GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI SỞ GIAO DỊCH I NHNO

20 225 0
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI SỞ GIAO DỊCH I NHNO

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI SỞ GIAO DỊCH I NHNO&PTNT VIỆT NAM. 3.1. Định hướng hoạt động tín dụng của Sở giao dịch I. Để nâng cao chất lượng tín dụng, Sở giao dịch I đã triển khai, quán triệt kịp thời các nghị định của Chính phủ, thông tư hướng dẫn của ngành, tổ chức tập huấn và học tập văn bản mới cho từng cán bộ tín dụng và các bộ phận liên quan. Cử cán bộ tham gia các lớp học có liên quan đến công việc đang làm để nâng cao hiểu biết cho cán bộ tín dụng như các lớp học ngắn hạn về xuất nhập khẩu, tìm hiểu định hướng thương mại Việt – Mỹ . Trong quá trình triển khai học tập, tập huấn Sở giao dịch I tổ chức chủ yếu vào ngày nghỉ làm việc để tạo điều kiện cho 100% cán bộ tín dụng tham gia học tập, nắm được chủ trương của Nhà nước, quy chế của ngành để vận dụng vào thực tế. Qua học tập nâng cao nghiệp vụ trong công tác tín dụng để cán bộ hiểu và làm việc tốt hơn. Trong quá trình thao tác nghiệp vụ, trên cơ sở đã nắm được lý luận, cán bộ tín dụng phải tuyệt đối chấp hành cơ chế, chính sách của Chính phủ, của ngành đã đề ra để hạn chế mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra, tránh tình trạng đã biết nhưng vẫn cố tình làm trái nhưng không quá cứng nhắc mà phải mềm dẻo, phù hợp với điều kiện và thưc tế để mở rộng đựoc tín dụng mà không ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Công tác kiểm tra trước, trong và sau khi vay là công việc cần thiết, thường xuyên, từ trong công việc này mà phát hiện được những món vay được sử dụngđúng mục đích hay không của khách hàng, nâng cao chất lượng tín dụng thì việc kiểm tra trước, trong và sau khi vay là việc làm không thể thiếu được trong công việc của cán bộ tín dụng.Tại Sở giao dịch I hầu như 100% món vay được kiểm tra trước, trong và sau khi vay vốn ngân hàng. Nhưng đôi khi vẫn có một số món vay được kiểm tra mang tính chất chiếu lệ nhưng tỷ lệ đó chiếm số ít và đã được nhắc nhở kịp thời. Công tác thẩm định là khâu rất quan trọng trong quá trình cho vay, nó thể hiện được năng lực của cán bộ tín dụng. Việc thẩm định tốt sẽ dẫn tới kết quả chất lượng tín dụng được nâng cao. Vì vậy, Sở giao dịch I đã mở lớp thẩm định phương án, dự án, phân tích tài chính doanh nghiệp; nối mạng Internet; đặt mua báo văn bản pháp quy, công báo để cán bộ tín dụng có thể lấy thông tin trên mạng, lấy thông tin từ CIC làm cơ sở thẩm định cho vay. Đối với cho vay tiêu dùng, với những món có số tiền lớn ngoài báo cáo thẩm định theo mẫu của ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt nam, Sở I còn làm theo giải trình, xác định có nguồn thu ổn định để trả nợ ngân hàng. Việc phân tích, phân loại, đánh giá chất lượng tín dụng và xử lý nợ rủi ro theo quy định của ngân hàng Nhà nước và hướng dẫn của Ngân hàng Nông nghiệp Trung ương được thực hiện nghiêm túc theo đúng quy định hiện hành. Sở giao dịch I thành lập các tổ thu nợ tại các địa bàn như Đông Anh, Gia Lâm, Hà Nội và được hoạt động thường xuyên, rà soát từng loại khách hàng, phân loại tài sản có thể phát mại được. Xác định tận thu được đồng nào hay đồng đó tăng nguồn thu cho Sở giao dịch I –NHNo & PTNT đối với những khoản nợ đã xử lý rủi ro. Đối với khoản nợ con nợ còn khả năng trả nợ Sở giao dịch I dùng các biện pháp nhờ các cơ quan chức năng giúp đỡ trong việc thu hồi nợ và tiến hành khởi kiện đối với những con nợ chây ỳ. Việc khoán chỉ tiêu tín dụng chưa được thực hiện môt cách triệt để và nghiêm túc, thực tế những năm trước, Sở giao dịch I NHNo & PTNT chưa chú ý đến hoạt động tín dụng vì nguồn vốn của Sở giao dịch I NHNo & PTNT lớn nên thu nhập của cán bộ công nhân viên Sở giao dịch I NHNo & PTNT không bị ảnh hưởng. Đến nay, do sự cạnh tranh gay gắt trên địa bàn Hà Nội nên việc đầu tư tín dụng mới được quan tâm. Theo cơ chế khoán thì lương khoán của cán bộ không khác so với lương các phòng ban khác, mặc dù cán bộ tín dụng là người đối diện với pháp luật nhiều hơn so với các nghiệp vụ khác nên không khuyến khích được cán bộ tín dụng. Quan hệ của Sở giao dịch I NHNo & PTNT với cấp uỷ, chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng có liên quan trong việc cho vay, thu nợ, xử lý nợ, xử lý tài sản đảm bảo tiền vay chưa được quan tâm chỉ đạo sát sao, việc kết hợp giữa các cơ quan chức năng chưa được đồng bộ nên rất hạn chế trong việc phát mại tái sản để thu nợ. Mặt khác các con nợ cố tình chây ỳ do pháp luật không nghiêm nên việc thu hồi nợ quá hạn đã được xử lý có kết quả không đáng kể. Thực hiện chiến lược và chính sách khách hàng đề án chiến lược kinh doanh trong năm 2002 và những năm tiếp theo trên cơ sở chiến lược kinh doanh đã xây dựng. Các đề án chiến lược khách hàng, đề án đào tạo, đề án mở rộng mạng lưới .thông qua đề án có chính sách, chiến lược khách hàng, phương pháp tiếp thị để mở rộng đầu tư. Đối với khách hàng cũ, khách hàng truyền thống tổ chức phân loại khách hàng tốt để có chính sách ưu đãi về vốn, lãi suất ngoại tệ và phí thanh toán, tổ chức hội thảo toạ đàm về vốn, sử dụng vốn, về công tác thanh toán để tăng cường sự hiểu biết giữa khách hàng và ngân hàng.Việc áp dụng lãi suất ưu đãi và phí thanh toán trên cơ sở phương án tính lãi suất đầu vào, lãi suất đầu ra, thu phí các dịch vụ phải đảm bảo khả năng tài chính của Sở giao dịch I NHNo & PTNT trong giới hạn cho phép của tổng giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam. Đối với những khách hàng là Tổng Công ty lớn có nguồn ngoại tệ và tiền gửi tại Sở giao dịch I NHNo & PTNT cử cán bộ trực tiếp đến đơn vị kiểm tra chứng từ và chuyển tiền với thái độ tận tình nên đã thu hút một số khách hàng về giao dịch tại Sở giao dịch I NHNo & PTNT. Trong năm 2002, Sở giao dịch I NHNo & PTNT đã quan tâm đến các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có những dự án khả thi, có tài sản đảm bảo chắc chắn để tạo nguồn dư nợ ổn định cho Sở giao dịch I , mở rộng cho vay tiêu dùng với mức lãi suất thấp hơn các tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà nội. Chính sách tiền gửi đối với khách hàng có nguồn tiền gửi lớn được chi trả theo lãi suất bậc thang, chi trả và nhận tiền gửi tại doanh nghiệp, tại nhà với thái độ tận tình, lịch sự nên đã thu hút một số doanh nghiệp có nguồn vốn tiền gửi lớn về gửi tại Sở giao dịch I NHNo & PTNT như : Công ty liên tỉnh Bưu chính viễn thông, Công ty phát triển nhà và đô thị, Liên minh EU .những khách hàng có dư nợ cao được ưu đãi về phí chuyển tiền vay. 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Sở giao dịch I. 3.2.1. Nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh tín dụng. Với chiến lược phát triển chung hiện nay hoạt động kinh doanh tín dụng là chủ đạo, là cơ sở tiến hành và thực hiện hoạt động kinh doanh khác của Ngân hàng. Cùng với việc tăng trưởng dư nợ khách hàng truyền thống. Sở I cần đẩy mạnh công tác tiếp thị tìm kiếm khách hàng mới, cần bỏ các thủ tục rườm ra, giảm tối thiểu thời gian trình duyệt và số lần ký hợp đồng tín dụng, cải thiện cơ bản mối quan hệ Ngân hàng và bạn hàng. Khi tính toán lãi suất đầu ra, chi nhánh nên áp dụng mức lãi suất cho vay ưu đãi phù hợp nhất với khách hàng và đặc thù của hoạt động sản suất kinh doanh. Số lượng doanh nghiệp có quan hệ vay vốn tương đối lớn, tài chính lành mạnh, hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Phương hướng thời gian tới, Sở giao dịch I sẽ hướng đến những khách hàng lớn và các dự án có hiệu quả. Các doanh nghiệp được cấp chứng chỉ ISO 9001 là mục tiêu của Sở I. Đảm bảo 100% dư nợ mới lành mạnh và tỷ lệ an toàn cao. Để làm được điều đó về phía Sở giao dịch Inâng cao chất lượng tín dụng trong đó quan trọng nhất là Sở I phải cho vay đúng đối tượng tránh rủi ro rất lớn xảy ra. Một trong những hoạt động khá quan trọng của Sở I khi quyết định các khoản cho vay là khâu thẩm định dự án nhất là đối với dự án cho vay trung và dài hạn. Những yếu tố chủ yếu khi thẩm định dự án tín dụng, theo kinh nghiệm của các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, người ra quan tâm đến 5 yếu tố: năng lực, uy tín, vốn, vật thế chấp, những điều kiện. Đây là những điều kiện cần thiết khi phân tích đặc thù hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xin vay vốn và là bước quyết định khi thực hiện đánh giá khả năng cho vay. Nâng cao nghiệp vụ thẩm định dự án cho vay đối với cán bộ công nhân viên chi nhánh là kết quả hết sức cần thiết để đảm bảo cho Sở I có các khoản dư nợ lành mạnh và ổn định. 3.2.1.1. Đa dạng hoá các hình thức tín dụng. Đa dạng hoá các hình thức tín dụng của ngân hàng bao gồm cả đa dạng hoá về ngành cho vay, phương thức cho vay và loại tiền vay. Đa dạng hoá vừa giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng vừa có thể thoả mãn nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Vì vậy, để ngày càng đáp ứng nhu cầu vốn về số lượng và thời hạn đối với ngành kinh tế, Sở giao dịch I nên xem xét mở rộng các hình thức cho vay khác nhau phù hợp với từng đối tượng khách hàng. * Đa dạng hoá về phương thức cho vay: Sở giao dịch I mới chỉ chú trọng đến cho vay ngắn hạn theo phương thức cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay dài hạn theo dự án. Vì vậy nhiều nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp để đầu tư sản xuất mới, nâng cao năng lực sản xuất vượt quá thẩm quyền quy định của Sở giao dịch I. Để khắc phục hạn chế trên, trong thời gian tới Sở giao dịch I cần nỗ lực hơn nữa để cung cấp các hình thức tiêu dùng đa dạng, vừa nâng cao nghiệp vụ doanh nghiệp, vừa khuyến khích các khách hàng sử dụng các hình thức dịch vụ của ngân hàng như: - Cho vay bắc cầu: Theo phương thức này, Sở giao dịch I sẽ phối hợp với các ngân hàng khác để tài trợ cho một dụ án trung hoăc dìa hạn nào đó. Sở giao dịch I sẽ cho các doanh nghiệp cá dự án vay vốn phục vụ cho một giai đoạn nhất định nào dó của dự án, chuyển giao cho ngân hàng khác thực hiện. Với phương thức này, các ngân hàng vừa có thể chia sẻ rủi ro, vừa giúp các doanh nghiệp Nhà nước thực hiện được các dự án trung và dài hạn đem lại lợi ích cho xã hội. - Cho vay đồng tài trợ: Sở giao dịch I cần phải mở rộng hơn nữa các khách hàng là tổng công ty _Công ty trực thuộc Bộ lâm nghiệp_ thuỷ hải sản trên cơ sở cho vay đối với các dự án khép kín từ khâu nguyên liệu đến khâu chế biến-dịch vụ-xuất khẩu theo các phương thức cho vay đồng tài trợ song chủ yếu trên quan hệ nội bộ các chi nhánh thành viên của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. - Tăng cường phương thức cho vay luân chuyển: Hiện nay, tại Sở giao dịch I đang sử dụng phổ biến phương thức cho vay từng món đối với các DNNQD, coi đó là biện pháp tối ưu để đảm bảo an toàn vốn vay và tạo ưu thế chủ động về mình. Nhưng trên thực tế, phương thức cho vay theo món đòi hỏi mỗi lần vay doanh nghiệp phải làm đơn kiêm khế ước xin vay, trình các chứng từ hợp đồng kinh tế xin vay, phải qua nhiều khâu kiểm duyệt trước khi vay. Trong khi đó, nhu cầu vốn hoạt động của các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường đa dạng, phong ohú đòi hỏi độ nhanh nhạy cao. Vì vậy, các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả rất ngại vay với phương thức này. Do đó để thu hút thêm lượng khách hàng đến vay vốn tại Sở thì Sở giao dịch I cần áp dụng phương thức cho vay một cách linh hoạt, phù hợp với đặc điểm chu chuyển vốn, độ tin cậy của khách hàng. Phương thức cho vay theo món chỉ nên áp dụng với các khách hàng vay vốn không thường xuyên, chu chuyển vốn chậm, quá tình sản xuất kinh doanh dịch vụ dứt điểm từng dự án hay từng thương vụ nhất định, khách hàng thiếu tín nhiệm trong quan hệ vay trả với Sở I. Nhưng phương thức cho vay luân chuyển cũng dễ làm cho ngân hàng mất thế chủ động về nguồn vốn kinh doanh vì các cam kết trong hợp đồng vay trả. Để khắc phục điều đó, ngân hàng cần bổ sung, sửa đổi một số nội dung trong bản hợp đồng tín dụng như: + Khi đã xác định được mức cho vay tối đa đối với doanh nghiệp trên cơ sở tài sản thế chấp, bảo lãnh hay sự tín nhiệm và mức phán quyết cho vay thì hai bên kí kết hợp đồng tín dụng. Trong điều khoản cho vay nên ghi là: Trong phạm vi mức vay đã xác định, từng lần vay vốn người đi vay phải gửi đến cho ngân hàng các giấy tờ thanh toán, các chứugn từ hay hợp đồng kinh tế và trên cơ sở đó ngân hàng sẽ cho vay đáp ứng các nhu cầu vay vốn hợp lý của bên vay kịp thời trong khả năng nguồn vốn cho phép. + Toàn bộ số tiền thu bán hàng, thu kinh doanh của doanh nghiệp phải nộp thường xuyên vào bên tài khoản vay luân chuyển, không được sử dụng để quay vòng tiếp ngoài quỹ ngân hàng. + Cán bộ tín dụng có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, và quyết toán các nội dung của hợp đồng tín dụng được ký kết, doanh nghiệp chịu sự kiểm tra, kiểm soát của ngân hàng trong quá trình sử dụng vốn vay. - Mở rộng cho vay tiêu dùng ở các chi nhánh trực thuộc hội sở, trong đó tập trung vào cán bộ trong ngành và khối công chức Nhà nước có thu nhập ổn định. 3.2.1.2. Đa dạng hoá về loại tiền cho vay và ngành nghề cho vay. Hiện nay, Sở giao dịch I đã và đang cho vay bằng ngoại tệ đối với các doanh nghiệp nhưng phần lớn mới chỉ bằng USD. Tuy nhiên trong giao dịch thanh toán không chỉ đơn thuần băng đồng đôla Mỹ mà còn bằng nhiều loại ngoại tệ khác. Do vậy, Sở giao dịch I nên mở rộng việc cung cấp tín dụng bằng nhiều loại ngoại tệ khác như: đồng bảng Anh(GBP), nhân dân tệ, đồng Yên Nhật(JPY) .Tuy nhiên, do thời gian tới, khả năng cung cấp tín dụng bằng ngoại tệ của Sở giao dịch I còn hạn chế, Sở không nên chủ trương thiết lập quan hệ tín dụng đối với các doanh nghiệp, các tổng công ty có nhu cầu về ngoại tệ lớn như Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Tổng công ty Bưu chính viễn thông .mà nên chú trọng vào các khách hàng hoạt động trong lĩnh vực sở trường của mình là lĩnh vực nông nghiệp như Tổng công ty lương thực miền Bắc, Tổng công ty vật tư nông sản . Cải tiến thủ tục cho vay. Hiện nay, thủ tục cho vay của Sở I còn rườm rà. Để có thể cho vay được món tiền, khách hàng phải qua nhiều "cửa ải" với một bộ hồ phức tạp gồm nhiều loại. Đơn xin vay vốn, dự án sản suất kinh doanh, phiếu thẩm định dự án sản suất kinh doanh. Sau đó là khâu ghi về sự nhầm lẫn, nên phải chờ đến cán bộ tín dụng hướng dẫn. Các cán bộ tín dụng phải hướng dẫn chi tiết cho khách hàng. Sở I vẫn thường nhắc nhở mình là cần phải đơn giản hoá các thủ tục cho vay, giảm bớt phiền hà cho khách hàng trong việc kê khai để khách tự làm thì mới đảm bảo tính khách quan, tính chính xác, Sở giao dịch I dựa vào đó mà thẩm định lại hạn chế bớt rủi ro. 3.2.2. Nâng cao trình độ cán bộ tín dụng Có thể nói trong cho vay, người cán bộ cho vay đóng một vai trò rất quan trọng, thái độ và trình độ năng lực của cán bộ tín ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cho vay của ngân hàng. Cán bộ ngân hàng là người đầu tiên gặp gỡ, trao đổi với khách hàng về hợp đồng vay trong tương lai. Nếu cán bộ tín dụng có một phong cách làm việc tôn trọng đối tác, tận tình giải thích một cách cụ thể cho khách hàng biết những giấy tờ mà khách hàng cần có trong hồ xin vay, giải đáp tư vấn kinh doanh cho khách hàng, để khi ra về khách hàng có được sự hiểu biết đầy đủ về các giấy tờ mà mình cần đáp ứng, nơi xin xá nhận của các giấy tờ đó. Năng lực, trình độ của cán bộ tín dụng ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô và chất lượng tín dụng của ngân hàng. Vì vậy, đội ngũ cán bộ tín dụng cần phải được đào tạo, được coi trọng, được nâng cao trình độ chuyên môn. Trong những năm tới, để hoàn thiện hơn nữa công tác tổ chức cán bộ, Sở giao dịch I cần phải thực thi những biện pháp sau: - Thực hiện chuyên môn hoá cán bộ tín dụng. Hiện nay, tại Sở giao dịch I, các cán bộ tín dụng mới chỉ được phân thành hai ban, đó là ban tín dụng hộ sản xuất và ban tín dụng doanh nghiệp. - Lựa chọn cán bộ làm công tác tín dụng: Do đặc tính của công tác này là giao lưu với nhiều doanh nghiệp, nhiều thành phần kinh tế, nên việc lực chọn cán bộ tín dụng là rất quan trọng. Cán bộ được giao làm công tác này phải trung thực, có kiến thức, trình độ, hiểu biết về kinh tế tài chính nhất định, có thâm niên làm công tác nghiệp vụ ngân hàng. - Tổ chức đào tạo lại cán bộ, mở rộng hình thức đào tại tại chỗ như tổ chức các buổi nói chuyện toạ đàm với các chuyên gia giỏi trong nước và quốc tế về các lĩnh vực ngân hàng nói chung và lĩnh vực tín dụng nói riêng, về lĩnh vực kinh tế kinh tế -xã hội, về quản trị kinh doanh và tiếp thị, tổ chức các lớp học ngắn ngày bổ ích. - Có chế độ khen thưởng đối với cán bộ tín dụng giỏi để động viên người tốt việc tốt. Trên cơ sở tổng quỹ lương cơ bản, xây dựng và thực hiện cơ chế lương kinh doanh có tác dụng kích thích cán bộ tín dụng tìm ra các biện pháp mở rộng đầu tư tín dụng, đồng thời đề cao trách nhiệm cá nhân hợp lý. Ngoài ra, cần có hình thức phạt, đối xử rõ ràng với các cán bộ yếu kém về nghiệp vụ, lười nghiên cứu, học tập. - Hàng năm tổ chức hội thi cán bộ tín dụng giỏi nhằm tạo điều kiện cho các cán bộ tín dụng của Sở có điều kiện nghiên cứu kỹ hơn các văn bản, nghị định của Chính phủ, của ngành ngân hàng dể nâng cao trình độ nhận thức về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng, thực hiện được giao lưu kinh nghiệm làm việc giữa các cán bộ tín dụng với nhau, nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng của Sở và của toàn ngành. 3.2.3. Về công tác nguồn vốn. Mở rộng huy động vốn là cơ sở để mở rộng hoạt động đầu tư tín dụng. Mặc dù nguồn vốn huy động tại Sở I qua các năm là tương đối lớn nhưng để có thể đáp ưng tốt hơn nữa cho mục tiêu mở rộng tín dụng thì việc tăng trưởng nguồn vốn là cần thiết vì một ngân hàng có vốn lớn sẽ có ưu thế trong cạnh tranh. Để tăng nguồn vốn tạo tạo tiền đề cho mở rộng đầu tư tín dụng của Sở, thì trong giai đoạn tới Sở cần phải thực hiện một số biện pháp sau: - Tìm kiếm các khách hàng có tiềm năng về nguồn vốn để nhận tiền vay, tiền gửi. Lấy đối tượng doanh nghiệp vừa và trên địa bàn Hà Nội để mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt nhằm nâng cao dư nợ tài khoản tiền gửi thanh toán vững chắc. - Chú trọng việc thu hút nguồn vốn từ dân cư trong đó chú ý huy động vốn trên 12 tháng bằng huy động tiết kiệm, kỳ phiếu, tiền gửi cá nhân .