THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CHU TRÌNH HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ASC THỰC HIỆN

39 290 0
THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CHU TRÌNH HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ASC THỰC HIỆN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Nguyễn Thị Phương Hoa THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CHU TRÌNH HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ASC THỰC HIỆN I.TỔNG QUAN VỀ CHU TRÌNH HÀNG TỒN KHO 1. Khái niệm, đặc điểm của hàng tồn kho 1.1 Khái niệm hàng tồn kho Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA-02): Hàng tồn kho là những tài sản được giữ trong kỳ sản xuất, kinh doanh dở dang hoặc nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh hay cung cấp dịch vụ. Hàng tồn kho gồm: hàng hoá mua về để bán (hàng hóa tồn kho, hàng mua đang đi đường và thành phẩm gửi gia công chế biến; thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi bán); sản phẩm dở dang (sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm), nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho và chi phí dịch vụ dở dang. Theo chuẩn mực kiểm toán quốc tế ( IAS- 02): Tồn kho là những tài sản được giữ để bán trong kỳ sản xuất kinh doanh bình thường hoặc đang trong quá trình sản xuất ra các thành phẩm để bán hay dưới hình thức nguyên vật liệu hay vật dụng mà chúng được sử dụng trong quá trình sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ. Tồn kho bao gồm hàng hoá được mua vào để bán lại, ví dụ hàng hoá mà người bán lẻ mua và bán lại chúng, hoặc đất đai và các bất động sản được mua để bán lại. Tồn kho cũng bao gồm các thành phẩm được sản xuất ra hoặc sản phẩm dở dang đang trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp; nguyên vật liệu và vật dụng chuẩn bị đưa vào quá trình sản xuất. Trong trường hợp người cung cấp dịch vụ thì tồn kho bao gồm chi phí thực hiện dịch vụ mà doanh nghiệp chưa ghi nhận doanh thu có liên quan. 1.2. Đặc điểm của Hàng tồn kho 1 Sinh viên: Hoàng Trường Minh Lớp: Kiểm toán 47B 1 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Nguyễn Thị Phương Hoa Hàng tồn kho thường chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng tài sản lưu động của một doanh nghiệp và rất dễ xảy ra các sai sót hoặc gian lận Trong kế toán có nhiều phương pháp định giá hàng tồn kho và đối với mỗi loại hàng tồn kho, doanh nghiệp có thể lựa chọn các phương pháp khác nhau. Mỗi phương pháp khác nhau sẽ đem lại những kết quả khác nhau. Tuy nhiên doanh nghiệp phải bảo đản tính nhất quán trong việc sử dụng phương pháp định giá hàng tồn kho giữa các kỳ. Việc xác định giá trị hàng tồn kho ảnh hưởng trực tiếp tới giá vốn hàng bán do vậy ảnh hưởng trọng yếu tới lợi nhuận thuần trong năm. Việc xác định giá trị, chất lượng, tình trạng hàng tồn kho luôn là điều khó khăn và phức tạp hơn hầu hết các tài sản khác. Có rất nhiều khoản mục hàng tồn kho rất khó phân loại và định giá chẳng hạn như các linh kiện điện tử phức tạp, các công trình xây dựng dở dang, các tác phẩm nghệ thuật hoặc kim khí, đá quý… Hàng tồn kho được cất trữ và bảo quản ở rất nhiều nơi khác nhau, lại do nhiều người quản lí. Mặt khác do tính chất đa dạng của hàng tồn kho nên điều kiện bảo quản cũng rất khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu bảo quản của từng loại hàng