PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, NLCT của doanh nghiệp là yếu tố đóng vai trò quyết định sự thành công của doanh nghiệp đó. NLCT cũng đồng thời là chìa khóa của doanh nghiệp để thâm nhập vào thị trường thế giới và tăng trưởng. Điều tiên quyết để việc cải tổ và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp là cần nâng cao hiệu quả quản trị công ty trong các doanh nghiệp, đặc biệt là tại các DNNN. DNNN là khu vực nắm giữ một số ngành, lĩnh vực then chốt, hệ thống cơ sở vật chất quan trọng nhất cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nắm toàn bộ kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội có tính huyết mạch. Hầu hết các doanh nghiệp lớn là các doanh nghiệp trong các ngành xây dựng, điện tử, hóa chất, thông tin liên lạc, vận tải đường sắt, sản xuất công nghệ tiêu dùng… nên có vị trí quan trọng trong quỹ đạo cũng như định hướng phát triển kinh tế của Việt Nam. DNNN đang nắm giữ những nguồn lực và lĩnh vực then chốt của nền kinh tế và đóng góp rất lớn vào GDP của cả nước. Bên cạnh một số DNNN đã có những chuyển biến tích cực về NLCT hiện nay, thể hiện được vai trò chủ đạo của mình trong nền kinh tế, tuy nhiên, còn nhiều DNNN còn bộc lộ những yếu kém, tồn tại, chưa tương xứng với yêu cầu và nguồn lực đầu tư của Nhà nước. Về cơ bản, NLCT của DNNN còn thấp so với doanh nghiệp dân doanh, đặc biệt là so với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tính năng động, khả năng thâm nhập thì trường mới, tính cạnh tranh về giá của hàng hóa/dịch vụ của DNNN đều khá hạn chế. Các DNNN đến khi chuyển đổi sang mô hình quản trị mới nhưng vẫn những con người cũ, bộ máy cũ, cách làm việc cũ nên tư duy và phương pháp quản trị chưa phù hợp với thời đại mới. Sự yếu kém về quản trị đã làm cho các DNNN tuy có nhiều lợi thế nhưng hoạt động kinh doanh vẫn kém hiệu quả. DNNN chỉ có thể đảm trách vai trò nòng cốt của nền kinh tế bằng chính năng suất, chất lượng và hoạt động trong một môi trường cạnh tranh công bằng và bình đẳng 2 với các doanh nghiệp khác. Sự cần thiết của đổi mới quản trị doanh nghiệp nhà nước do những nguyên nhân sau đây: Thứ nhất, mô hình các DNNN hiện nay đã bộc lộ một số nhược điểm như: chưa có được một chiến lược kinh doanh thực sự để làm cơ sở cho việc quản lý, tổ chức và điều hành, chưa khai thác và phát huy được những ưu thế để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, mô hình tổ chức, mối quan hệ giữa các bộ phận quản lý và cơ chế quản lý còn nhiều bất cập, vấn đề quản trị tài chính và bảo toàn vốn của Nhà nước còn nhiều khó khăn. Thứ hai, mô hình DNNN hiện nay rất khó trong việc xác định và quy trách nhiệm trong các sai phạm về quản lý, điều hành do cơ chế quản lý hiện nay và do mối quan hệ giữa cấp điều hành doanh nghiệp với các cơ quan quản lý cấp trên. Người trực tiếp điều hành vừa thiếu lại vừa thừa quyền tự chủ đồng thời lại không phải chịu trách nhiệm về kết quả điều hành của mình dẫn đến tình trạng các quyết định đưa ra chưa thực sự tối ưu, chưa thực sự hiệu quả và chưa thực sự được bàn bạc nghiên cứu kỹ lưỡng. Thứ ba, năng lực quản trị kinh doanh nói chung và quản trị tài chính nói riêng còn nhiều yếu kém, chưa quản lý tốt dòng tiền đầu vào, đầu ra dẫn đến thất thoát tài sản của Nhà nước, ảnh hưởng lớn đến tiến độ triển khai các dự án của doanh nghiệp. Chưa có cơ chế kiểm tra, giám sát và xử lý hiệu quả các sai phạm trong vấn đề tài chính dẫn đến chưa ngăn chặn kịp thời các trường hợp sử dụng và chi tiêu tài sản công sai mục đích. Thứ tư, cơ chế quản lý điều hành phức tạp, chế độ bổ nhiệm thiếu minh bạch, hệ thống kiểm tra giám sát còn thiếu chặt chẽ dẫn đến tiêu cực, thất thoát vốn và kinh doanh kém hiệu quả (Trần Thị Thanh Tú, 2006). Ngoài ra, tâm lý tuyển dụng theo quan hệ vẫn còn ăn sâu vào cách nghĩ và cách làm của một số nhân sự trong bộ máy quản trị tập đoàn dẫn đến những người có năng lực quản trị thực sự không phát huy được năng lực của mình, còn những vị trí quản trị chủ chốt lại do những người có mối quan hệ tốt đảm nhiệm. Đội ngũ giám đốc doanh nghiệp và cán bộ chủ chốt có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động doanh nghiệp nhưng do cơ chế theo dõi, tuyển chọn và đào tạo còn nhiều yếu kém, bất cập do đó một bộ phận không nhỏ cán 3 bộ chủ chốt của DNNN hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu, kém năng lực phẩm chất và thiếu trách nhiệm, trong khi đó việc bãi nhiệm, thay thế lại hết sức khó khăn. Thứ năm, quá trình tích tụ và tập trung hóa về sản xuất kinh doanh và về vốn trong DNNN hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu thực tế phát triển của doanh nghiệp và yếu hơn nhiều so với các doanh nghiệp khác cùng ngành nghề trong khu vực. Đồng thời những cơ chế tài chính hiện hành còn có những hạn chế, chưa khuyến khích việc tăng cường, tích tụ tái đầu tư vốn của doanh nghiệp. Cơ chế quản trị DNNN hiện nay còn chưa rõ ràng và chặt chẽ, dẫn đến các đợt tái cấu trúc DNNN trong thời gian qua thường không đạt được hiệu quả trong dài hạn. Một trong những nguyên nhân là hoạt động quản trị DNNN chậm được đổi mới, không theo kịp với yêu cầu phát triển theo cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế, chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình tái cấu trúc các DNNN. Hoạt động của các doanh nghiệp nảy sinh nhiều bất cập, yếu kém, năng suất và hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, sức cạnh tranh yếu. Có thể nói, quản trị DNNN chưa theo kịp yêu cầu của đổi mới và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Đây chính là vấn đề lớn cản trở đến quá trình tái cấu trúc và nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNN trong thời gian qua. Từ những phân tích trên, NCS đã chọn chủ đề “Đổi mới quản trị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong các doanh nghiệp nhà nước” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình với mong muốn góp phần đổi mới quản trị qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động và nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNN. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án nghiên cứu, góp phần bổ sung một số vấn đề lý luận về quản trị công ty tại các DNNN hiện nay. Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản trị công ty tại các DNNN Việt Nam, phân tích tác động của nó đến NLCT kể từ giai đoạn chuyển đổi cơ chế kinh tế, Luận án đề xuất các giải pháp đổi mới quản trị DNNN nhằm nâng cao NLCT trong bối cảnh cạnh tranh mạnh mẽ của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam. 4 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, luận án phải giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau đây: -Làm rõ những vấn đề lý luận về DNNN và quản trị DNNN bao gồm quản trị công ty và quản trị kinh doanh; về NLCT của doanh nghiệp; làm rõ đặc điểm và vai trò của quản trị công ty đối với NLCT của DNNN; -Hệ thống hóa, bổ sung cơ sở lý luận về quản trị DNNN và NLCT của doanh nghiệp nhà nước, đổi mới quản trị DNNN cũng như mối quan hệ giữa đổi mới quản trị công ty với NLCT của DNNN tại Việt Nam; -Phân tích và đánh giá thực tiễn quản trị công ty, đánh giá một số nội dung quản trị chủ yếu tại các DNNN Việt Nam, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản trị công ty tại các doanh nghiệp này; -Đề xuất các giải pháp đổi mới quản trị DNNN qua đó, nâng cao NLCT và cuối cùng là nâng cao hiệu quả của hoạt động DNNN Việt Nam góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động nói chung của các doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là quản trị DNNN, năng lực cạnh tranh của DNNN cũng như vai trò của đổi mới quản trị đối với năng lực cạnh của DNNN (lý luận và thực tiễn). Ngoài ra, Luận án cũng nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị DNNN như chính sách, pháp luật, quản lý nhà nước đối với DNNN. 3.2. Phạm vi nghiên cứu -Về nội dung: phạm vi nghiên cứu của Luận án giới hạn ở quản trị công ty và tập trung vào quản trị DNNN, một số khía cạnh của quản trị kinh doanh có liên quan đến NLCT cũng như hiệu quả hoạt động của DNNN cũng được đề cập và thực trạng quản trị DNNN tại Việt Nam, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản trị công ty và các giải pháp đổi mới quản trị nhằm nâng cao NLCT của DNNN Việt Nam. Do tính chất pháp lý đặc trưng của DNNN hiện nay dựa trên yếu tố 100% vốn của nhà nước, 5 về cơ bản Luận án tập trung vào quản trị nhóm doanh nghiệp này khi bộ máy quản trị của doanh nghiệp là HĐTV (không có HĐQT trị như DNNN cổ phần khác – chỉ có sự tham gia góp vốn của nhà nước). Quan điểm về DNNN theo tiêu vốn 100% của nhà nước cho đến thời điểm này được sử dụng xuyên suốt Luận án (mặc dù Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã sửa đổi nội dung này nhưng chưa có hiệu lực). -Về không gian: Song song với việc nghiên cứu quản trị công ty tại các DNNN Việt Nam, Luận án cũng nghiên cứu các mô hình quản trị tại một số quốc gia tiêu biểu khác trên thế giới để rút ra bài học kinh nghiệm, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp cho các DNNN dựa trên tình hình thực tế tại Việt Nam. -Về thời gian: Luận án lấy mốc nghiên cứu kể từ năm 1991 khi DNNN bắt đầu được thành lập theo Nghị định 388/HĐBT ngày 20/11/1991 ban hành Quy chế về thành lập và giải thể DNNN đến năm 2030 trên cơ sở đề xuất các giải pháp, khuyến nghị về đổi mới quản trị DNNN trong bối cảnh cạnh tranh mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp trên thị trường trong nước cũng như quốc tế. -Về khách thể nghiên cứu: là doanh nghiệp nhà nước và tất cả các yếu tố liên quan đến quản trị DNNN.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN ÁN TIẾN SỸ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ngành: Quản trị kinh doanh LÊ QUỐC KHANH Hà Nội - 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN ÁN TIẾN SỸ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 9340101 LÊ QUỐC KHANH Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS Tăng Văn Nghĩa Hà Nội - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án Tiến sĩ “Đổi quản trị nhằm nâng cao lực cạnh tranh doanh nghiệp Nhà nước” cơng trình nghiên cứu riêng tơi Các số liệu sử dụng Luận án có nguồn trích dẫn đầy đủ trung thực Kết nêu Luận án chưa công bố cơng trình khác Tác giả luận án LÊ QUỐC KHANH MỤC LỤC MỤC LỤC i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi DANH MỤC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ viii PHẦN MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết đề tài nghiên cứu Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Đối tượng phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu 3.2 Phạm vi nghiên cứu 4 Phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp luận nghiên cứu 4.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể 5 Các đóng góp Luận án Kết cấu Luận án CHƯƠNG TỔNG QUAN VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 1.1.1 Tình hình nghiên cứu nước ngồi 1.1.1.1 Nhóm cơng trình nghiên cứu quản trị cơng ty (corporate governance) quản trị kinh doanh 1.1.1.2 Nhóm cơng trình nghiên cứu quản trị DNNN đổi quản trị DNNN 12 1.1.1.3 Nhóm cơng trình nghiên cứu mối quan hệ quản trị công ty nâng cao NLCT doanh nghiệp nhà nước 13 1.1.2 Tình hình nghiên cứu Việt Nam 15 ii 1.1.2.1 Nhóm cơng trình nghiên cứu quản trị doanh nghiệp, quản trị kinh doanh, quản trị DNNN 15 1.1.2.2 Nhóm cơng trình nghiên cứu đổi quản trị nâng cao NLCT DNNN 18 1.1.2.3 Nhóm cơng trình nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế 20 1.1.3 Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án 20 1.1.3.1 Những vấn đề làm rõ 21 1.1.3.2 Khoảng trống nghiên cứu 21 1.2 Cơ sở lý thuyết, câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu hướng tiếp cận đề tài 22 1.2.1 Về sở lý thuyết 22 1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu 23 1.2.3 Các giả thuyết nghiên cứu 23 1.2.4 Hướng tiếp cận nghiên cứu đề tài luận án 24 CHƯƠNG NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 25 2.1 Những vấn đề chung doanh nghiệp nhà nước quản trị doanh nghiệp nhà nước 25 2.1.1 Khái quát doanh nghiệp nhà nước 25 2.1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp nhà nước 25 2.1.1.2 Đặc điểm doanh nghiệp nhà nước 29 2.1.1.3 Vai trò doanh nghiệp nhà nước 30 2.1.2 Khái quát quản trị doanh nghiệp 32 2.1.2.1 Khái niệm quản trị doanh nghiệp 32 2.1.2.2 Đặc điểm quản trị doanh nghiệp 36 2.1.2.3 Nguyên tắc quản trị doanh nghiệp 38 2.1.3 Quản trị doanh nghiệp nhà nước 41 2.1.3.1 Khái niệm 41 2.1.3.2 Đặc điểm quản trị doanh nghiệp nhà nước 42 iii 2.1.3.3 Nội dung quản trị doanh nghiệp nhà nước 43 2.2 Đổi quản trị doanh nghiệp 49 2.2.1 Khái niệm 49 2.2.2 Nội dung đổi quản trị doanh nghiệp 51 2.3 Vấn đề lực cạnh tranh doanh nghiệp nhà nước 56 2.3.1 Khái niệm lực cạnh tranh doanh nghiệp nhà nước 56 2.3.2 Tiêu chí đánh giá lực cạnh tranh doanh nghiệp nhà nước 58 2.4 Ảnh hưởng đổi quản trị đến lực cạnh tranh DNNN 61 CHƯƠNG THỰC TRẠNG ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM 65 3.1 Khái quát hoạt động sản xuất, kinh doanh DNNN Việt Nam 65 3.1.1 Quá trình hình thành phát triển DNNN 65 3.1.2 Một số kết hoạt động sản xuất, kinh doanh 67 3.2 Thực trạng đổi quản trị doanh nghiệp nhà nước 76 3.2.1 Về đổi quản trị doanh nghiệp 76 3.2.1.1 Về đảm bảo khuôn khổ pháp lý quản lý hiệu cho DNNN 76 3.2.1.2 Về máy trị doanh nghiệp nhà nước 79 3.2.1.3 Trách nhiệm DNNN bên có liên quan .82 3.2.1.4 Về mức độ công khai minh bạch thông tin DNNN 84 3.2.1.5 Về tổ chức hoạt động hội đồng thành viên .89 3.2.2 Một số chiến lược quản trị ảnh hưởng đến NLCT DNNN 92 3.2.2.2 Quản trị nguồn nhân lực 96 3.2.2.3 Quản trị chất lượng 102 3.2.2.4 Quản trị tài 104 3.3 Đánh giá tác động đổi quản trị doanh nghiệp đến NLCT DNNN 107 3.4 Kinh nghiệm đổi quản trị nhằm nâng cao lực cạnh tranh DNNN số quốc gia giới 110 iv 3.4.1 Kinh nghiệm Trung Quốc 110 3.4.1.1 Đảm bảo sở cho khuôn khổ quản trị hiệu 111 3.4.1.2 Cơng bố thơng tin tính minh bạch 112 3.4.1.3 Trách nhiệm hội đồng quản trị ban kiểm soát .112 3.4.2 Kinh nghiệm Hàn Quốc 113 4.3.2.1 Đảm bảo sở cho khuôn khổ quản trị hiệu 113 3.4.2.2 Cơng bố thơng tin tính minh bạch 114 3.4.2.3 Các bên liên quan giao dịch bất thường 115 3.4.2.4 Trách nhiệm hội đồng quản trị 115 3.4.3 Kinh nghiệm Singapore 116 3.4.3.1 Tổng công ty đầu tư Kinh doanh vốn nhà nước Temasek 116 3.4.3.2 Những thay đổi cấu tổ chức 119 3.4.3.3 Những thay đổi ban giám đốc 122 3.4.3.4 Những thay đổi công bố thông tin 122 3.4.4 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 123 3.4.4.1 Khung pháp lý vững điều kiện tiên để nâng cao hoạt động quản trị doanh nghiệp nhà nước 123 3.4.4.2 Công khai, minh bạch thông tin doanh nghiệp 124 3.4.4.3 Nâng cao tính chuyên nghiệp HĐQT/HĐTV 124 3.4.4.4 Về quan quản lý DNNN 124 CHƯƠNG GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 126 4.1 Quan điểm đổi mới, hoàn thiện quản trị DNNN Việt Nam 126 4.2 Một số tiêu lực cạnh tranh DNNN cần hướng tới 128 4.2.1 Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng 128 4.2.2 Chỉ tiêu thị phần khả chiếm lĩnh thị trường 129 4.2.3 Chỉ tiêu khả sinh lợi 131 4.2.4 Chỉ tiêu nguồn vốn 132 4.2.5 Chỉ tiêu trình độ khoa học công nghệ 132 4.2.6 Chỉ tiêu nguồn nhân lực 133 v 4.2.7 Chỉ tiêu chiến lược sản xuất, phân phối phát triển sản phẩm134 4.3 Giải pháp đổi quản trị nhằm nâng cao NLCT doanh nghiệp nhà nước 136 4.3.1 Đổi quản trị gắn với chủ trương xếp lại doanh nghiệp nhà nước 136 4.3.2 Nâng cao tính chuyên nghiệp hiệu hoạt động HĐTV 137 4.3.3 Tăng cường lực đội ngũ quản trị doanh nghiệp nhà nước 139 4.3.4 Tách biệt quyền chủ sở hữu quyền quản trị DNNN 141 4.3.5 Nâng cao hiệu quản trị kinh doanh 142 4.3.5.1 Về quản trị tài 142 4.4.5.2 Về quản trị nguồn nhân lực 144 4.4.5.3 Về quản trị chiến lược 146 4.4.5.4 Về quản trị chất lượng 147 4.3.6 Cải thiện tính cơng khai, minh bạch hoạt động quản trị DNNN 148 4.3.7 Tăng cường áp dụng chuẩn mực quốc tế đại quản trị doanh nghiệp nhà nước 150 4.4 Khuyến nghị quan quản lý nhà nước - giám sát tuân thủ quy định quản trị DNNN 151 KẾT LUẬN 154 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 156 I Tài liệu tiếng Việt 156 II Tài liệu tiếng Anh 164 PHỤ LỤC 168 Phụ lục 1: BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA DO NCS TIẾN HÀNH 170 Phụ lục 2: Mẫu phiếu điều tra 197 Phụ lục 3: Mẫu phiếu vấn 205 PHIẾU PHỎNG VẤN 205 23 45 /0123456789:; ?@ABCD F OPQRSTUVWXYZ[\]^_`abc ... VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 2.1 Những vấn đề chung doanh nghiệp nhà nước quản trị doanh nghiệp nhà nước 2.1.1 Khái quát doanh. .. chọn chủ đề ? ?Đổi quản trị nhằm nâng cao lực cạnh tranh doanh nghiệp nhà nước? ?? làm đề tài luận án tiến sĩ với mong muốn góp phần đổi quản trị qua nâng cao hiệu hoạt động nâng cao lực cạnh tranh DNNN... thuyết đề tài Chương Những vấn đề lý luận quản trị doanh nghiệp nhà nước lực cạnh tranh DNNN Chương Thực trạng quản trị doanh nghiệp nhà nước Việt Nam Chương Giải pháp đổi quản trị nhằm nâng cao lực