Th ủ tục : c ũng giống như hàm mẫu, nó cũng dùng để thực hiện một nhiệm vụ nào đó, được Pascal viết sẵn hoặc ngườ i s ử dụng tự tạo và sau đó có thể được sử dụng nhiều l ần qua tên[r]
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
- -
GIÁO TRÌNH
PHẦN III – NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH PASCAL -1
Giảng viên: ĐÀO TĂNG KIỆM
Bộ môn : TIN HỌC XÂY DỰNG
Hà nội 2011 -
Trang 2PHẦN 3
NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH PASCAL Chương 1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
I Ngôn ngữ lập trình Pascal:
1 Giới thiệu chung về ngôn ngữ lập trình:
Từ trước tới nay đã có hàng nghìn ngôn ngữ lập trình khác nhau được thiết kế và sử dụng Hàng năm lại có nhiều ngôn ngữ mới ra đời Các ngôn ngữ được dùng phổ biến có thể kể đến : Ngôn gữ Ada, Angol, APL, Asembly Basic, C, C++,Cobol, Fortran, Delphi, Java, Lisp,Pascal,Perl,PHP,Prolog, Python, Ruby …Sự phát triển của ngôn ngữ gắn liền với sự phát triển của tin học và phần cứng Mỗi loại ngôn ngữ thích hợp với một lĩnh vực và một
số dạng bài toán nhất định Ví dụ, trong khối kỹ thuật, các ngôn ngữ được sử dụng nhiều là Algol, Fortran, C++, Basic, Visual Basic, Java, Pascal …
Các ngôn ngữ lập trình có thể xây dựng dựa trên “ Lập trình tuyến tính”, “ Lập trình có cấu trúc” : Pascal; “Lập trình hướng đối tượng” : Java, Delphi,Visual Basic; “Lập trình trên nền Web”: HTML
2 Các ưu điểm của Pascal và yêu cầu hệ thống:
- Pascal là do Niklaus Wirth phát triển dựa trên Algol năm 1970, nó là ngôn ngữ lập trình có cấu trúc Pascal phù hợp với các dạng bài toán kỹ thuật và dễ diễn tả các sơ đồ thuật toán, phù hợp cho việc giảng dạy trong các trường phổ thông và đại học
- Với các phiên bản khác nhau của Pascal nó có thể dùng trong các hệ điều hành DOS, Window cà cũng có một số hệ điều hành dùng Pascal để viết (như Macintosh)
- Pascal là ngôn ngữ lập trình định kiểu và có trình biên dịch mạnh, có thể giải được các bài toán đệ qui
- Tuỳ theo từng phiên bản của Pascal mà có thể chạy trên môi trường DOS hoặc Window
3 Khởi động và giao diện Turbo Pascal:
Từ DOS : C:\ > CD TP
C:\ TP > CD BIN C:\ TP \ BIN > TURBO
Trên màn hình xuất hiện màn hình soạn thảo của Turbo Pascal Bạn có thể bắt đầu gõ chương trình
Từ WINDOWS có thể bằng nhiều cách :
Chọn và nhấn vào biểu tượng của PASCAL trên màn hình (nếu có)
Trang 3 Nhấn Start Run Browse mở hộp hội thoại, từ Look in tìm thư mục và tệp chứa
Turbo Pascal ( Turbo.exe ) nhấn OPEN sẽ hiện màn hình Pascal (nền xanh):
II Các thành phần cơ bản của ngôn ngữ:
1 Ký hiệu cơ sở của Pascal
Bộ ký tự :
- Các chữ : 26 chữ cái từ A-W không phân biệt chữ hoa và chữ thường
- Số từ 0-9
- Các dấu : , ’ ( ) / [, ], *, …và một số ký tự đặc biệt Không được sử dụng các ký hiệu toán học và vật lý như Ω, ∆, ∂, ∑ … Trong đó: dấu phẩy (,) dùng để nhăn cách các thành phần trong danh sách; Dấu chấm (.) ngăn phân nguyên- thập phân; dấu nhát đơn (’ ’) giới hạn hằng xâu ký tự; Dấu ngoặc tròn ( ( ) ) chứa các biểu thức, đối số của hàm ; dấu bằng (=) phép so sánh; dấu chấm phẩy (;) dùng ngăn cách các câu; dấu ngoặc vuông ( [ ] ) giới hạn chỉ số của mảng
- Dấu của phép tình số học : + - / * Div Mod
- Dấu của phép tình so sánh: > ,<, >= , <= , = , <>, IN
- Dấu của phép tính xâu : + và các phép so sánh
- Dấu các phép tính Logic : Not, And, Or, Xor
Từ khóa (Keyword): do ngôn ngữ qui định, là các từ mà người sử dụng không được dùng với mục đích khác Pascal ưu tiên cao nhất là cho các từ này Trong chương trình nếu viết đúng ngữ pháp từ khoá có màu trắng Từ khoá chia thành 3 nhóm:
- Các từ chung: PROGRAM, BEGIN, END, PROCEDURE, FUNCTON
- Các từ khai báo: LABEL,CONST,TYPE,VAR, FILE, RECORD
- Các lệnh điều khiển: GOTO, IF THEN ELSE, CASE OF, FOR TO DO, WHILE DO, REPEAT UNTIL,
Trang 4 Từ chuẩn: là các từ mà Pascal đặt tên sẵn nhưng người sử dụng có thể thay đổi được, như: READ, WRITE, INTEGER, REAL …
Tên (Identifier): Mọi đại lượng sử dụng trong chương trình Pascal (hằng, biến, kiểu, hàm, tên chương trình …) đều phải đặt tên để chương trình có thể nhận dạng được Tên do người sử dụng tự đặt, tuỳ từng phiên bản của Pascal mà qui định về tên là khác nhau.Với Turbo 7.0 trở lên, tên có độ dài tuỳ ý, có thể đến 127 ký tự, nhưng chỉ
có 40 ký tự đầu là có nghĩa (phân biệt sự khác nhau giữa các tên) Thông thường tên đặt ngắn và viết tắt cho nghĩa của các hàm, biến, kiểu… cho dễ nhận dạng
Dấu chấm phẩy và lời giải thích:
- Kết thức mọi câu lệnh của Pascal là dấu ; Có thể viết nhiều lệnh trên một dòng và ngăn cách nhau bằng dấu ; Sau các từ khai báo như Var, Type, Const…Begin không có dấu ;
- Trong chương trình, người sử dụng có thể đưa vào một số dòng giải thích cho từng phần của chương trình, hoặc giải thích cho các biến, quá trình thực hiện …, những dòng này chỉ hiện trong listing chương trình, không có tác dụng với trình dịch và quá trình thực hiện Những dòng này được đặt trong cặp ngoặc { …} hoặc {* …*} và sẽ hiện màu ghi nhạt để nhận biết Khi gặp những dòng này chương trình bỏ qua phần biên dịch và thực hiện
2 Hằng và biến:
Hằng là một đại lượng có giá trị không đổi trong các lần thực hiện chương trình Hằng có thể sử dụng qua một tên và được gán giá trị cụ thể Các tên của hằng tham gia trong chương trình sẽ tự động được gán giá trị đã khai báo Khi cần thay đổi giá trị của hằng, chỉ cần thay trong phần khai báo, chương trình sẽ tự động cập nhật
Biến là một đại lượng có giá trị thay đổi trong mỗi lần thực hiện chương trình Biến
có thể là biến đơn (m,i), biến mảng (A[i], B[i,j]), biến bản ghi (DS[i].HT)…Tất cả các biến dùng trong chương trình đều phải đặt tên (khác nhau) và phải khai báo Tên biến dùng để xác lập quan hệ giữa biến, địa chỉ bộ nhớ lưu giữ biến
3 Toán tử và biểu thức:
Toán tử là dấu các phép tính của các phép toán số học, quan hệ, logic, xâu, dùng để kết nối các hằng, biến, hàm thành các biểu thức phức tạp
Biểu thức là một thành phần hầu như có mặt trong mọi chương trình Nó có thể là một hằng, một biến, hoặc kết hợp giữa hằng, biến, hàm mẫu và các toán tử Pascal có
4 loại biểu thức: biểu thức số học, biểu thúc so sánh (quan hệ), biểu thức xâu, biểu thức logic Tùy từng loại biểu thức mà kết quả của nó có thể là một giá trị số, xâu hoặc nhận một trong hai giá trị logic đúng (True) và sai (False)
4 Hàm mẫu và thủ tục:
Hàm mẫu: là những modul chương trình, đã được viết sẵn, được dịch và cài đặt trong thư viện của chương trình Khi sử dụng người dùng chỉ việc gọi nó ra qua tên hàm và đưa vào các đối số (đặt trong cặp ngoặc tròn) theo qui định của chương trình Sau khi
Trang 5tính toán, chương trình trả lại kết quả tại vị trí của hàm mẫu Hàm mẫu có thể được gọi riêng hoặc là một thành phần trong biểu thức Mỗi loại biểu thức lại có một số hàm mẫu khác nhau
Thủ tục: cũng giống như hàm mẫu, nó cũng dùng để thực hiện một nhiệm vụ nào đó,
được Pascal viết sẵn hoặc người sử dụng tự tạo và sau đó có thể được sử dụng nhiều lần qua tên và các tham số (không bắt buộc)
5 Các lệnh:
Lệnh là một trong các thành phần quan trọng tạo nên chương trình Lệnh dùng để xác định các công việc mà chương trình cần thực hiện Lệnh trong Pascal phần thành 2 nhóm:
Lệnh đơn giản và lệnh có cấu trúc Lệnh thực hiện và lệnh không thực hiện
Lệnh đơn giản là lệnh không chứa lệnh khác : lệnh gán, các lệnh nhập, xuất dữ liệu, lời gọi thủ tục, chương trình con
Lệnh có cấu trúc là lệnh có chứa các lệnh khác trong đó: các lệnh điều khiển, chu trình…
Lệnh không thực hiện: là các lệnh khai báo, không thực hiện gì, không có kết quả
Lệnh thực hiện: là các lệnh thực hiện một hoặc nhiều thao tác nào đó theo yêu cầu của chương trình
6 Cấu trúc chung của chương trình Pascal:
Nói chung chương trình Pascal có 3 phần:
Phần tiêu đề : khai báo tên của chương trình chính hoặc chương trình con (không bắt
buộc): PROGRAM Tên_CT_chính ; PROCEDURE Tên_CT_Con ;
Phần khai báo: tuỳ từng chương trình cụ thể mà có thể có phần này và số lượng
nhiều ít khác nhau, theo một trật tự nhất định (Label,Const, Type, Var, Procedure)
Mọi hàm, biến, kiểu sử dụng trong chương trình đều phải báo theo những qui định của chương trình (xem chương 2)
Phần thân chương trình: Mọi chương trình đều phải có phần thân, bắt đầu bằng
BEGIN và kết thúc bằng END Trong thân chương trình thông thường có 3 mảng chính :
- Nhập các dữ liệu ban đầu
- Tính toán, xử lý các yêu của bài toán
- Xuất, in kết quả ra màn hình, giấy in, ghi vào tệp trên đĩa
Ngoài ra có thể thêm các dòng chú giải
Ví dụ:
Program Chuong_trinh_con_sap_xep_ma_tran;
{ Phan khai bao }
Type k1=array[1 15,1 15] of real;
var n,m,i,j,k:integer;
a:k1;
c:real;
Trang 6if n3<>0 then
begin
writeln('3 DS SINH VIEN CO DTB: 8-10:');
for i:=1 to n3 do writeln(ds3[i].ms:5,ds3[i].ht:15,ds3[i].dtb:10:1);
end;
writeln;
readln
END
4 Bài tập tự làm - Viết chương trình Pascal cho các bài tập sau:
4.1 Nhập từ bàn phím 3 số nguyên a, b, c Tìm giá trị Max - Min của chúng
4.2 Viết chương trình tính tổng của dãy số: 1+2+ +n (Với n được nhập vào từ
bàn phím, n>=1) Viết bằng 3 lệnh chu trình khác nhau – So sánh – Nhận xét
4.3 Viết chương trình tính tổng các số chẵn trong khoảng từ 1- n
4.4 Viết chương trình tính tổng các số chẵn và chia hết cho 3 trong khoảng từ 1->n, với n được nhập từ bàn phím
4.5 Viết chương trình tính tổng S = 1 + 1/2 + 1/3 + 1/4 + +1/n Với n là số nguyên
và chẵn
4.6 Viết chương trình tính tổng S = 1 + 1/x + 1/x2 + 1/x3 + +1/xn Với n được nhập
từ bàn phím
4.7 Cho một mảng X (nguyên) có m phần tử Hãy tách mảng X thành 2 mảng Y chứa
các phần tử chẵn của X và mảng Z chứa các phần tử chia hết cho 2
4.8 Cho dữ liệu của một lớp học sinh có m người Biết các thông tin Họ tên, Mã số
sinh viên, điểm trung bình cả năm của mỗi người Tìm số người có điểm trung bình >B Lập
2 danh sách cho những người có điểm trung bình từ 5 7 và từ 8 10
4.9 Cho một dãy số (mảng 1 chiều) các số thực Tìm số lớn nhất, bé nhất trong dãy số
đó Sắp xếp dãy số theo chiều tăng dần của các giá trị
4.10 Cho một mảng X có m phần tử, một mảng Y có n phần tử Hãy tạo ra mảng Z có
m+n phần tử được ghép từ 2 mảng X, Y Tính tổng các phần tử >A của mảng Z và tích các
phần tử<B của Z So sánh tổng và tích
4.11 Cho dữ liệu của một lớp học sinh có m người Biết các thông tin Họ tên, Mã số sinh viên, điểm các môn của n môn mỗi người
- Tìm điểm trung bình n môn của mỗi người In lên màn hình Tên, Mã số, Điểm trung bình
từng người cả lớp
Trang 7- Sắp xếp lại danh sách lớp theo điểm trung bình giảm dần
4.12 Cho một ma trận A vuông (mảng 2 chiều) có m hàng, m cột
- Tính trung bình cộng của cả ma trận
- Tính tổng các phần tử nằm phía trên đường chéo chính
- Tìm giá trị lớn nhất của các phần tử nằm phía dưới đường chéo chính
4.13 Cho dữ liệu của một phường dân cư có m người Biết các thông tin Tên chủ hộ,
Địa chỉ, Tổng số nước tiêu thụ (m3) mỗi tháng của mỗi nhà trong 12 tháng
- Nhập các thông tin của từng hộ và In lên màn hình (Tên CH., Địa chỉ ,Tháng 1 Tháng 12)
- Tìm số lượng nước tiêu thụ trung bình cả phường trong năm
- Tìm tổng số nước tiêu thụ traong 12 tháng của từng hộ
- Lập danh sách những hộ có lượng tiêu thu nước > X m3
4.14 Cho một ma trận B (mảng 2 chiều) có m hàng, n cột
- Tìm giá trị nhỏ nhất của B
- Xoá đi hàng và cột chứa giá trị nhỏ nhất đầu tiên (Xét theo hàng) của ma trận (Ma trận chỉ
còn m-1 hàng và n-1 cột)