của sinh viên Y6 hệ bác sĩ đa khoa trường đại học Y Hà Nội năm 2010
Bảng 4.1 Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành RTPB của SV Y6 đa khoa (Trang 53)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w