BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH
TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàngMã số: 9.34.02.01
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS.TS LÊ XUÂN TRƯỜNG
2 TS NGUYỄN NGỌC TÚ
HÀ NỘI - 2021
Trang 2Công trình được hoàn thành tại: Học viện Tài chính
Người hướng dẫn khoa học:
1 PGS,TS LÊ XUÂN TRƯỜNG2 TS NGUYỄN NGỌC TÚ
Trang 3MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Trong quá trình tổ chức quản lý thuế của bất cứ quốc gia nào, nợ thuế tồn tại làđiều khó tránh khỏi Việc quản lý nợ thuế tốt sẽ giúp cơ quan thuế nắm bắt đượcchính xác tình hình thực hiện nghĩa vụ của người nộp thuế, thúc đẩy người nộp thuếnộp các khoản thuế đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước, góp phần đảm bảo côngbằng xã hội, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ thuế, tạo ra một kênh thông tinđúng đắn để xử lý các khoản nợ thuế của người nộp thuế
Mặc dù cơ quan quản lý thuế ở các nước trên thế giới đã luôn cải cách hệ thốngquản lý và phương pháp đôn đốc và cách thức cưỡng chế nợ thuế, song nợ thuế vẫnluôn là bài toán cần tiếp tục nghiên cứu tìm lời giải do người nộp thuế cũng luôn tìmmọi cách thức để đối phó với các biện pháp cưỡng chế nợ thuế của cơ quan thuế.
Cùng với những thay đổi của điều kiện kinh tế - xã hội và hành vi của ngườinộp thuế, những nhận thức cũ về nợ thuế, về quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế đãxuất hiện những vấn đề không còn phù hợp, cần nghiên cứu để hoàn thiện lý luận vềquản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế, chẳng hạn như: Làm thế nào để cưỡng chế nợthuế trong bối cảnh người nộp thuế ngày càng sử dụng nhiều phương thức thanh toánđiện tử gắn với internet và kỹ thuật số? Làm thế nào để vừa tạo thuận lợi cho sảnxuất, kinh doanh vừa ngăn ngừa tình trạng cố tình nợ thuế để sau đó bỏ trốn để khôngthực hiện nghĩa vụ thuế? Điều này đặt ra yêu cầu cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiệnlý luận về quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế làm cơ sở áp dụng trong thực tiễnquản lý thuế.
Tại Việt Nam, mặc dù cơ quan quản lý thuế đã có nhiều nỗ lực, đưa ra nhiềubiện pháp để thu hồi nợ đọng thuế, trong đó áp dụng cả những biện pháp cứng rắn làcưỡng chế nợ thuế, song tình hình nợ đọng thuế vẫn còn cao, nhiều khoản nợ thuếkhông có khả năng thu hồi Hàng năm, số tiền thuế nợ lớn (năm 2013: 61.152 tỷđồng, năm 2014: 70.241 tỷ đồng; năm 2015: 76.321 tỷ đồng; năm 2016: 72.405 tỷđồng; năm 2017: 73.145 tỷ đồng; năm 2018: 80.103 tỷ đồng; năm 2019: 92.140 tỷ
đồng) (Báo cáo tổng kết năm 2013, 2014, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019 của Tổngcục Thuế) Việc nợ thuế lớn đã gây chậm thu hồi vào ngân sách Nhà nước, ảnh hưởng
đến sự nghiêm minh của pháp luật, không đảm bảo sự công bằng, sự cạnh tranh lànhmạnh trong xã hội và hiệu lực của bộ máy nhà nước, chính quyền… Bên cạnh đó,công tác cưỡng chế nợ thuế thực hiện nhiều biện pháp nhưng số tiền thuế cưỡng chếthu được chỉ đạt từ 70-80% tổng số tiền thuế nợ phải cưỡng chế
Trang 4Có rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến tình trạng nợ thuếcủa người nộp thuế như: Các đối tượng nộp thuế gặp khó khăn trong sản xuất kinhdoanh; ý thức chấp hành pháp luật thuế của đối tượng nộp thuế chưa tốt; hành langpháp lý còn sơ hở tạo cơ hội cho một bộ phận đối tượng nộp thuế lách luật Một số cơchế chính sách trong quản lý nợ thuế, cưỡng chế nợ thuế và xử lý nợ thuế chưa phùhợp, hoặc chưa theo kịp tình hình thực tiễn Năng lực và phẩm chất đạo đức của mộtsố cán bộ công chức làm công tác quản lý nợ thuế, cưỡng chế nợ chưa đáp ứng đượcyêu cầu; hệ thống phần mềm, công cụ phục vụ công tác quản lý chưa được hoànthiện Bên cạnh đó, vấn đề nợ công của Việt Nam đang ở mức báo động đòi hỏi phảihuy động nguồn lực trong nước một cách hiệu quả, hạn chế phụ thuộc vào các nguồnlực bên ngoài Do vậy, việc huy động, đảm bảo nguồn thu kịp thời cho ngân sách nhànước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, củng cố an ninh quốc phòng và đảmbảo an sinh xã hội là nhiệm vụ chính trị rất quan trọng Xét riêng đối với ngành Thuế,trong điều kiện hiện nay, tình trạng nợ thuế đang diễn biến phức tạp với nhiều mứcđộ và tính chất khác nhau, nếu không được theo dõi chính xác, quản lý chặt chẽ và cócác biện pháp đôn đốc kịp thời, hiệu quả sẽ không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồnthu của ngân sách nhà nước mà còn tạo ra sự bất bình đẳng trong kinh doanh, làmgiảm hiệu lực pháp luật và làm giảm chất lượng công tác quản lý thu.
Thực tiễn công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế đặt ra những đòi hỏikhách quan là cần có sự nghiên cứu chuyên sâu, đề xuất những giải pháp bảo đảm hiệuquả của công tác này Trong thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu thể hiệndưới dạng đề tài khoa học, luận án, luận văn, sách, bài đăng tạp chí chuyên ngành, hộithảo khoa học đã trình bày các kết quả nghiên cứu có liên quan đến công tác quản lý nợthuế và cưỡng chế nợ thuế với những góc tiếp cận khác nhau Mỗi cách tiếp cận đều cónhững điểm mạnh nhưng cũng có hạn chế nhất định Tuy nhiên, hiện nay chưa có mộtcông trình nào tiếp cận nghiên cứu chuyên sâu và tổng thể về quản lý nợ thuế và cưỡngchế nợ thuế dưới cả góc độ lý luận, pháp luật và thực tiễn thực hiện.
Với những lý do trên, đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế và cưỡng
chế nợ thuế ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay” có tính thời sự, có ý nghĩa cả về
Trang 52.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án có các nhiệm vụ sau:
- Tổng hợp, hệ thống hóa, làm rõ cơ sở lý luận về nợ thuế, cưỡng chế nợ thuế;
phát triển và bổ sung một số vấn đề lý luận về công tác QLNT, CCNT; xem xét cóchọn lọc kinh nghiệm thực tiễn về quản lý nợ thuế, cưỡng chế nợ thuế của một sốnước trên thế giới và rút ra bài học cho Việt Nam.
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế
tại Việt Nam; chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân củanhững hạn chế.
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chếnợ thuế ở Việt Nam trong thời gian tới.
3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Xuất phát từ mục đích nghiên cứu, Luận án tập trung trả lời cho các câu hỏi:(1) Lý luận về QLNT và CCNT còn gì chưa rõ cần làm rõ hơn hoặc còn thiếucần phát triển, bổ sung thêm?
(2) Thực trạng công tác QLNT và CCNT của Việt Nam như thế nào? Có nhữnghạn chế, bất cập gì về cơ chế chính sách, cơ cấu, tổ chức bộ máy, quy trình QLNT vàCCNT, nguồn nhân lực…? Nguyên nhân khách quan, chủ quan của hạn chế?
(3) Để hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế, cần thựchiện những giải pháp gì?
4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận án là công tác QLNT và CCNT.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu về quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế của cơ quan
thuế nội địa.
- Về không gian nghiên cứu: Luận án nghiên cứu công tác QLNT và CCNT
của cơ quan thuế nội địa Việt Nam.
- Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng công tác QLNT và CCNT tại
Việt Nam giai đoạn năm 2013 - 2019; đề xuất giải pháp áp dụng đến năm 2025 và tầmnhìn đến năm 2030 Riêng hành lang pháp lý, để đảm báo tính hệ thống thì thời giannghiên cứu thực trạng từ năm 2000-2019.
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đểnghiên cứu quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế một cách toàn diện, có hệ thống, đặt
Trang 6trong mối liên hệ biện chứng với các yếu tố khác của quản lý thuế và của hệ thốngkinh tế - xã hội, đặt trong điều kiện lịch sử cụ thể để đánh giá, kết luận các vấn đề cầnnghiên cứu.
Cùng với phương pháp luận bao trùm trên, luận án sử dụng các phương phápnghiên cứu cụ thể sau:
- Phương pháp tổng hợp nhằm thừa kế những lý luận liên quan đến QLNT vàCCNTtừ đó hình thành cơ sở lý thuyết cho đề tài Luận án
- Phương pháp so sánh, thông qua thu thập thông tin, số liệu thứ cấp, xử lý, biểubảng, đồ thị, biểu đồ để so sánh và đánh giá nội dung cần nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu các tài liệu thứ cấp từ những tài liệu nghiên cứu trướcđây để xây dựng cơ sở luận cứ, chứng minh giả thuyết lý luận và thực tiễn về quản lýnợ và cưỡng chế nợ thuế.
- Phương pháp phân tích thống kê: Từ thông tin, số liệu tác giả tiến hành phântích, tổng hợp thực trạng QLNT và CCNT tại Việt Nam để từ đó thấy được xu hướngthay đổi của thực trạng quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế.
- Phương pháp phân tích nhân tố: Đề tài xác định các nhân tố ảnh hưởng đếncông tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế Từ đó, nghiên cứu, khảo sát để đánh giátác động thực tế của các nhân tố này đến công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế vàtìm ra nguyên nhân chủ quan và khách quan của đối tượng nghiên cứu.
6 Ý NGHĨA KHOA HỌC, THỰC TIỄN VÀ ĐÓNG GÓP MỚI CỦALUẬN ÁN
Luận án đã bổ sung, luận giải làm rõ thêm cơ sở lý luận QLNT và CCNT: phântích, bổ sung phân loại nợ thuế: phân loại theo sắc thuế, phân loại theo nguyên nhân; nộidung của QLNT, CCNT trên các phương diện xây dựng hành lang pháp lý về QLNT vàCCNT, xây dựng quy trình QLNT và CCNT, tổ chức thực hiện QLNT và CCNT; pháttriển, bổ sung làm rõ hơn nội hàm của các tiêu chí đánh giá kết quả QLNT và CCNT(định lượng và định tính); mối quan hệ giữa QLNT và CCNT; nhân tố ảnh hưởng đến đếncông tác QLNT và CCNT hiện nay và thời gian tới ở Việt Nam.
Luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng công tác QLNT và CCNT ở ViệtNam giai đoạn 2013 – 2019; chỉ ra những hạn chế, nguyên nhân của những hạn chếtrong công tác QLNT và CCNT ở Việt Nam giai đoạn này.
Luận án đã đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác QLNT và CCNT và cácgiải pháp điều kiện đảm bảo nhằm nâng cao hiệu quả công tác QLNT và CCNT ởViệt Nam đến năm 2025 tầm nhìn 2030.
Trang 71.1.1 Các công trình nghiên cứu nước ngoài
Những công trình khoa học nghiên cứu lý luận chung về QLNT và CCNT mànghiên cứu sinh được tiếp cận như: Cục Thuế vùng Tokyo (2016), Cơ chế quản lý vàbáo cáo thông tin đối tượng nộp thuế; Joel Slemrod (2016), Tax Compliance andEnforcement: New Research and Its Policy Implications, Ross School of BusinessWorking Paper No.1302
Các công trình khoa học nghiên cứu về việc hoàn thiện, tăng cường, nâng caohiệu quả công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế như: OECD (2014), WorkingSmarter in Tax Debt Management, OECD Publishing; Ricardo Perez-Truglia1(2015), Tax Debt Enforcement: Theory and Evidence from a Field Experiment in theUnited States, University of Michigan; Recovery Team, Revenues (2015).
Nghiên cứu về thực trạng và giải pháp công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chếthuế có các công trình nghiên cứu như: OECD (Organization for economicCooperation and Development), (2014), Kinh nghiệm quản lý thuế; Step Change (Tổchức tư vấn nợ), (2015), Nợ thuế hội đồng; Ngân hàng Phát triển Châu Á (2014),Phân tích so sánh về quản lý thuế khu vực Châu Á-Thái Bình Dương
1.1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước
Trang 8Nghiên cứu lý luận chung về quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế có cáccông trình tiêu biểu như: “Giáo trình Quản lý thuế”, của Học viện Tài chính (2015),
do PGS,TS Lê Xuân Trường làm Chủ biên “Chính sách thuế và Quản lý thuế”,Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2016) do Nguyễn Thị Thùy Dương làm chủ biên.
Các công trình khoa học nghiên cứu về việc hoàn thiện, tăng cường, nâng caohiệu quả công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế như: “Nâng cao hiệu quả
công tác QLNT và CCNT ở Việt Nam”, Đề tài khoa học cấp Học viện, do PGS,TS.Lê Xuân Trường làm Chủ nhiệm Nguyễn Tuấn Anh (2014), “Nâng cao hiệu quảquản lý nợ thuế tại Cục Thuế tỉnh Điện Biên”, Luận văn thạc sĩ Kinh doanh và quản
lý, Đại học Kinh tế quốc dân, Mai Loan (2013),“ Nâng cao hiệu quả công tác quản lýnợ thuế và cưỡng chế nợ thuế tại Cục Thuế thành phố Hà Nội”…
1.2 KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU
Qua đánh giá tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố cho thấy, vẫncòn một số khoảng trống nghiên cứu về QLNT và CCNT trên các phương diện cụ thểsau: Một số vấn đề chưa được thống nhất, một số vấn đề đã thống nhất nhưng khôngcòn phù hợp với điều kiện hiện nay cần nghiên cứu hoàn thiện hoặc bổ sung thêm vàmột số vấn đề chưa được nghiên cứu Đó là:
Thứ nhất, những vấn đề chưa thống nhất giữa các nghiên cứu đã công bố:
- Việc phân loại nợ, ngoài phân loại theo sắc thuế, cần nghiên cứu phân loại nợthuế theo nguyên nhân
- Các biện pháp cưỡng chế nợ thuế có nhất thiết phải thực hiện theo một trìnhtự nhất định không.
- Cách xác định và ý nghĩa, nội hàm một số chỉ tiêu đánh giá kết quả công tácQLNT và CCNT (định lượng và định tính).
Thứ hai, những vấn đề đã thống nhất nhưng không còn phù hợp, cần nghiên
cứu bổ sung hoàn thiện:
- Mối quan hệ giữa QLNT và CCNT; nhân tố ảnh hưởng đến đến công tácQLNT và CCNT hiện nay và thời gian tới ở Việt Nam
- Các giải pháp hoàn thiện công tác QLNT và CCNT ở Việt Nam.
Thứ ba, những vấn đề chưa được nghiên cứu:
- Nội dung và phương thức QLNT và CCNT trong điều kiện kỹ thuật số vàgiao dịch điện tử xuyên biên giới.
- Thực trạng công tác QLNT và CCNT ở Việt Nam giai đoạn 2013 – 2019;những hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế trong công tác QLNT và CCNT ởViệt Nam giai đoạn này.
Trang 9- Các giải pháp hoàn thiện công tác QLNT và CCNT và các giải pháp điềukiện đảm bảo nhằm nâng cao hiệu quả công tác QLNT và CCNT ở Việt Nam ápdụng từ nay đến năm 2025 tầm nhìn 2030.
Những khoảng trống nghiên cứu nêu trên là cơ sở cho việc nghiên cứu “Hoàn
thiện công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế ở Việt Nam trong điều kiệnhiện nay”.
CHƯƠNG 2:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NỢ THUẾ VÀ CƯỠNG CHẾ NỢ THUẾ2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NỢ THUẾ
2.1.1 Khái niệm quản lý thuế, quản lý nợ thuế
Quản lý nợ thuế là một trong những hoạt động của công tác quản lý thuế nói
chung, có nhiệm vụ đảm bảo để số tiền thuế phát sinh được thu nộp vào ngân sáchnhà nước Trong quá trình quản lý thuế, việc nợ thuế là điều không thể tránh khỏi,có thể là do pháp luật thuế cho phép NNT được nợ thuế trong thời hạn nhất định,có các nguyên nhân chủ quan hay khách quan mà NNT chưa nộp số thuế phải nộptrong thời gian quy định của pháp luật Theo Giáo trình Quản lý thuế, Học việnTài chính (2015) thì: “QLNT là công việc theo dõi, nắm bắt trực tiếp thực trạng nợthuế và các khoản thu khác do CQT quản lý và thực hiện các biện pháp đôn đốc
thu hồi số thuế nợ của NNT” [74].
Theo NCS, QLNT là hoạt động của CQT nhằm theo dõi, nắm bắt thực trạng nợthuế và các khoản thu khác do CQT quản lý và đôn đốc thu nộp vào NSNN đối với số
thuế mà NNT phải nộp theo quy định của pháp luật thuế Khái niệm này, về cơ bản
thống nhất với khái niệm của các tác giả Giáo trình Quản lý thuế song nói rõ hơnQLNT là một hoạt động quản lý của CQT Đồng thời, mở rộng đối tượng đôn đốc thunộp không chỉ đối với tiền thuế nợ mà đôn đốc các khoản tiền thuế phải nộp vàoNSNN Từ khái niệm trên cho thấy, các góc độ chủ yếu phản ánh bản chất của QLNT
là: Thứ nhất, QLNT là một chức năng hoạt động của CQT; Thứ hai, QLNT có mụctiêu là thu số thuế đã phát sinh theo Luật nhưng chưa được thu nộp vào NSNN; Thứba, cách thức cụ thể để thu nợ thuế là theo dõi nợ và đôn đốc thu nợ; Thứ tư, nội dung
của QLNT là nắm bắt tình trạng nợ thuế và đôn đốc thu nộp thuế.
2.1.1.2 Nội dung quản lý nợ thuế
Mục tiêu cuối cùng của quản lý nợ thuế là đảm bảo thu đủ số thuế phải nộp củangười nộp thuế vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật Để thực hiệnđược mục tiêu đó, xét trên phương diện tổng quát nhất, QLNT có 3 nội dung cơ bản
Trang 10là: (i) Xây dựng hành lang pháp lý về QLNT; (ii) Xây dựng quy trình QLNT; và (iii)
Tổ chức thực hiện quy trình QLNT
2.1.1.3 Vai trò của quản lý nợ thuế
Một là, thông qua QLNT, CQT theo dõi, nắm bắt được chính xác tình hình thực
hiện nghĩa vụ của NNT Đảm bảo đối tượng nộp thuế nộp các khoản nợ thuế khi đếnhạn nộp đúng hạn, đầy đủ và kịp thời vào NSNN; đảm bảo thực hiện nghiêm túc phápluật thuế và góp phần nâng cao ý thức tuân thủ của NNT Không để xảy ra tình trạngđối tượng có ý thức tuân thủ cao và đối tượng có ý thức tuân thủ kém đều được ápdụng cách hành xử giống nhau.
Hai là, QLNT có vai trò quan trọng trong thực hiện phân tích nợ thuế để qua
đó có giải pháp cụ thể, phù hợp, hiệu quả với từng nhóm nợ, từng NNT nợ
Ba là, quản lý chặt chẽ tiền thuế nợ và kết quả đem lại từ việc đôn đốc thu nợ
thuế và CCNT, góp phần chống thất thoát NSNN; hạn chế các tội phạm kinh tế, đảmbảo quản lý tất cả các khoản thu của Nhà nước và các chính sách thuế được thực hiện.
Bốn là, QLNT góp phần tạo ra sự công bằng xã hội, tránh tình trạng cạnh tranh
không lành mạnh, thiếu bình đẳng và hạn chế tối đa việc thắc mắc, khiếu nại, tố cáogiữa các NNT, giữa các thành phần kinh tế.
Năm là, QLNT tốt cũng tạo ra một kênh thông tin đúng đắn, chủ động để xử lý
các khoản nợ thuế của NNT một cách đúng đắn Qua đó, cơ quan quản lý có biệnpháp xử lý chính xác, phù hợp nợ thuế để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sảnxuất, kinh doanh của NNT.
Sáu là, QLNT đánh giá chất lượng và hiệu quả quản lý thuế của CQT Nếu số
thuế nợ đọng nhiều, chứng tỏ công tác QLNT chưa tốt Việc QLNT để đảm bảo CQTnâng cao năng lực, có biện pháp thu nợ phù hợp, hiệu quả; đồng thời, là thước đo đểđánh giá công tác quản lý thu thuế, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra,kiểm tra chống thất thu thuế.
2.1.1.4 Yêu cầu đối với công tác quản lý nợ thuế
Để hoàn thành chức năng của mình, công tác quản lý nợ thuế phải đáp ứng cácyêu cầu sau:
- Quản lý chặt chẽ, đầy đủ các khoản thu của NSNN Việc thực hiện không tốtyêu cầu này sẽ làm thất thu cho NSNN; đồng thời, ảnh hưởng đến công tác CCNT, sẽkhông thực hiện được hoặc được thực hiện sẽ không chính xác.
- Quản lý đầy đủ và phân loại chính xác các khoản nợ thuế của NSNN, giúpcho CQT có các biện pháp quản lý phù hợp Việc phân loại nợ thuế theo các tiêu thứccần được kết hợp với nhau một cách hợp lý để các cơ quan quản lý đánh giá, xem xét
Trang 11đưa ra các biện pháp thu nợ phù hợp với từng ngành nghề, lĩnh vực, trong từng thờikỳ phát triển kinh tế của đất nước.
- Sử dụng hiệu quả nguồn thông tin số liệu sẵn có về hoạt động QLNT trên cácbáo cáo theo quy trình QLNN, không làm ảnh hưởng tới hoạt động của CQT, các bộphận chức năng của CQT và của NNT.
- Đảm bảo thu nợ thuế kịp thời, tránh thất thu NSNN Yêu cầu này chính là đểhướng đến mục tiêu của quản lý thuế, là yêu cầu cần được các nhà quản lý thuếnghiên cứu một cách toàn diện, cụ thể trong quá trình QLNT.
- Đảm bảo sự phối hợp công tác, trao đổi thông tin giữa CQT các cấp, giữa cácbộ phận trong CQT theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đã được quy định; công khai,khách quan, minh bạch trong đánh giá hoạt động QLNT.
2.1.1.5 Các tiêu chí đánh giá kết quả công tác quản lý nợ thuế
* Các chỉ tiêu định lượng: tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ thuế quá hạn không có khả
năng thu được, tuổi nợ bình quân của các khoản nợ thuế quá hạn đã được nộp, tỷ lệsố lượt người nộp thuế nợ quá hạn…
* Các tiêu chí định tính: Sự chuyển biến về ý thức tuân thủ pháp luật; Nỗ lực
khắc phục khó khăn của NNT để nộp thuế đúng hạn; tác dụng ngăn ngừa các hành vivi phạm về pháp luật thuế, tạo sự công bằng giữa NNT, tạo môi trường cạnh tranhlành mạnh; Mức độ hài lòng của NNT với công tác QLNT trong việc áp dụng, hướngdẫn quy định của pháp luật, thái độ phục vụ, sự linh hoạt, cải cách thủ tục hành chính
2.1.2 Cơ sở lý luận về cưỡng chế nợ thuế
2.1.2.1 Khái niệm về cưỡng chế nợ thuế
Cưỡng chế nợ thuế là việc CQT và các cơ quan bảo vệ pháp luật áp dụng cácbiện pháp buộc NNT phải thực hiện nghĩa vụ thuế
2.1.2.2 Nguyên tắc cưỡng chế nợ thuế
Công tác CCNT của CQT chỉ đạt được hiệu quả khi xác định đúng mục tiêu vàcác yêu cầu cụ thể CCNT là việc áp dụng các biện pháp, chế tài xử lý của CQT nhằmmục đích thu đúng, thu đủ, kịp thời tiền thuế vào NSNN Vì vậy, công tác CCNTphải đảm bảo các nguyên tắc sau:
Một là, nguyên tắc tuân thủ pháp luật Hai là, nguyên tắc hiệu lực và hiệu quả.
Ba là, nguyên tắc xác định hợp lý trình tự ưu tiên thực hiện các biện pháp
Bốn là, nguyên tắc phối hợp đồng bộ.
2.1.2.3 Nội dung cưỡng chế nợ thuế
- Xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý về cưỡng chế nợ thuế
Trang 12- Xác định các trường hợp thuộc diện cưỡng chế nợ thuế
- Xác định thẩm quyền và nhiệm vụ thực hiện cưỡng chế nợ thuế.- Tổ chức thực hiện biện pháp cưỡng chế nợ thuế
2.1.2.4 Vai trò công tác cưỡng chế nợ thuế
Cưỡng chế nợ thuế là khâu rất quan trọng trong quá trình quản lý thuế Để thựchiện CCNT phải căn cứ vào số liệu từ QLNT để tác động vào tình hình tuân thủ củaĐTNT phù hợp, tiết kiệm chi phí đối đa CCNT thể hiện tính chất bắt buộc phải tuânthủ, bởi quyền lực nhà nước
2.1.2.5 Các tiêu chí đánh giá kết quả công tác cưỡng chế nợ thuế
* Các tiêu chí định lượng: Tỷ lệ số cuộc cưỡng chế thành công; Tỷ lệ thu nợ thuếbằng áp dụng các biện pháp cưỡng chế thuế; Tỷ lệ chi phí hành chính để cưỡng chế thuế:
* Các tiêu chí định tính: Mức độ hài lòng về công tác cưỡng chế nợ thuế; Sựchuyển biến ý thức của NNT sau khi bị CCNT
2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế
2.1.3.1 Nhân tố chủ quan
Mối quan hệ giữa QLNT và CCNT, có thể thấy nhân tố thuộc về bản thân cơquan quản lý thuế như: về tổ chức bộ máy, nhân sự đối với công tác QLNT vàCCNT, các công cụ hỗ trợ quản lý như hệ thống phần mềm hỗ trợ về kê khai kế toánthuế và QLNT, pháp luật thuế
2.1.3.2 Nhân tố khách quan
Thứ nhất, tình hình kinh tế xã hội có ảnh hưởng nhất định đến công tác QLNT
và CCNT Như khi kinh tế suy thoái, thị trường tiêu thụ sản phẩm khó khăn, sảnphẩm sản xuất ra bị ứ đọng không bán được, dẫn đến nhiều doanh nghiệp gặp khókhăn về vốn không có khả năng nộp thuế đúng thời hạn hoặc cố tình chây ỳ nộp thuếdù biết có thể bị phạt chậm nộp từ phía CQT
Thứ hai, sự phối hợp của các cơ quan hữu quan với CQT trong công tác QLNT
và CCNT cũng rất quan trọng Như, trường hợp cung cấp số dư tài khoản tiền gửi tạingân hàng, hoặc tại một số địa phương, UBND nếu không quan tâm chỉ đạo sát saocác cơ quan chức năng phối hợp với CQT để đôn đốc, CCNT cũng làm cho công tácthu nợ gặp nhiều khó khăn
Thứ ba, trình độ phát triển kinh tế là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến
công tác đôn đốc thu nợ và CCNT Ở những nền kinh tế lạc hậu thì ý thức tuân thủpháp luật của NNT thường không cao, chính điều này đã làm ảnh hưởng đến công tácquản lý thuế nói chung và quản lý đôn đốc nợ nói riêng
Trang 13Thứ tư, trình độ dân trí có tác động đến tính tuân thủ pháp luật thuế nói chung
và tuân thủ về nộp thuế nói riêng Trình độ dân trí cao thì ý thức tuân thủ của đốitượng nộp thuế cũng cao và khi đó các biện pháp đôn đốc, thu nộp sẽ dễ có tác độnghơn Trình độ dân trí thấp, ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật thuế của đối tượngnộp thuế không tốt thì việc áp dụng các biện pháp CCNT sẽ gặp nhiều khó khăn dođối tượng cố tình dây dưa chây ỳ không nộp.
2.2 KINH NGHIỆM MỘT SỐ QUỐC GIA VỀ QUẢN LÝ NỢ THUẾ,CƯỠNG CHẾ NỢ THUẾ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
2.2.1 Kinh nghiệm của một số quốc gia về quản lý nợ thuế và cưỡng chếnợ thuế
2.2.2 Bài học cho Việt Nam về quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế
Thứ nhất, về tổ chức bộ máy QLNT: Để làm tốt công tác QLNT và CCNT,
trước tiên cần phải quan tâm đến việc hoàn thiện tổ chức bộ máy QLNT và CCNT.Theo đó, dù mô hình tổ chức cụ thể khác nhau nhưng hầu hết các nước được nghiêncứu đều tổ chức bộ phận QLNT và CCNT chuyên nghiệp ở tất cả các cấp của cơ quanthuế Đồng thời, các nước đều quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của bộ phận QLNTvà CCNT Có nước tổ chức thêm các bộ phận chuyên trách đặc biệt phụ trách một sốcông việc đặc thù trong QLNT như Nhật Bản với việc tổ chức Trung tâm điện thoạivề tình hình nộp thuế.
Thứ hai, về xây dựng, hoàn thiện cơ sở pháp lý cho quản lý thuế: Cùng với
việc xây dựng chế tài mạnh, các biện pháp CCNT cương quyết, cơ quan thuế cácnước cũng dành cho NNT những quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp và chính đáng củaNNT trong quá trình xử lý nợ thuế, CCNT và giải quyết tranh chấp về nợ thuế đối vớicơ quan thuế Thêm vào đó, hầu hết các nước đều có chính sách xóa nợ thuế phù hợp(xóa nợ thuế với những khoản thuế khó thu hồi) đối với từng NNT.
Thứ ba, về nghiệp vụ QLNT và CCNT: Hầu hết các nước đều chú trọng hiện
đại hóa công tác quản lý thuế trên cơ sở áp dụng hệ thống công nghệ thông tin gắnvới hiện đại hóa hạ tầng kỹ thuật Theo đó, các nước tiên tiến đã tiến hành xâydựng phần mềm tích hợp tập hợp toàn bộ hồ sơ, kết quả sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp, thu thập nhiều thông tin về NNT (kinh nghiệm của Pháp) Đồngthời, các nước cũng thúc đẩy các doanh nghiệp áp dụng các hình thức thanh toánmới: phone banking, internet banking, thanh toán qua thẻ trực tiếp và sử dụng rộngrãi hơn thẻ tín dụng.