1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đọc thêm: thơ Hai Kư của Ba Sô

5 2,8K 16
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 76,5 KB

Nội dung

Giáo án Ngữ văn 10 CB Đỗ Viết Cường Tiết theo PPCT: 53 THƠ HAI-CƯ CỦA BA-SÔ Ngày soạn: 12.12.10 Ngày giảng: Lớp giảng: 10B1 Sĩ số: A. Mục tiêu bài học: Giúp hs: 1. Kiến thức: - Thơ Hai-cư và đặc trưng của nó. - Thơ Hai-cư của Ba-sô. - Hình ảnh thơ mang tính triết lí giàu liên tưởng. 2. Kỹ năng: - Biết đọc - hiểu một bài thơ Hai-cư. 3. Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước và tình cảm nhân đạo. B Phương tiện thực hiện: - Sgk, sgv. - Thiết kế dạy học. - Chuẩn kiến thức, kĩ năng. - Một số tài liệu tham khảo khác. C. Cách thức tiến hành: Gv tổ chức giờ dạy- học theo cách gợi mở, phát vấn, trao đổi thảo luận. D. Tiến trình giờ học: 1. Ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: (Không) 3. Bài mới: Hoạt động của gv và hs Yêu cầu cần đạt Hs đọc phần tiểu dẫn-sgk. (?) Cuộc đời và sự nghiệp của Ba-sô có gì đáng chú ý? Hs: Trả lời I. Tìm hiểu chung: 1. Vài nét về Ba-sô: - Ma-su-ô Ba-sô (1644-1694). - Quê hương: U-ê-nô, xứ I-ga (nay là tỉnh Mi-ê) - Gia đình: võ sĩ cấp thấp. - 28 tuổi, ông chuyển đến kinh đô Êđô sinh sống và làm thơ Hai-cư, bút hiệu là Ba-sô 1 Giáo án Ngữ văn 10 CB Đỗ Viết Cường (?) Qua phần tiểu dẫn, em hãy nêu tóm tắt đặc điểm của thơ Hai-cư? Hs: Trả lời (?) Tình cảm thân thiết, gắn bó của nhà thơ với thành phố Ê-đô và nỗi niềm hoài cảm về kinh đô Ki-ô-tô đẹp đẽ đầy kỉ niệm được thể hiện qua các bài 1 và 2 ntn? Hs: Trả lời (?) ở bài số 1, em thấy Ba- ghi lại sự thực gì trong cuộc đời của ông? Bài thơ gợi lên tình cảm gì? Liên hệ với thơ Chế Lan Viên về tình cảm này mà em biết? Hs: Trả lời (?) Tìm quý ngữ ở bài 2? (Ba Tiêu). - 10 năm cuối đời, ông du hành hầu khắp đất nước. - Con người: tài hoa, ưa lãng du. - Ông được đánh giá là bậc thầy về thơ Hai- cư. - Các tác phẩm: Phơi thân đồng nội (1685), Đoản văn trong đãy (1688), Cánh đồng hoang (1689), áo tơi cho khỉ (1691), Lối lên miền Ô-ku (1689). 2. Đặc điểm Hai-cư: - Có 17 âm tiết (hơn một chút), ngắn nhất thế giới, được ngắt làm 3 đoạn (5-7-5). - Thường miêu tả thiên nhiên theo mùa (quý đề), sử dụng những từ miêu tả thiên nhiên mùa (quý ngữ). - Thấm đẫm tinh thần Thiền tông và văn hóa phương Đông. - Cảm thức thẩm mĩ: đề cao cái Vắng lặng, Đơn sơ, U huyền, Mềm mại, Nhẹ nhàng. - Ngôn ngữ: hàm súc, thiên về gợi, ko tả. - Thi pháp “chân không”: sử dụng những mảng trắng, hoảng trống trong bài thơ như một phương tiện làm nổi bật ý