tồn kho. Do vậy công tác kiểm soát vật chất, kiểm kê, quản lí và sử dụng hàng tồn kho sẽ gặp rất nhiều khó khăn, đôi khi có sự nhầm lẫm và rất dễ bị gian lận. 2. Các chức năng của chu trình hàng tồn kho Mua hàng nhận hàng, lưu kho, sản xuất và vận chuyển hàng đi tiêu thụ là các chức năng chủ yếu có liên quan trực tiếp đến hàng tồn kho; bên cạnh đó còn có chức năng ghi sổ trong đó bao gồm ghi sổ đối với chi phí sản xuất và ghi sổ về hàng lưu kho. 2.1 Chức năng mua hàng: 2 Sinh viên: Hoàng Trường Minh Lớp: Kiểm toán 47B 2 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Nguyễn Thị Phương Hoa Để có một hệ thống KSNB thích đáng đối với các nghiệp vụ mua hàng đòi hỏi đơn vị phải tổ chức ra một phòng riêng biệt chuyên thực hiện nghiệp vụ mua hàng nhưng không được giao quyết định mua hàng cho phòng đó. Các chức năng mua hàng, nhận hàng và ghi sổ hàng tồn kho được cách ly trách nhiệm cho các phòng ban khác nhau. Tại các doanh nghiệp nhỏ, việc phân các chức năng này cho các phòng ban khác nhau có thể khó khả thi, nhưng ngay cả đối với các doanh nghiệp này thì ít nhất cũng phải có một người có trách nhiệm giám sát một cách hợp lí đối với tất cả các nghiệp vụ mua. Một nghiệp vụ mua bắt đầu bằng việc bộ phận kho hoặc bộ phận có nhu cầu sử dụng hàng hóa hoặc dịch vụ viết phiếu yêu cầu mua. Phiếu yêu cầu mua phải được thông qua bởi các cấp có thẩm quyền về sự hợp lí và tính có thật của yêu cầu mua được chuyển tới phòng thu mua để có căn cứ chuẩn bị lập đơn đặt mua hàng (Đơn đặt mua hàng được đánh số thứ tự trước) Trong đơn đặt mua phải nêu rõ số lượng, chủng loại, qui cách sản phẩm hàng hóa dịch vụ được yêu cầu. Một liên đặt mua hàng phải được gửi tới phòng kế toán, một liên gửi tới phòng nhận hàng để làm căn cứ đối chiếu. Ngay cả khi đặt hàng qua điện thọai thì đơn đặt mua hàng chính thức cũng cần phải được chuẩn bị và gửi tới các bộ phận liên quan. 2.2 Chức năng nhận hàng Tất cả các hàng hóa, vật tư mua về đều phải giao cho các phòng nhận hàng kiểm tra. Phòng này phải độc lập với phòng mua hàng, phòng lưu kho hàng, phòng vận chuyển. Phòng nhận hàng có trách nhiệm xác định số lượng hàng nhận; kiểm tra lại chất lượng hàng xem có phù hợp với chất lượng trong đơn đặt hàng hay không và loại bỏ các hàng bị đổ vỡ, bị lỗi; lập biên bản nhận hàng; và vận chuyển hàng nhận tới bộ phận kho chứng từ này sẽ là minh chứng cho việc kiểm tra và nhận hàng. 2.3 Chức năng lưu kho 3 Sinh viên: Hoàng Trường Minh Lớp: Kiểm toán 47B 3 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Nguyễn Thị Phương Hoa Tất cả hàng sẽ được chuyển tới kho và sẽ được kiểm tra cả về chất lượng và số lượng, sau đó cho nhập kho. Mỗi khi nhập kho, thủ kho phải lập phiếu nhập kho và sau đó bộ phận kho phải thông báo cho phòng kế toán về số lượng hàng nhận và cho nhập kho. Phải có sự cách ly về trách nhiệm giữa người ghi sổ và người quản lý kho hàng. - Hệ thống kiểm soát nội bộ phải được thiết kế bao gồm cả thủ tục kiểm tra tính đầy đủ của các chứng từ hàng tồn kho, tính toán lại các chứng từ gốc, đối chiếu chứng từ gốc với sổ kế toán hàng tồn kho, đối chiếu giữa các loại sổ với nhau để đảm bảo việc ghi đúng, ghi đủ và kịp thời nghiệp vụ hàng tồn kho. 2.4.Chức năng xuất kho vật tư, hàng hóa Bộ phận kho phải chịu trách nhiệm về số hàng mà mình quản lý. Do vậy trong bất cứ trường hợp nào thì bộ phận kho đều đòi hỏi phải có Phiếu yêu cầu sử dụng vật tư, hàng hóa đã được phê duyệt từ các đơn vị sử dụng Phiếu yêu cầu này được lập làm 3 liên. Đơn vị có yêu cầu sẽ giữ một liên; một liên sẽ giao cho bộ phận kho làm căn cứ xuất và hạch toán kho; một liên còn lại sẽ chuyển cho Phòng Kế toán để ghi sổ kế toán. Để nhằm hạn chế việc viết phiếu yêu cầu sử dụng vật tư hàng hóa cho những mục đích không rõ ràng thì một số tổ chức thiết kế các chính sách kiểm soát bằng việc yêu cầu tất cả các phiếu yêu cầu phải được lập dựa trên một đơn đặt hàng sản xuất, hoặc một đơn đặt hàng của khách hàng. Hàng hóa xuất kho phải được kiểm tra về chất lượng. Có những quy định cụ thể về nguyên tắc phê duyệt vật tư, hàng hóa xuất kho. Có sự phân công trách nhiệm công việc giữa người xuất kho và người lập phiếu yêu cầu 2.5.Chức năng sản xuất 4 Sinh viên: Hoàng Trường Minh Lớp: Kiểm toán 47B 4 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Nguyễn Thị Phương Hoa Việc sản xuất cần phải được kiểm soát chặt chẽ bằng kế hoạch và lịch trình sản xuất. Kế hoạch sản xuất và lịch trình sản xuất được xây dụng dụa vào các ước toán về nhu cầu sử dụng sản phẩm của công ty cũng như dựa vào tình hình thực tế hàng tồn kho hiện có. Do vậy nó có thể đảm bảo rằng công ty sẽ sản xuất những hàng hóa đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tránh tình trạng ứ đọng hàn hóa hoặc khó tiêu thụ một số mặt hàng cụ thể. Hơn nữa việc sản xuất theo kế hoạch lịch trình cũng có thể giúp cho công ty đảm bảo việc chuẩn bị đầy đủ các yếu tố như nguyên vật liệu và nhân công cho yêu cầu của sản xuất trong kỳ. Trách nhiệm đối với hàng hóa trong giai đoạn sản xuất thuộc về người giám sát sản xuất (đốc công, quản lí phân xưởng), do vậy kể từ khi nguyên vật liệu được chuyển tới phân xưởng cho tới khi sản phẩm hoàn thành và được chuyển vào kho thành phẩm thì người giám sát sản xuất được phân công theo dõi phải có trách nhiệm kiểm soát và nắm chắc tất cả quá trình và tình hình sản xuất. Trong quá trình này, các chứng từ sổ sách được sử dụng chủ yếu để ghi chép theo dõi bao gồm các phiếu yêu cầu sử dụng vật liệu, phiếu xuất kho, bảng chấm công, bảng phân bổ, các bảng kê… và hệ thống sổ sách kế toán chi phí. Sản phẩm sau khi kết thúc quá trình sản xuất luôn được qua khâu kiểm định chất lượng trước khi nhập kho thành phẩm hoặc đưa di tiêu thụ. Hoạt động kiểm soát này là phổ biến nhằm phát hiện ra những sản phẩm hỏng, lỗi không đạt các thông số kỹ thuật theo yêu cầu. Nó cũng giúp cho doanh nghiệp không rơi vào tình trạng ghi giá trị hàng tồn kho cao hơn so với giá trị thực của nó do một số hàng tồn kho hỏng, lỗi không sử dụng được. 2.6. Lưu kho thành phẩm Sản phẩm hoàn thành trong khâu sản xuất được kiểm định xong sẽ cho nhập kho để dự trữ chờ bán. Quá trình kiểm soát thành phẩm thường được coi là một phần của chu trình bán hàng –thu tiền. Công tác kiểm soát nội bộ với việc lưu kho thành phẩm được tiến hành 5 Sinh viên: Hoàng Trường Minh Lớp: Kiểm toán 47B 5 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Nguyễn Thị Phương Hoa tương tự như kiểm soát nội bộ với công việc lưu kho vật tư, hàng hóa. 2.7.Xuất thành phẩm đi tiêu thụ Bất cứ việc xuất thành phẩm nào chỉ được thực hiện khi đã nhận được sự phê chuẩn. Thông thường sự phê chuẩn hoặc căn cứ để xuất kho thành phẩm ở đây thường là đơn đặt hàng của khách hàng đã được phòng kiểm soát tín dụng phê chuẩn. Khi xuất kho thành phẩm thủ kho phải lập phiếu xuất kho (xem mẫu biểu 10.6). Bộ phận vận chuyển sẽ lập phiếu vận chuyển hàng có đánh số thứ tự từ trước và chỉ rõ hàng hóa được vận chuyển. phiếu vận chuyển hàng sẽ được lập làm 3 liên, liên thứ nhất được lưu tai phòng tiếp vận để làm chứng từ minh chứng về vệc vận chuyển; liên thứ 2 sẽ được gửi tới phòng tiêu thụ hoặc bộ phận tính tiền kèm theo đơn đặt mua hàng của khách hàng để làm căn cứ ghi hóa đơn cho khách hàng; và liên thứ 3 sẽ được đính kèm bên ngoài bao kiệm của hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Hoạt động kiểm soát này sẽ giúp cho khách hàng kiểm tra được phiếu vận chuyển hàng gắn trên bao kiện nhằm xác định xem có sự khác biệt nào không giữa số hàng đặt mua với số hàng thực nhận không. Trong trường hợp hàng hóa được vận chuyển thuê bởi một công ty tiếp vận thì phiếu vận chuyển sẽ được lập thêm một liên thứ 4, liên này được giao cho bên cung cấp dịch vụ vận chuyển để làm căn cứ tính cước phí. 3. Mục tiêu kiểm toán đối với Hàng tồn kho Mục tiêu kiểm toán đối với hàng tồn kho là nhằm đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hàng tồn kho và nhằm xác định tính hiện hữu đối với hàng tồn kho, tính trọn vẹn (đầy đủ) của Hàng tồn kho, quyền của khách hàng đối với hàng tồn kho đã ghi sổ, cũng như khẳng định tính chính xác đúng đắn của các con số ghi trên sổ sách kế toán về hàng tồn kho và đảm bảo sự trình bày khai báo về hàng tồn kho là hợp lý. Các mục tiêu cụ thể về hàng tồn kho được tóm tắt qua bảng 2 Bảng 2. Mục tiêu kiểm toán hàng tồn kho 6 Sinh viên: Hoàng Trường Minh Lớp: Kiểm toán 47B 6 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Nguyễn Thị Phương Hoa Cơ sở dẫn liệu Mục tiêu đối với nghiệp vụ hàng tồn kho Mục tiêu đối với số dư hàng tồn kho Sự hiện hữu hoặc phát sinh - các nghiệp vụ mua hàng đã ghi sổ thể hiện số hàng hóa được mua trong kỳ - các nghiệp vụ kết chuyển hàng đã ghi số đại diện cho số hàng tồn kho được chuyển từ nơi này sang nơi khác hoặc loại này sang loại khác - các nghiệp vụ tiêu thụ hàng hóa đã ghi sổ đạ diện cho số hàng tồn kho đã xuất bán trong kỳ Hàng tồn kho được phản ánh trên bảng cân đối kế toánthực sự tồn tại Trọn vẹn (đầy đủ) Tất cả các nghiệp vụ mua, kết chuyển và tiêu thụ hàng tồn kho trong kỳ đều đã được phản ánh trên sổ sách, báo cáo kế toán Số dư tài khoản “hàng tồn kho” đã bao hàm tất cả các nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, sản phẩm hàng hóa hiệntại thời điểm lập bảng cân đối kế toán Quyền và nghĩa vụ Trong kỳ, doanh nghiệp có quyền đối với số hàng tồn kho đã ghi sổ Đơn vị có quyền đối với hàng tồn kho tại thời điểm lập bảng cân đối kế toán Đo lường và tính giá Chi phí nguyên vật liệu và hàng hóa thu mua, giá thành sản phẩm, sản phẩm dở dang phải được xác định chính xác và phù hợp quy định kế toán và nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận Số dư hàng tồn kho phải được phản ánh đúng giá trị thực hoặc giá trị thuần của nó và tuân theo các nguyên tắc được thừa nhận chung Trình bày và khai báo Các nghiệp vụ liên quan đến hàng tồn kho phải được xác định phân loại đúng đắn trên hệ thống báo cáo tài chính Số dư hàng tồn kho phải được phân loại và xắp xếp đúng vị trí trên bảng cân đối kế toán. Những khai báo có liên quan tới sự phân chia căn cứ để tính giá và phân bổ hàng tồn kho phải thích đáng II. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ASC 1. Quy trình kiểm toán chung được thực hiện tại Công ty TNHH Kiểm toán ASC 1.1. Lập kế hoạch và thiết kế phương pháp kiểm toán 1.1.1. Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán Quy trình kiểm toán được bắt đầu khi kiểm toán viên và công ty kiểm toán thu nhận một khách hàng. Để có những thông tin cần thiết, chính xác nhất cho công việc kiểm toán, kiểm toán viên phải khảo sát, đánh giá về công ty khách hàng. Những yếu tố chủ yếu mà kiểm toán viên phải xác định được về công ty 7 Sinh viên: Hoàng Trường Minh Lớp: Kiểm toán 47B 7 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Nguyễn Thị Phương Hoa khách hàng: loại hình doanh nghiệp, địa chỉ, hồ sơ pháp lý, ngành nghề sản xuất kinh doanh chính, quy định đặc biệt đối với ngành nghề kinh doanh, địa bàn hoạt động, cơ cấu tổ chức, nhân sự, các bên có liên quan; tình hình kinh doanh của khách hàng: mặt hàng cung cấp chính, đặc điểm của hoạt động kinh doanh, đặc điểm của sản phẩm, quy trình sản xuất, thị trường và cạnh tranh, phương thức bán hàng, nhà cung cấp có ảnh hưởng đáng kể, khách hàng có ảnh hưởng đáng kể, rủi ro kinh doanh có thể gặp phải, các sức ép đối với hoạt động kinh doanh hiện tại…; về hệ thống kiểm soát nội bộ: hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thống kế toán; hoạt động của khách hàng trong năm có báo cáo tài chính: các hoạt động chủ yếu, quan trọng trong năm có báo cáo tài chính, các chỉ tiêu ước tính; đánh giá của kiểm toán viên về khả năng chấp nhận khách hàng: quy mô khách hàng, tính chất phức tạp, đặc thù trong hoạt động kinh doanh của khách hàng, những điểm cần chú trọng trong công việc kiểm toán, có chấp nhận kiểm toán hay không và nếu chấp nhận thì phải dự tính nhân sự, thời gian và giá phí cho cuộc kiểm toán. 1.1.2. Lập kế hoạch chiến lược Sau khi đã thu thập được những thông tin cần thiết cho cuộc kiểm toán, người phụ trách cuộc kiểm toán tiến hành lập Kế hoạch kiểm toán chiến lược và Kế hoạch kiểm toán chiến lược phải được phê duyệt. Các chỉ dẫn và yêu cầu -Kế hoạch chiến lược được lập cho các cuộc kiểm toán lớn về quy mô, tính chất phức tạp, địa bàn rộng hoặc kiểm toán báo cáo tài chính nhiều năm; -Kế hoạch chiến lược do người phụ trách cuộc kiểm toán lập và được Giám đốc Công ty (Phó Giám đốc được uỷ quyền hoặc Giám đốc chi nhánh) phê duyệt; -Nhóm kiểm toán phải tuân thủ các quy định của công ty và phương 8 Sinh viên: Hoàng Trường Minh Lớp: Kiểm toán 47B 8 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Nguyễn Thị Phương Hoa hướng mà Giám đốc (Phó Giám đốc được uỷ quyền hoặc Giám đốc chi nhánh) đã duyệt trong kế hoạch chiến lược; -Trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và thực hiện kiểm toán nếu phát hiện những vấn đề khác biệt với nhận định ban đầu của Ban Giám đốc thì phải báo cáo kịp thời cho Ban Giám đốc để có những điều chỉnh phù hợp. Nội dung và các bước công việc của kế hoạch chiến lược: 1/ Tình hình kinh doanh của khách hàng (tổng hợp thông tin về lĩnh vực hoạt động), loại hình doanh nghiệp, hình thức sở hữu, công nghệ sản xuất, tổ chức bộ máy quản lý và thực tiễn hoạt động của đơn vị) đặc biệt lưu ý: động lực cạnh tranh, phân tích thái cực kinh doanh của doanh nghiệp, các yếu tố về sản phẩm, thị trường tiêu thụ, giá cả và các hoạt động hỗ trợ sau bán hàng… 2/ Xác định những vấn đề liên quan đến báo cáo tài chính như chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán áp dụng, yêu cầu về lập báo cáo tài chính và quyền hạn của công ty. 3/ Xác định vùng rủi ro chủ yếu của doanh nghiệp và ảnh hưởng của nó tới báo cáo tài chính (đánh giá ban đầu về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát). 4/ Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ. 5/ Xác định các mục tiêu kiểm toán trọng tâm và phương pháp tiếp cận kiểm toán. 6/ Xác định nhu cầu về sự hợp tác của các chuyên gia tư vấn pháp luật, kiểm toán viên nội bộ, kiểm toán viên khác và các chuyên gia khác như kỹ sư xây dựng, kỹ sư nông nghiệp. 7/ Dự kiến nhóm trưởng và thời gian thực hiện. 8/ Giám đốc duyệt và thông báo kế hoạch chiến lược cho nhóm kiểm toán. Căn cứ vào kế hoạch chiến lược đã được phê duyệt, trưởng nhóm kiểm toán lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán.2.1.1.3. Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể 9 Sinh viên: Hoàng Trường Minh Lớp: Kiểm toán 47B 9 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Nguyễn Thị Phương Hoa Để có được một chương trình kiểm toán linh hoạt, hợp lý dựa trên chiến lược kiểm toán đã được xây dựng người phụ trách công việc kiểm toán tiến hành xây dựng Kế hoạch kiểm toán tổng thể. Kế hoạch kiểm toán tổng thể phải thể hiện được một cách bao quát: thông tin về hoạt động của khách hàng và những thay đổi trong năm kiểm toán, các điều khoản của hợp đồng cần nhấn mạnh, hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống Kiểm soát nội bộ, đánh giá rủi ro, xác định mức trọng yếu, phương pháp kiểm toán đối với khoản mục, yêu cầu nhân sự, các vấn đề khác và tổng hợp kế hoạch kiểm toán tổng thể. 1.1.4. Lập chương trình kiểm toán Chương trình kiểm toán là những dự kiến chi tiết về những công việc cần thực hiện, thời gian hoàn thành và sự phân công lao động giữa các kiểm toán viên cũng như dự kiến về những tư liệu, thông tin liên quan cần sử dụng và thu thập. Trọng tâm của trương trình kiểm toán là các thủ tục kiểm toán cần thiết thực hiện đối với từng khoản mục hay bộ phận được kiểm toán. 10 Sinh viên: Hoàng Trường Minh Lớp: Kiểm toán 47B 10 [...]... -Công ty đưa ra những quy định và hướng dẫn mẫu chu n cho thực hiện kiểm toán Định kỳ công ty tiến hành chọn mẫu một số cuộc kiểm toán đã thực hiện để tiến hành đánh giá chất lượng 2 Thực hiện kiểm toán hàng tồn kho tại công ty X do Công ty TNHH Kiểm toán ASC thực hiện 2.1 Lập kế hoạch Kiểm toán chu trình hàng tồn kho 2.1.1 Chu n bị kế hoạch Kiểm toán 13 Sinh viên: Hoàng Trường Minh 13 Lớp: Kiểm toán. .. hiểu rõ công việc kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán ASC dưới đây là minh họa thực tế cuộc kiểm tra chi tiết chu trình hàng tồn kho tại Công ty CP X 2.2.3.1 .Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ Trong kiểm toán chi tiết nghiệp vụ hàng tồn kho, kiểm toán viên tiến hành chọn mẫu để kiểm tra Số lượng nghiệp vụ được kiểm tra tùy thuộc vào mức độ rủi ro của các tài kho n được đánh giá trong bản Kế hoạch Kiểm toán. .. 1.2 Thực hiện kế hoạch kiểm toán Sau khi đã lập kế hoạch và chương trình kiểm toán, kiểm toán viên thực hiện các kế hoạch, chương trình kiểm toán nhằm đưa ra những ý kiến xác thực về mức độ trung thực và hợp lý của Bảng khai tài chính trên cơ sở những bằng chứng kiểm toán đầy đủ và tin cậy 1.3 Hoàn thành kiểm toáncông bố Báo cáo kiểm toán Kết thúc cuộc kiểm toán, Công ty sẽ lập và phát hành các báo. .. Phương Hoa kiểmthực tế hàng tồn kho vào cuối năm hoặc cuối kỳ kế toán Trong cuộc kiểm toán hàng tồn kho, thông thường kiểm toán viên thu nhập bằng chứng về tính hiện hữu và tình trạng của hàng tồn kho bằng cách tham dự vào cuộc kiểmkho tại Doanh nghiệp, trừ khi công việc tham dự vào cuộc kiểm kê là không thể Trường hợp này, Công ty TNHH Kiểm toán ASC tiến hành kiểm kê mẫu một số mặt hàng nếu... các báo cáo sau: Báo cáo Kiểm toán về Báo cáo tài chính Báo cáo kiểm toán nêu rõ ý kiến của kiểm toán viên về tình hình tài chính cũng như tình hình hoạt động của đơn vị trong năm tài chính N 12 Sinh viên: Hoàng Trường Minh 12 Lớp: Kiểm toán 47B Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS Nguyễn Thị Phương Hoa Thư quản lý được lập cho đơn vị được kiểm toán Kiểm toán viên được yêu cầu cần phải lập Báo cáo những.. .Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS Nguyễn Thị Phương Hoa Bảng 3 Chu ng trình kiểm toán chung CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN Tên khách hàng Niên độ kế toán Tham chiếu _ BÁO CÁO TÀI CHÍNH Thủ tục kiểm toán Tham chiếu Người thực hiện Ngày thực hiện 1 Kiểm tra tính toán số học trên các báo cáo 2 Kiểm tra sự hợp lý giữa các báo cáo: -Đối chiếu chỉ tiêu kho n... độ kế toán hiện hành Để có được những bằng chứng đủ tin cậy đảm bảo cho việc đưa ra ý kiến của mình dựa trên các mục tiêu này, trong cuộc kiểm toán hàng tồn kho Công ty CP X, kiểm toán viên thực hiện các công việc sau: 2.2.3.2.1 Kiểmhàng tồn kho của Công ty CP X Công việc này thường được tiến hành vào lúc khách hàng thực hiện 31 Sinh viên: Hoàng Trường Minh 31 Lớp: Kiểm toán 47B Báo cáo thực tập... kho n mục hàng tồn kho được phản ánh trên Báo cáo tài chính Cuộc kiểmhàng tồn kho được thông báo từ trước Công tác tham dự cuộc kiểm kê được Công ty TNHH Kiểm toán ASC chu n bị và các khâu công việc được tiến hành theo các bước 2.2.3.2.1.1 Tham gia quan sát kiểm kê: Trước khi tham kiểmkiểm toán viên lập kế hoạch kiểm kê nhằm xác định các công việc sẽ phải làm và đưa ra những lưu ý cho quá trình. .. trong năm tài chính Kiểm tra sự tồn tại của phòng thu mua độc lập chuyên thực hiện trách nhiệm mua tất cả nguyên vật liệu công cụ dụng cụ Kiểm tra sự tốn tại của phòng nhận hàng chuyên thực hiện trách nhiệm nhận hàng Kiểm tra xem các vật tư hàng hoá có được kiểm soát và cất trữ bởi một bộ phận kho độc lập không Kiểm tra sự kiểm soát trong việc xuất dùng vật tư hàng hoá Kiểm toán nội bộ Công ty có tồn. .. khác nhau Do mức độ phát sinh lớn và tính phức tạp về nghiệp vụ ảnh hưởng nhiều đến các chỉ tiêu quan trọng trong Báo cáo tài chính và các tiêu thức đánh giá tình hình tài chính của Doanh nghiệp như cơ cấu tài sản, tốc độ quay vòng của hàng tồn kho, tình hình sử dụng vốn…nên kiểm toán chu trình hàng tồn kho là một khâu bắt buộc trong mọi cuộc hiểm toán Báo cáo tài chính của mọi khách thể Kiểm toán Để . Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Nguyễn Thị Phương Hoa THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CHU TRÌNH HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH. thiết. 2.2 Thực hiện kiểm toán hàng tồn kho tại Công ty X do công ty TNHH Kiểm toán ASC thực hiện 2.2.1. Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát Kiểm toán viên

Ngày đăng: 07/11/2013, 19:20

Hình ảnh liên quan

nghĩa vụ Trong kỳ, doanh nghiệp cú quyền đối với số hàng tồn kho đó ghi sổ Đơn vị cú quyền đối với hàng tồn kho tại thời điểm lập bảng cõn đối kế toỏn - THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CHU TRÌNH HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ASC THỰC HIỆN

ngh.

ĩa vụ Trong kỳ, doanh nghiệp cú quyền đối với số hàng tồn kho đó ghi sổ Đơn vị cú quyền đối với hàng tồn kho tại thời điểm lập bảng cõn đối kế toỏn Xem tại trang 7 của tài liệu.
Bảng 3 Chuơng trỡnh kiểm toỏn chung - THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CHU TRÌNH HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ASC THỰC HIỆN

Bảng 3.

Chuơng trỡnh kiểm toỏn chung Xem tại trang 11 của tài liệu.
Bảng 4 Chuơng trỡnh kiểm toỏn Tiền CHƯƠNG TRèNH KIỂM TOÁN - THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CHU TRÌNH HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ASC THỰC HIỆN

Bảng 4.

Chuơng trỡnh kiểm toỏn Tiền CHƯƠNG TRèNH KIỂM TOÁN Xem tại trang 12 của tài liệu.
Bảng 7: Bỏo cỏo kết quả kinh doanh năm 2008 Cụng ty CP X - THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CHU TRÌNH HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ASC THỰC HIỆN

Bảng 7.

Bỏo cỏo kết quả kinh doanh năm 2008 Cụng ty CP X Xem tại trang 22 của tài liệu.
Bảng 9: Kết luận kiểm toỏn cụng ty C PX (kiểm tra số dư) - THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CHU TRÌNH HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ASC THỰC HIỆN

Bảng 9.

Kết luận kiểm toỏn cụng ty C PX (kiểm tra số dư) Xem tại trang 25 của tài liệu.
Bảng 10: Thẻ kho - THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CHU TRÌNH HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ASC THỰC HIỆN

Bảng 10.

Thẻ kho Xem tại trang 27 của tài liệu.
Bảng 11: Kiểm tra chứng từ TK 152- nguyờn vật liệu chớnh - THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CHU TRÌNH HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ASC THỰC HIỆN

Bảng 11.

Kiểm tra chứng từ TK 152- nguyờn vật liệu chớnh Xem tại trang 28 của tài liệu.
0001 9/1/08 Xuất động cơ linh kiện lifan 621 453.602.727 -phiếu xuất, phiếu xỏc nhận cụng việc hoàn thành, PXK - THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CHU TRÌNH HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ASC THỰC HIỆN

0001.

9/1/08 Xuất động cơ linh kiện lifan 621 453.602.727 -phiếu xuất, phiếu xỏc nhận cụng việc hoàn thành, PXK Xem tại trang 30 của tài liệu.
Bảng 12: Kiểm tra chứng từ TK 152- nguyờn vật liệu chớnh - THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CHU TRÌNH HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ASC THỰC HIỆN

Bảng 12.

Kiểm tra chứng từ TK 152- nguyờn vật liệu chớnh Xem tại trang 30 của tài liệu.
Bảng 13: Bảng kiểm kờ phụ tựng linh kiện xe mỏy - THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CHU TRÌNH HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ASC THỰC HIỆN

Bảng 13.

Bảng kiểm kờ phụ tựng linh kiện xe mỏy Xem tại trang 33 của tài liệu.
Bảng 14: Sổ tổng hợp phụ tựng xe mỏy - THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CHU TRÌNH HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ASC THỰC HIỆN

Bảng 14.

Sổ tổng hợp phụ tựng xe mỏy Xem tại trang 35 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan