Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
52,97 KB
Nội dung
GIẢIPHÁPNÂNGCAOHIỆUQUẢSỬDỤNGVỐNTẠICÔNGTYKINHDOANHMỸNGHỆVÀNGBẠCĐÁQUÝ NHNN&PTNT VIỆTNAM 3.1.Định hướng hoạt động của Côngty 3.1.1.Sự cần thiết chuyển đổi Côngtykinhdoanhvàngbạcđáquý thành ngân hàng vàngCôngtykinhdoanhmỹnghệvàngbạcđáquý NHNN&PTNT ViệtNam với chức năng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu vàngbạcđá quý, kinhdoanh kho ngoại quan vàng và hoạt động ngân hàng, huy động vốn VNĐ, ngoại tệ, vàng và cho vay vốn VNĐ và vàng…Đây cũng chính là mô hình hoạt động của các ngân hàng vàng trên thế giới hiện nay.Tại ViệtNam hiện chưa có Ngân hàng Vàng, với vai trò vị trí của vàng đối với nền kinh tế và chính sách tiền tệ hiện nay, với quy mô ngày càng lớn cả về doanh số và lợi nhuận, mạng lưới hoạt động ngày càng mở rộng trong và ngoài nước, việc trở thành Ngân hàng vàngViệtNam là mô hình thích hợp nhất và là xu thế tất yếu của Côngty trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới. a) Yêu cầu tất yếu phải có ngân hàng vàng ở ViệtNam - Hội nhập kinh tế quốc tế và đặc biệt là việc ViệtNam gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO đã làm cho thị trường vàng trong nước ngày càng sôi động,biến động theo diễn biến giá vàng quốc tế.Thị trường vàngViệtNam trở nên nhạy cảm với mọi diễn biến của tình hình kinh tế, chính trị thế giới. - Vàng tiếp tục khẳng định là công cụ tích trữ phòng ngừa rủi ro tiền tệ quan trọng, trong điều kiện thị trường tài chính, tiền tệ trong nước và quốc tế còn nhiều bất ổn, và là công cụ dự trữ ngoại hối rất quan trọng. - Sự phát triển của thị trường tài chính, tiền tệ và thị trường bất động sản dẫn đến nhu cầu về vàng rất lớn. - Tăng trưởng kinh tế và thu nhập của người dân làm thay đổi nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng của công chúng.Trong đó nhu cầu về vàng, bạcđá quý, trang sức mỹnghệ ngày càng tăng. - Hầu hết các doanh nghiệp kinhdoanhvàng trong cả nước còn nhỏ lẻ chưa có tầm chiến lược. Như vậy nhu cầu về vàng nói chung cùng với diễn biến sôi động của thị trường vàng trong nước và thế giới trong thời gian gần đây yêu cầu ViệtNam cần có một ngân hàng vàng lớn mạnh, đủ năng lực vàng khi cần thiết để có thể làm lành mạnh thị trường vàng và bình ổn thị trường. b) Sự cần thiết chuyển đổi Côngtykinhdoanhvàngbạcđáquý thành Ngân hàng vàng - Các cơ sở pháp lý của việc chuyển đổi: Các văn bản về việc thành lập và tổ chức hoạt động của Côngtyvàngbạcđáquý và các văn bản chỉ đạo khác của Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam. - Mục tiêu và định hướng chiến lược kinhdoanh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam: Hoạt động đa năng, trở thành tập đoàn tài chính hỗ trợ các hoạt động Ngân hàng truyến thống ( huy động vốn, tín dụng, đầu tư…) của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam. - Xu hướng thị trường tài chính Ngân hàng, đặc biệt là kinhdoanh vàng, các hoạt động tín dụng về vàng mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức đối với Côngtyvàngbạcđá quý. - Lợi thế cạnh tranh trong kinhdoanh của Côngtyvàngbạcđá quý: Tăng hiệuquảkinh tế theo quy mô, chuyên nghiệp hóa hoạt động kinhdoanhvàng và hoạt động Ngân hàng của Côngty hiện nay( huy động vốn VNĐ, ngoại tệ và vàng,cho vay cầm cố, cầm đồ, cho vay bằng vàng…). c) Chiến lược