nghĩa của bài thơ. II. Hướng dẫn đọc- hiểu: 1. Bài 1 và 2: a. Bài 1: - Ghi lại sự thực về cuộc đời nhiều biến đổi, lãng du của Ba-sô: quê ở Mi-ê, lên Ê-đô (Tô- ki-ô) ở được 10 năm rồi trở về thăm quê. - Gợi tình cảm tha thiết, chân thành với miền đất từng gắn bó: Ê-đô. 2 Giáo án Ngữ văn 10 CB Đỗ Viết Cường (?) Gắn bài thơ với hiện thực cuộc đời Ba-sô để cắt nghĩa nó? Hs: Trả lời Gv gợi mở: - ý nghĩa của hình ảnh mái tóc bạc? - Tìm và phân tích ý nghĩa của quý ngữ? - Hình ảnh dòng “lệ trào nóng hổi” cho thấy tình cảm của tác giả với mẹ ntn? Hs: Trao đổi nhóm, trả lời (?) Liên tưởng, câu hỏi tu từ của Ba-sô: tiếng vượn hú não nề- tiếng trẻ bị bỏ rơi than khóc gợi hiện thực khốc liệt nào của đất nước Nhật Bản? Hs: Trả lời (?) Hình ảnh “gió mùa thu tái tê” gợi xúc cảm gì? Hs: Trả lời Gv gợi mở: ý nghĩa ẩn dụ của hình ảnh chú khỉ? Vẻ đẹp tâm hồn của Ba-sô qua bài thơ này? Hs: Trả lời Cố hương- quê cũ nơi gắn bó máu thịt. - Liên hệ: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn” (Tiếng hát con tàu- Chế Lan Viên). b. Bài 2: - Quý ngữ: chim đỗ quyên  mùa hè. - Sự thực cuộc đời Ba-sô: ở kinh đô (10 năm)  về quê (20 năm)  trở lại kinh đô. - ở kinh đô mùa hè (hiện tại)  nhớ kinh đô xưa- kỉ niệm đã qua  nỗi niềm hoài cổ. * Tiểu kết: Hai bài thơ đều thể hiện tình cảm gắn bó sâu nặng của tác giả với mảnh đất mình đã và đang sống. 2. Bài 3: - Hình ảnh mái tóc bạc  di vật của người mẹ đã mất; biểu tượng cho cuộc đời vất vả một nắng hai sương của người mẹ. - Quý ngữ: làn sương thu  hình ảnh đa nghĩa: + Giọt lệ như sương. + Tóc mẹ như sương. + Đời người như giọt sương- ngắn ngủi, vô thường. - Hình ảnh dòng “lệ trào nóng hổi”  nỗi xót xa, đau đớn vì mất mẹ  tình cảm mẫu tử cảm động. 3. Bài 4: - Liên tưởng, câu hỏi tu từ của Ba-sô: tiếng vượn hú não nề- tiếng trẻ bị bỏ rơi than khóc  hiện thực khốc liệt của đất nước Nhật Bản những năm đói kém (Nhiều gia đình túng quẫn quá, ko nuôi nổi con đành phải bỏ chúng vào rừng, thậm chí có khi còn đang tâm giết cả những đứa trẻ sinh vì ko nuôi nổi tất cả. Đó là những đứa trẻ “ma-bi-ru”- tỉa bớt, những đứa trẻ bị tỉa bớt như người ta tỉa bớt cây non. - Gió mùa thu tái tê  tiếng gió đang than khóc cho nỗi đau buồn của con người.  Bài thơ cho thấy trái tim nhân đạo của Ba- 3 Giáo án Ngữ văn 10 CB Đỗ Viết Cường (?) Tìm quý ngữ trong bài thơ? Em nhận xét gì về khung cảnh thiên nhiên mà bài thơ gợi lên? Tìm mối tương giao của cảnh? Hs: Trả lời (?) Tìm quý ngữ và cảm thức về cái Vắng lặng trong bài thơ số 7? Hs: Trả lời (?) Hoàn cảnh sáng tác bài thơ? Hs: Trả lời (?) Gọi cuộc đời mình là “cuộc lãng du”, em thấy cuộc đời của Ba-sô là cuộc đời của một con người ntn? Hs: Trả lời (?) Tìm quý ngữ và ý nghĩa của nó? Hs: Trả lời (?) Khát vọng được sống, được tiếp tục lãng du của tác giả được thể hiện ntn? sô. 4. Bài 5: - Hình ảnh ẩn dụ: chú khỉ đơn độc trong mưa lạnh  những người nông dân nghèo khổ.  những em bé nghèo tội nghiệp. - Vẻ đẹp tâm hồn Ba-sô: + Tinh tế, nhạy cảm. + Giàu lòng từ bi với những sinh vật bé nhỏ, tội nghiệp. + Giàu lòng yêu thương với những con người nghèo khổ. 5. Bài 6: - Quý ngữ: hoa anh đào  mùa xuân. - Cảnh những cánh hoa đào rụng lả tả làm mặt hồ lăn tăn sóng gợn  cảnh tĩnh; đơn sơ, giản dị và đẹp. - Triết lí Thiền tông: sự tương giao của các sự vật, hiện tượng trong vũ trụ. 6. Bài 7: - Quý ngữ: tiếng ve  mùa hè. - “Vắng lặng”, “u trầm”- các tính từ đặc tả sự vắng vẻ, u tịch của thiên nh.iên. - Tiếng ve- âm thanh vô hình. - Đá- vật thể hữu hình.  Tác giả cảm nhận được thiên nhiên tĩnh lặng đến mức có thể nghe được tiếng ve rền rĩ như thấm vào lòng đá.  Sự cảm nhận chuyển đổi cảm giác tinh tế của tác giả.  Tinh thần thiền tông: sự tương giao của các sự vật, hiện tượng. 7. Bài 8: - Hoàn cảnh: Bài thơ được viết vào 8-10- 1694 ở Ô-sa-ka, lúc cuối đời của tác giả, khi ông nằm bệnh, đau yếu, bệnh tật. - “Cuộc lãng du”- cuộc đời như một chuyến lãng du phiêu bồng bất tận- cuộc đời của một kẻ ưa lãng du. 4 Giáo án Ngữ văn 10 CB Đỗ Viết Cường Hs: Trả lời - Quý ngữ: cánh đồng hoang vu hình ảnh của mùa đông xơ xác, điêu tàn, trống trải, giá lạnh; nơi ít nhười đặt chân tới.  Ngay cả khi cuối đời, thân bệnh nhưng Ba-sô vẫn ko thôi khao khát được lãng du, được sống, được đặt chân lên khắp mọi nơi gửi trong giấc mộng phiêu bạt. III.Tổng kết 1. Nội dung ý nghĩa: Thơ ba-sô đã thức dạy nỗi nhớ da diết trong lòng những người xa quê hướng về xứ sở. 2. Nghệ thuật: - Câu thơ ngắn, hàm súc. - Hình ảnh thiên nhiên, tạo vật đầy gợi cảm trong liên tưởng. 4. luyện tập, củng cố: Hs nhắc lại kiến thức trọng tâm của từng bài. 5. hướn dẫn học bài: Yêu cầu hs: - Xem lại bài và học thuộc các bài thơ Hai-cư trên. - Sưu tập các bài thơ Hai-cư khác. 5 . đặc trưng của nó. - Thơ Hai- cư của Ba- sô. - Hình ảnh thơ mang tính triết lí giàu liên tưởng. 2. Kỹ năng: - Biết đọc - hiểu một bài thơ Hai- cư. 3. Thái độ:. 53 THƠ HAI- CƯ CỦA BA- SÔ Ngày soạn: 12.12.10 Ngày giảng: Lớp giảng: 10B1 Sĩ số: A. Mục tiêu bài học: Giúp hs: 1. Kiến thức: - Thơ Hai- cư và đặc trưng của

Ngày đăng: 09/11/2013, 13:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w