MỤC LỤCMỞ ĐẦU2Chương 1.Cơ sở hình thành tín ngưỡng thờ Mẫu trong văn hóa Việt Nam41.1.Những đặc điểm tự nhiên tác động đến quá trình hình thành nền văn hóa Việt Nam41.2.Loại hình văn hóa gốc nông nghiệp51.2.1.Đặc trưng của loại hình văn hóa gốc nông nghiệp51.2.2.Những biểu hiện của tín ngưỡng thờ Mẫu trong loại hình văn hóa gốc nông nghiệp6Chương 2.Tín ngưỡng thờ Mẫu trong văn hóa Việt Nam102.1.Bản chất của tín ngưỡng thờ thờ Mẫu trong văn hóa Việt Nam102.2.Nội dung cơ bản của tín ngưỡng thờ Mẫu trong văn hóa Việt Nam10Chương 3.Vận dụng tín ngưỡng thờ Mẫu trong việc dạy học môn Cơ sở Văn hóa Việt Nam143.1.Ý nghĩa của tín ngưỡng thờ Mẫu trong văn hóa Việt Nam 143.2.Vận dụng tín ngưỡng thờ Mẫu trong việc dạy học môn Cơ sở Văn hóa Việt Nam14KẾT LUẬN15TÀI LIỆU THAM KHẢO16 MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của chuyên đềĐất nước Việt Nam ngày càng phát triển, trên mọi lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội nước ta đều đạt được những thành tựu nổi bật. Trong những năm gần đây nền giáo dục nước nhà được Đảng và Nhà nước quan tâm, không chỉ các ngành khoa học tự nhiên phát triển mà các ngành khoa học xã hội cũng có những công trình nghiên cứu để giữ gìn và phát huy truyền thống của đất nước.Bước sang thế kỷ XXI, thời đại của công nghiệp hóa, xã hội thông tin và hội nhập toàn cầu,Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Hội nhập với thế giới Việt Nam có rất nhiều cơ hội phát triển, nhưng cũng không ít thách thức nhất là về lĩnh vực văn hóa để chúng ta hòa nhập nhưng không hòa tan. Giữ gìn văn hóa truyền thống là giữ gìn những giá trị mà dân tộc Việt Nam đã cùng nhau xây dựng, vun đắp qua nhiều thế hệ. Tuy nhiên để những giá trị văn hóa truyền thống đó được bảo tồn và phát huy đúng giá trị của mình thì chúng ta phải có cách nhìn nhận đúng đắn những giá trị truyền thống đó.Tín ngưỡng thờ Mẫu trong văn hóa Việt Nam là một giá trị văn hóa từ lâu của xã hội Việt Nam, từ lúc Việt Nam bắt đầu đặt nền móng xây dựng văn hóa Việt Nam và phản ánh đặc trưng của loại hình văn hóa gốc nông nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên Tín ngưỡng thờ Mẫu là văn hóa dân gian do đó hay bị lợi dụng để làm biến đổi tính chất và lợi dụng để làm lợi cho cá nhân.Môn “Cơ sở văn hóa Việt Nam” thuộc hệ thống đào tạo đại cương của Trường Sĩ quan Pháo binh, môn học trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản nhất về quá trình hình thành, lịch sử phát triển, những giá trị văn hóa truyền thống của văn hóa Việt Nam. Tín ngưỡng thờ Mẫu là một vấn đề trong văn hóa Việt Nam cần nghiên cứu và trang bị cho học viên, bởi vì đối tượng học viên đào tạo sĩ quan chỉ huy cấp phân đội của nhà trường đa phần là thanh niên trẻ vừa học xong chương trình đào tạo Trung học Phổ thông chưa có nhiều điều kiện để tìm hiểu nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Mẫu. Cũng là để học viên có cách nhìn nhận đúng đắn về một giá trí văn hóa truyền thống đang được Nhà nước phát huy và bảo tồn. Ngoài ra chuyên đề cũng là một tài liệu để giáo viên tham khảo trong quá trình giảng dạy môn học.
Trang 1MỤC LỤC
Chương 1 Cơ sở hình thành tín ngưỡng thờ Mẫu trong văn hóa Việt Nam 4
1.1 Những đặc điểm tự nhiên tác động đến quá trình hình thành
1.2 Loại hình văn hóa gốc nông nghiệp 5
1.2.1 Đặc trưng của loại hình văn hóa gốc nông nghiệp 5
1.2.2 Những biểu hiện của tín ngưỡng thờ Mẫu trong loại hình
Chương 2 Tín ngưỡng thờ Mẫu trong văn hóa Việt Nam 10
2.1 Bản chất của tín ngưỡng thờ thờ Mẫu trong văn hóa Việt
2.2 Nội dung cơ bản của tín ngưỡng thờ Mẫu trong văn hóa
Việt Nam
10
Chương 3 Vận dụng tín ngưỡng thờ Mẫu trong việc dạy học môn Cơ sở Văn
hóa Việt Nam
14
3.1 Ý nghĩa của tín ngưỡng thờ Mẫu trong văn hóa Việt Nam 14
3.2 Vận dụng tín ngưỡng thờ Mẫu trong việc dạy học môn Cơ
sở Văn hóa Việt Nam
14
Trang
Trang 2MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của chuyên đề
Đất nước Việt Nam ngày càng phát triển, trên mọi lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội nước ta đều đạt được những thành tựu nổi bật Trong những năm gần đây nền giáo dục nước nhà được Đảng và Nhà nước quan tâm, không chỉ các ngành khoa học tự nhiên phát triển mà các ngành khoa học xã hội cũng có những công trình nghiên cứu để giữ gìn và phát huy truyền thống của đất nước
Bước sang thế kỷ XXI, thời đại của công nghiệp hóa, xã hội thông tin và hội nhập toàn cầu,Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó Hội nhập với thế giới Việt Nam có rất nhiều cơ hội phát triển, nhưng cũng không ít thách thức nhất là về lĩnh vực văn hóa để chúng ta hòa nhập nhưng không hòa tan Giữ gìn văn hóa truyền thống là giữ gìn những giá trị mà dân tộc Việt Nam đã cùng nhau xây dựng, vun đắp qua nhiều thế hệ Tuy nhiên để những giá trị văn hóa truyền thống đó được bảo tồn và phát huy đúng giá trị của mình thì chúng ta phải có cách nhìn nhận đúng đắn những giá trị truyền thống đó
Tín ngưỡng thờ Mẫu trong văn hóa Việt Nam là một giá trị văn hóa từ lâu của xã hội Việt Nam, từ lúc Việt Nam bắt đầu đặt nền móng xây dựng văn hóa Việt Nam và phản ánh đặc trưng của loại hình văn hóa gốc nông nghiệp Việt Nam Tuy nhiên Tín ngưỡng thờ Mẫu là văn hóa dân gian do đó hay bị lợi dụng
để làm biến đổi tính chất và lợi dụng để làm lợi cho cá nhân
Môn “Cơ sở văn hóa Việt Nam” thuộc hệ thống đào tạo đại cương của Trường Sĩ quan Pháo binh, môn học trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản nhất về quá trình hình thành, lịch sử phát triển, những giá trị văn hóa truyền thống của văn hóa Việt Nam Tín ngưỡng thờ Mẫu là một vấn đề trong văn hóa Việt Nam cần nghiên cứu và trang bị cho học viên, bởi vì đối tượng học viên đào tạo sĩ quan chỉ huy cấp phân đội của nhà trường đa phần là thanh niên trẻ vừa học xong chương trình đào tạo Trung học Phổ thông chưa có nhiều điều kiện để tìm hiểu nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Mẫu Cũng là để học viên có cách nhìn nhận đúng đắn về một giá trí văn hóa truyền thống đang được Nhà nước phát huy và bảo tồn Ngoài ra chuyên đề cũng là một tài liệu để giáo viên tham khảo trong quá trình giảng dạy môn học
2 Mục tiêu nghiên cứu
Làm tài liệu để học tập, nghiên cứu, tham khảo cho học viên trong quá
Trang 3trình học tập môn “Cơ sở văn hóa Việt Nam”, tìm hiều về Văn hóa Việt Nam,
phục vụ trong quá trình về các vùng miền công tác và giữ gìn bản sắc Văn hóa Việt Nam
3 Nội dung nghiên cứu
Chuyên đề tập trung nghiên cứu về những đặc điểm chính trong tín ngưỡng thờ Mẫu của văn hóa Việt Nam Từ việc nghiên cứu đưa ra những nhận xét đánh giá khách quan về giá trị văn hóa này
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Tín ngưỡng thờ Mẫu trong văn hóa Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu:
- Cơ sở hình thành tín ngưỡng thờ Mẫu trong văn hóa Việt Nam
- Nhìn nhận khách quan về tín ngưỡng thờ Mẫu
- Tác dụng của tín ngưỡng thờ Mẫu
5 Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập tài liệu từ những tài liệu đã được kiểm duyệt
- Hệ thống những vấn đề nghiên cứu
- Trình bày những kiến thức cơ bản, đưa ra đánh giá, kết luận
6 Những đóng góp mới của chuyên đề
Nhìn nhận một cách đúng đắn về tín ngưỡng thờ Mẫu cho học viên khi nghiên cứu học tập bộ môn Cơ sở văn hóa Việt Nam trong trường Sĩ quan Pháo binh
7 Cấu trúc của chuyên đề
Chuyên đề gồm phần mở đầu, ba chương, kết luận, tài liệu tham khảo Chương 1: Cơ sở hình thành tín ngưỡng thờ Mẫu trong văn hóa Việt Nam
Chương 2: Tín ngưỡng thờ Mẫu trong văn hóa Việt Nam
Chương 3: Vận dụng tín ngưỡng thờ Mẫu trong việc dạy học môn Cơ sở Văn hóa Việt Nam
Trang 4Chương 1
CƠ SỞ HÌNH THÀNH TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU TRONG VĂN HÓA
VIỆT NAM
1.1 Những đặc điểm tự nhiên tác động đến quá trình hình thành nền văn hóa Việt Nam
Nói đến văn hóa Việt Nam là nói đến sự tác động của các yếu tố tự nhiên đến quá trình hình thành và phát triển văn hóa Việt Nam
Trước hết là vị trí địa lí, vị trí địa lí có một tầm quan trọng rất lớn đối với mỗi đất nước, nói như một nhà chính trị thì vị trí địa là tiềm lực của quốc gia, vị trí địa lí quyết định rất nhiều yếu tố của đất nước Đất nước Việt Nam nhìn trên bản đồ thế giới chúng ta thấy rõ một dải đất hình chữ S nằm bên bờ Thái Bình Dương và nằm gần trung tâm của Đông Nam Á Việt Nam có một vị trí địa lí rất thuận lợi cho giao thông, thương nghiệp cũng như giao lưu văn hóa Do đó xét trong lĩnh vực văn hóa thì ta thấy văn hóa Việt Nam có nhiều điều kiện để tiếp xúc, giao lưu với nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới đặc biệt là Ấn Độ và Trung Quốc Tuy nhiên do vị trí địa lí của Việt Nam thuận lợi nên cũng có nhiều vấn
đề như sự du nhập nhiều văn hóa ngoại lại không phù hợp với thuần phong của đất nước, ngoài ra vị trí đía lí của nước ta thuận lợi nên vấn đề chống ngoại xâm cũng đi suốt trong chiều dài lịch sử của nước ta
Khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, đặc điểm của kiểu khí hậu này là có lượng mưu lớn, giờ nắng nhiều tạo điều kiện rất thuận lợi cho sự phát triển của thực vật Từ đặc trưng khí hậu như vậy nên chúng ta thấy Việt Nam được coi là một trong những trung tâm cây trồng lớn và lâu đời nhất trên thế giới và từ thời kỳ đồ đồng Việt Nam đã có một nền văn minh nông nghiệp phát triển rực rỡ Ngoài ra điều kiện khí hậu này còn tác động lớn đến đời sống, sinh hoạt của cư dân nước ta, do đó tác đống lớn đến sự hình thành và phát triển nền văn hóa nước ta
Yếu tố tự nhiên cuối cũng chúng ta xét đến đó là môi trường sông nước Môi trường sông nước là một hằng số quan trọng trong văn hóa Việt Nam Do lượng mưa nhiều đã tạo ra cho Việt Nam rất nhiều hệ thống sông ngòi lớn nhỏ Yếu tố sông nước chi phối rất lớn tới tư duy, lối sống người Việt và tất nhiên cũng tác động đến văn hóa Việt Nam
Trang 5Như vậy chúng ta thấy rằng điều kiện tự nhiên (trong giới hạn chuyên đề chỉ xét những điều kiện tự nhiên có liên quan đến chuyên đề) đã tác động đến quá trình hình thành nên nền văn hóa Việt Nam, những đặc điểm này được quy định trong loại hình văn hóa của Việt Nam nói riêng và các nước phương Đông làm nông nghiệp nói riêng đó là loại hình văn hóa gốc nông nghiệp
1.2 Loại hình văn hóa gốc nông nghiệp
1.2.1 Đặc trưng của loại hình văn hóa gốc nông nghiệp
Trên thế giới có hai loại hình văn hóa là loại hình văn hóa gốc nông nghiệp và loại hình văn hóa gốc du mục
Trong cách ứng xử với môi trường tự nhiên : Dân nông nghiệp sống phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, ở cố định một chỗ với cái nhà, cái cây của mình nên có ý thức tôn trọng, không dám ganh đua với thiên nhiên Sống hòa hợp với thiên nhiên - đó là mong muốn của cư dân các nền văn hóa trọng tĩnh phương Đông Người Việt Nam mở miệng là nói "lạy trời", "nhờ trời", "ơn trời": "Lạy trời mưa xuống, Lấy nước tôi uống, Lấy ruộng tôi cày, Lấy đầy bát cơm, Lấy rơm đun bếp"; "Ơn trời mưa nắng phải thì, Nơi thì bừa cạn, nơi thì cày sâu" (ca dao)
Về mặt nhận thức, loại hình văn hóa này tạo kiểu tư duy: Nghề nông, nhất là nghề nông nghiệp lúa nước, sống phụ thuộc vào thiên nhiên rất nhiều - không chỉ phụ thuộc vào một hai hiện tượng riêng lẻ nào, mà là cùng một lúc phụ thuộc vào tất cả: Trời, đất, nắng, mưa Cho nên người Việt nói: Trông trời, trông đất, trông mây, Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm Trông cho chân cứng đá mềm, Trời yên bể lặng mới yên tấm lòng (ca dao) Đó chính là đầu mối của lối tư duy tổng hợp Tổng hợp kéo theo biện chứng - cái mà người nông nghiệp quan tâm không phải là tập hợp của các yếu tố riêng rẽ, mà là những mối quan hệ qua lại giữa chúng Tổng hợp là bao quát được mọi yếu tố, còn biện chứng là chú trọng đến mọi mối quan hệ giữa chúng - đó chính là đặc trưng tư duy của văn hóa gốc nông nghiệp trọng tĩnh mà nông nghiệp lúa nước là điển hình Người Việt tích lũy được một kho kinh nghiệm hết sức phong phú về các loại quan hệ này: Trời đang nắng, cỏ gà trắng thì mưa; Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa; Ráng mỡ gà, ai có nhà phải chống; Được mùa lúa thì úa mùa cau, được mùa cau thì đau mùa lúa (tục ngữ); Mồng tám tháng tám không mưa, bỏ cả cày bừa mà nhổ lúa đi (ca dao) Người xưa đã tìm ra không chỉ những mối qua hệ
Trang 6giữa các hiện tượng thiên nhiên, mà còn rất chú ý đến cả những mối quan hệ giữa chúng với các hiện tượng trong đời sống thường ngày và trong xã hội: Thâm đông thì mưa, thâm dưa thì khú; Cơm chín tới, cải vồng non, gái một con, gà ghẹ ổ (tục ngữ)
Về mặt tổ chức cộng đồng, ta có thể xem xét trên hai phương diện: nguyên tắc tổ chức cộng đồng và cách thức tổ chức cộng đồng Về nguyên tắc tổ chức cộng đồng, con người nông nghiệp ưa tổ chức theo nguyên tắc trọng tình Hàng xóm sống cố định lâu dài với nhau phải tạo ra một cuộc sống hòa thuận trên cơ sở lấy tình nghĩa làm đầu: Một bồ cái lý không bằng một tí cái tình (tục ngữ) Lối sống trọng tình cảm tất yếu dẫn đến thái độ trọng đức, trọng văn, trọng phụ nữ (Yếu tố trọng phụ nữ trong loại hình này là cơ sở quan trọng để hình thành tín ngưỡng thờ Mẫu, tác giả sẽ phân tích trong phần sau)
Lối tư duy tổng hợp và biện chứng, luôn phải đắn đo cân nhắc của người làm nông nghiệp cộng với lối sống trọng tình đã dẫn đến cách thức tổ chức cộng đồng theo lối linh hoạt, luôn biến báo cho thích hợp với từng hoàn cảnh cụ thể, dẫn đến triết lý sống của người Việt Nam là: Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài; Đi với Bụt thì mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy (tục ngữ) Nguyên tắc sống trọng tình cảm và nhu cầu về một cuộc sống hòa thuận càng làm cho lối sống linh hoạt trở nên đậm nét hơn và là cơ sở của tâm lý hiếu hòa trong quan hệ xã hội: Ngày xưa, trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, mỗi khi thế thắng đã thuộc
về ta một cách rõ ràng, chỉ cần dấn thêm một trận nữa là toàn thắng, cha ông ta đều luôn biết dừng lại và chủ động "cầu hòa", trải chiếu hoa cho giặc về, mở đường cho giặc rút lui trong danh dự
Như vậy, đặt trong nội dung của chuyên đề loại hình văn hóa gốc nông nghiệp là
cơ sở để hình thành tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam
1.2.2 Những biểu hiện của tín ngưỡng thờ Mẫu trong loại hình văn hóa gốc nông nghiệp
Trang 7TIÊU CHÍ VH TRỌNG TĨNH
(gốc nông nghiệp)
VH TRỌNG ĐỘNG (gốc du mục)
Đặc
trưng
gốc
Địa hình Đồng bằng (ẩm, thấp) Đồng cỏ (khô, cao) Nghề chính Trồng trọt Chăn nuôi
Cách sống Định cư Du cư Ứng xử với môi
trường tự nhiên
Tôn trọng, sống hòa hợp với thiên nhiên
Coi thường, tham vọng chế ngự thiên nhiên
Lối nhận thức, tư
duy
Thiên về tổng hợp và biện chứng (trong quan hệ); chủ quan, cảm tính
và kinh nghiệm
Thiên về phân tích và siêu hình (trọng yếu tố);
khách quan, lý tính và thực nghiệm
Tổ
chức
cộng
đồng
Nguyên tắc
tổ chức CĐ
Trọng tình, trọng đức, trọng văn, trọng nữ Trọng sức mạnh, trọng
tài, trọng võ, trọng nam Cách thức
tổ chức CĐ
Linh hoạt và dân chủ, trọng cộng đồng
Nguyên tắc và quân chủ, trọng cá nhân Ứng xử với môi
trường xã hội
Dung hợp trong tiếp nhận; mềm dẻo, hiếu hòa trong đối phó
Độc tôn trong tiếp nhận; cứng rắn, hiếu thắng trong đối phó
Truyền thống trọng nữ - trọng ở đây là tôn trọng phụ nữ (như trên bảng) là một nét văn hóa rất đặc trưng trong nền văn hóa nước ta
Nhiều người Việt Nam không dễ gì chấp nhận ngay được điểm cuối cùng (trọng phụ nữ) Điều đó không có gì là khó hiểu, bởi lẽ do quá trình phát triển liên tục
và giao thoa lẫn nhau, không có nền văn hóa nào là du mục hoàn toàn hoặc nông nghiệp hoàn toàn Nền văn hóa Việt Nam thời kỳ sau này, đặc biệt là từ khi nhà
Lê lấy Nho giáo làm quốc giáo, chịu ảnh hưởng khá nhiều của văn hóa Trung Hoa; nó đã du nhập nhiều tư tưởng trọng động (bị "du mục hóa"), trong đó có tư tưởng "nam tôn nữ ty" được đề ra từ thời Hán Nhiều người chỉ biết tới những quan niệm của Nho giáo Trung Hoa "nhập cảng" sau này (kiểu như Nhất nam viết hữu thập nữ viết vô, thuyết Tam tòng), rồi "tưởng" rằng tình trạng đó vốn có
ở Việt Nam từ ngàn xưa là hết sức sai lầm
So sánh đặc trưng của hai loại hình văn hóa
Trang 8Trong truyền thống Việt Nam, tinh thần của người nông nghiệp định cư coi trọng ngôi nhà, coi trọng cái bếp, coi trọng người phụ nữ là hoàn toàn nhất quán và rõ nét Tục ngữ Việt Nam chứa đựng không ít những câu thể hiện nguyên lý này: Nhất vợ nhì trời; Lệnh ông không bằng cồng bà; Ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng Phụ nữ Việt Nam là người có trách nhiệm quản lý kinh tế, tài chính trong gia đình, dân gian gọi họ là người tay hòm chìa khóa Phụ nữ Việt Nam được xem là người có vai trò quyết định trong việc giáo dục con cái: Phúc đức tại mẫu; con hư tại mẹ; cháu hư tại bà; con dại cái mang (thành ngữ) Vì tầm quan trọng của người mẹ cho nên trong tiếng Việt,
từ cái vốn có nghĩa là "mẹ" (con dại cái mang) được chuyển nghĩa thành "lớn, quan trọng, chủ yếu" (sông cái, đường cái, đũa cái, cột cái, trống cái, ngón tay cái, máy cái, chữ cái, tên cái ) Sau này, khi chế độ phụ quyền được xác lập do ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, người dân đã phản ứng dữ dội qua bài ca dao:
“Ba đồng một mớ đàn ông, Đem bỏ vào lồng cho kiến nó tha;
Ba trăm một mụ đàn bà, Đem về mà trải chiếu hoa cho ngồi!”
Không phải ngẫu nhiên mà vùng nông nghiệp tiêu biểu - khu vực Đông Nam Á này được nhiều học giả phương Tây gọi là "xứ sở Mẫu hệ" Cho đến tận bây giờ, ở các dân tộc ít chịu hoặc hoàn toàn không chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa như Chăm và nhiều dân tộc Tây Nguyên (Êđê, Giarai ), vai trò của phụ nữ vẫn rất lớn: phụ nữ chủ động trong hôn nhân, chồng về ở đằng nhà vợ, con cái đặt tên theo họ mẹ
Nói về phụ nữ Việt Nam, A Pazzi (Vũ Hạnh) đã nhận định: "Xét trong văn học bình dân, ta thấy người phụ nữ Việt Nam, mặc dầu khổ cực nhưng rất được yêu quý, nể vì, không như phụ nữ bình dân nhiều nước phương Tây chịu
sự đối đãi thô lỗ, nhiều khi quá mức chênh lệch với người đàn ông Phần nhiều đàn bà có một ngôi vị quan trọng, nhiều khi quyết định ở trong gia đình Bởi lẽ người đàn bà ấy nắm hết cơ sở vật chất, quản trị trong nhà, giữ mối liên lạc đối với họ hàng, bà con, thấy rõ ràng trọng trách của gia đình mình đối với làng nước"
Càng đi về phía Bắc (Trung Hoa) và phía Tây (Ấn Độ), sự phân biệt đối xử nam
nữ càng rõ: O.W.Wolters trong khi nghiên cứu đặc trưng văn hóa Đông Nam Á
Trang 9đã nói đến "sự bình đẳng cả nam lẫn nữ và cả hai phái đều có thể nhận quyền thừa kế" như một nét đặc trưng nổi bật, sự bình đẳng này giải thích tại sao "có
sự giống nhau bề ngoài giữa nam thần và nữ thần ở tiểu tượng học Java, trong khi đó sự khác biệt về giống đã được thể hiện không thể nhập nhằng trong tiểu tượng học Ấn Độ"
Đến phương Tây thì nguyên tắc tổ chức cộng đồng của họ là trọng sức mạnh, trọng tài, trọng võ, trọng nam giới Vào thời La Mã cổ đại, phụ nữ không
hề có tên riêng: cho đến nay, nhiều nước châu Âu vẫn giữ tục lệ phụ nữ mang họ + tên chồng trong cả các văn bản chính thức; ở một số dân tộc phương Tây, con cái mang họ cha chưa đủ mà còn phải luôn kèm thêm cả tên cha bên cạnh Truyền thuyết Thiên Chúa giáo coi người đàn bà chỉ là cái xương sườn của người đàn ông mà thôi! Khi có mâu thuẫn liên quan đến một người đàn bà, những người đàn ông phương Tây xưa giải quyết bằng cách đấu gươm và sau này thì đấu súng với nhau mà không hề quan tâm đến ý kiến của chị ta Trong các ngôn ngữ phương Tây, nhiều danh từ chỉ nghề nghiệp hoặc chức vụ quan trọng đều mang giống đực hoặc cấu tạo với từ căn mang nghĩa "người đàn ông"
Như vậy tư tưởng trọng phụ nữ đã trở thành một biểu hiện nổi bật trong văn hóa Việt Nam
Trang 10Chương II TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU TRONG VĂN HÓA VIỆT NAM
2.1 Bản chất của tín ngưỡng thờ thờ Mẫu trong văn hóa Việt Nam
Trong nội dung của đề tài tác giả không đi sâu vào hình thức của tín ngưỡng mà chỉ đánh giá về sự ảnh hưởng của tín ngưỡng đối với môn học cũng như đối tượng tiếp cận môn học
Đạo Mẫu là một tín ngưỡng dân gian Việt Nam thờ các nữ thần (thường gọi là các Thánh Mẫu) Đạo Mẫu là một phần quan trọng trong hệ thống tín ngưỡng dân gian và bản sắc dân tộc của Việt Nam Đạo Mẫu là một tín ngưỡng dân gian Việt Nam thờ các nữ thần (thường gọi là các Thánh Mẫu) Đạo Mẫu là một phần quan trọng trong hệ thống tín ngưỡng dân gian và bản sắc dân tộc của Việt Nam Thờ cúng Nữ thần, Mẫu thần chính là phương thức ứng xử của con người nhân cách hóa tín ngưỡng sùng bái tự nhiên Từ nguồn cội con người tôn sùng các hiện tượng tự nhiên, và họ đã sớm nhân cách hóa các hiện tượng tự nhiên ấy thành các vị thần mang tính nữ Tâm thức sùng bái tự nhiên được ẩn giấu dưới vỏ bọc của các hình thái tín ngưỡng, làm cho thế lực tự nhiên trở thành siêu nhiên, được nhân cách hóa thành các hoạt động siêu phàm, thể hiện
sự ngưỡng vọng và ước muốn của con người trong đời sống hàng ngày
Nguồn gốc lịch sử của đạo Mẫu không được ghi lại rõ ràng trong sách vở
Có người cho rằng nó có nguồn gốc từ thời tiền sử, khi người Việt thờ các thần linh thiên nhiên, các thần linh này được kết hợp lại trong khái niệm Thánh Mẫu hay Nữ thần Mẹ Theo thời gian, khái niệm Thánh Mẫu được mở rộng để bao hàm cả các nữ anh hùng trong dân gian - những người phụ nữ có thật nổi lên trong lịch sử với vai trò người bảo hộ hoặc trị bệnh Những nhân vật lịch sử này được kính trọng, tôn thờ, và cuối cùng được thần thánh hóa để thành một trong các hiện thân của Thánh Mẫu Các vị thần trong đạo Mẫu phản ánh các phẩm chất của một người Mẹ vừa thần thánh lại vừa con người Đạo Mẫu không chú trọng vào cuộc sống sau khi chết, nó quan tâm đến cuộc sống hiện tại và câu hỏi làm thế nào để người ta có thể đạt được một cuộc sống hạnh phúc và đầy đủ trên trần gian
2.2 Nội dung cơ bản của tín ngưỡng thờ Mẫu trong văn hóa Việt Nam
Ở Việt Nam, tín ngưỡng thờ Mẫu là tín ngưỡng mang đậm chất bản địa và nguyên thuỷ Bởi vì tín ngưỡng thờ Mẫu có nguồn gốc sâu xa từ chế độ Mẫu hệ,