1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tích hợp giáo dục kỹ năng giao tiếp, ứng xử cho học sinh trong nhà trường thông qua dạy học phần công dân với đạo đức lớp 10

52 25 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 2,27 MB

Nội dung

Với lí do đo đó tôi đã chọn đề tài “Tích hợp giáo dục kỹ năng giao tiếp, ứng xử cho học sinh trong nhà trường thông qua dạy học phần công dân với đạo đức lớp 10” làm đề tài nghiên cứu sá

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC

Tác giả sáng kiến : Triệu Thị Mỹ Hạnh

Mã sáng kiến: 31.53.01

Vĩnh Phúc, năm 2019

Trang 2

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề qua dạy học tích

hợp chủ đề: Phân bón hóa học và sức khỏe cộng đồng

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC

Tác giả sáng kiến:

Mã sáng kiến: 31.53.01

Vĩnh Phúc, năm 2019

Trang 3

GD & ĐT Giáo dục và đào tạo

Trang 4

MỤC LỤC Trang

1 Lời giới thiệu

2 Tên sáng kiến

3 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến

4 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử

5 Mô tả bản chất của sáng kiến

6 Những thông tin cần được bảo mật

7 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

8 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp

dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá

nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến

9 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp

dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả

10 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp

dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân

11 Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử

hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu

TÀI LIỆU THAM KHẢO

55555484849

4950 5251

Trang 5

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

1 Lời giới thiệu

 Môi trường giáo dục là nơi đào tạo những lớp người có tri thức để phục vụ

xã hội Thế hệ trẻ là tương lai của đất nước, là giường cột của nước nhà Môitrường giáo dục lành mạnh là điều kiện tiên quyết để đào tạo thế hệ trẻ trở thànhnhững công dân tốt có tài năng, đạo đức Trường học là nơi rèn đức, luyện tài,trang bị kiến thức cho học sinh Trong môi trường này, học sinh phải biết vềtrách nhiệm và nghĩa vụ của bản thân đối với thầy cô, bạn bè và các mối quan hệkhác.Vậy thực trạng văn hoá học đường ngày nay như thế nào? Phần lớn thế hệtrẻ trong nhà trường hiện nay có kiến thức rất rộng, nhanh nhạy trong nắm bắtthông tin, có sức khoẻ tốt, tinh thần cầu thị trong học tập, khả năng ứng dụngnhững kiến thức học vào thực tiễn cao, quý trọng thầy cô, đoàn kết với bạn bèsống có kỷ cương, không ngừng phấn đấu vươn nên trong học tập và trong cuộcsống Nhưng cũng có một bộ phận không nhỏ thế hệ trẻ đang ứng xử một cách

vô văn hoá Nhà tư vấn tâm lý Phạm Thị Thuý cho rằng: Văn hoá giao tiếp, ứng

xử học đường Việt Nam đã ở vào cấp độ báo động đỏ Quá nhiều hành vi thiếuvăn hoá của cả học sinh và giáo viên Văn hoá học đường đang xuống cấpnghiêm trọng, đó là sự xuống cấp đáng sợ nhất của một nền giáo dục.Vì vậy cần

có trang bị cho học sinh những kỹ năng giao tiếp và ứng xử trong học đường là

vô cùng quan trọng Với lí do đo đó tôi đã chọn đề tài “Tích hợp giáo dục kỹ

năng giao tiếp, ứng xử cho học sinh trong nhà trường thông qua dạy học phần công dân với đạo đức lớp 10” làm đề tài nghiên cứu sáng kiến kinh

nghiệm của mình

2 Tên sáng kiến: Tích hợp giáo dục kỹ năng giao tiếp, ứng xử cho học sinh

trong nhà trường thông qua dạy học phần công dân với đạo đức lớp 10

3 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:

- Áp dụng cho học sinh lớp 10 trường THPT A

4 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:

- Áp dụng thử từ tháng 1 năm 2019

Trang 6

5 Mô tả về bản chất sáng kiến:

- Sáng kiến của tôi gồm hai phần phần chính

I Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài

II Dạy học tích hợp kỹ năng giao tiếp, ứng xử cho học sinh trong các bàigiảng đạo đức GDCD lớp 10

5.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài

5.1.1. Cơ sở lí luận về kỹ năng giao tiếp và ứng xử

Khi bàn về bản chất của con người C mác khẳng định bản chất của conngười là tổng hòa của các quan hệ xã hội, điều đó có nghĩa là cuộc sống của conngười chỉ thực sự có ý nghĩa khi họ được sống trong các mối quan hệ xã hội,trong mối liên hệ giao tiếp với mọi người xung quanh “Kỹ năng giao tiếp là mộttrong những kỹ năng mềm cực kì quan trọng của thế kỉ 21, đó là một tập hợpnhững quy tắc, nghệ thuật, cách ứng xử, đối đáp được đúc rút qua kinh nghiệmthực tế hằng ngày, giúp mọi người giao tiếp hiệu quả, thuyết phục hơn khi ápdụng thuần thục kỹ năng giao tiếp Giao tiếp là điều có tính sống còn đối với bất

kì mối quan hệ nào của nhân loại Kỹ năng giao tiếp là phương tiện tiên quyếtcho sự thành bại trong giao tiếp Mục đích của giao tiếp là truyền tải đượcnhững thông điệp từ người nói đến người nghe và ngược lại Giao tiếp là hoạtđộng thường nhật xảy ra ở mọi lúc, mọi nơi và là cầu nối giữa người nói vớingười nghe”

Ứng xử là biểu hiện của giao tiếp, là sự phản ứng của con người trước tácđộng của người khác với mình trong một hoạt động nhất định được thể hiện quathái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con người nhằm đạt kết quả tốt trongmối quan hệ giữa con người với nhau Dù xét trong bất kì hoàn cảnh nào, mộtmối quan hệ, những tình huống, công việc cụ thể ra sao thì kỹ năng giao tiếp là

vô cùng quan trọng bởi lẽ chỉ khi chúng ta có kĩ năng giao tiếp tốt mới có khảnăng truyền tải những thông tin một cách tốt nhất đến người nghe, ký năng giaotiếp là phương tiện tiên quyết quyết định sự thành bại của một mối quan hệ nhấtđịnh