kinhdoanh của Ngân hàng vànggiai đoạn 2007 – 2011 Trên cơ sở đề án chuyển đổi nâng cấp tổ chức hoạt động của Côngty trở thành Ngân hàng Vàng trực thuộc NHNN&PTNT Việt Nam, xác định rõ vai trò và nhiệm vụ của một ngân hàng Vàng trong các hoạt động liên quan đến vàng của hệ thống NHNN&PTNT ViệtNam nói riêng và NHNN ViệtNam nói chung, từ hoạt động sản xuất kinhdoanh đến các hoạt động tín dụng, huy động vốn và cho vay bằng vàng. Lĩnh vực hoạt động kinhdoanh hiện nay của Côngty gồm 2 lĩnh vực chính: - Sản xuất, kinhdoanhvàng miếng, hàng trang sức vàngbạcđá quý. - Hoạt động ngân hàng huy động vốn, huy động tiết kiệm VNĐ, ngoại tệ và vàng, cho vay cầm cố, cầm đồ, cho vay vàng ( Hoạt động hiện nay của Côngty gần giống như hoạt động của một Ngân hàng vàng). Khi chuyển đổi Côngty thành Ngân hàng Vàng hoạt động kinhdoanh của Côngty vẫn giữ 2 lĩnh vực chính như trên, hoạt động sản xuất kinhdoanhvàng và cho vay Vàng được duy trì ở quy mô lớn, phát triển đảm bảo an toàn hiệu quả. Riêng hoạt động ngân hàng sẽ được tập trung một cách toàn diện, từ việc hoàn thiện bộ máy tổ chức, tuyển dụng, đào tạo cán bộ giỏi trong lĩnh vực ngân hàng toàn diện trong tất cả các lĩnh vực như huy động vốn, thẩm định, cho vay, hạch toán kế toán, thanh toán điện tử, thanh toán thẻ, các dịch vụ ngân hàng.Đòi hỏi trình độ cán bộ phải đáp ứng được yêu cầu hội nhập đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng hiện đại trong khu vực. 3.1.2.Các chỉ tiêu cơ bản - Doanh thu tăng trưởng hàng năm 15-20%. - Hiệuquả sản xuất kinhdoanh hàng năm từ 5-10% doanh thu. - Thu nhập đầu người tăng trưởng từ 20-25% hàng năm. - Hoàn thành việc cải cách thể chế và trình độ quản lý hiên đại. - Đầu tư cải tạo các thiết bị, đổi mới thiết bị tự động trong việc chế tác vàng, trang sức. - Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các chi nhánh. - Tích cực quảng bá thương hiệuvàng miếng 3 chữ A sâu rộng ra thị trường trong nước và thế giới. Những định hướng và chỉ tiêu phát triển trong giai đoạn tới là những chỉ tiêu có cơ sở khoa học và có khả năng hoàn thành.Nhưng đồng thời nó cũng đòi hỏi Côngty phải hết sức quyết tâm, biết sửdụng hợp lý các nguồn lực của mình, cùng với việc đổi mới các cơ chế quản lý thì mới có thể biến mục tiêu thành hiện thực. 3.2.Giải phápnângcaohiệuquảsửdụngvốntạiCôngtykinhdoanhmỹnghệvàngbạcđáquý NHNN&PTNT ViệtNam 3.2.1.Các giảipháp chung nângcaohiệuquảsửdụngvốn * Định hướng kinhdoanhđúng đắn, sáng suốt lựa chọn bước đi cho từng giai đoạn, xây dựng kế hoạch kinhdoanh hàng năm phù hợp với khả năng của Côngty và đáp ứng được yêu cầu của thị trường, của ngành để có khả năng cạnh tranh và hội nhập tốt. * Giảipháp về con người Đào tạo và đào tạo lại nhằm nângcao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ toàn Côngty trong các lĩnh vực: - Đào tạo nghiệp vụ ngân hàng như tín dụng, thẩm định cho vay, thanh toán, kế toán, dịch vụ ngân hàng…của một Ngân hàng Vàng hiện đại. - Đào tạo nghiệp vụ kinh doanh, giao tiếp bán hàng, xuất nhập khẩu vàng và kinhdoanhvàng trên tài khoản. - Đào tạo nângcao tay nghề thợ chế tác vàng – hàng trang sức. - Nângcao trình độ ngoại ngữ, tin học… - Đào tạo về nghiệp vụ quản trị kinh doanh, quản lý điều hành doanh nghiệp. - Tăng cường tuyển dụng, bổ sung cán bộ có trình độ chuyên môn giỏi trong lĩnh vực sản xuất, kinhdoanhvàngbạcđá quý, hoạt động Ngân hàng cho Công ty. - Đảm bảo cuối năm 2008 cán bộ nhân viên trong Côngty có đủ khả năng đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh trong nước và hội nhập quốc tế. * Các giảipháp quản trị điều hành phân công lao động quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh. Ban hành đầy đủ các văn bản quy định trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của Côngty như: - Từng bước xây dựng các văn bản pháp quy, quy chế quy định các hoạt động của Ngân hàng Vàng trong tương lai. - Hoàn thiện quy chế điều hành và lề lối làm việc của Công ty, trong đó: Quy định về chức năng nhiệm vụ của các phòng chức năng, chi nhánh, trung tâm vàngbạcđá quý, phòng giao dịch, của từng cá nhân, mối quan hệ giữa các đơn vị, cá nhân trong Công ty. - Hoàn thiện cơ chế khoán tài chính đối với các đơn vị trực thuộc Công ty. - Hoàn thiện quy định về mua bán, sản xuất vàng – hàng trang sức. - Hoàn thiện quy trình nghiệp vụ kinhdoanhvàng trên tài khoản. - Hoàn thiện quy định về tiêu chuẩn cán bộ, tuyển dụng cán bộ nhân viên tạiCông ty. Trên cơ sở trình độ chuyên môn, năng lực và sở trường của cán bộ, Ban lãnh đạo phân côngđúng người, đúng việc, tạo điều kiện để cán bộ phát huy tốt nhất trình độ và khả năng của mình, làm việc đạt hiệuquả hơn. * Giảipháp phát triển thị trường, thị phần - Mở rộng mạng lưới các chi nhánh trên địa bàn các tỉnh, thành phố lớn trong cả nước.Khai thác triệt để thế mạnh của hệ thống màng lưới hơn 2000 chi nhánh của NHNN&PTNT Việt Nam.Năm 2006 Côngtyđã mở thêm 3 chi nhánh từ Lạng Sơn đến Hải Dương, Nghệ An.Năm 2008 đến năm 2010 sẽ mở thêm khoảng 15 chi nhánh. - Xây dựng hệ thống sản phẩm chủ đạo của Côngty trên thị trường đó là vàng miếng 3 chữ A – Hàng trang sức thương hiệu AJC. - Tăng cường quảng cáonângcao uy tín thương hiệu AJC và vàng miếng 3 chữ A đạt đỉnh cao chiếm lĩnh thị trường, thị phần trong nước và quốc tế.Xây dựng chiến lược khách hàng liên quan đến các hoạt động về vàng. - Nângcao thị phần, phấn đấu năm 2008 vàng miếng 3 chữ A đạt 40% - 50% thị phần vàng miếng, đạt 50% - 60% năm 2010.Sản phẩm hàng trang sức của Côngty phấn đấu năm 2008 có thể xuất khẩu được 20% sau đó mỗi năm tăng thêm 10%. * Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát - Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát vàngbạcđá quý, hàng trang sức. - Công tác kiểm tra kiểm soát phải được duy trì thường xuyên, hạn chế thấp nhất những tiêu cực trong hoạt động sản xuất kinhdoanhvàngbạcđá quý. - Giám sát chặt chẽ việc thực hiện các quy trình sản xuất vàng miếng 3 chữ A và sản xuất hàng trang sức, đảm bảo tuổi vàng và trọng lượng vàng phải hoàn toàn chính xác. - Tăng cường kiểm tra đột xuất và kiểm tra chéo giữa các Chi nhánh trong Công ty, kiểm tra các hoạt động ngân hàng, hạch toán kế toán, an toàn kho quỹ. * Giảipháp về công nghệ: - Đầu tư côngnghệ máy móc thiết bị hiện đại để sản xuất chế tác hàng trang sức, vàng miếng 3 chữ A mẫu mã đẹp, chất lượng cao, số lượng lớn để dần chiếm lĩnh thị trường trong nước và vươn ra thị trường quốc tế. - Đầu tư côngnghệ tin học, hiện đại hóa các hoạt động Ngân hàng của Công ty.Tiến hành tin học hóa trong hệ thống quản lý, mạng Reuters đáp ứng được yêu cầu kinhdoanh hiện đại trong hoạt động kinhdoanh vàng, ngoại tệ, nhất là kinhdoanhvàng trên tài khoản.Hiện đại hóa các hoạt động ngân hàng, nângcao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, tin học, ngoại ngữ cho cán bộ Công ty. 3.2.2.Các giảiphápnângcaohiệuquảsửdụngvốn cố định - Bảo toàn vốn cố định bằng cách Côngty nên mua bảo hiểm tài sản để tránh những rủi ro như: thiên tai, hỏa hoạn, mất mát…Hiện nay sau khi đã có những hình thức bảo hiểm rất an toàn và đa dạng, cộng với việc vốn được tăng lên đáng kể trong thời gian qua, Côngty nên thực hiện bảo toàn vốn cố định bằng hình thức trên.Điều này có thể giao cho phòng Kế toán – tài chính dùng những mối quan hệ đang có.Về các vật tư thiết bị cần bảo hiểm cũng phải được xem xét dựa trên các yếu tố sau: giá trị, đặc điểm của vật tư ( giá trị lớn hay nhỏ, có cồng kềnh không…), khả năng xảy ra rủi ro với tài sản và mức phí đối với tài sản.Cuối cùng là việc cân đối với ngân quỹ hiện có và các kế hoạch dài hạn sửdụng tiền mặt tạiCông ty, vì việc bảo hiểm này thường diễn ra thường xuyên và trong thời gian dài. - Phân cấp quản lý tài sản cố định cho từng bộ phận trong bộ phận Côngty để nângcao tinh thần trách nhiệm cho cán bộ công nhân viên trong kinh doanh.Với đặc thù của Côngty là sản xuất kinhdoanhvàng bạc, hàng trang sức với trang thiết bị hết sức hiện đại và có giá trị lớn nên việc giao quản lý cho từng bộ phận là hết sức cần thiết. - Côngty cần tìm các biện pháp và mức khấu hao hợp lý để đẩy mạnh việc thu hồi vốn cố định.Nên thường xuyên đánh giá lại giá trị tài sản cố định và hạn chế tài sản cố định bị hao mòn vô hình, tận dụng một cách tối đacông suất của máy móc thiết bị để nhanh chóng thu hồi vốn. - Tiến hành phân tích các chỉ tiêu hiệuquảsửdụngvốn cố định mỗi năm một lần để từ đó đề ra biện pháp thích hợp nhằm tăng hiệu suất sửdụngvốn cố định.Khác với phân tích các chỉ tiêu hiệuquảvốn lưu động, các chỉ tiêu của vốn cố định chỉ cần xem xét theo từng năm vì đặc thù tài sản cố định khấu hao và tính tuổi theo số năm, việc thay đổi, đổi mới cũng không tuần hoàn thường xuyên như vốn lưu động.Như đã trình bày về phần đặc điểm của tài sản cố định, điều quan trọng nhất đó là tính khấu hao, sửdụng trong thời gian dài, tính bằng năm.Mặt khác những thay đổi, sữa chữa, hỏng hóc cũng không thường xuyên diễn ra theo chu kỳ nhỏ hơn năm ( nếu diễn ra theo chu kỳ nhỏ hơn một năm cần xem xét xử lý).Theo các thống kê và quy trình thẩm định tài sản cố định tại các Ngân hàng Thương mại ở nước ta hiện nay khi định giá tài sản cố định và chi phí sửdụng thường chỉ tính chi phí sửa chữa lớn và nhỏ hàng năm của tài sản cố định trong khoảng 2-3% nguyên giá.Như vậy có thể nói tất cả các đánh giá, theo dõi về tài sản cố định đều chấp nhận theo chu kỳ năm.Việc phân tích các chỉ tiêu hiệuquảsửdụngvốn cố định cũng vì vậy mà chỉ cần tiến hành theo năm để đảm bảo chính xác và hợp lý. 3.2.3.Các giảiphápnângcaohiệuquảsửdụngvốn lưu động - Xây dựng kế hoạch sửdụng vốn: vì là Côngty chuyên sản xuất kinhdoanhmỹnghệvàngbạcđá quý.Bên cạnh đó hoạt động của Côngty phụ thuộc rất nhiều vào sự biến động của thị trường tài chính nên Côngty cần phải lập kế hoạch sửdụngvốn lưu động, dựa vào sự phân tích tính toán từ những kết quả của những quý trước hoặc những năm trước, đồng thời phải có dự trữ trong những trường hợp có biến động lớn. - Cải tiến mẫu mã, nângcao chất lượng sản phẩm: không ngừng sưu tập các loại mẫu mã hàng trang sức mỹnghệ ở trong nước và nước ngoài phù hợp với thị hiếu khách hàng.Đầu tư thêm máy móc công nghệ,mở rộng xưởng sản xuất chế tác vàngbạcđáquý – hàng trang sức, hàng mỹ nghệ, đảm bảo hàng hóa do Côngty sản xuất ra ngày càng nhiều, mẫu mã đẹp,chất lượng ngày càng cao. Hình thức, chất lượng vàng miếng 3 chữ A của Côngty luôn đảm bảo đẹp, chính xác tuyệt đối về trọng lượng và tuổi vàng nhằm chiếm niềm tin của người tiêu dùng trong cả nước. - Nhanh chóng thu hồi các khoản nợ đọng: những khoản nợ sẽ làm tăng chi phí cho Công ty, Côngty sẽ bị chiếm dụng vốn.Vì thế Côngty cần phải có biện pháp mạnh đối với những khoản nợ khó đòi, đồng thời nângcao việc thẩm định tài chính khách hàng trước khi chấp nhận những khoản nợ, những khoản tín dụng thương mại. - Tăng nhanh vòng quay vốn lưu động: Côngty cần tiến hành giảm thiểu lượng vốn lưu động trong lưu thông, tăng nhanh tốc độ hoạt động để tăng nhanh vòng quay vốn lưu động.Trong khâu sản xuất cần tận dụng thời gian cũng như công suất của máy móc, ứng dụng khoa học côngnghệ hiện đại, tăng hiệuquả sản xuất. - Tiết kiêm các khoản chi phí: Bên cạnh việc tiết kiệm các khoản chi phí như đã nêu trên thì các khoản chi phí trong bán hàng, trong quản lý doanh nghiệp cũng cần tiết kiệm.Điều này sẽ giúp tăng lợi nhuận cho Công ty. - Lập quỹ dự phòng tài chính hiệu quả: Có thể do nhiều nguyên nhân khách quan hay chủ quan mà trong kinhdoanh luôn gặp mọi rủi ro ảnh hưởng đến sản xuất kinhdoanh của Công ty.Vì thế Côngty phải tiến hành lập một quỹ dự phòng tài chính để có thể hạn chế và khắc phục những tổn thất có thể xảy ra. 3.3.Kiến nghị 3.3.1.Kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước - Cải cách thủ tục hành chính: Nhà nước cần phải cải thiện thủ tục hành chính sao cho thuận lợi, gọn nhẹ đỡ tốn thời gian chờ đợi, giảm bớt chi phí…điều này sẽ giúp các doanh nghiệp thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh. - Môi trường pháp lý: Hiện nay ở ViệtNam hệ thống pháp luật còn thiếu tính đồng bộ, chồng chéo nhau dễ gây ra hiện tượng lách luật gây tổn hại cho nền kinh tế cũng như các doanh nghiệp.Vì vậy Nhà nước cần phải có các cơ chế chính sách tạo môi trường pháp lý chặt chẽ, rõ ràng, thông thoáng, nhất quán, phù hợp với thông lệ quốc tế và các cam kết của ViệtNam với các nước, phù hợp với tình hình thực tiễn ở Việt Nam.Bên cạnh đó,Nhà nước cần phải xây dựng riêng biệt một Luật về cạnh tranh, điều chỉnh các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Ngoài ra, trong quá trình hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, từ kinh nghiệm của một số quốc gia lân cận, chúng ta cần chú ý: Thứ nhất, ViệtNam nên tiến hành mở cửa thị trường tài chính một cách từ từ với một phạm vi thích hợp và một trình tự hợp lý sao cho vừa đảm bảo tăng dần năng và khả năng cạnh tranh, vừa thích nghi và tiến gần hơn đến những tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế. Thứ hai, bảo hộ thị trường nội địa bằng cách hạn chế sự thâm nhập của các hoạt động đầu tư quốc tế không phải là biện pháp tối ưu để nângcao sức cạnh tranh của hệ các doanh nghiệp và hệ thống ngân hàng nội địa, mà phải thông qua những cải cách triệt để mới có thể tạo ra năng lực tự bảo vệ trong điều kiện cạnh tranh quốc tế khi hôi nhập. Thứ ba, cải cách tài chính song song với việc mở cửa dần thị trường cần phải được hỗ trợ bằng việc hoàn thiện hệ thống luật pháp nhằm tạo một hành lang pháp lý ổn định, hiệu quả, minh bạch, tạo sân chơi bình đẳng cho các bên tham gia thị trường. Thứ tư, ViệtNam cần tận dụng tối đa vị thế của một nước đang phát triển trong các cuộc đàm phán song phương và đa phương để được hưởng những ưu đãi hoặc nhượng bộ trong việc thực hiện nghĩa vụ với tư cách thành viên.Những nhượng bộ và ưu đãi này sẽ là những điều kiện tốt để cơ cấu, cải tổ lại và tăng cường cạnh tranh quốc tế, là bước chuẩn bị quan trọng cho một thị trường tự do hóa hoàn toàn. 3.3.2.Kiến nghị đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ViệtNam - Đề nghị Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ViệtNam chỉ đạo các Ban có liên quan giúp Côngty xây dựng thành công đề án thành lập Ngân hàng Vàng trực thuộc NHNN&PTNT ViệtNam trong năm 2008. [...]... nghiệp “ Nâng caohiệuquảsửdụngvốntạiCôngty kinh doanhmỹnghệvàngbạcđáquýNHNN&PTNTViệtNam của em chỉ muốn góp một tiếng nói nhỏ bé đối với các doanh nghiệp về một số giảipháp nhằm nâng caohiệuquảsửdụng vốn. Dựa trên cơ sở lý thuyết và thực tập thực tế tạiCôngtykinhdoanhmỹnghệvàngbạcđáquýNHNN&PTNTViệt Nam, trong chuyên đề đã chỉ ra những mặt hạn chế, cũng như các kết quả đạt... càng thấy rõ hơn tầm quan trọng của hiệu quảsửdụngvốn trong các doanh nghiệp ViệtNam nói chung và các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng.Bên cạnh đó, hiệu quảsửdụngvốn cũng đang là vấn đề mà Đảng và Nhà nước quan tâm hàng đầu trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Trong thơig gian thực tập tạiCôngtykinhdoanhmỹnghệvàngbạcđáquýNHNN&PTNTViệtNam em càng nhận thức rõ hơn điều... được của Côngty trong việc sửdụng tổng vốn, cũng như vốn lưu động và vốn cố định.Từ đó đưa ra các giảipháp chung nâng caohiệuquảsửdụng tổng vốn, các giảipháp cho vốn lưu động cũng như vốn cố định.Cùng với đó để giúp Côngty đạt được những chỉ tiêu đặt ra và thực hiện những giảipháp trên cần có sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý Nhà nước, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Do...- Hằng năm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ViệtNam có kế hoạch cấp bổ sung thêm vốn điều lệ cho Công ty, để đáp ứng được yêu cầu tăng trưởng của hoạt động kinh doanh, tạo điều kiện về cơ sở vật chất và nhân lực tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp các Tỉnh,Thành phố lớn để Côngty mở các chi nhánh của Côngty Vàng, Ngân hàng Vàng trong tương lai đến các Tỉnh, Thành phố lớn trong cả nước... trên cần có sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý Nhà nước, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Do đó em xin được đưa ra các kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ViệtNam Do thời gian và trình độ nhận thức có hạn, chuyên đề tốt nghiệp sẽ còn nhiều hạn chế và sai sót.Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và các bạn để bài . 3.2 .Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty kinh doanh mỹ nghệ vàng bạc đá quý NHNN&PTNT Việt Nam 3.2.1.Các giải pháp chung nâng cao hiệu quả. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY KINH DOANH MỸ NGHỆ VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ NHNN&PTNT VIỆT NAM 3.1.Định hướng hoạt động của Công ty 3.1.1.Sự