Thờ Mẩu trong hệ thống tín ngưỡng Việt Nam Tín ngưỡng có thể hiểu là niềm tin, sự ngưỡng mộ tuyệt đối với một đối tượng siêu nhiên nào đó cỏ ảnh hường, chi phổi đến đời sống sinh hoạt củ
Trang 1THỜ MRU VÀ MÃ TÍN NGƯỠNG THỜ Mồu
TRONG VĂN HOÁ VIÌT NRM
Nguyễn Thị Bích Ha
I Thờ Mẩu trong hệ thống tín ngưỡng Việt Nam
Tín ngưỡng có thể hiểu là niềm tin, sự ngưỡng mộ tuyệt đối với một đối tượng siêu nhiên nào đó cỏ ảnh hường, chi phổi đến đời sống sinh hoạt của con người Tín ngưỡng là niềm tin về những điều linh thiêng, những sức mạnh huyền bỉ, vĩ đại mà con người chi cảm nhận được mà khó cỏ thể nhận thức được.
Như vậy, tín ngưỡng là một sản phẩm văn hoá do con người quan hệ với tự nhiên, xã hội và chính bản thân mà hình thành
Khái niệm tín ngưỡng và tôn giáo có nhiều chỗ gần gũi với nhau vì nó cùng cỏ nguồn gốc từ lòng tin tuyệt đối vào một đấng cao siêu huyền bí nào
đó, nhưng chúng cũng có nhiều điểm khác nhau Tôn giáo với tư cách một giáo lí, giáo pháp chính là sự phát triển một tín ngưỡng, được cộng đồng thể chế, quy phạm hoá cao độ Mỗi tôn giáo cần có: Một vị giáo chủ đứng đầu (Chúa Trời, đức Phật Thích Ca, Lão Tử); Một hệ thống giáo lí; Một hệ thống thể chế, nghi lễ thờ tự và nơi thờ tự; Một hệ thống tổ chức gồm giáo luật nghiêm chinh, giáo hội với các tín đồ
Tôn giáo dân gian không hẳn là tôn giáo với những thể cách trên, nó chù yếu mới là sự sùng tín, nó nằm trong tâm thức của con người, trong sinh hoạt dân dã và được biểu hiện ra chủ yếu trong phong tục tập quán sinh hoạt
* PGS TS., Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trang 2chứ chưa được thể chế hóa hay trở thành giáo luật Các nhà nghiên cứu thường gọi chung đối tượng này là tín ngưỡng, tín ngưỡng dân gian hoặc đôi khi cũng dùng khái niệm tôn giáo dân gian Khái niệm tín ngưỡng vì vậy rộng rãi hơn và dân dã hơn khái niệm tôn giáo mà người ta thường hay nói đến Tín ngưỡng dân gian Việt Nam chủ yếu dựa trên lòng biết ơn và ngưỡng
mộ của các thế hệ sau đối với tiền thần, tiền nhân Ngoài những tín ngưỡng riêng mà mỗi tộc người có thể có khác nhau, tín ngưỡng dân gian Việt Nam khá phong phú, nó là tâm thức tôn sùng các lực lượng siêu nhiên như:
- Tôn sùng tự nhiên (mặt trời, mặt trăng, nước, mưa, gió, sấm, chóp )
- Tôn sùng các loại cây trồng (bầu bí, lúa, ngô, đậu ), vật nuôi (trâu,
bò, lựn, chó, cừu )
- Tôn sùng vật tổ (vật tổ chim, cá, cây, trâu )
- Tôn sùng tổ tiên (quốc tổ, thành hoàng, tổ tiên, ông bà)
- Tôn sùng sự sinh sản: sinh thực khí và các hoạt động tính giao
- Tôn sùng Mầu: các nữ thần, các mẫu tam phủ, tứ phủ (thiên phủ, địa phủ, nhạc phủ, thoải phủ), Bà chúa xứ, Thiên Yana
- Tôn sùng các anh hùng dân tộc, anh hùng địa phương, người có công lớn với dân với nước: Thánh Gióng, Tản Viên Sơn Thánh, Lý Ông Trọng,
Bà Trưng, Đức thánh Trần, Chừ Đồng Tử
Từ tâm thức sùng bái đó, trong các cộng đồng hình thành các phong tục tập quán và nghi lễ thờ cúng tự nhiên, thờ cúng Tổ Tiên, thờ Mẩu và nghi lễ phồn thực Đó là những nghi lễ và phong tục rất quen thuộc đối với người Việt khắp nơi trong cả nước Mỗi loại tín ngưỡng này đều có nguồn gốc sâu xa từ quan hệ qua lại giữa con người với các đối tượng siêu nhiên kia Chẳng hạn, tại sao con người lại sùng bái tự nhiên? Là bởi trong sinh hoạt và lao động, hằng ngày hằng giờ tự nhiên gắn bó mật thiết và chi phối
sự thành bại, tốt xấu, hay dở trong hoạt động của con người Nó nảy sinh sự
sợ hãi hay e ngại, tâm lí ngưỡng mộ hay sùng bái, cũng từ đó con người nhìn nhận tự nhiên như những đấng linh thiêng, thần thánh Con người đưa tự nhiên vào bàn thờ trong các gia đình hay trong miếu điện Tự nhiên thành biểu tượng trong tín ngưỡng thờ cúng, trong văn hóa mỗi dần tộc, trong văn học và nghệ thuật nhiều thời đại Đó cũng là con đường chung để các tín ngưỡng thẩm thấu vào văn hóa hay sinh hoạt cộng đồng nhiều dân tộc trên thế giới mà không phải chi riêng ở Việt Nam
Thờ Mâu và mã tín ngưỡng thờ Mâu trong văn hóa Việt Nam 741
Trang 37 4 2 V ăn h ó a th ờ N ữ thấn - mẫu ở V iệ t nam v à c h â u á
Mỗi loại tín ngưỡng trên lại được biểu trưng qua một số mã khác nhau
mà tìm hiểu tín ngưỡng đó thì không thể không nhìn nhận các mã của nó Trước khi tìm mã tín ngưỡng, phải hiểu bản thân tín ngưỡng đó như một thực thể văn hóa, những biểu hiện cùa nó trong thực hành văn hóa truyền thống, vị trí của nó trong các hình thức vãn hóa khác nhau như văn học, âm nhạc, hội họa, nghi lễ Từ đó mới có cơ sở để đi tìm sự thể hiện nó một cách sâu sắc hơn Đặc biệt là với những tín ngưỡng cổ, nhiều khi người ở thời đại sau chi có thể nắm bắt được nó thông qua các mã cùa nó, rồi từ đó
mà hiểu được tín ngưỡng của người xưa
Chúng tôi đã có dịp trình bày vấn đề mã và mã văn hóa trong T/C Văn hóa dân gian số 1/2006 Trong đó chúng tôi định nghĩa mã văn hóa như sau:
Mã văn hóa (Cultural code) là kết tinh cùa các giá trị văn hoá, là phần nổi trội nhất, cơ bản nhất, có tính ổn định tương đổi cùa cộng đồng
Nó biểu hiện ra ngoài bằng các tín hiệu văn hoá, biểu tượng văn hoá, chìm sâu bên trong là vô vàn lớp nghĩa luôn đòi hỏi giải mã thì mới cỏ thể hiểu được con người và cộng đồng đó.
Theo quan niệm của chúng tôi, mã văn hóa có mang tính quốc tế, có những mã được cả thế giới chấp nhận và sử dụng (Chữ thập đỏ là kí hiệu y tế), nhưng nhiều mã văn hóa là sản phẩm của một cộng đồng dân tộc, được hình thành và ổn định ừong quá trình lịch sử cộng đồng đó chung sức làm ăn
và chiến đấu chống kẻ thù “bốn chân và hai chân” Vì vậy, nhiều mã văn hóa chi là tài sản tinh thần của một cộng đồng, chi những cộng đồng nhất định mới có thể hiểu và lí giải được (v/d: sợi dây lanh của tộc người Mông, Việt Nam) Chúng tôi chia Mã văn hóa thành 3 loại: kí tín hiệu (huy hiệu, huy huân chưong, biển báo, đèn hiệu, logo ), biểu tượng và mật mã Xét về mặt
số lượng, có lẽ kí tín hiệu phong phú nhất, nhưng cũng dễ nhìn nhận và
khám phá nhất Biểu tượng và mật mã đều có số lượng khá phong phú, nhưng cũng khó giải mã và không thể lí giải một lần là xong Đặc biệt, mật
mã là những mã văn hóa bí ẩn, Nó cần phải có chìa khoá để giải mã và là cách duy nhất để lí giải được cái không thể nắm bắt bằng cách nào khác Đổi với việc nghiên cứu mã văn hoá, mật mã quá bí ẩn, khó có thể giải mã được
và không ai dám nói là có thể giải mã hoàn toàn chúng Tín hiệu kí hiệu thì đơn giản, giải mã một lần là xong Biểu tưựng phong phú và có chiều sâu hon nhiều Biểu tượng mang ý nghĩa biểu thị hết sức sinh động tạo nên những liên tưởng hấp dẫn và rộng lớn Vì vậy, trong vấn đề giải mã văn hoá thì giải mã biểu tượng là phổ biến và có ý nghĩa hơn cả Thấu hiểu ý nghĩa
Trang 4của các biểu tượng, nói rộng ra là hiểu được hệ giá trị văn hoá của một dân tộc được kết tinh lại trong biểu tượng tức là có thể hiểu đến tận cùng con người và dân tộc ấy
Tín ngưỡng là một thành tố trong nhiều thành tố cấu thành chỉnh thể văn hóa một cộng đồng, trong đó, mỗi ioại tín ngưỡng lại có một số mã tín ngưỡng tương ứng (những biểu tượng của văn hóa tín ngưỡng) mà giải mã tín ngưỡng là một thao tác khoa học thực sự lí thú và mang lại nhiều hữu ích trong nghiên cứu văn hóa cộng đồng đó
II Thờ Mẩu, tín ngưỡng bản địa đặc sắc của Việt Nam
Trong tín ngưỡng dân gian cùa một số dân tộc phuơng Đông và phương Tây đều có tín ngưỡng trọng mẫu, đề cao, suy tôn nữ tính và người
mẹ Tín ngưỡng đó bắt nguồn từ chế độ nguyên thuỷ với những thị tộc mà người đứng đầu là phụ nữ, người chia thức ăn, người sinh sản và nuôi lớn cộng đồng trong cả nghĩa đen và nghĩa bóng
Với người Việt Nam, tinh thần trọng Mau đã trở thành một tín ngưỡng
và được thể hiện ra qua một số phong tục khác nhau ở nhiều địa phương Điều đó ngoài ý nghĩa chung với các dân tộc cùng có tín ngưỡng này, còn có nguyên nhân từ lịch sử đặc biệt của Việt Nam Truyền thống trọng mẫu của Việt Nam có nguồn gốc từ chính vai trò to lớn của người phụ nữ trong lịch
