Thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng tại địa phương là nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân các cấp và nhiều ngành. Trong đó được phân công cơ bản như sau:
- Ủy ban nhân dân các cấp: Ủy ban nhân dân các cấp ở địa phương bao gồm: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo và kiểm tra các cơ quan hành chính nhà nước thuộc cấp mình tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi, chăm sóc, giúp đỡ thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, những người và gia đình có công
23 với cách mạng theo quy định của pháp luật.
- Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội các cấp: Là cơ quan tham mưu giúp Ủy ban nhân dân các cấp ở địa phương thực hiện chức năng quản lý nhà nước và trực tiếp hướng dẫn công dân có đủ điều kiện, tiêu chuẩn lập hồ sơ công nhận là người có công với cách mạng theo quy định của từng diện cụ thể. Đồng thời, chủ trì trong việc thực hiện các chính sách, chế độ trợ cấp ưu đãi đối với người có công và thân nhân người có công theo quy định của Nhà nước đã ban hành.
Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội các cấp có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan cùng cấp thực hiện việc xác nhận đối tượng người có công, thân nhân người có công để thực hiện các chính sách ưu đãi khác theo quy định về pháp luật ưu đãi về người có công.
- Các cơ quan nhà nước có liên quan: Các cơ quan nhà nước có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật để thực hiện hoặc phối hợp cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện chính sách ưu đãi có liên quan đến người có công và thân nhân người có công cụ thể như sau:
+ Cơ quan Nội vụ: Căn cứ xác nhận đối tượng là người có công hoặc thân nhân người có công của Cơ quan Lao động Thương binh và Xã hội để thực hiện việc ưu tiên trong tuyển dụng công chức, viên chức.
+ Cơ quan Y tế: Căn cứ thẻ Bảo hiểm y tế do cơ quan Lao động -Thương binh và Xã hội mua cấp cho đối tượng để thực hiện miễn 100% chi phí khám, chữa bệnh cho người có công và thân nhân người có công.
+ Cơ quan Xây dựng: Căn cứ xác nhận đối tượng là người có công hoặc thân nhân người có công của cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội để thực hiện hỗ trợ xây dựng hoặc sửa chữa nhà ở theo mức do Chính phủ quy định.
+ Cơ quan Thuế: thực hiện miễn, giảm các loại thuế theo quy định của pháp luật đối với người có công và thân nhân người có công khi có các giao dịch
24 hành chính phát sinh...
- Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội: Tuyên truyền, vận động mọi tầng lớp nhân dân, các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng, vận động toàn dân tham gia chăm sóc người có công, xây dựng quỹ Đền ơn đáp nghĩa, thực hiện các chương trình tình nghĩa đối với người có công với cách mạng.