Trang 7

Trong xã hội chúng ta ngày nay do mặt trái của nền kinh tế thị trường màthái độ giao tiếp, ứng xử của các thành viên trong xã hội đang mất dần đi giá trị,nét đẹp troang văn hóa giao tiếp truyền thống của con người Việt Nam như thái

độ tôn trọng, lễ phép, kính trên nhường dưới với người lớn tuổi, sự chân thực,gần gũi, cởi mở, quan tâm, chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau…thay vào đó cuộc sống củacon người trở nên vội vã, xô bồ Điều đó khiến con người ta trở nên dễ nổi cáu,nói năng cộc cằn, ứng xử thô lỗ thậm chí là thiếu văn hóa biểu hiện phổ biến ởkhá nhiều người Đặc trưng này biểu hiện ở nhiều lứa tuổi, nhiều tầng lớp khácnhau trong xã hội nhưng nguy hại hơn nó đang để lại những hệ lụy tiêu cực chonhững thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước thời kì mới,nhất là ởlứa tuổi THPT đang tiếp thu tri thức, rèn luyện nhân cách để trở thành nhữngngười công dân toàn diện phục phụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và phát triểnđất nước Trong quá trình nghiên cứu và giám sát những hoạt động giao tiếp,ứng xử của HS tôi nhận thấy một bộ phận học sinh THPT còn có sự thiếu hụt, có

lỗ hổng về văn hóa trong giao tiếp, ứng xử Không ít học sinh nói năng thô lỗ,tục tĩu, đánh nhau, đưa hình lên mạng xã hội như một thú vui mà không lườngtrước được hậu quả nghiêm trọng của những hành vi ứng xử thiếu văn hóa đónhư bỏ nhà đi hay tự tử vì xấu hổ…

5.1.2 Cơ sở thực tiễn của vấn đề giáo dục kỹ năng giao tiếp, ứng xử của học sinh trong nhà trường

*Văn hóa giao tiếp, ứng xử giữa học sinh với giáo viên trong nhà trường

Môi trường học đường là nơi văn hoá GT, ƯX được coi trọng, được xâydựng và phát huy nhưng hiện nay lại đang diễn ra những điều thiếu văn hoá.Trong môi trường giáo dục hai mối quan hệ chính là quan hệ giữa thầy và trò vàquan hệ giữa các trò với nhau Trong đó mối quan hệ giữa thầy và trò là mốiquan hệ cốt lõi nhất để xây dựng môi trường giáo dục  

       Từ trước đến nay, chúng ta vẫn nghe nhiều về đạo thầy - trò (Đạo làmthầy và đạo làm trò) Quan hệ thầy trò xưa kia là mối quan hệ đáng kính và đángchân trọng Người xưa có câu “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” nghĩa là dạy một chữcũng là thầy mình mà dạy nửa chữ cũng là thầy và lấy ông thầy làm trung tâm,

Trang 8

học trò nhất nhất phải nghe theo, coi thầy là tấm gương để học theo Cách đâyhơn hai nghìn năm Khổng Tử bàn đến mối quan hệ Quân - Sư - Phụ (Vua - thầy

- cha) tức là học trò kính thầy như kính vua, kính cha Những quan niệm coithầy là cha còn ăn sâu tới nỗi khi thầy chết học trò để tang như để tang cha mẹ.Mỗi khi muốn hỏi thầy hoặc trao đổi vấn đề gì phải thưa gửi lễ phép đànghoàng Đứng trước mặt thầy phải chỉnh tề, nhã nhặn, gặp thầy phải cúi chào từ

xa, khoanh hai tay trước ngực khi nào thầy trả lời mới được ngửng lên Nhưngngày nay học trò của chúng ta đã không thể làm đủ lễ nghi với thầy cô họ lại cònxuyên tạc, làm biến tướng các nghi lễ, thiếu sự tôn trọng với thầy cô, coi thườngviệc học Ví dụ như: Cách chào của học trò khi gặp thầy cô, họ vừa đi thậm chí

là chạy ù ù qua thầy cô vừa chào “cô ạ”, “thầy ạ” để tiết kiệm từ và nói chonhanh hơn nữa học trò chào thầy cô (nếu là cô giáo) “Quạ! Quạ!”, (nếu là thầy)

“Thạ! Thạ!” rồi cười hô hố rất phản cảm làm cho giáo viên chẳng thể hiểu họctrò chào mình hay chào cái gì? Sau lưng học trò gọi thầy cô mình là ông nọ, bàkia tệ hại hơn là gọi bằng đại từ nhân xưng “nó” Khi làm bài kiểm tra không tốt

bị thầy cho điểm kém không vừa ý mình học trò sẵn sàng lôi bài kiểm tra ra xétrước mặt thầy cô để tỏ thái độ Có trường hợp trò vì mâu thuẫn nhỏ, xung đột ýkiến hoặc bị giáo viên phạt mà quay ra thù thầy cô, tạt a-xít vào thầy cô, kể cảviệc thuê người giết chết thầy cô mình Nhìn lại xem đây là lối ứng xử gì?

Những năm gần đây hiện tượng tiêu cực trong giáo dục không phải là ít.Những sự việc như học trò biếu phong bì cho thầy cô đổi lại thầy cô cho học tròđiểm cao (mặc dù bài làm rất kém) để học trò đỡ tốn công học Biếu xén thầy cô

để tránh bị kỉ luật…nó đã góp phần làm biến tướng và thương mại hoá quan hệthầy trò, làm cho thầy không còn là thầy, không được tôn trọng, không uynghiêm, được học trò coi là tấm gương để noi theo học tập, trò cũng chẳng phảitrò, chẳng lễ phép, kính trọng thầy và chăm chỉ học hành tu dưỡng.Thái độ thiếutrung thực của các em với các thầy cô giáo trong các bài kiểm tra tra thể hiệnviệc quay cóp bài, gian lận thi thi cử, gây ra lỗi lầm nhưng không dám nhận lỗimột cách trung thực…

Trang 9

Đối với thầy cô, ở đâu đó chúng ta còn thấy những thầy giáo không đủ tưcách làm tấm gương cho học trò, những cô giáo thiếu tinh thần trách nhiệm,chúng ta cảm thấy thật đau lòng khi nghe sự vi phạm trong đạo đức của ngườiđược gọi là thầy với các em học trò của mình (hiệu trường trường dân tộc nội trú

ở Phú Thọ xâm hại bảy em học sinh nam cuả trường này, hay mới đây một thầygiáo 55 tuổi ở Kiên giang có quan hệ tình cảm với nữ sinh lớp 10 khiến nữ sinhmang bầu, rồi cô giáo lên đứng lớp không giảng bài suốt ba tháng trời ở thànhphố Hồ Chí Minh… và nhiều vụ việc khác nữa đã được phán ánh trên cácphương tiện thông tin đại chúng…Việc xây dựng được môi trường giáo dục mà

ở đó thầy đúng nghĩa là thầy, trò đúng nghĩa là trò, trong môi trường giáo dục đóchỉ có tình yêu thương, sự kính trọng, bao dung biết ơn và hoà hiếu đó là mơước của tất cả mọi người Nhưng đáng buồn thay thực trạng văn hoá GT, ƯXcủa thế hệ trẻ trong nhà trường đang xuống cấp một cách nghiêm trọng cả vềđạo đức lối sống và ý thức sống Đã đến lúc chúng ta phải thấy được sự cần thiếtcủa việc giáo dục tư tưởng đạo đức và lối ứng xử có văn hoá cho thế hệ trẻ Xâydựng một thế hệ trẻ có sức khoẻ, có trí lực, lòng nhiệt huyết, luôn trau dồi về lýtưởng và đạo đức cách mạng Ngoài ra trong cuộc sống luôn chấp hành nghiêmchỉnh các chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước, gươngmẫu trong cộng đồng, làm tròn bổn phận của người công dân

5.1.3 Văn hóa giao tiếp và ứng xử giữa học sinh với học sinh trong nhà trường THPT

* Ngôn ngữ giao tiếp của học sinh trong nhà trường THPT

Vấn đề văn hóa ngôn ngữ, giao tiếp và ứng xử của giới trẻ nói chung và họcsinh trong nhà trường THPT nói riêng hiện nay đang là những vấn đề đáng bànluận đến bởi thực trạng và hậu quả của nó Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếpcủa con người và xã hội loài người nhằm mục đích truyền đạt và hiểu biết lẫnnhau của các thành viên trong xã hội Ngôn ngữ không chỉ truyền đạt thông tin

mà còn tác động đến nhân cách, đến sự hình thành nhân cách và biến đổi theochiều hướng tốt hoặc xấu của mỗi con người Trong môi trường học đường, nơitrang bị cho mỗi công dân những tri thức khoa học, những giá trị tạo nên nhân

Trang 10

cách tốt đẹp của một con người lại có một thực tế đáng buồn đó là việc sử dụngngôn ngữ văn hóa, giao tiếp của các bạn học sinh chưa trong sáng, lành mạnhthậm chí là tục tĩu Đó là trào lưu “mốt” sử dụng tiếng lóng, ngoại ngữ, ngônngữ @ để giao tiếp trở thành yếu tố khẳng định đẳng cấp của mình Những hiệntượng biến đổi ngôn ngữ Tiếng Việt như: gọi đơn vị tiền tệ bằng K, chê ngườikhác là “cùi bắp” “cục gạch”, “sến” Lại thêm cả kiểu ghép nửa tây, nửa ta hếtsức khập khiễng như “ugly tiger”( xấu hổ) y2k ( thế hệ năm 2000) hoặc nhại

âm, cắt âm Hậu quả là việc sử dụng những ngôn ngữ lệch lạc như vậy của các

em học sinh làm mất dần đi sự trong sáng của Tiếng Việt Bên cạnh việc sửdụng ngôn ngữ Tiếng Việt chưa trong sáng còn là việc các em học sinh nóichuyện giao tiếp với nhau bằng những ngôn ngữ tục tĩu, hiện tượng các em nóitục chửi bậy, thiếu lễ độ, thiếu chuẩn mực trong trường học ngày càng phổ biến

ở cả học sinh nam và học sinh nữ, những điều bất thường ấy lại được các bạnhọc sinh coi đó là những điều bình thường Trong phiếu điều tra để thực hiện đềtài nghiên cứu này tôi đã điều tra ở 80 em học sinh ở các lớp 10A5, 10A6, ởtrường THPT A nơi tôi đang công tác với câu hỏi đó là: em có nói tục, chửi bậytrong trường học không ? thì có đến 70% số em được hỏi trả lời là có, 10% các

em trả lời thỉnh thoảng có nói, 2% trả lời không bao giờ nói, số còn lại các emtrả lời là thường xuyên nói Những hành vi nói tục, chửi bậy trong giao tiếp ứng

xử giữa bạn học sinh cũng rất nhiều, thậm chí phổ biến Có những bạn học sinh

về nhà luôn ngoan ngoãn lễ phép với ông bà, cha mẹ, đến trường vâng lời thầy

cô giáo, học giỏi nhưng có vô tình nghe được những cuộc nói chuyện, giao tiếpgiữa các bạn cùng lớp cùng nhóm với nhau thì mới thấy được đủ mọi thứ ngônngữ tục tĩu được các bạn văng ra như không kiểm soát được, đặc biệt khi thamgia các trang mạng xã hội lại càng thấy rõ hơn ngôn ngữ giao tiếp của các bạntrên mạng là đáng phê phán, lên án như thế nào, những cụm từ nói tục, chửi bậy,nói lóng được các ban học sinh sử dụng như những “hot trend” những lời nói,hành vi không thể chấp nhận với đối tượng học sinh đang được giáo dục về vănhóa, đạo đức trong nhà trường

Trang 11

Như vậy có thể thấy hiện tượng nói tục, chửi bậy trong giao tiếp của họcsinh đang ở trong tình trạng phổ biến làm cho đạo đức, nhân cách của học sinh

bị xuống cấp nghiêm trọng, bị suy đồi về đạo đức, biến các em trở thành nhữngcon người thiếu học thức, vô văn hóa Việc nói tục chửi bậy còn ảnh hưởng rấtlớn đến người khác, nhất là trong trường hợp nói tục, chửi bậy với mục đíchlăng mạ, sỉ nhục người khác Hành động đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đếndanh dự, lòng tự trọng của người bị lăng mạ, do đó có thể gây ra những tâm líbức bối, ức chế, không kiểm soát được bản thân và tìm mọi cách đánh bạn để trảthù đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực tronghọc đường hiện nay

*Tình trạng bạo lực học đường trong trường THPT

Bạo lực học đường đã trở thành một nỗi ám ảnh của rất nhiều phụ huynh

và học sinh trong các nhà trường Theo kế quả nghiên cứu trên các diễn đàn vàcông tác nghiên cứu khoa học cũng như quan sát và tìm hiểu thực tiễn có thểthấy có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng bạo lực học đường Có thể kể ranhững nguyên nhân chủ yếu như đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh THPT

đó là bên cạnh sự phát triển về trí tuệ sự tự ý thức trong giai đoạn này các emđặc biệt có sự phát triển mạnh mẽ về tính tự trọng Các em không chịu được sựxúc phạm của người khác đối với mình Một câu nói hay một hành động xúcphạm của bạn có thể là nguyên nhân gây xung đột, ẩu đả, cũng vì lẽ đó màkhông ít những vụ bạo lực học đường xảy ra từ những lời nói tưởng chừng rấtđơn giản như nghe thấy bạn khác trong trường, trong lớp đang bị một bạn khácnói xấu mình, nhìn đểu mình, hay sự phân biệt đẳng cấp của con nhà giàu vớinhà nghèo, coi thường miệt thị bạn bè Vì những mâu thuẫn bất hòa chưa giảiquyết được mà giải quyết bằng việc gọi “đồng đội” đến đánh hội đồng, làm nhụcngười khác Tâm lí “anh chị” của các lớp học trên dẫn đến tình trạng “ma cũ bắtnạt ma mới” diễn ra ở hầu như các trường học Ngoài ra một nguyên nhân lớndẫn đến tình trạng bạo lực học đường là do các em chưa được trang bị đầy đủ,thiếu hụt về kỹ năng sống Khi được hỏi về việc đã được tập huấn, học về KNSbao giờ chưa thì có đến 90% các em chưa có nhận thức đúng về KNS, hầu các

Trang 12

em đều có nhu cầu được học, tập huấn về KNS đó là lí do các em còn rất lúngtúng khi xử lí các tình huống thường gặp trong cuộc sống, không ít những vụbạo lực học đường xuất phát từ những lí do nhỏ nhặt như đùa nghịch quá, xíchmích nhỏ trong lớp, bị mách tội với thầy cô, nhìn thấy ghét là đánh… vấn đề đặt

ra là trước những tình huống này là sự thiếu hụt về KNS của học sinh trong đóđặc biệt là khả năng giải quyết xung đột, khả năng giao tiếp, khả năng thươngthuyết Nếu học sinh có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ không để xảy ra nhiều mâuthuẫn, xung đột, nếu có kỹ năng giải quyết xung đột thì những mâu thuẫn, xungđột cũng không thể trở thành hành vi bạo lực Thiếu những kỹ năng cơ bản này

là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng bạo lực học đường hiện nay ở họcsinh Theo thống kê của Bộ giáo dục đào tạo, từ đầu năm học 2019 cả nước đãxảy ra 310 vụ học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học, trong đó có các

vụ án hình sự ngày càng gia tăng Học sinh đánh nhau không chỉ dùng chân tayhay cặp sách nữa mà là những hình ảnh các học em sinh mặc đồng phục tuổi từ

10 đến 18 cầm dao, phớ, kiếm và cả súng tự chế hay súng mua chui trên thịtrường để “Xử nhau”…

*Tình bạn, tình yêu tuổi học trò

Học sinh ở lứa tuổi THPT ngoài mối quan hệ với cha mẹ, người thân vàthầy cô thì mối quan hệ bạn bè được các em đặc biệt coi trọng Ở giai đoạn nàymối quan hệ của các em ngày càng mở rộng, nhu cầu giao tiếp với bạn bè cùnglứa tuổi phát triển mạnh mẽ Bạn bè cùng lớp, cùng trường, bạn học ở cáctrường khác nhau, bạn học cùng giới, bạn bè khác giới, bạn bè tham gia trongnhững nhóm hoạt động xã hội …Sự giao tiếp, ứng xử giữa các em ở giai đoạnnày nhìn chung rất cởi mở, bởi tính chất hồn nhiên nghịch nghợm của tuổi họctrò Đa số các em có ý thức xây dựng mối quan hệ bạn bè lành mạnh, tích cựcgiúp đỡ nhau trong học tập cũng như trong cuộc sống hằng ngày Song bên cạnh

đó mối quan hệ bạn bè ở lứa tuổi THPT trong trường học hiện nay rất phức tạp,những hành vi không có văn hóa của một bộ phận học sinh với nhau trong nhàtrường Có nhiều nguyên nhân khác nhau như sự phân biệt đẳng cấp của con nhàgiàu với con nhà nghèo dẫn đến coi thường miệt thị lẫn nhau,sự mâu thuẫn trong

Trang 13

tình cảm về tình bạn, tình yêu, việc mâu thuẫn về quan điểm sống dẫn đến việcchia bè kéo cánh sự mất đoàn kết trong tập thể lớp học, trường học diễn ranhiều…

Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, với nhữngđiện thoại thông minh, các em sử dụng điện thoại nhiều hơn, các em nhiều bạn

bè hơn ở phạm vi ngoài trường học, lớp học đó là những bạn bè ảo trên mạng xãhội, nhiều em chỉ chú ý tương tác với những bạn ảo trên mạng xã hội mà trở nên

ít giao tiếp với bạn bè thực của mình trong lớp học Nhiều bạn rơi vào tình trạng

bị stress, trầm cảm, nghiện facebook nghiêm trọng…Đó là những hệ lụy tiêu cực

mà mạng xã hội để lại nếu chúng ta sử dụng chúng sai cách

Văn hoá ứng xử giữa học trò với nhau ngày nay mang nhiều màu sắc biếntướng Tình trạng kết bè, kết phái tạo thành băng, hội cũng là vấn đề nhức nhối,

nó không những làm ảnh hưởng đến môi trường giáo dục mà còn làm cho xã hộiquan tâm lo lắng Hiện tượng lập băng nhóm rồi đi cướp, trấn lột, dằn mặt lẫnnhau, thanh toán ân oán cá nhân của học trò làm gióng lên hồi chuông cảnh tỉnhđối với các nhà làm công tác giáo dục và quản lí giáo dục

Ở lứa tuổi THPT các em không chỉ dừng lại ở tình bạn cùng tuổi mà đã xuấthiện những tình cảm, tình yêu lứa của tuổi học trò, đó là những tình cảm đẹp đẽ,trong sáng đầu đời Với những bạn học sinh có nhận thức đúng đắn và được giáodục định hướng rõ ràng, tình yêu học trò sẽ là chiếc đòn bẩy thúc đẩy nhau cùngtiến bộ trong học tập Bởi ở tuổi ấy các bạn sợ bị so sánh với người yêu Do đócác bạn sẽ cố gắng học để ít nhất bằng người yêu mình trong học tập và sâu nữa

là sự cố gắng trong cuộc sống Nếu các bạn xây dựng tình yêu của mình thật đơngiản, thật tích cực nó mới trở thành một phần thanh xuân tươi đẹp nhất Tuynhiên tình yêu tuổi học trò cũng một con dao hai lưỡi, chỉ cần sử dụng khôngđúng cách nó sẽ làm các bạn bị thương Nếu các bạn không làm chủ được chínhmình, không đủ mạnh mẽ để dùng lí trí lấn át con tim thì sẽ để lại hệ lụy khônlường Đầu tiên phải nói đến là sự sa sút kết quả trong học tập Trên lớp các bạnkhông nghe thầy cô giáo giảng bài mà chỉ chú tâm cho việc nhắn tin và viết thưtình…ngoài giờ học các bạn dành thời gian cho nửa kia, hò hẹn, nhung nhớ, bài

Trang 14

vở bị các bạn gác hết sang một bên Vì vậy các bạn sao nhãng học hành Tiếpđến tình yêu có thể để lại hậu quả về tình dục Đây là một trong những hệ lụynguy hiểm mà tình yêu tuổi học trò gây ra Tuổi dậy thì, tâm lí các em bị thayđổi Các em tò mò hơn, hiếu kì về giới tính, từ đó dấn đến những hành vi khôngđúng đắn gây hậu quả to lớn ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm hồn Và một trongnhững tác hại của việc yêu sớm đối với các em ở lứa tuổi này đó là ảnh hưởngtâm lí sau chia tay Khi yêu các em vẽ ra cho mình một bức tranh quá hoàn hảotoàn màu hồng để khi chia tay các em cảm thấy bị sốc, cảm thấy như mình bịmất tất cả, thậm chí có nhiều em rơi vào trạng thái trầm cảm, có những suy nghĩtiêu cực, những hành vi dại dột như tự tử

* Lối sống thờ ơ, vô cảm trong giao tiếp ứng xử với bạn bè xung quanh

Tình yêu thương con người đó là sự gắn kết lẫn nhau giữa các cá nhân trong

xã hội gần như đã trở thành xa xỉ trong xã hội hiện đại trong đó có cả học sinh,

đó là lối sống ích kỉ, thờ ơ với bạn bè, không quan tâm đến cảm xúc của bạn bèxung quanh, đặt cái tôi của mình lên trên tất cả, tự cho mình đặc quyền như thế

vì ở nhà lúc nào mình cũng là “số một” do sự nuông chiều quá mức của giađình Có những bạn học sinh nhìn bạn bè của mình bị bắt nạt, đánh đập nhưng

vô cảm thơ ơ, thậm chí quay video để đăng lên mạng xã hội câu like… lối sống

vị kỉ này của các em một phần do tác động mặt trái của thời kì cách mạng 4.0với các phương tiên công nghệ thông tin hiện đại, nhiều em chỉ thu mình trongthế giới cuẩ game online, của mạng xã hội facebook, Zalo mà quên đi sự tươngtác, quan tâm đến những người bạn xung quanh mình trong lớp học Cùng với

đó là cách giáo dục của gia đình là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến lối sống vôcảm, thơ ơ của các em với bạn bè xung quanh Ngày càng nhiều phụ huynhchiều con quá mức cần thiết, họ sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của con một cách

vô điều kiện và thiếu suy nghĩ Họ dạy con cái của mình biết phòng và tránh cái

ác, cái xấu nhưng không dạy con biết cách chia sẻ và quan tâm, sống có tráchnhiệm với người thân, bạn bè Với cách tiếp nhận một chiều như vậy làm chohọc sinh ngày càng vô tâm ích kỉ hơn Sự lãnh cảm vô tâm của học sinh vớinhau hay tình yêu thương, giá trị làm người của con người bị mất đi đó chính là

Trang 15

sự xuống cấp của nền đạo đức xã hội, làm kìm hãm sự tiến bộ và phát triển của

xã hội

* Ý thức tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường

Việt Nam đang là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề củahiện tượng biến đổi khí hậu, chúng ta đang nỗ lực triển khai mọi biện pháp đểgiữ gìn và bảo vệ môi trường Có thể thấy cùng với toàn xã hội, ngành giáo dục

và các nhà trường đã không ngừng tuyên truyền, phổ biến giáo dục, xây dựng ýthức, trách nhiệm cho các em học sinh trong việc bảo vệ môi trường và rõ ràng ởđây vai trò của nhà trường là vô cùng quan trọng Tại Trường THPT A nơi tôiđang công tác tôi nhận thấy việc lao động vệ sinh dọn dẹp sân trường, lớp họcđược Ban giám hiệu nhà trường, Đoàn Thanh niên, giáo viên chủ nhiệm các lớplàm tương đối quy củ và tốt song vẫn còn đâu đó một bộ phận các em chưa có ýthức trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường ngay trong trường học và lớp học củamình như việc bỏ rác (quà ăn vặt, giấy rác…) ngay trong ngăn bàn học củamình Đặc biệt là ý thức của các em trong việc giữ gìn vệ sinh chung ở khu vực

vệ sinh của các em là rất kém làm cho môi trường khu vực này trở nên vô cùng

ô nhiễm…

* Sự thiếu trung thực trong học đường

Có thể thấy trung thực là một giá trị sống rất quan trọng trong nhân cách củamỗi con người đó là giá trị đạo đức tốt đẹp làm nên phẩm chất con người, người

có nhân phẩm được xã hội luôn tôn trọng và đánh giá cao Song thực tế chothấy, học sinh ngày nay dù đã được gia đình và nhà trường dạy bảo, giáo dục vềlòng trung thực nhưng lối sống không trung thực của các em lại hiện hữu trongmọi mối quan hệ và mọi môi trường sống của các em, đặc biệt là trong môitrường học đường Việc nói dối thầy cô, nói dối bạn bè, không dám nhận lỗi khimắc khuyết điểm, không trung thực trong học tập như chép bài của bạn, quaycóp trong thi cử, ăn trộm đồ của nhau…vẫn còn rất phổ biến trong các trườnghọc

* Thái độ ứng xử của các em đối với các hoạt động tập thể như các buổichào cờ đầu tuần, các tiết ngoại khóa, các buổi lao động tập thể chưa thực sự tốt

Trang 16

Đó là sự lề mề, chậm giãi khi có tiếng trống báo hiệu tập chung, xếp hàng chỉnhđốn hàng ngũ còn lộn xộn, nhốn nháo, ngồi nói chuyện, đùa nghịch với thái độchưa nghiêm túc Các em thể hiện thái độ chưa tích cực trong các buổi lao độngtập thể dù thầy cô chủ nhiệm nhắc nhở, đôn đốc rất sát sao Ý thức tham gia giaothông của các em cũng chưa tốt, biểu hiện ở việc nhiều học sinh đi xe máy điệnkhông đội mũ bảo hiểm bị các chú công an giao thông thổi phạt, vợt đèn đỏ khi

đi qua ngã tư đường, dàn ngàng ngang ra đi trên trường, tụ tập chờ đợi nhautrước cổng trường gây nên sự ùn tắc, mất ổn định trước cổng trường

Từ thực trạng trên, theo tôi để giáo dục văn hoá GT,ƯX cho học sinh tronghọc đường trước hết phải giáo dục, uốn nắn những lệch lạc về chuẩn mực trongthái độ, hành vi ứng xử của học sinh đối với thầy cô giáo, giữa học sinh với họcsinh trong trường học Để bù đắp cho những lỗ hổng về sự thiếu hụt của những

kỹ năng sống, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp và ứng xử cho các em học sinh, ởtrường THPT A nơi trường tôi đang công tác và giảng dạy đã thực hiện rất nhiềuphương pháp khác nhau như mời chuyên gia về tư vấn cho các em học sinh, giáodục cho các em thông qua những hoạt động ngoại khóa của nhà trường với sựkết hợp của Đoàn thanh niên, các tổ bộ môn, giáo viên giáo dục công dân…và

đã đang lại những hiệu ứng tích cực đáng kể Song với tư cách là giáo viên dạy

bộ môn giáo dục công dân trong nhà trường tôi nhận thấy việc tích hợp giáo dục

kỹ năng giao tiếp, ứng xử cho các em học sinh ngay trong các nội dung bàigiảng về giáo dục đạo đức lối sống là một biện pháp hữu hiệu phù hợp, mang lạihiệu quả thiết thực nhất vì hoạt động giáo dục này gắn với nội dung của từng bàihọc sẽ giúp các em có thời gian tiếp cận chiều sâu kiến thức với các kỹ năng

GT, ƯX được tiếp nhận qua từng chuỗi hoạt động trong các bài học, tạo ra hứngthú cho các em trong quá trình tiếp nhận các giá trị giáo dục

Dạy học tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thếtrong việc xác định nội dung dạy học trong nhà trường phổ thông và trong xâydựng chương trình các môn học ở nhiều quốc gia trên thế giới Quan điểm tíchhợp được xây dựng trên cơ sở những quan niệm tích cực về quá trình học tập vàquá trình dạy học Thực hiện dạy học tích hợp giúp cho quá trình học tập không

Trang 17

bị cô lập với cuộc sống hằng ngày, các kiến thức được gắn liền với kinh nghiệmsống của học sinh và được liên hệ với các tình huống cụ thể, có ý nghĩa với họcsinh Khi đó học sinh được dạy sử dụng những kiến thức đã học trong các tìnhhuống cụ thể và việc giảng dạy kiến thức không chỉ là lí thuyết mà còn thiết thựcphục vụ cho cuộc sống con người để giúp các em trở thành những người laođộng, người công dân tốt.

Nhận thức được tầm quan trọng trong quan điểm về dạy học tích hợp nàyngay từ năm học 2011 – 2012 Giám đốc sở GD & ĐT Vĩnh Phúc đã Ban hành

quyết định 491/QĐ – SGD & ĐT – GDTrH ngày 09/09/2011 quy định việc tích

hợp các nội dung về các kỹ năng sống, an toàn giao thông, tích hợp tư tưởng HồChí Minh, phòng chống tham nhũng và các tệ nạn xã hội vào các nội dung bàihọc cho phù hợp Thực hiện quyết định của Giám đốc Sở GD & ĐT tôi và cácđồng nghiệp trong nhà trường đã thực hiện việc tích hợp các nội dung trên ở tất

cả các bài học, khối lớp cho phù hợp với tri thức của bài học Cụ thể đối vớiphần giáo dục đạo đức cho học sinh ở phần 2, chương trình GDCD lớp 10 chúngtôi đã tiến hành những nội dung tích hợp như sau:

- Bài tập 1 phần Câuhỏi và bài tập:

Không yêu cầu HS

1, Tích hợp Phòng chống tham nhũng

vào điểm a, mục 1: “ Đạo đức là gì?”

vi không tham nhũng

* Thái độ:

- Tránh hành vi tham

Trang 18

vào mục 1

21 20 Bài 11: Một số

phạm trù cơ bảncủa đạo đức học

- Điểm b mục 1:

Nghĩa vụ của người thanh niên Việt Nam hiện nay: Đọc thêm

- Điểm b mục 4:

Hạnh phúc cá nhân

và hạnh phúc xã hội: Đọc thêm

Tích hợp phòng chống tham nhũng

vào điểm a, mục 2:

Lương tâm là gì?:

* Kiến thức:

- Người tham nhũng không có trạng thái cắn rứt của lương tâm, không ăn năn hối hận nhưng đều sống trong trạng thái không thanh thản

* Kỹ năng:

- Phân biệt trạng thái lương tâm của người tham nhũng và không tham nhũng

* Thái độ:

- Không chấp nhận tham nhũng

22 21

Bài 11: Một sốphạm trù cơ bảncủa đạo đức học

23 22

Bài 12: Công dân

với tình yêu, hôn

Trang 19

đến “Em có nhận xét gì về suy nghĩ của cô gái này?” (từ

Không dạy

24 23

Bài 12: Công dânvới tình yêu, hônnhân và gia đình(tiếp)

25 24 Ôn tập

26 25 Kiểm tra viết

27 26 Bài 13: Công dân

với cộng đồng

Tích hợp Tư tưởng

Hồ Chí Minh vào điểm a mục 2:Nhân

nghĩa+ Bác Hồ là một tấm gương lớn về lòng nhân nghĩa

-Biết yêu thương, quantâm, chăm sóc mọi người

-Bác vị tha, không cố chấp với người lầm lỗi biết hối cải

-Bác kính trọng, biết

ơn những người có công với nước và biết

ơn với những người đãgiúp đỡ mình

28 27

Bài 13: Công dânvới cộng đồng(tiếp)

Trang 20

29 28

Bài 14: Công dânvới sự nghiệp xâydựng và bảo vệ Tổ

quốc

Tích hợp Tư tưởng

Hồ Chí Minh vào mục 1:Lòng yêu nước

-Bác Hồ là người có lòng yêu quê hương, đất nước thiết tha

-Bác đã cống hiến cả cuộc đời mình vì đất nước

30 29

Bài 14: Công dânvới sự nghiệp xâydựng và bảo vệ Tổ

quốc (tiếp)

31 30

Bài 15: Công dânvới một số vấn đềcấp thiết của nhân

loại

- Điểm a mục 2:

Thông tin 1, đoạn từ

“Thế nào là bùng nổ dân số? ” đến

“dân số thế giới ở mức 3,5 tỉ người là phù hợp”: Không

dạy

- Điểm a mục 3:

Đoạn nói về các bệnh tim mạch,

huyết áp, ung thư:

Không dạy

Tích hợp Giáo dục bảo vệ môi trường

-Bác Hồ là một tấm gương lớn về sự kiên trì phấn đấu tự hoàn thiện bản thân, từ việc

33 32 Bài 16: Tự hoàn

thiện bản thân(tiếp)

Trang 21

rèn luyện thân thể, họctập đến việc đặt mục đích và phấn đấu cho mục đích “ích quốc, lợi dân’’

34 33 Ôn tập

35 34 Kiểm tra học kỳ II

36 35 Thực hành –

Ngoại khóa các vấn đề đã học

- Giáo dục kỹ năng giao tiếp ứng xử cho HS

37 Dự trữ

II Dạy học tích hợp kỹ năng giao tiếp, ứng xử cho học sinh trong các bài giảng đạo đức GDCD lớp 10.

1 Chuẩn bị nội dung bài giảng:

- Để thực hiện quá trình tích hợp các kỹ năng GT,ƯX vào trong nội dungcác bài học có hiệu quả nhất tôi đã lựa chọn để tạo ra sự phù phù hợpgiữa kiến thức bài học và nội dung tích hợp Trong khuôn khổ của đề tàinghiên cứu này tôi xin đưa ra hai giáo án minh họa thể hiện việc tích hợpgiáo dục kỹ năng GT,ƯX cho học sinh vào trong nội dung bài học cụ thể

đó là bài 10 - Quan niệm về đạo đức và bài 13 - công dân với cộng đồng

- Hiểu được thế nào là đạo đức

- Phân biệt được điểm giống và khác nhau giữa đạo đức và pháp luật

- Hiểu được vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân, gia đình, xã hội

2 Về kĩ năng

Trang 22

- Phân biệt được hành vi vi phạm đạo đức và hành vi vi phạm pháp luật.

- Xây dựng được kỹ năng sống trong văn hóa trong giao tiếp, ứng xử phùhợp với các chuẩn mực đạo đức trong gia đình, nhà trường và xã hội

3 Về thái độ

- Coi trọng vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội

- Phê phán những hành vi trái đạo đức

II CÁC NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN Ở HỌC SINH

- NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL

trách nhiệm công dân, NL tự quản lí và phát triển bản thân, NL tư duy phê phán.

III PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG

- Thảo luận nhóm/lớp

- Xử lí tình huống

- Đọc hợp tác

- Đàm thoại

IV PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Sách học sinh, sách giáo khoa môn GDCD lớp 10

- Trường hợp, tình huống liên quan đến nội dung bài học

- Tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.

V TỔ CHỨC DẠY HỌC

1 Khởi động

Tích hợp giáo dục kỹ năng sống giao tiếp,

ứng xử cho học sinh trong trường học

Trang 23

xem một số hình ảnh của hành vi bạo lực học

đường trong trường học và hình ảnh HS tặng

hoa tri ân các thầy cô giáo trong ngày Nhà giáo

Việt Nam 20/11

- GV: Nêu ra yều cầu sau khi HS theo dõi

những hình ảnh trên HS thảo luận theo nhóm và

trả lời các câu hỏi:

Câu 2 Hình ảnh HS tặng hoa để tri ân các

thầy cô giáo thể hiện điều gì?Nếu vi phạm đạo

đức sẽ dẫn đến hậu quả gì?

- HS: tiến hành thảo luận lớp trong 5 phút và

các nhóm lên bảng trình bày sản phẩm thảo luận

của nhóm mình theo các nội dung câu hỏi đã

được phân công

- Lớp nhận xét, bổ sung (nếu có)

* GV chốt lại: Ở câu hỏi 1 đó là hình ảnh về

bạo lực trong học đường - là hành vi vi phạm

đạo đức (xét mức độ nhẹ) Nhưng khi gây ra

những hậu quả nghiêm trọng cho người bị xâm

hại thì hành vi bạo lực học đường còn là một

hành vi vi phạm pháp luật và đối tượng vi phạm

sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật

Ở câu hỏi thứ hai ta thấy:

Trang 24

Hình ảnh các em học sinh đang tặng bó hoa

tươi thắm cho cô giáo của mình trong ngày Nhà

giáo Việt Nam 20 – 11 đó là việc làm thể hiện

hành vi có đạo đức Nếu vi phạm đạo đức sẽ bị

coi là người thiếu đạo đức vì vậy đạo đức có vai

trò rất quan trọng trong đời sống xã hội GV dẫn

dắt: Vậy đạo đức là gì? Nó có ý nghĩa như thế

nào trong cuộc sống? Đó chính là nội dung bài

- HS nêu được đạo đức là gì.Thấy được các

quy tắc, chuẩn mực đạo đức có sự thay đổi cùng

với sự vận động và phát triển của lịch sử

- Hình thành NL tư duy phê phán, NL giao

tiếp, NLtự lực ,tính trách nhiệm cho HS

* Cách tiến hành:

- GV cho HS quan sát những bức tranh trên

và cho biết

- Nếu em là bạn cùng lớp chứng kiến cảnh

các bạn mình đánh nhau hoặc trên đường đi học

về em thấy bà cụ già muốn sang đường nhưng

1 Quan niệm về đạo đức

a Thế nào là đạo đức

Đạo đức là hệ thống cácquy tắc chuẩn mực xã hội mà

Trang 25

nhiều xe qua lại cụ chưa sang được em sẽ làm gì?

Tại sao em lại làm như vậy?

- HS thảo luận lớp về tình huống

- GV HS ghi tóm tắt ý kiến của HS lên bảng

bạn đánh nhau thì các em phải can ngăn các bạn,

nếu không can được thì phải tìm sự giúp đỡ từ

người lớn để hạn chế hậu quả xấu có thể xảy ra

- Trong trường hợp gặp bà cụ muốn qua

đường thì chúng ta cần lựa chọn cách ứng xử phù

hợp với chuẩn mực đạo đức đó là giúp đỡ bà cụ

sang đường một cách an toàn nhất

- Hành vi đánh bạn, xâm phạm đến sức khỏe,

thậm chí tính mạng của bạn là một hành vi vi

phạm đạo đức nghiêm trọng đồng thời là một

hành vi vi phạm pháp luật và sẽ phải chịu trách

nhiệm trước pháp luật về hành vi vi phạm của

mình

- Đạo đức là hệ thống các quy tắc chuẩn mực

mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi

của mình sao cho phù hợp với lợi ích chung của

cộng đồng, xã hội

nhờ đó con người tự giácđiều chỉnh hành vi của mìnhsao cho phù hợp với lợi íchchung của cộng đồng, xã hội

Trang 26

- GV cho 1-3 HS nêu ví dụ về đạo đức.

- GV nêu câu hỏi thảo luận lớp: Theo em,

cùng với sự vận động và phát triển của lịch sử

XH, các quy tắc, chuẩn mực đạo đức có thay đổi

theo không?

- 1 đến 2 HS trả lời

- GV chính xác hóa câu trả lời của HS và kết

luận:

+ Khi XH thay đổi, các quy tắc, chuẩn mực

đạo đức cũng biến đổi theo Đạo đức luôn bị chi

phối bởi quan điểm và lợi ích của giai cấp thống

trị Ví dụ:

* Quan niệm về chữ Trung: Trong XHPK,

Trung – là trung thành vô điều kiện với vua

Ngày nay, Trung – là trung thành với lợi ích của

Ngày đăng: 14/03/2021, 18:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w