sử hình thành và phát triển cộng động Xã hội nguyên thủy được duy trì khá dài ừên mảnh đất này Trong xã hội đó, thường vai trò lớn nhất là những người phụ nữ Vì vậy mà trong tiếng thuần Việt, những gì to lớn nhất, quan trọng nhất thường được gắn với từ “cái” với ý nghĩa là mẹ, là phụ nữ: Sông cái, cột cái, cổng cái, đường cái, thúng cái, đũa cái Tự nhiên trong con mắt người Việt cổ cũng do chính những người phụ nữ, người mẹ sản sinh và chỉ phối Mặt ừời, mặt trăng, núi, đất, nuớc đều do những người phụ nữ làm chủ Cho nên, trong quan niệm của người Việt, tín ngưỡng của họ trước hết
là sự tôn sùng đối với những người phụ nữ, các nữ thần tự nhiên như nữ thần Mặt Trời, nữ thần Mặt Trăng, mẫu Thiên, mẫu Địa, mẫu Thoải Người Việt Nam gọi các nữ thần tự nhiên là Mầu - Mẹ với niềm tôn kính và tin tưởng rằng các Mầu sẽ che chở cho những đứa con mình khỏi mọi tai hoạ do thiên nhiên gây ra Thiên nhiên chủ yếu của người Việt, cũng là thiên nhiên tác động to lớn nhất đến đời sống lao động sản xuất và sinh hoạt của cư dân Việt cổ là mưa, nắng, từ đó sinh ra hạn, lụt Vậy nên, các thần tự nhiên xa xưa không chỉ là nữ thần mà chức năng của họ luôn là làm mưa hay làm
Thờ Mâu và mã tín ngưỡng thờ Mâu trong văn hóa Việt Nam 7 4 3
Trang 5744 V a n hóa thờ N ữ thán - MẪU ở VlỆT NAM VẢ CHÂU A
nắng, gây hạn hay làm ra lụt lội Bà Mây (Pháp Vân), bà Mưa (Pháp Vũ), bà Sấm (Pháp Lôi), bà Chớp (Pháp Điện), mang những chức năng chi phối thiên nhiên nắng lắm mưa nhiều kia Các thần mẫu tự nhiên khi bắt gặp Đạo Giáo thần tiên mới được kết nạp vào tòa thánh, vào điện thờ để trờ thành Tam toà thánh mẫu, Tứ phủ thánh linh Đó là những tên gọi quen thuộc người Việt dùng để gọi các nữ thần tự nhiên trong hình dung vũ trụ rộng lớn: Mầu Thiên phủ (nữ thần coi sóc chín tầng trời), Mau Nhạc phù (nữ thần rừng núi), Mầu Thoải phủ (nữ thần sông biển), Mầu Địa phủ (nữ thần đất đai)
Rồi từ các nữ thần tự nhiên, niềm tín ngưỡng ấy lan toả đến các thần nông nghiệp như Bà Dâu, Bà Đậu, Bà Nành, Mẹ Lúa, Mẹ Chè, mẹ Mía, mẹ Khoai với niềm tin tưởng rằng nữ tính chính là đặc tính tối ưu đối với mùa màng và sự sinh sản của cây cối, chì có các nữ thần cai quản cây cối thì mùa màng mới bội thu Người nông dân Việt Nam thường trìu mến và sùng kính gọi tên các cây trồng quen thuộc, phổ biến và tối quan trọng của mình là
“mẹ” chính là xuất phát từ niềm tín ngưỡng đó
Rồi từ các bà mẹ nông nghiệp, niềm tin ấy lại lan toả đến các bà mẹ lịch sử Ở vị trí địa lí tự nhiên khá đặc biệt “cuối nguồn sông, đầu nguồn biển”, là dấu nối quan trọng giữa biển và lục địa, nên lịch sử Việt Nam gắn liền với lịch sử chống ngoại xâm “Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh”, những người phụ nữ bình thường khi đất nước có giặc giã binh đao, được khoác lên vai chức năng coi kho, giữ lẫm, trở thành các bà Chúa Kho, Chúa Lẩm, các bà mẹ thần thánh tham gia chống ngoại xâm giữ nước bằng chức năng đầy nữ tính của mình Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội, Hà Nam, Thanh Hóa,
Hà Tĩnh đều có truyền thuyết về những người phụ nữ, người mẹ giữ kho và cung cấp hậu cần cho quân đội trong thời chiến Hon nữa, các bà chúa kho, chúa lẫm ngày xa xưa ấy, đến nay vẫn tiếp tục trợ giúp các thế hệ cháu con làm ãn, tăng tài tăng lộc Của kho dường như là vô tận, các mẫu khi thì cho vay, khi thì ban phát tiền của dồi dào cho con cháu Đầu năm mới, đầu mùa làm ăn, ai ai cũng đến xin lộc rơi lộc vãi của các bà chúa, các mẫu cũng rộng rãi chia tài phát lộc khiến đền các bà chúa kho ờ Việt Nam đầu năm luôn tấp nập đông vui
Các mẫu nhân thần dần dần đã bước chân vào điện mẫu, ngồi cùng hoặc hóa thân vào các nhiên thần, khiến cho điện mẫu Việt Nam ngày càng phong phú Các Quốc Mầu, Vương Mau những người phụ nữ Việt Nam có vai trò to lớn và có công trạng hiển hách trong lịch sử dựng nước và giữ nước như Linh Nhân Quốc Mầu Ỷ Lan, Linh Từ Quốc Mau Trần Thị Dung
Trang 6là những người phụ nữ có thực trong lịch sử đã trở thành các quốc mẫu được mọi người tôn vinh Hệ thống tín ngưỡng thờ nữ thần vì vậy càng ngày càng trở nên phong phú Đen, phủ thờ các Mầu trải khắp các vùng trên đất Việt Nam Bên cạnh các đền phù thờ riêng các mẫu, Mẩu còn được phối thờ trong đền “tiền Thần, hậu Mầu” hay trong chùa “tiền Phật, hậu Mầu” mà trong nghi thức thờ tự ở các dân tộc khác trong khu vực không thấy có Đó là nét đặc sắc, độc đáo của tín ngưỡng thờ Mầu Việt Nam
III Một số mã tín ngưỡng thờ Mẩu trong văn hóa Việt Nam
Hiện nay, ngòai một số đền phủ thờ các quốc mẫu hay thánh mẫu như mẫu Âu Cơ, mẫu Ỷ Lan, mẫu Thiều Hoa là các mẫu có danh vị và lai lịch
cụ thể, thì các đền chùa Việt Nam đều phối thờ các mẫu Tam phủ, Tứ phủ, các mẫu biểu trưng cho thế giới tự nhiên linh thiêng và rộng lớn Tín ngưỡng này lại được biểu hiện ra bên ngoài bằng một số mã đặc thù của nó mà cứ nơi nào thờ mẫu là có thể thấy sự hiển hiện của các mã này Mã tín ngưỡng thờ mẫu là loại mã văn hóa đặc thù, chỉ liên quan và thể hiện ở tín ngưỡng thờ mẫu Khi giải mã tín ngưỡng thờ mẫu Việt Nam, chúng tôi quan tâm đến những mã này Tuy nhiên, trong nghi thức thờ mẫu chúng tôi đã quan sát nhưng cũng chưa lí giải được toàn bộ những tín hiệu hay biểu tượng của nó, một số mã này chúng tôi cũng xin khất lại sau
Trước hết, chúng tôi coi trang phục như một mã văn hóa được biểu trưng trong nghi thức thờ mẫu Nhìn vào một ban thờ mẫu có ba hoặc bốn vị thánh mẫu được thờ ở vị trí cao nhất, ta biết đó là ban thờ Tam phủ hay Tứ phù Hơn nữa, dù vị tri của các mẫu được sắp xếp như thế nào thì qua màu sắc trang phục của các mẫu ta có thể nhận biết ngay đó là thánh mẫu nào Mau đệ nhất (mẫu thiên phủ) thường ngồi ở chính giữa, trang phục màu đỏ tượng trưng cho thế giới bên trên, cho quyền lực và sự oai nghi Mầu đệ nhị (mẫu nhạc phủ) thường ngồi ở bên phải mẫu đệ nhất, từ ngoài nhìn vào thì mẫu ờ bên trái của ban thờ Trang phục của mẫu màu xanh, tượng trưng cho miền rừng núi, cho 81 cửa rừng mà mẫu cai quản, màu của cây cối xanh tươi Mầu đệ tam (mẫu thoải phủ) ngồi ờ bên trái mẫu đệ nhất, trang phục màu trắng, biểu tượng cho nước, cho sự trong sạch, tinh khiết cùa thế giới thủy phủ, vùng nước sông biển Mau Địa thường ngồi ờ phía trước và thấp hơn mẫu Thiên một chút Mẩu mặc áo mầu vàng, màu tượng trưng cho đất đai Nhiều nơi thường chỉ thờ mẫu tam phủ, ít thờ tứ phủ Dưới hàng tam mẫu là hàng các quan lớn, các chầu bà, ông hoàng, cô, cậu Màu sắc trong
T hờ Mâu và mã tín ngưỡng thờ Mâu trong văn hóa Việt Nam 745
Trang 7746 Van hóa th ờ Nữ thắn - MẪU ở Việt NAM VÀ CHÂU A
trang phục của các chầu bà, các quan lớn, các ông hoàng, các cô, các cậu cũng tùy vào vai trò của các vị theo hầu mẫu nào mà có màu sắc tương tự mẫu ấy
Mầu Tam phù
Trong Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, các tác giả đã trích dẫn khá nhiều quan niệm của các dân tộc khác nhau trên thế giới về biểu tượng màu sắc, và nhiều quan niệm trong đó trái ngược nhau Nhưng tất cả đều chứng minh một điều rằng, từ xa xưa, các màu sắc khác nhau của vũ trụ đều được các dân tộc quan tâm và nó mang những biếu trưng khác nhau đối với mỗi dân tộc đó1 Màu sắc trong trang phục tủ a các mẫu và các hầu cận mang quan niệm về màu sắc của người Việt khá rõ, nó không bị phụ thuộc vào quan niệm màu sắc của Trung Hoa mà người ta thường lấy để so sánh Theo quan niệm ngũ hành (Trung Hoa) thì hành thủy (nước) có màu đen, thủy chủ
I Jean Chevalier & Aỉain Gheerbrant Từ điên biêu tượng vân hỏa thể giới. Nxb Đà Nằng.&Trường Viết văn Nguyền Du 1997, tr 561 - 567.
Trang 8phương Bắc, vì vậy biểu tượng cho phương Bắc cũng là màu đen Còn hành kim (kim loại) có màu trắng, kim chủ hướng Tây, vì vậy biểu tượng của hướng Tây cũng màu trắng Người Việt quan niệm nước biểu tượng cho sự thanh sạch, trong trẻo, tinh khiết, vì vậy nước có màu trắng và mẫu Thoải, chù
về nước luôn có trang phục màu trắng Mầu nhạc phủ coi sóc vùng rừng núi,
mà rừng núi thì cây cổi xum xuê, xanh tốt nên trang phục của mẫu không thể không là màu xanh, màu của tự nhiên rừng núi quen thuộc Việt Nam Mầu thiên phủ là mẫu đệ nhất trong các mẫu, mẫu cai quản thế giới bèn trên, gần với vầng mặt trời đỏ rực rõ, mẫu cũng tượng trưng cho sức mạnh và quyền lực, vậy nên màu đỏ là quan niệm về màu sắc gắn liền với mẫu
Vai ừò nổi bật và đặc thù của người phụ nữ, của các Mầu là sinh sản
và nuôi dưỡng con người và muôn vật Vì vậy, tín ngưỡng thờ Mau thường được thể hiện qua các mã thờ hang và thờ trứng, về mã hang động Có thể thấy rằng, lòng hang bí ẩn, tăm tối, ẩm ướt là biểu tượng cái tử cung của người đàn bà, từ đó muôn vật được sản sinh Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới cũng viết: “Hang là mẫu gốc cùa hình ảnh từ cung người mẹ, hang hiện diện trong những huyền thoại về sự phát sinh, phục sinh và khai tâm thụ pháp cùa nhiều dân t ộ c Người ta còn gọi cái tử cung của người phụ nữ là
“huyền tẫn” với ý nghĩa cái hang tăm tối Các Mầu thường được thờ trong hang động hoặc việc thờ cúng có liên quan đến hang động với ý nghĩa này Động Hương Tích thờ bà chúa Ba, đền hang (đền thượng) ở Suối Mỡ, Lục Nam, Bắc Giang thờ Mẩu Thượng Ngàn, động Thiên Hương (trong hệ thống Tam Cốc Bích Động, Ninh Bình) thờ Linh Từ Quốc Mau Trần Thị Dung, đền Cùi (thuộc núi Ngũ Mã, Nghi Xuân, Nghệ Tĩnh) thờ Mau Liễu Hạnh đó là những nơi thờ Mầu nổi tiếng của người Việt Ở nhiều điện thờ Mầu tại các chùa, phủ, dù không phải là các hang động thiên tạo, song nghệ sỹ dân gian cũng tạo hình lòng hang tại các nơi đó, dường như để hồi cố những hang động
là nơi thờ Mầu quen thuộc Mã Lòng Hang chính vì vậy mang quan niệm tương đồng này và chính là một biểu hiện của tín ngưỡng sùng Mầu
Một trong những mã cùa tín ngưỡng dân gian là biểu tượng trứng Nó
là một mã của tín ngưỡng sùng Mầu Nhiều dân tộc trên thế giới quan niệm quả trứng là mẫu gốc, từ đó sinh ra vũ trụ, trời đất và muôn vật Ở Việt Nam
ta, hình tượng quả trứng Điếng của tộc người Mường cũng mang ý nghĩa ấy
Họ lí giải con người (hoặc con người của một dân tộc cụ thể nào đó) được
Thờ Mâu và mã tín ngưỡng thờ Mẫu trong văn hóa Việt Nam 747
1 Jean Chevalier, Alain Gheebrant Từ điển biểu tượng vân hóa thế giới Nxb Đà Nằng &
Trường Viết văn Nguyễn Du 1997 tr 380.
Trang 9748 Vần Hóa thờ NữTHẤN - MẪU ở VlỆT NAM VÀ CHÂU Á
sinh ra từ trứng, hoặc được người mẹ thần linh sinh ra trứng rồi từ trứng đó
nở ra con Rồi khi chết đi họ lại đi “xin đuông, chuộc số” để mong được trở
về với hình hài vật tổ, về với hình hài trứng mà từ đó họ sinh ra v ề mã trứng, Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới có viết “77« rằng thế giới sinh ra
từ một quả trứng là một ý tưởng chung cùa người Seltes, người Hy Lạp, người Ai Cập, người Ân Độ, người Việt Nam, người Trung Quốc, người Nhật Bản ”.1 Chức năng đặc biệt của người phụ nữ không thể ai thay thế là sinh đẻ con cái Trong thần thoại của người Việt và một số dân tộc thiểu sổ thì người phụ nữ, người mẹ thủy tổ của cộng đồng không sinh trực tiếp ra con người mà sinh ra trứng, rồi từ trứng nở ra con Mẹ Âu Cơ (Việt) sinh một bọc trăm trứng, nở ừăm con; Chim Ây Cái ứ a (Mường) sinh trăm trứng,
99 trứng nờ ra muôn vật, một cái trứng đặc biệt nở ra con người như vậy, trứng mang biểu tượng của sự sinh nở và cả sự tái sinh con người Cúng trứng vì vậy mang cả sự tôn sùng sinh sản và tái sinh Cho nên chúng tôi cho rằng, biểu tượng bộ ba: bát com - đôi đũa bông - quả trứng không thể thiếu trên nắp quan tài người chết của tộc người Việt không phải chi là đồ ăn cho người mới mất khỏi đói (vì còn có nhiều món ăn thịnh soạn hơn), mà đó chính là biểu tượng thiêng liêng mang ý nghĩa tinh thần, đưa người thân dời khỏi thế giới ừần gian, về với tổ tiên, trờ lại hình hài trứng như vật tổ Bát cơm úp chồng cao, hình vòng cung, màu trắng như bầu trời; đôi đũa nhiều tầng bông như những lớp mây bay (tương truyền, trước đây vót đũa bông phải chọn người khéo tay vót đù 9 tầng bông mới được), qủa trứng như nguồn sống, nguồn phát sinh hay hình hài vật tổ từ đó con người sinh ra hay mong muốn trở về Vậy là dường như ta rõ hơn rằng, tín ngưỡng của mỗi dân tộc đều được biểu hiện trong các mã khác nhau, gắn với sinh hoạt và quan niệm của dân tộc đó Trứng có hình tròn, có màu trắng, những chiếc bánh trôi nước cũng có hình tròn, màu trắng như hình những quả trứng, vì vậy, ừong nhiều lễ hội tưởng niệm các Mầu, người dân thường dâng cúng bánh ứôi và bí mật thả bánh trôi xuống hang hay xuống giếng để tưởng niệm
về sự sinh sản của các Mầu Chẳng hạn, Vì mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trứng, nở trăm con nên trong ngày hội tưởng nhớ Cha Rồng - Mẹ Âu ở Bình Đà, Hà Tây (cũ) dân làng có tục hèm làm bánh trôi rồi bí mật mang thả một số bánh nhất định xuống giếng làng vào đêm trước hội Tuy nhiên, không phải ai ở làng Bình Đà hiện nay cũng đều biết đến hình thức thả bánh mang ý nghĩa biểu tượng và sự hồi cố trên; Lễ cúng và thả bánh trôi vào rạng sáng ngày 6 tháng 3 âm lịch ở làng Hát Môn, Hà Tây (nơi mà theo truyền thuyết Hai Bà
1 Sđd, tr 961.
Trang 10Trưng đã tuẫn tiết ở đây) Truyền thuyết kể, trước khi tuẫn tiết vào ngày 6 tháng 3, Hai Bà đã ăn bánh trôi Để tưởng niệm Hai Bà và hồi cố việc ăn bánh, hồi cố xa hơn về sự sinh sản của Mau nên vào đêm trước hội, đêm mồng 6 tháng 3 dần làng đã tổ chức làm và thả bánh Cũng vì thế mà cả nước có tục ăn bánh trôi vào ngày tết thanh minh mồng 3 tháng 3 âm lịch, thì tại làng Hát Môn hiện nay, dân làng chỉ bắt đầu ăn bánh trôi vào ngày 6 tháng 3 âm, sau khi đã dâng bánh và thả bánh tưởng niệm Mau Trumg Trắc, Trưng Nhị xuống ao làng
Tín ngưỡng thờ mẫu ờ Việt Nam có nguồn gốc từ xa xưa, đến nay vẫn đang tồn tại và phát triển Các tín đồ sùng mẫu ngày càng nhiều, các vấn đề
có Hên quan đến đạo mẫu ngày càng được nghiên cứu, mổ xẻ, đánh giá và dường như càng gần với hiện thực hơn Tuy nhiên, nhiều vấn đề thuộc nội hàm của đạo mẫu vẫn chưa được khai thác hết, chưa được lí giải cặn kẽ và hợp lí Chẳng hạn, tại sao ở Việt Nam đạo Mau lại liên quan đến tục lên đồng? Tại sao tục thờ ngũ hổ hay ông lốt lại thờ trong điện Mầu mà không phải ở những thờ tự khác cùa người Việt? Những tín hiệu văn hóa đó còn ẩn chứa điều gì? Do thời gian diễn ra quá dài, lại trải qua nhiều sự kiện lịch sử
và sinh hoạt quan trọng được đan xen, lồng cài vào nhau; Do các mã vãn hóa chuyển di từ thế hệ trước cho thế hệ sau bị thất truyền; Do con người cố tình hiểu lại những vổn cổ để phục vụ mục đích nào đó trước mắt kết quả là nhiều tín ngưỡng mất đi sự thuần nhất, nhiều mã tín ngưỡng đã bị khúc xạ và biến tướng đi, khiến việc giải mã nó không đơn giản Điều đó đã thúc đẩy chúng tôi tiếp tục quan tâm tìm hiểu về vấn đề tín ngưỡng và mã tín ngưỡng thờ Mẩu trong thời gian tới
Thờ Mau và mã tín ngưỡng thờ Mẫu trong văn hóa Việt Nam 749