để tạo sự ổn định về nguồn vốn. - Mở rộng rút tiền tự động ATM ở các điểm dân cư, các chi nhánh ngân hàng cấp 4 nhằm huy động một lượng tiền hàn rỗi trong dân cư. Đây là tiềm năng lớn trong huy động nguồn vốn nhàn rỗi cần khai thác trong dân cư. - Tạo sự liên kết, gắn bó với các khách hàng cũ có lượng tiền gửi lớn để ổn định và duy trì nguồn tiền gửi lớn với lãi suất rẻ bằng phương thức nối mạng vi tính gắn với xử lý linh hoạt về lãi suất và phục vụ tại trụ sở của khách hàng. Đồng thời tăng cường tiếp cận các tổ chức có nguồn tiền gửi khác nhằm tránh rủi ro, lúng túng khi các khách hàng đến rút tiền. - Tham gia mua bảo hiểm tiền gửi để tạo tâm lý an toàn hơn cho người gửi nhằm thu hút khách hàng đến gửi tiền tại Sở giao dịch I. Với mạng lưới quỹ tiết kiệm hiện có, Sở giao dịch I cố gắng chiếm được lòng tin của khách hàng bằng phong cách giao tiếp văn minh, lịch sự thu hút tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Công tác tiết kiệm được thực hiện đúng qui trình, tạo sự yên tâm cho người gửi tiền. Song song với việc huy động vốn trong dân cư, Sở I cần chú trọng đến việc mở rộng nguồn tiền gửi có kỳ hạn từ doanh nghiệp. Đây là nguồn vốn tương đối rẻ, tốt ít chi phí huy động, ổn định tạo cơ hội thuận lợi trong việc đầu tư tín dụng vào các nghiệp vụ đầu tư khác. Trong cơ cấu nguồn vốn, nguồn tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp tăng mạnh (chiếm khoảng 34%) thể hiện sự tín nhiệm của khách hàng. Nguồn vốn trung và dài hạn chiếm tỷ lệ chưa cao là khó khăn trong việc cho vay các dự án lớn và dài hạn. Sở I cần đa dạng hoá các sản phẩm, dịch vụ để thu hút nguồn tiền gửi trung và dài hạn trong dân cư. [...]... hướng hoạt động kinh doanh của NHN o&PTNTVN, của SGD I trong th i gian t i, trên cơ sở những kết quả và tồn t i của hoạt động sử dụng vốn t i SGD I - NHNo& PTNTVN, chương 3 đã đưa ra các gi i pháp phù hợp nhằm phát triển hoạt động sử dụng vốn t i Sở giao dịch I Các gi i pháp nhằm phát triển hoạt động sử dụng vốn t i Sở giao dịch I là: Nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh tín dụng Nâng cao trình độ... m i n i chung có nhiều vấn đề m i cần được nghiên cứu và triển khai cho phù hợp v i yêu cầu thực tiễn và thông lệ quốc tế Việc nghiên cứu, áp dụng các gi i pháp về sử dụng vốn là vấn đề quan trọng và cấp thiết nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế đảm bảo an toàn về vốn tạo i u kiện để Sở giao dịch I NHNo& PTNT Việt Nam tồn t i và phát triển trong m i trường kinh tế th i kỳ mở cửa Trên cơ sở vận dụng. .. tốt r i ro - Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm soát n i bộ trong toàn hệ thống nhằm chấn chỉnh những sai sót, phòng ngừa những r i ro Việc kiểm tra, kiểm soát ph i được thực hiện trong m i lĩnh vực, hoạt động của Sở giao dịch I 3.3.3 Đ i v i Sở giao dịch I Từ thực trạng sử dụng vốn t i Sở giao dịch I trong những năm gần đây em xin có một số kiến nghị sau đây: Trong i u kiện hiện nay, do i u kiện... phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm vi nghiên cứu b i chuyên đề đã hoàn toàn thành được một số nhiệm vụ đề ra - Nếu các luận chứng khoa học về sử dụng vốn - Nghiên cứu tổng quát về tình hình sử dụng vốn Sở giao dịch I trong th i kỳ gần đây Qua đó đánh giá khả năng sử dụng vốn của Sở I và những định hướng trong tương lai để sử dụng vốnhiệu quả hơn - Nêu ra một số gi i pháp chủ yếu nhằm nâng. .. nhiệm đ i v i những khoản vay, ph i quản lý và sử dụng vốn đúng mục đíchhiệu quả Ph isự ph i hợp và trao đ i thông tin chặt chẽ v i Sở giao dịch I tạo i u kiện cho Sở I trong quá trình giám sát và kiểm tra doanh nghiệp Đồng th i ph i có ý thức trong việc hoàn trả vốn v i Ngân hàng, giữ chữ tín trong quan hệ v i Ngân hàng - Doanh nghiệp cần chú trọng công tác tuyển chọn và đào tạo nhân viên để... sử dụng vốn mở rộng - Để đảm bảo kinh doanh v i an toàn vốn, Sở giao dịch I cần hết sức quan tâm công tác thanh tra, kiểm tra n i bộ Ph i chủ động v i tinh thần kịp th i chấn chỉnh, khắc phục những tồn t i trong m i nghiệp vụ Ngân hàng nhất là công tác tín dụng, chỉ tiêu n i bộ và bảo toàn kho quĩ Đ i v i nghiệp vụ tín dụng, Sở giao dịch I ph i quan tâm và thận trọng v i nghiệp vụ này, từ khâu tiếp... n i bộ NHNo& PTNT Việt Nam xuống kiểm tra, giúp Sở giao dịch I phát hiện sai sót trong nghiệp vụ để sửa chữa uốn nắn kịp th i nhằm đưa hoạt động i vào nề nếp - Trang bị kịp th i các phương tiện kinh doanh khi được xem xét là tất yếu của chi nhánh như: máy vi tính, máy rút tiền tự động ATM Cho phép Sở giao dịch I được phép n i mạng v i một số khách hàng lớn như Bảo hiểm Xã h i Việt Nam, để tạo i u kiện... viên, nâng cao trình độ chuyên môn, tiếp thu nghiệp vụ m i, tiên tiến trên thế gi i Khả năng giao tiếp tốt tạo niềm tin và ấn tượng cho khách hàng 3.3.Một số kiến nghị 3.3.1 Đ i v i Nhà nước - Nhà nước cần ban hành và hoàn thiện các bộ luật, văn bản có liên quan đến m i trường pháp lý và kinh tế, thực hiện các chương trình hành động nhằm tạo i u kiện thuận l i để các doanh nghiệp có m i trường kinh... tin chưa kịp th i, đầy đủ và các biện pháp ngăn chặn r i ro còn bị hạn chế, do đó đ i v i những dự án có tính khả thi cao mang l i l i nhuận lớn nhưng cần huy động số vốn lớn thì Sở I nên thực hiện phương án đồng t i trợ như đã qui định t i thể lệ tín dụng trung và d i hạn do một Ngân hàng đứng ra làm đầu m i B i vì theo phương án này sẽ phân tán r i ro cho Ngân hàng, vừa đem l i l i nhuận, nâng cao. .. một cách có hiệu quả Nâng cao chất lượng và tăng dư nợ lành mạnh, không để phát sinh dư nợ m i và l i treo Hoàn thiện và đa dạng hoá dịch vụ ngân hàng gắn liền v i chất lượng hiệu quả nhằm mang l i l i ích cho m i khách hàng và nâng cao tỷ trọng dịch vụ trong tổng nguồn thu của Sở I Mở rộng quan hệ v i các Ngân hàng thương m i và các tổ chức tín dụng trong và ngo i nước không ngừng đạo tạo đ i ngũ cán . GI I PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN T I SỞ GIAO DỊCH I NHNO& amp;PTNT VIỆT NAM. 3.1. Định hướng hoạt động tín dụng của Sở giao dịch I. Để nâng cao. động sử dụng vốn t i Sở giao dịch I . Các gi i pháp nhằm phát triển hoạt động sử dụng vốn t i Sở giao dịch I là: . Nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh

Ngày đăng: 08/11/2013, 12:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan